Khóa học 11/2022 - Beatenberg
[04/11][05/11][06/11]
[07/11][08/11][09/11]
[10/11][11/11][13/11]
Xin tri ân cô Hồ Thị Vui ghi chép
© www.giacnguyen.com

Bài giảng 09/11/2022

1. Bộ Paṭṭhāna
2. Nhân duyên
3. Cảnh duyên
4. Trưởng duyên
5. Cảnh duyên (2)
6. Trưởng duyên (2)
7. Nghiệp duyên
8. Long Vương Kāla
9. Nguyện Quả Nguyện Nhân
10. Thiện trợ thiện
11. Nhân duyên (2)
12. Cảnh duyên (3)
13. Trưởng Duyên (3)
14. Thiền duyên
15. Đạo duyên
16. Ác Đạo
17. Vật thực duyên
18. Vua A Xà Thế

↑ trở lên

Bộ Paṭṭhāna

Trong tạng A Tỳ Đàm có 7 bộ, riêng bộ thứ 7 này, lúc Thế Tôn thuyết giảng là hào quang nhiều nhất. Lúc đó trong kinh nói đề tài làm thỏa mãn Phật trí. Các vị có nhớ bài nền hôm qua không?

Bài nền hôm qua là: Vạn pháp do Duyên mà có, và tùy thuộc bản chất của duyên ấy mà Duyên ấy được gọi là tên gì.

Giờ mình học 24 duyên dành cho người sơ cơ, nhưng ít ra bà con biết cái đó là cái gì.

Duyên tức là điều kiện. Ở đời có nhiều điều kiện, nhưng gom gọn lại chỉ có 3:

  1. A giúp B bằng cách dùng bản chất của mình để tác động: Mình nấu nồi canh chua, mình cần có me. Me giúp nồi canh chua được hoàn tất thì lúc bấy giờ me giúp bằng bản chất của nó.
  2. Cách thức: Khúc cây có thể làm được việc gì? Như vậy, tùy thuộc mình dùng khúc cây trong trường hợp nào, thì khúc cây là duyên nhưng do cái cách mình dùng ra sao. Còn me không phải, me là bản chất. Nấu canh phải cần me chứ không thể nào tôi dùng cách này cách kia để tôi lấy ổi bỏ thế me được.
  3. Thời điểm: Thí dụ bây giờ bà cụ lớn tuổi đang vác đồ nặng đi lên con dốc, đó là lúc bà cụ rất cần sự giúp đỡ của chúng ta, mà lúc đó ta làm lơ, đợi bà đem lên tới nhà rồi chạy tới hỏi: Cụ có cần con giúp không? Muốn giúp là giúp hồi nãy kìa. Chờ người ta lên tới nhà mới giúp là không được.

Cho nên, ở đời có 3 cách giúp:
1. Giúp bằng bản chất – Điều kiện đó giúp bằng bản chất của nó = What
2. Giúp bằng cách thức = How
3. Lúc nào = When

Giúp bằng cái gì, giúp như thế nào, giúp lúc nào.

Có nhiều trường hợp phải giúp bằng bản chất. Thí dụ, người đàn ông cô đơn cần có mái ấm gia đình, thì lúc đó ai là người có thể giúp cho người đàn ông đó? Chắc chắn là đàn bà, không phải đàn ông, trừ trường hợp ngoại lệ. Nhưng đa phần, lúc đó mình phải giúp bằng bản chất nữ, chứ mình là nam giúp vụ đó không được.

Thứ hai, giúp bằng cách thức. Thì các vị biết, để hoàn tất một nồi canh mình phải nấu đúng cách. Chứ không thể nào nấu sai cách mà ra nồi canh.

Thứ ba, thời điểm. Có những thứ trong nồi canh có cái để trước có cái để sau, như giá mình để sau cùng, tắt lò, để giá, đậy nắp, đem ra ăn. Hoặc là rau mùi người ta đem ra rồi người ta mới rắc, để quá sớm hư mùi đi.

Như vậy thì, trong vũ trụ, mọi thứ đều tồn tại và xuất hiện do các điều kiện, những điều kiện ấy được gọi là Duyên. Và Duyên nó có vô số, nhưng gom chung lại có 3: Giúp bằng bản chất; Giúp bằng cách thức; Giúp bằng thời điểm.
Giờ mình học từng duyên một.

↑ trở lên

Nhân duyên

Nhân duyên: Gồm 3 nhân bất thiện (Tham, Sân, Si) và 3 nhân thiện (Vô tham, Vô sân, Vô si).

Tôi nhắc lại, đây là 24 Duyên, giáo lý Duyên Hệ, không phải Duyên Sinh. Duyên Sinh có 12.
Duyên sinh là Lộ trình dẫn đến chuyện sanh tử chúng sinh.
Duyên hệ là toàn bộ mô hình, mô thức vận hành của vũ trụ trong mọi tình huống, mọi thời điểm.
Duyên sinh gồm 12. Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức,…
Duyên hệ gồm 24. Cái này mấy chương trình A Tỳ Đàm của Thái, Miến Điện phải học mấy năm người ta mới tới bài sáng nay, còn lớp mình giỏi nên mình học trước.

Sẵn tôi nói thêm, học cái này có nhiều cách. Nói học cho sang, sáng nay mình học giới thiệu 24 Duyên thôi. Học để mai này đi đâu đó, mở sách thấy biết nó là cái gì, còn muốn đào sâu chuyên sâu bắt buộc phải học riêng, tuy nhiên rất cần thiết. Duyên đầu tiên là Nhân duyên.

Từ 6 nhân thiện-ác mới có 2 quả báo: Tái sinh & Bình sinh để tất cả chúng sinh xuất hiện và tồn tại ở các cảnh giới sướng, khổ, siêu, đọa khác nhau. Chính các nhân thiện – ác đã tạo ra chúng sinh và các cảnh giới. Trong trường hợp này, thiện – ác được gọi là Nhân duyên.
Nói vậy có nghĩa là, tất cả chúng sanh và các cảnh giới sở dĩ có được đều phải nhờ vào rất nhiều điều kiện, mà đặc biệt trong đó là Nhân duyên.
Xong một duyên rồi đó.

