Lưu Ý:
Tài liệu do Cao-Xuân Kiên sưu tập và thiết kế.
Hy vọng góp phần hỗ trợ các bạn đạo tìm hiểu A Tỳ Đàm.
Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) không quản lý hay cố vấn nội dung trang này.

Uẩn Xứ và Giới

Uẩn Xứ và Giới

NGŨ UẨN (pañca-khandha)

  1. Sắc uẩn (rūpa) là 4 sắc đại hiển và 24 sắc y sinh
  2. Thọ uẩn (vedanā) là tâm sở Thọ (Hỷ, Lạc, Khổ, Ưu, Xả)
  3. Tưởng uẩn (saññā) là tâm sở Tưởng
  4. Hành uẩn (saṅkhārā) là 50 tâm sở còn lại
  5. Thức uẩn (viññā) là 121 tâm
5 uẩn dù thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai, trong ngoài, liệt thắng, gần xa, thô hay tế cũng chỉ là vậy thôi không có gì khác, nghĩa là luôn Vô thường, Khổ, Vô Ngã và đều do Tham Ái, Tà Kiến quá khứ tạo nên. Đây cũng là lý do đôi khi Đức Phật gọi 5 uẩn là 5 Thủ uẩn (upādānakhandha), tức do Tứ Thủ đời trước mà có và trong hiện tại cũng là đối tượng cho Tứ Thủ nhận biết.

4 thủ (upādāna)

Nghĩa là sự nắm níu. Các phiền não như Ái và Kiến ở mức độ mãnh liệt thì gọi là Thủ.
  1. Dục Thủ (kāmupādāna): Sự đam mê Ngũ Dục (pañcakāma). Chi pháp là tâm sở Tham (lobha) trong 8 tâm tham (lobhamūlacitta).
  2. Kiến Thủ (diṭṭhupādāna): Sự chấp trước những Tà Kiến nằm ngoài Giới Cấm Thủ và Ngã Chấp Thủ. Như tin Thượng đế tối cao, thiên đường vĩnh cửu hay thờ phụng ma quỷ, thần vật.
  3. Giới Cấm Thủ (silabbatūpādāna): Là sự chấp chặt trong các tín điều không nhắm đến cứu cánh Níp-bàn và cách hành trì nằm ngoài Bát Chánh Đạo.
  4. Ngã Chấp Thủ (attavādūpādāna): Đây là từ đồng nghĩa của Thân Kiến (sakkāyadiṭṭhi). Thủ này là sự chấp chặt quan điểm Ngã (ahankāra) và Ngã Sở (mamaṅkāra) như có tôi, của tôi, có hắn, của họ.
Chi pháp của Kiến, Giới Cấm và Ngã Chấp thủ là đều tâm sở Tà Kiến (micchādiṭṭhi) trong 4 tâm tham hợp tà (lobhamūladiṭṭhisampayuttacitta).
Trong 4 pháp Chân đế, Níp-bàn là pháp nằm ngoài 5 uẩn (khandhamutta).

MƯỜI HAI XỨ (āyatana)

Gồm 6 xứ Nội và 6 xứ Ngoại.
  1. 6 nội xứ là 5 sắc Thần kinh (Nhãn xứ, Nhĩ xứ…) và Ý xứ (121 tâm).
  2. 6 ngoại xứ là 5 cảnh vật chất (sắc Cảnh sắc, sắc Cảnh thinh, ..., Xúc xứ là Đất, Lửa, Gió) và Pháp xứ (52 tâm sở, 16 Sắc tế, Níp-bàn).

6 Nội Xứ (ajjhattikayatana)

  1. Nhãn xứ (cakkhāyatana): Là thần kinh thị giác (cakkhupasāda)
  2. Nhĩ xứ (sotāyatana): Là thần kinh thính giác (sotapasāda)
  3. Tỷ xứ (ghānāyatana): Là thần kinh khứu giác (ghānapasāda)
  4. Thiệt xứ (jivhāyatana): Là thần kinh vị giác (jivhāpasāda)
  5. Thân xứ (kāyāyatana): Là thần kinh xúc giác (kāyapasāda)
  6. Ý xứ (manāyatana): Là 89 hoặc 121 tâm.