Có nghĩa là, chính thiện – ác nó tạo ra các cõi, tạo ra mọi chủng loại chúng sinh trong đời, trong trường hợp đó gọi là Nhân duyên.

↑ trở lên

Cảnh duyên

Có rất nhiều cách để giải thích và phân tích cái gọi là chúng sanh và vũ trụ, nhưng một trong những cách phổ biến nhất chính là 6 căn & 6 cảnh ( Nói rộng là 21 cảnh). Không có một thứ gì trong đời này mà không thể là đối tượng để tâm biết. Kể cả 6 thức là 6 cái biết cũng có thể là đối tượng để bị biết. Tùy thuộc vào chủng loại, cảnh giới, trình độ chúng sinh mà mỗi cá nhân trong thế gian này biết được bao nhiêu trần cảnh.

Biết ở đây có 2 trường hợp:
1. Phước nghiệp chỉ cho phép đến đó; hoặc
2. Do chính mình tự giới hạn nhu cầu.

Thí dụ trong nhà của ông A với ông B, nhà ông A có 4 món đồ, và nhà ông B cũng chỉ có 4 món đồ. Nhưng ông A có 4 món vì ổng nghèo. Còn ông B ổng có 4 món vì ổng chỉ cần có 4 món đó thôi. Cho nên mình nhìn vô thấy 2 nhà giống nhau, đúng không? Nhưng một bên, do phước duyên nó chỉ cho tới đó thôi, còn trường hợp thứ hai vì người ta tự giới hạn nhu cầu. Mình thấy trường hợp nào tốt hơn?

Người Mỹ có chữ rất là hay. Họ định nghĩa về chữ "Luxury" là gì? Đó là nhu cầu mình được giải quyết một cách thỏa đáng, là "Luxury". Người Châu Á mình bỏ nhu cầu qua một bên, nhiều khi gắn vô nhà mình những thứ không cần thiết. Thí dụ, có nhiều lâu đài miền Bắc phía ngoài dát vàng, có mấy bộ ghế bằng nụ, nghiến gì mấy tỷ. Người Mỹ gặp cái đó họ cười văng cơm luôn, vì cái đó với người Mỹ nó không cần thiết. Mà cái ở người Mỹ luxury là nhu cầu của mình được giải quyết thỏa đáng; thí dụ như: hồ bơi, sauna, bếp của họ nhìn thấy ghê lắm, không biết quý vị thấy cái bếp 100.000$ chưa? Nhứt là Thụy Sỹ họ nhập từ Đức về, có những cái bếp cả trăm ngàn đô la. Các vị nhìn các vị khùng luôn. Cách đây mấy hôm tôi ở vùng Pháp về, xuống tiệm bán đồ ăn, nó lớn lắm. Tôi vô tôi gặp cái bếp 46.000 đô-la, tức là gần một nửa của 100.000. Các vị nhìn cái bếp, tôi nói mấy người đi chung, mộng ước của đời tui là tui không cần gì, tôi chỉ cần cái bếp này giữa căn phòng lớn, tui dạy học, thuyết pháp, nằm ngủ, nấu ăn trên cái bếp. Cái bếp nó mới mà nó bằng inox dày vậy nè, một miếng một thôi. Mà nó có cái lò đặc biệt là không có nồi trên đó nó không nóng được. Mình có vặn lò, mình quỳ mình lạy nó nó cũng không nóng; nó chỉ nóng khi nào có cái nồi để lên thôi, cho nên tối mình ngủ vô tư. Còn cái sink là cái lavabor để rửa, nhìn chỉ có khùng thôi. Nó đẹp dữ lắm. Và đặc biệt, nó đáp ứng tất cả những gì mình cần, cái gì cần cất, cần giấu, cái gì nó nằm hết trong bếp, mà cái bếp đó bề dài tầm 6m, bề ngang hơn 2m. Tức là một cái một thôi thì cái gì cũng được hết. Dĩ nhiên, ai lại ngủ trên đó? Nhưng tôi thầy chùa tôi nghĩ tôi làm được hết mọi chuyện trển. Nằm ngủ, dịch kinh, dạy học, nấu ăn, rửa chén. Mà tôi nhìn cái sink chắc tôi giặt đồ được luôn. Cho nên, chữ luxury của người Mỹ là những nhu cầu của mình được giải quyết thỏa đáng, đó chính là luxury, chứ không phải là cái thừa.

Người Mỹ có câu nữa, Người giàu nhất không phải là người có tất cả mà là người có được cái mình cần. Đó là người giàu nhất.

Thế giới chỉ là thế giới khi có căn và cảnh. Cái biết và cái được biết. Sướng khổ, siêu đọa, phàm thánh, đều tùy thuộc vào việc ta biết được cái gì.
Một vị A Na Hàm đầy đủ các giác quan, mắt tai mũi lưỡi như mình. Nhưng A Na Hàm (là tầng thánh thứ ba) không còn nhu cầu đam mê vật chất nữa. Đối với vị A Na Hàm, có đem vị đó vào resort, ví dụ đó là vị A Na Hàm nữ, mà đưa vào resort đầy trai đẹp sẵn sàng quỳ xuống làm nô lệ cho vị nữ A Na Hàm đ1o thì nó cũng trớt quớt. Còn vị nam A Na Hàm mà chung quanh 1 triệu cô tiên nữ, vàng bạc chất đầy cũng trớt quớt luôn. Vì họ không có nhu cầu! Mình tạm hiểu cảm giác như tôi bây giờ vào căn phòng đầy phấn son và áo cưới tôi không biết làm gì trong đó. Các vị có thể nói với tôi: "Thỏi son này 1000$, hộp phấn này 2000$, cái soirée này là mấy chục ngàn, nha Sư, có đính hột này hột kia..." thì chắc các vị tin nhưng mà tôi nó trớt quớt, đúng không? Vì son tôi biết trét ở đâu, phấn tôi biết đánh ở đâu, soirée xài vào việc gì? Những đồ đó mua thì đắt, mà bán không được!