6 Ngoại Xứ (bāhirāyatana)

  1. Sắc xứ (rūpāyatana): Là sắc cảnh sắc (vaṇṇa)
  2. Thinh xứ (saddāyatana): Là sắc cảnh thinh (sadda)
  3. Khí xứ (gandhāyatana): Là sắc cảnh khí (gandha)
  4. Vị xứ (rasāyatana): Là sắc cảnh vị (rasa)
  5. Xúc xứ (phoṭṭhābbāyatana): Là sắc cảnh xúc gồm 3 Đại là Đất, Lửa, Gió (pathavī, tejo, vāyo)
  6. Pháp xứ (dhammāyatana): Là sắc cảnh pháp gồm 52 tâm sở (cetasika), 16 sắc Tế (sukhumarūpa) và Níp-bàn (nibbāna).

MƯỜI TÁM GIỚI (dhātu)

Đức Phật có khi phân tích 12 Xứ thành 18 Giới gồm 6 Căn, 6 Cảnh và 6 Thức:
  • 6 Căn hay 6 Môn (dvāra)
    1. Nhãn giới (cakkhudhātu): Là thần kinh thị giác (cakkhupasāda)
    2. Nhĩ giới (sotadhātu): Là thần kinh thính giác (sotapasāda)
    3. Tỷ giới (ghānadhātu): Là thần kinh khứu giác (ghānapasāda)
    4. Thiệt giới (jivhādhātu): Là thần kinh vị giác (jivhāpasāda)
    5. Thân giới (kāyadhātu): Là thần kinh xúc giác (kāyapasāda)
    6. Ý giới (mānodhātu): Là Khai ngũ môn (pancadvārāvajjana) và 2 tâm Tiếp Thu (sampaticchana).
  • 6 Cảnh (ārammaṇa)
    1. Sắc giới (rūpādhātu): Là sắc cảnh sắc (vaṇṇa)
    2. Thinh giới (saddādhātu): Là sắc cảnh thinh (sadda)
    3. Khí giới (gandhādhātu): Là sắc cảnh khí (gandha)
    4. Vị giới (rasādhātu): Là sắc cảnh vị (rasa)
    5. Xúc giới (phoṭṭhābbadhātu): Là sắc cảnh xúc gồm 3 Đại là Đất, Lửa, Gió (pathavī, tejo, vāyo)
    6. Pháp giới (dhammadhātu): Là sắc cảnh pháp gồm 52 tâm sở (cetasika), 16 sắc Tế (sukhumarūpa) và Níp-bàn (nibbāna).
  • 6 Thức (vinnāṇa)
    1. Nhãn thức giới (cakkhuviññāṇadhātu): Là 2 tâm Nhãn thức (cakkhuviññāṇacitta)
    2. Nhĩ thức giới (sotaviññāṇadhātu): Là 2 tâm Nhĩ thức (sotaviññāṇacitta)
    3. Tỷ thức giới (ghānaviññāṇadhātu): Là 2 tâm Tỷ thức (ghānaviññāṇacitta)
    4. Thiệt thức giới (jivhāviññāṇadhātu): Là 2 tâm Thiệt thức (jivhāviññāṇacitta)
    5. Thân thức giới (kāyaviññāṇadhātu): Là 2 tâm Thân thức (kāyaviññāṇacitta)
    6. Ý thức giới (mānoviññāṇadhātu): Là 76 tâm trừ Ngũ song thức (pañcadvāraviññāṇa) và trừ 3 Ý giới (manodhātucitta).

6 Môn (dvāra)

  1. Nhãn môn (cakkhudvāra) = Thần kinh thị giác (cakkhupasāda) là chỗ dựa cho Tâm Nhãn thức.
  2. Nhĩ môn (sotadvāra) = Thần kinh thính giác (sotapasāda) là chỗ dựa cho Tâm Nhĩ thức.
  3. Tỷ môn (ghānadvāra) = Thần kinh khứu giác (ghānapasāda) là chỗ dựa cho tâm Tỷ thức.
  4. Thiệt môn (jivhādvāra) = Thần kinh vị giác (jivhāpasāda) là chỗ dựa cho tâm Thiệt thức.
  5. Thân môn (kāyadvāra) = Thần kinh xúc giác (kāyapasāda) là chỗ dựa cho tâm Thân thức.
  6. Ý môn (manodvāra) = 19 tâm Hữu Phần (bhavaṅgacitta) là chỗ dựa cho Ý thức.
5 môn đầu là Sắc môn (rūpadvāra) và môn thứ 6 là Danh môn (nāmadvāra).

6 Xúc

Được gọi là 6 Căn vì có 6 Cảnh và 6 Thức. Được gọi là 6 Thức vì có 6 Căn và 6 Cảnh. Được gọi là 6 Cảnh vì có 6 Căn và 6 Thức. Sự gặp gỡ của 3 thứ này, Căn-Cảnh-Thức, gọi là Xúc. Có nghĩa là nếu bỏ đi 6 Xúc thì không còn gì để gọi là chúng sanh và thế giới.