Bên Mỹ có dịp bà con qua bển, tôi đưa các vị đến chỗ "unclaimed baggage center" – đồ vô thừa nhận. Một năm ở Mỹ có khoảng 1 triệu va li hành lý thất lạc. Nó đợi đúng 6 tháng nó dồn về một chỗ có tên là Unclaimed baggage center ở Alabama sát bên Florida. Mỗi sáng nó đem ra 3500 món, chiều nó đem ra 3500 món. Nghĩa là một ngày nó đem ra 7000 món đồ còn mới. Các vị vào trong đó các vị chỉ khùng thôi: mỹ phẩm một dàn, đồ electronic một dàn,… mà không biết nó đi máy bay nó đem đi làm cái gì. Và có những hũ kem nó ghi giá gốc mấy trăm đô la, 800 -1000$, nhưng nó bị mở rồi, ai dám xài. Mình nhìn mình mới biết kinh dị. Có dịp vào đó mua đồ rất rẻ. Tôi có mấy cái vali Tumi lấy trong đó ra đó. Cho nên các vị nhìn tôi xài đồ thấy xịn ghê lắm, là tôi toàn là lụm trong đó ra. Hoặc bên đây tôi có "Brocki", tiệm đồ cũ, "Flohmarkt", chợ trời. Tôi xài đồ tốt không. Không phải tôi ham đồ hiệu, mà đồ hiệu là đồ tốt. Tôi ham cái tốt của đồ hiệu.

Tôi đang nói chuyện, khi chúng ta nói đến nhu cầu, có 2 trường hợp:
1. Do căn cơ thấp kém mà có quá nhiều nhu cầu.
2. Vì người ta chưa kịp bỏ nên người ta phải bỏ lại nhu cầu.

Một là tự tìm đến nhu cầu, hai là bỏ chưa kịp. Thí dụ, vị A Na Hàm, vị đó không còn nhu cầu vật chất nữa, nhưng bây giờ chưa chứng La Hán thế là vị đó còn nhu cầu nhập thiền. Nếu mang thân nhân loại thì vị đó còn ăn uống nhưng thật ra nhu cầu đó là vì người ta chưa kịp bỏ. Còn mình thì nhu cầu mỗi ngày không ngừng tăng.

Tôi nhắc lại, Cảnh duyên này quan trọng.

Thế giới này một nửa là cảnh, một nửa là cái biết cảnh. Vì vậy Cảnh duyên quan trọng. Chỉ riêng cảnh duyên nó cho biết: Nhìn vào đối tượng mà chúng sanh ở đó họ nhận biết mình biết trình độ chúng sanh đó và mình biết luôn cảnh giới đó là cảnh giới gì. Có đúng vậy không? Nhìn vào mâm ăn mình đoán ra được túi tiền của người khách. Nhưng nói vậy chưa chính xác vì có nhiều người nghèo họ ăn khổ. Nhưng riêng cảnh lại khác. 6 cảnh Sắc, thinh, khí, vị, xúc thì trong kinh nói, tùy thuộc vào cảnh mà đoán được trình độ phước duyên, cảnh giới của chúng sinh. Cho nên Cảnh duyên quan trọng.

Cho nên, tôi nhắc lại, mỗi ngày nên để ý coi mình thích và ghét cái gì. Cái này rất quan trọng. Vì sao? Vì cái thích và ghét của mình + thiện nghiệp (25), ác nghiệp (14) sẽ đưa mình về cảnh giới tương ứng.

Thích ăn ngon sống toàn 14 không thì làm loài ăn tạp, omnivore. Như con heo là chay mặn nó quất hết.
Còn thích ăn ngon mặc đẹp mà sống với 25, dù cái thích là 14 nhưng mình thường sống với 25, thì mình sẽ đi về cảnh giới tương ứng với cái thích đó.

Chốt lại, Cảnh duyên là gì? Có nhiều người nói học A Tỳ Đàm không liên quan gì Tuệ quán. Sai. Nội học Cảnh duyên này đã thấy rồi. Khi đi đứng nằm ngồi mà mình phát hiện mình thích ăn, mình ghi nhận tâm mình thích ăn. Ở đây chắc các vị có nghe hành giả kể chuyện, hành giả lâu ngày đi vô thiền viện năm tuần, mỗi người phiền não nó bung ra, tánh ganh tị nhiều thì có 1 tuần nó bung ganh tị ra, có người hành thiền 1 tuần nó bung tánh tham ra, tánh tham là gì? Hành thiền 1 tuần thèm ăn, thèm bánh xèo, bánh ướt, … tùm lum. Như bà hai của tôi, bả về tới phi trường, xuống Thụy Sỹ là bả đi kiếm phô mai trước cái đã. Mình đi hành thiền lâu ngày là nó bung ra, rồi cứ tưởng mình không thích gì. Còn có người đi hành thiền mấy ngày không thèm ăn, không thèm gì hết mà nhớ gia đình. Nhớ điên luôn, hoặc có người nhớ rẫy, nhớ ruộng,…bên Việt Nam.

Cho nên, trong lúc tu tập Tuệ Quán nên lưu ý mình thích, ghét cái gì. Chính cái thích, ghét đó + 14, 25 đưa mình về cảnh giới tương ứng. Đây là cảnh duyên.

↑ trở lên

Trưởng duyên

Dục, cần, tâm, thẩm.

(1) Dục = Ước muốn.

Trong cuộc sống này, không có ước muốn thì cây tăm xỉa răng mình cũng cầm lên không nổi. Đúng không? Các vị có thấy người Châu Á xả rác chưa? Có cái nắp chai mà nó lụm không nổi. Còn dân Singapore, dân Nhật, mình đi trước vất cái gì là nó đi sau nó lặng lẽ, nó không kêu, nó lụm. Còn dân châu Á là cây tăm nó lụm không nổi, nó chỉ có liệng thôi, chứ không có lụm. Cho nên, lụm nút chai không có ý muốn lụm không được. Cho nên, muốn hoàn tất việc gì, ước muốn càng mãnh liệt thì công việc đó mới chạy.

(2) Cần = Muốn mà không ra sức thì không được. Muốn mà cứ ngồi yên, không động tay động chân gì hết thì không được.

Muốn làm bác sĩ, muốn lung tung,… Có anh Phật tử, Tết vô chùa, ảnh tới lạy hòa thượng, ảnh nói: Con nghe đồn hồi trước khi ngài tu ngài giỏi coi bói lắm, phải không? Ngài coi tay con năm tới sao, coi có làm ăn được không, sẵn mấy đứa con con, đứa muốn làm bác sĩ, đứa muốn làm luật sư, sẵn ngài coi coi được hay không? Vị hòa thượng trả lời thế này: Bói tương lai không bằng tạo tương lai. Ở đây có ai hiểu cái đó không?

Mình muốn làm bác sĩ mình phải học dược, học ngành y, mà phải học cho giỏi, chứ mình không chịu học cứ xòe tay cho người ta bói, mệt lắm.

Như có bà đó đi coi bói, bả nói: Thầy năm nay con 48 tuổi mà khổ quá thầy, thầy coi chừng nào con bớt khổ.
Ổng dòm dòm ổng nói: 2 năm nữa là đỡ lắm.
– Sao thầy? 2 năm nữa con giàu sao thầy?
– Không, khổ quen rồi.

Ráng chịu cực, mai mốt quen khổ.

Dục là ý muốn phải mãnh liệt, thiếu ý muốn không làm được. Các vị có biết, trong kinh nói, một vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác muốn thành Phật Tổ Như Lai, mà muốn được thọ ký, trải qua thời gian dài nuôi dưỡng tâm nguyện đó trong lòng mình, nuôi nuôi, gặp bao nhiêu cám dỗ thử thách cũng đều qua.

Sẵn tôi nói chuyện rất là nhỏ, hồi tôi còn trẻ tôi sung lắm. Tôi cũng muốn thành Phật lắm, mà không phải để độ chúng sinh, mà tôi chỉ mê chỗ là chuyện gì cũng biết. Tới hồi có tuổi, tôi bị bệnh, thì "Trời đất ơi, muốn thành Phật mà trải qua vô lượng kiếp mà bệnh này ghê quá đi". Cho nên tôi chỉ mong gặp được đức Phật nào gần nhất cho tui đi lẹ nhất, chứng Sơ Quả cũng được.

Các vị tưởng tượng, muốn thành Chánh Đẳng Giác, cỡ ngài Xá Lợi Phất mà trong kinh nói còn phải bỏ cuộc mà. Khó kinh khủng lắm. Vì hành trình hoàn tất một đạo nghiệp không dễ. Giờ tôi chỉ hí cái này cho các vị nghe nè. Hồi đó giờ mình không quen giữ giới mà mình giữ giới là chuyện khó. Hồi đó giờ mình không quen bố thí mà giờ mình bố thí là chuyện khó. Còn cái này khó hơn. Làm chuyện tốt mà không có lòng mong người khác biết. Trong lớp này có ai làm nổi không? Mình cực thấy bà luôn, mình thức đêm lặt rau, lựa đậu, thức trắng đêm, sáng ngày lại nghe người ta nói “Trời ơi ông Kiên làm suốt đêm tội nghiệp ghê vậy đó”. Có hiểu không? Đi dắt đoàn dắt bà già, người bệnh, vác đồ như bộ đội, về tới nhà. Ai cũng lên mạng chụp hình chụp toàn ông Kiên không. Ráng mốt anh Kiên dắt tụi em đi nha, có anh là tụi em yên lòng,… Còn cái thằng mọi, thằng nô lệ thực sự là thằng Nhân, nó chịu không nổi. Cực không sợ mà sợ người ta quên mình. Tin tôi đi. Khó lắm.

Rồi mình giữ giới trong sạch, đi bát, đi chân không,… tùm lum. Mà nó nhìn nó không biết. Phải cho nó biết là mình không nhận tiền, phải cho nó biết là mình giữ giới. Nhìn nè, nhìn nè. Nó đang chiếu sau lưng, hào quang nè. Chứ còn tu mà nó không biết mình tu thì chịu không nổi. Tin tôi đi. Khó lắm. Rồi chưa kể, nó không nể cái tốt của mình mà nó ghi mình xấu mới ghê chứ. Hiểu không? Có 4 ông thầy chùa, mình tu thấy bà nội luôn mà chúng cứ khen 3 ông kia không, nghĩ mà đuối lắm. Không có giỡn đâu. Tôi gặp cái đó rồi. Mình là đại thí chủ, tới lúc đội đi vòng vòng, bà chánh bả vô trễ. Thế là nhờ cha nào vô đội dùm. Khi bả tới bả nổi điên, bả run bần bật. Quý vị biết không? Không điên sao được? Bả bỏ biết bao nhiêu tiền, bả chuẩn bị 3 tháng nay rồi mà nay bả bị kẹt xe, bả tới trễ. Tới giờ MC thông báo “Kính bạch chư tôn đức tăng…kính thưa quý Phật tử đã đến giờ cử hành đại lễ xin gia đình thí chủ đội đại y đi nhiễu Phật 3 vòng”. Kêu bả hoài không có thì đưa bà số 2 lên. Bà đó cúng hơi yếu hơn chút. Khi bả đang đội mà bà số 1 tới thì "Trời ơi, cái mặt bả nhìn thấy... thương lắm." Vì bả muốn người ta biết bả là “đại” thí chủ mà.

Chỉ chừng đó thôi. Các vị biết thành Phật khó vô vàn. Rồi có những kiếp Ngài tuyên bố: Ai cần gì ta cũng cho. Nó tới nó xin cái món Ngài đang cần, đang dùng, chuyện đó mình làm không nổi. Rất là khó. Máu lệ lắm, chứ không phải dễ. Cái Dục phải rất mãnh liệt.