Majjhima Nikāya 9 Sammādiṭṭhisutta

“Yato kho, āvuso, ariyasāvako phassañca pajānāti, phassasamudayañca pajānāti, phassanirodhañca pajānāti, phassanirodhagāminiṁ paṭipadañca pajānāti—ettāvatāpi kho, āvuso, ariyasāvako sammādiṭṭhi hoti, ujugatāssa diṭṭhi, dhamme aveccappasādena samannāgato, āgato imaṁ saddhammaṁ.
Katamo panāvuso, phasso, katamo phassasamudayo, katamo phassanirodho, katamā phassanirodhagāminī paṭipadā?
Chayime, āvuso, phassakāyā—cakkhusamphasso, sotasamphasso, ghānasamphasso, jivhāsamphasso, kāyasamphasso, manosamphasso. Saḷāyatanasamudayā phassasamudayo, saḷāyatananirodhā phassanirodho, ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo phassanirodhagāminī paṭipadā, seyyathidaṁ—sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto, sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.
Yato kho, āvuso, ariyasāvako evaṁ phassaṁ pajānāti, evaṁ phassasamudayaṁ pajānāti, evaṁ phassanirodhaṁ pajānāti, evaṁ phassanirodhagāminiṁ paṭipadaṁ pajānāti, so sabbaso rāgānusayaṁ pahāyasammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto, sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati dukkhassantakaro hoti—ettāvatāpi kho, āvuso, ariyasāvako sammādiṭṭhi hoti, ujugatāssa diṭṭhi, dhamme aveccappasādena samannāgato, āgato imaṁ saddhamman”ti.


Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc, tuệ tri tập khởi của xúc, tuệ tri đoạn diệt của xúc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc?
Chư Hiền, có sáu loại xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Từ tập khởi của sáu nhập, có tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc như vậy, tuệ tri tập khởi của xúc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của xúc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên “Tôi là”, đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

Trung Bộ Kinh 9. Kinh Chánh tri kiến

6 Vật (vatthu)

  1. Nhãn vật (cakkhuvatthu) = Thần kinh thị giác (cakkhupasāda)
  2. Nhĩ vật (sotavatthu) = Thần kinh thính giác (sotapasāda)
  3. Tỷ vật (ghānavatthu) = Thần kinh khứu giác (ghānapasāda)
  4. Thiệt vật (jivhāvatthu) = Thần kinh vị giác (jivhāpasāda)
  5. Thân vật (kāyavatthu) = Thần kinh xúc giác (kāyapasāda)
  6. Ý vật ở đây gồm 2 trường hợp:
    1. Ở cõi Ngũ uẩn thì tâm chúng sinh phải nương vào một điểm nào đó trong xác thân và từ chuyên môn gọi điểm đó là Sắc Ý vật (hadayavatthu).
    2. Ở cõi Vô sắc thì Ý vật chính là tâm Hữu phần, tức Danh pháp chứ không phải Sắc pháp.
Sắc Ý Vật (hadayavatthu): Là chỗ dựa sinh lý cho tâm thức chúng sinh. Trong một thân người có đến hàng tỷ Sắc Ý Vật hòa huyện trong máu. Đối với những loài không máu thì là những dịch chất luân lưu trong cơ thể.

7 Thức giới (viññāṇadhātu)

  1. Nhãn thức giới (cakkhuviññāṇadhātu) = 2 tâm Nhãn thức, nương ở Nhãn vật.
  2. Nhĩ thức giới (sotaviññāṇadhātu) = 2 tâm Nhĩ thức, nương ở Nhĩ vật.
  3. Tỷ thức giới (ghānaviññāṇadhātu) = 2 tâm Tỷ thức, nương ở Tỷ vật.
  4. Thiệt thức giới (jivhāviññāṇadhātu) = 2 tâm Thiệt thức, nương ở Thiệt vật.
  5. Thân thức giới (kāyaviññāṇadhātu) = 2 tâm Thân thức nương ở Thân vật.
  6. Ý giới (manodhātu) = 2 tâm Tiếp Thâu và Khai ngũ môn, nương ở Ý vật.
  7. Ý thức giới (manoviññāṇadhātu) = 76 (108) tâm còn lại, nương ở Ý vật.

Tài liệu A Tỳ Đàm