Trong kinh nói, một vị Phật muốn thọ ký cho vị Bồ Tát đó phải nhìn lòng của vị đó, trước hết, nhìn vị đó hạnh gì (hạnh tinh tấn, hạnh trí tuệ, hạnh đức tin). Thí dụ, Bồ Tát Thích Ca Mâu Ni, hạnh trí tuệ, kể từ lúc được thọ ký phải trải qua 4 A-tăng-kỳ và 100.000 đại kiếp mới thành Phật. Mà 4 A-tăng-kỳ là gì? 1 A-tăng-kỳ = 10^140 = 1+ 140 số 0, đại kiếp = kiếp trái đất, mà một kiếp trái đất các vị biết bao nhiêu lần tái sanh? Mà gan của Bồ Tát Thích Ca lúc được thọ ký, trong Chú giải, Kālāma số 2 có, trong đó có ghi thế này, lúc đức Phật thọ ký cho mình biết cái gan của mình dám xuống địa ngục kể từ lúc được thọ ký cho đến lúc thành Phật. Cái gan mình dám xuống nằm trong cái chảo đó trong suốt 4 A-tăng-kỳ thì Ngài mới thọ ký cho. Nghe kịp không? Tức là, đức Phật vừa thọ ký xong, mà mình có cái gan mình nhảy vô chảo mình nằm 4 A-tăng-kỳ, còn nếu mình hạnh đức tin thì Ngài phải biết mình đủ gan nằm trong chảo đó 8 A-tăng-kỳ, như Bồ Tát Di Lạc hạnh tinh tấn, đức Phật muốn thọ ký cho mình là biết vị Bồ Tát Di Lạc này đủ gan nằm trong cái chảo đó 16 A-tăng-kỳ.

Mà tôi nói hoài, các vị biết, mình bị cảm, mình xông, cái nồi hơi bự là mình đã thấy khùng rồi. Thường thường tôi xông tôi chỉ lấy lon sữa bò thôi chứ còn bự là, bên đây có ly nước sôi bỏ vô xông, cái đó còn được, chứ chơi cái nồi luộc ốc tôi sợ lắm. Cái đó sợ lắm, rất là sợ, mỗi lần tôi trùm tôi cứ nhớ cảnh xuống địa ngục gấp tỷ lần cái nồi nữa, mà muốn thành Phật phải chấp nhận mình vô địa ngục vô số lần, vì sao vậy? Vì cái đường nó quá dài đi, cho nên cơ hội Bồ Tát làm ác nhiều vô số. Trong kinh nói, kinh khủng nhất là những lần Ngài làm vua, làm tướng, vì phước nhiều cho nên cơ hội Ngài làm vua, làm tướng, mà làm vua, làm tướng chỉ cần hơi ác tí là biết bao nhiêu người chết. Các vị biết Mao Trạch Đông, chỉ riêng bước Đại nhảy vọt, Grand Leaping, năm 1962, là đã chết không biết bao nhiêu người, bắt cả Trung Quốc nhịn đói để xây dựng Đại cộng sản. Chỉ riêng, cuộc cách mạng văn hóa của bà Giang Thanh chết cũng hàng chục triệu. Cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, bước Đại nhảy vọt, ngay cả Việt Nam mình, cải cách ruộng đất chết biết là bao nhiêu. Cho nên, “nhất tướng công thành vạn cốt khô” để làm nên một binh nghiệp, một sự nghiệp hiển hách của một ông tướng, lính chết biết bao nhiêu. Ngay cả chuyện, lăng Tự Đức, ổng làm cái lăng, người Huế tới giờ vẫn còn câu “Vạn niên là vạn niên nào, thành xây xương lính, hào đào máu dân” – thành xây bằng xương của lính, mà hào đào máu dân, chết biết bao nhiêu.

Mà Bồ Tát suốt hành trình hành Ba La Mật, không biết bao nhiêu lần làm vua hôn quân bạo chúa như vậy. Nhiều vô số. Sẵn đây tôi xì luôn một chuyện.

Đức Phật và các vị thánh đi bát, thấy đứa nó ra để bát, nó quỳ nó lạy, chỉ có thánh mới chịu nổi chuyện đó mình chịu không nổi. Tại vì, biết cái đứa này, nhờ phước cúng dường này sau này nó thành Hitler, thành Polpot, biết nhưng vẫn phải nhận cho nó. Không có buổi cúng dường này nó không đủ phước làm Polpot nhưng tánh nó quá ác, mà nó gặp mình nó phát đức tin, giờ làm sao. Cho nên, người biết được thế giới, nản lắm. Hiểu không? Biết nó cúng dường mình kiếp sau nó thành Gandhi thì ok, nó thành Tôn Dật Tiên, nó thành Phan Bội Châu, ok, còn nó thành Polpot, nó thành Hitler, nó thành Tần Thủy Hoàng, nó thành Từ Hy thái hậu,… biết chứ. Mà tại sao? Cái phước này không phải nó tạo ra cái ác cho nó, cái ác là cái vốn riêng mà nhờ cái phước này nó ngồi vào chỗ đó.

Cho nên, tôi đang giảng về Tứ trưởng.

Chuyện đầu tiên, muốn làm gì là phải có ý muốn mãnh liệt, có ra sức tương ứng với cái ý muốn đó.

(3) Tâm = tùy cái tâm, phàm thánh, thiện ác, phàm thấp phàm cao, thánh thấp thánh cao mà công việc đó nó mau thành tựu hay không? Chữ tâm đây có nghĩa là vậy đó.
Tùy thiện ác, phàm thánh, thấp cao mà công việc đó được thúc đẩy nhanh hay chậm. Mình muốn cái đó, mà tâm bất thiện không bằng tâm thiện. Mình muốn cai trị một hành tinh mà mình sống bất thiện không thì không bằng họ muốn cái đó mà bằng tâm thiện, đúng không? Và, mình muốn cái đó mà mình chứng thiền nó còn nhanh hơn nữa.

(Xem kinh Ước nguyện – Trung Bộ Kinh)

Trong đó, Ngài dạy thế này: Một tỳ-kheo có lòng muốn chứng thánh giải thoát phải tu tập đã đành, một tỳ-kheo ham danh ham lợi muốn được người ta lễ bái cúng dường, hoặc muốn sanh về các cõi trời sung sướng đê mê thì cũng phải tu tập luôn. Tức là, muốn cái gì thì phải sống thiện, chứ muốn mà bất thiện không được.

Cái tâm nó quan trọng như vậy đó. Chứ đừng có tưởng muốn là được. Bây giờ dẹp vụ tu hành. Nói ngoài đời. Muốn làm việc lớn phải có tâm đại lượng. Có hiểu chuyện đó không? Chứ còn tối ngày mà đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành không thể nào làm xếp được, có chí làm quan, có gan làm giàu. Muốn làm việc lớn phải có tâm lượng = mức rộng hẹp của lòng.

Mình muốn càng lên ngôi cao chừng nào, phải có tâm lượng tương ứng cái ngôi đó. Ngay cả phụ nữ cũng vậy, làm vợ của ai cũng được nhưng muốn làm bà lớn phải có tâm lượng của bà lớn, hiểu hả. Chứ ông chồng làm Thủ tướng mà mình ke re cắt rắt lút chút, không đủ đô. Cho nên đó là lý do vì đâu có nhiều ông bự, vợ xấu hoắc, vì kiếp này bả có tâm lượng tề gia nội trợ đủ đô làm bà lớn. Còn suốt ngày đẹp thiệt mà ăn rồi cứ chấm chấm bậm bậm là thua. Cái lòng không nghĩ được chuyện lớn.

(4) Thẩm = Trí tuệ. Muốn cái gì thì muốn mà cái đầu tối thui là không tìm ra đường để đi, không tìm ra hướng để giải quyết vấn đề.
Mấy cái này, cũng gọi là Tứ như ý túc, nó là cái nền để hoàn tất đạo nghiệp, hoàn tất sự nghiệp. Tại sao ở đây nó gọi là trưởng? bởi vì Trưởng là cái dẫn đầu, predominant, dẫn đầu mọi sự nghiệp.

Cho nên, tôi nhắc lại lần nữa. Trưởng = leader, trong ý nghĩa dẫn đầu; trong ý nghĩa nền tảng gọi là Ý túc – thật ra chữ ý túc là dịch sát của Tàu, rầu quá, như ý túc : như ý = ý muốn, như ý túc = nền tảng cho mọi ước mơ, nền tảng cho mọi trù tính, mọi kế hoạch gọi là Như ý túc./.

↑ trở lên

Cảnh duyên (2)

Cảnh duyên = Tùy thuộc cảnh mình đang biết mà mình thuộc loại nào và sẽ đi về đâu.

Tùy thuộc mình quan tâm cái gì mà mình sẽ đi về đâu và mình đang là ai. Chứ đừng nói mình là Phật tử, xuất gia, cư sĩ,… No. Cái mình quan tâm là cái gì.

Sẵn đây tôi nói luôn, trong Tăng Chi đức Phật dạy như thế này:
Chỗ nào mình sống với tham, sân, si thì đó là chuồng heo, chuồng ngựa.
Chỗ nào mình sống với Từ, Bi, Hỷ, Xả đó là cảnh giới của Phạm thiên.
Chỗ nào mình sống bằng Bố thí, trì giới,… chỗ đó là chỗ của Dục thiên.
Chỗ nào mình tu tập niệm xứ thì đó là chỗ của Thánh nhân.

Cho nên, cái nhà mình trị giá 5 triệu nhưng tối ngày mình cứ đố kỵ, bủn xỉn, toan tính, thì đó là chuồng heo, chuồng ngựa. Đó là cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng luôn. Nghĩa bóng là lúc đó mình đang sống bằng tâm của loài đó. Còn nghĩa đen là, nếu tiếp tục sống bằng tâm đó, thì nay mai mình sẽ đi về cộng trú với loài đó.
Còn nói mình là con người nhưng sống theo tâm loài ngựa, loài dê mình không tin nhưng nói theo A Tỳ Đàm thì dê, ngựa nó sống bằng tâm đó đó, tham, sân, si. Mà mình sống nhiều với tâm loài nào thì mình sẽ đi về với loài đó. Phải tin chuyện đó.

Tôi hay nói hoài. Nước có 3 thể: Đặc, lỏng, khí.
- Thể khí luôn có khuynh hướng bốc hơi lên cao.
- Còn thể lỏng luôn có khuynh hướng tìm chỗ thấp chảy xuống.

Tâm mình cũng vậy, những lúc mình biết tu tập thiền định được xem là nước ở thể đặc = ở đâu dính yên đó.

Tâm bất thiện như nước ở thể lỏng, luôn luôn tìm chỗ chui xuống, cho nên loại này đi tụng kinh cầu siêu rất khó. Mình có hộ niệm cách mấy nó cũng tìm chỗ thấp nó chui xuống. Vì sao vậy? Vì đến một lúc nào đó, nó không còn nghe kinh nữa mà lúc đó nó đang coi phim một mình. Nó nghe được một đoạn, nhưng đến lúc gần đi là nó không nghe nữa. Họ đang coi phim một mình nghĩa là lúc đó họ đang coi lại mấy chục năm đã trôi qua, đã làm gì, đã làm gì,… nó tua thì nó tắt hơi ở chỗ nào.

Đó là nghiệp tướng. Còn thú tướng là chỗ nó sắp về.

Thí dụ trong kinh nói thấy lửa cháy, thấy vũ khí máu me, tiếng la hét, gào thét là sắp đọa địa ngục. Còn thấy ao hồ hoang vắng, quạnh hiu, lạnh lẽo là cảnh giới ngạ quỷ. Đó là điềm báo. Thấy chuồng heo, máng heo, chuồng ngựa,… là sắp làm loài bàng sanh. Thấy nam nữ dập dìu trên phố là về cõi người. Còn thấy mây trắng trời xanh, cung vàng điện ngọc lơ lửng trời xanh là sắp về cõi trên. Còn mấy cái chảo bự bự là nó đó (địa ngục).

Mà cái lúc đó người kế bên hộ niệm là mình hết nghe rồi. Tức là mình đang coi phim một mình, coi những thước phim quá khứ và những đoạn phim sắp tới. Cho nên, quan trọng lắm. Mà giờ đang OK không tin đâu, tới lúc nó mê rồi, lúc đó coi phim một mình.

Cái này mới quan trọng: Kể cả lúc mình còn nghe được, trong tâm cận tử nó lại bị "dịch sai" Có hiểu dịch sai không? Khi mình sống nhiều với tâm sân, sống nhiều với tâm tham, khi mình bình thường không tu thì những lời kinh đó nó chỉ khích cho mình bị phiền não thôi. Thí dụ, tôi đang sống với tâm bỏn xẻn, tôi kẹo, tôi không cho ai hết. Tôi nghe tới đoạn chư tăng nói là hãy thường xuyên bố thí với bàn tay rộng mở, là lúc đó bắt đầu tôi nhớ mấy lần bố thí, tôi lại... tiếc.

Như có ông tỷ phú đó, ổng bị chết đuối, mà lúc đang chấp chới, nhân viên cấp cứu thò tay ra nói ổng: "Đưa tay! Đưa tay!" nghe chữ "đưa" là ổng không đưa, cả đời ổng đâu muốn đưa. Nhưng mà "Cầm nè! Cầm nè!" là ổng chịu "cầm". Tức là ổng được cứu. Lúc nó đang mê, nghe chữ "đưa" là nó chịu không được, mà nghe "cầm" thì nó cầm, dễ sợ như vậy. Mặc dù đó là chuyện tiếu nhưng mà đó là sự thật. Lúc đó mình chỉ ôm vào có một chữ một thôi.

Trong kinh nói giống như lúc mình bị chết đuối, cái phao gì mình cũng ôm kể cả đó là xác chết. Đúng không? Lúc đó cái gì đang nổi là mình chụp hết. Lúc cận tử nó y vậy. Nó chấp chới chấp chới, leo lét, là cái gì cũng chụp hết, cái đó sạch dơ gì cũng chụp. Cho nên, bình thường sống với 25 nhiều lúc đó mấy cái mình chụp là mấy cái OK. Còn mình sống với bất thiện nhiều quá là lúc đó hộ niệm đuối lắm, dễ đuối lắm. Chư tăng thì tụng rã họng, mà mình thì chụp toàn thứ bậy bạ không.

Ở bên Tích Lan đời này tôi không biết, chứ đời ngài Narada ngài kể là những gia đình Phật tử kỳ cựu khi trong nhà có người hấp hối là họ không cho nằm trong căn nhà bình thường. Họ cho vô phòng tạm, phòng đó là cái lều thôi, bốn vách là vải trắng, không cho người hấp hối thấy cái gì hết, chỉ thấy bốn phía vải trắng và khi họ không có cái gì để nhìn thì họ tìm coi cái gì nổi bật, thế là họ để hình Phật. Mình còn thấy bình thủy, thấy đồng hồ là thua. Dính liền, bình thường cái đồng hồ không giá trị nhưng lúc đó, chụp cái đồng hồ, nó nhớ hồi đó nó đi Ý, nó mua, mà nó không đi với bà xã, nó đi với bà hàng xóm, nó nhớ chỗ đó. Tin tôi đi. Lúc đó nó nhìn nó nhớ bao nhiêu kỷ niệm mà toàn là tầm bậy không à. Cho nên, người ta mới đưa vô cái phòng bốn phía không có gì, trừ ra bức hình Phật, lúc đó chỉ tập chú cái đó thì may ra.

Chứ còn, tôi đi tụng kinh gặp nhiều cái ớn lắm. Nằm đây nè, sâm, dầu cù là, máy mát xa, máy tụng kinh, không biết nó đi nó ôm cảnh nào mà cứ bày ra, rồi còn ôm khóc nữa “Má ơi má đừng bỏ con, Má ơi má đừng bỏ con”. Cái đó là tui không biết nó đi đâu nữa. Nhớ cái đó, cái đó rất quan trọng.

↑ trở lên

Trưởng duyên (2)

Có nghĩa là tùy trình độ trí tuệ mà chúng ta có thấy được đường đi hay không, thấy được bao xa, bao rộng, bao cao. Mà trí ở đâu ra?
Trí có 3 nguồn: Văn – Tư - Tu.
Văn = Những gì mình nghe, mình học, mình đọc.
Tư = Những gì mình suy nghĩ.
Tu = Công phu chánh niệm hằng ngày.

Mai mốt tập sao mà nghe nói chữ Trí nhớ tới con số 3 này liền.
Nghe nói thiện là nhớ liền. Thiện là gì? 6 căn biết 6 trần bằng 25.
Ác là gì? 6 căn biết 6 trần bằng 14.
Vui là gì? 6 căn biết 6 trần như ý.
Khổ là gì? 6 căn biết 6 trần bất toại.

Cứ học công thức đó, tới lúc mình đi tu Tứ niệm xứ, mấy định nghĩa gọn gọn đó nó sẽ giúp cho mình rất là nhiều, còn đi học mấy chục năm mà lan man lan man thì căng lắm. Nhớ cái đó. Đó là mình học về Trưởng duyên.

↑ trở lên

Nghiệp duyên

Tiếp theo mình sẽ học về Nghiệp duyên. Nếu học không kỹ, các vị sẽ thấy nó mơ hồ, vì hơi giống giống giữa Nhân duyên – Nghiệp duyên.

Nhân duyên là gì? Nhân duyên là 3 nhân thiện, 3 nhân ác. Tại sao 3 nhân được kể riêng? Là sao? Là bởi vì nó kể ở khía cạnh này nè, Tâm thức của chúng sanh trong đời tùy thuộc sự chi phối của các nhân.

Cùng làm thiện như nhau, nhưng tâm thiện nào có trí tuệ thì tâm thiện đó được gọi là tâm thiện tam nhân: Vô tham, Vô sân, Vô si. Hễ làm việc lành mà bằng cả 3 Vô tham, Vô sân, Vô si thì việc lành đó sẽ tạo ra tâm đầu thai kiếp sau sanh ra làm người giàu, vừa sướng, vừa đẹp, mà vừa thông minh. Còn nếu làm thiện mà không đủ tam nhân, thì đời sau sanh ra sung sướng, giàu có, đẹp đẽ, nhưng phần trí tuệ yếu. Yếu có nghĩa là vẫn làm bác sĩ, kỹ sư được nhưng không có khả năng đắc đạo chứng thiền. Cái gì về tâm linh mình đi không xa được.
Cho nên chữ Nhân đây quan trọng như vậy đó. Mình nên ghi thế này:

* Nhân duyên là nói đến khía cạnh quan trọng của từng nhân thiện - ác.

* Nghiệp duyên chính là khía cạnh quan trọng của Tâm sở Tư trong đời sống của chúng sinh.

Tư đây là chủ ý.

Thí dụ trong kinh nói, 2 người cùng bố thí một chén cơm, cô khăn đỏ cũng bố thí một chén cơm, ông áo trắng cũng bố thí một chén cơm, nhưng mà theo trong kinh nói, chủ ý của 2 người khác nhau. Cô khăn đỏ thấy đói bụng tội nghiệp cổ cho. Cổ thấy ông sư đi bát tới giờ ăn mà mưa gió, cổ liếc bát không thấy gì cổ tội nghiệp cổ vô múc chén cơm cổ cho. Còn ông áo trắng cũng thấy ông sư cũng đi ngang cũng mưa gió vậy, ổng múc chén cơm cho. Theo trong kinh, phước báu hai người khác nhau. Khác nhau chỗ nào? Cô áo đỏ chỉ đơn giản là tội nghiệp thôi thì đời sau sanh ra đời đời cổ no đủ không bị thiếu. Tới đó thôi, không thêm nữa.
Nhưng mà ông áo trắng lại khác, lúc ổng cho, ổng nghĩ thế này “Đói quá sao tu?” Cho nên lúc cho có nghĩ chữ “tu” trong đó nữa. Rồi cô áo xanh này cổ lại khác. Cổ cho chén cơm cổ lại nghĩ “Tội nghiệp, ổng không có chén cơm sao chiều nay ổng dạy học?” Như vậy, chén cơm vừa gieo nhân bố thí vừa gieo nhân trí tuệ. Giờ hiểu chưa? Ông áo đen này lại khác, ổng nghĩ: "Ông phải ăn chén cơm này mới có sức hoằng pháp chứ?" Còn cô khăn đỏ, cổ chỉ tội nghiệp thôi, đói không có gì ăn. Chủ ý nó nằm ở chỗ đó đó.

Hoặc là trong kinh có câu thế này rất là hay.

"Siêng quét đất nhà chùa, dầu không có khách đến cũng có thánh nhân đi."

Có biết câu đó không? Khi mình quét mình cứ nghĩ như vậy. Dầu không có khách, Long thần hộ pháp cũng đi. Mà theo Nam truyền trong đám Long thần, cũng có phàm có thánh, những người họ đã từng gặp Phật tới bây giờ họ vẫn còn sống mà mình không biết. Họ đi ngang chùa họ thấy chùa sạch.
Cho nên, thường xuyên quét đất chùa, dầu không có khách đến cũng có thánh nhân đi. Khi mình quét mình cứ nghĩ, trên việc sạch sẽ này chư thiên cũng thích, loài người cũng thích, khách vãng lai cũng thích, mà tăng thường trụ cũng thích. Nghĩ như vậy thì một chổi 2 tấn công đức. Quét 50 chổi biết bao nhiêu tấn. Còn cái thứ mà tới giờ mới quét, "Không quét nó kỳ." Có chữ “kỳ” là thấy yếu rồi.

↑ trở lên

Long Vương Kāla

Có nhiều chuyện rất phong thần mà tôi vẫn muốn kể.

Trong trái đất này có 5 vị Phật, thì vị Phật đầu tiên là Phật Cù Lưu Tôn, Phật mình là Phật thứ tư, là Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi trái đất này, trái đất này thôi nha, trái đất này hoại thì có vô số trái đất thay thế thay thế. Mỗi trái có trái có Phật, có trái không có Phật, trong kinh nói tối đa là 5 vị. Có nhiều kiếp, nhiều trái đất không có.

Sẵn đây tôi nói luôn. Có nhớ ổ ếch bữa hổm tôi nói không? Những chúng sanh giống nhau thì sẽ làm vợ, chồng, con cái, giống ít ít thì nó cùng tỉnh cùng huyện, giống ít ít thì cùng đất nước, giống ít ít nữa nó Nam Bán Cầu, Bắc Bán Cầu. Giống ít nữa chỉ chung trái đất thôi, đứa đầu sông đứa cuối sông. Mà cứ như vậy, cuối cùng những đứa giống nhau nó dồn chung thái dương hệ. Và 1000 thái dương hệ là 1 tiểu thiên thế giới. 1000 tiểu thiên là 1 trung thiên. 1000 trung thiên là 1 đại thiên. 10000 đại thiên như vậy là địa bàn hoằng pháp của vị Phật Tổ Như Lai. Trong kinh chỉ nói như vậy thôi. Chứ trong chú giải nói có vô số Phật sát như vậy, có vô số, countless, innumberable. Trong Nam truyền thì không nói thêm, chỉ cho biết 1 Phật sát là 10.000 đại thiên thế giới.

Có nghĩa là Phật Cù Lưu Tôn chỉ là một vị Phật trong ổ ếch này thôi. Lúc Ngài tịch rồi, chư tăng kết tập Tam tạng, toàn là khẩu truyền, oral, chư tăng học thuộc lòng, sư phụ truyền cho đệ tử, truyền vòng vòng nhiều đời, lâu lâu phải có cuộc kết tập một lần, để chi, để dò coi Tam Tạng mấy anh em mình đang lưu truyền có cái gì khác hay không? Có nhiều khi nó khác khác nó sai đạo. Có một lần trong kỳ kết tập, tỳ-kheo về đông lắm, chùa lớn lắm, đại tịnh xá, trong chùa có ông sa-di nhỏ xíu. Ổng đang ngủ ngon, bị mấy vị tỳ-kheo kêu dậy “Nè, nè, quét chùa, nấu nước chứ!” Ổng đang ngủ ngon vậy nè, ổng có niềm tin, ổng cũng ráng ổng làm. Trời ơi, ngủ chưa có đã mà mấy cha này kết tập không biết chừng nào xong. Ổng vừa quét, ổng đi ngang bảo tháp, ổng nhìn cái bảo tháp ổng nói: "Nếu mà Thế Tôn có thiệt, con nguyện với phước quét chùa, đời đời cho con ngủ cho đã không có ai kêu con hết." Buồn ngủ quá mà. Ổng khấn xong ổng quét tiếp. Ổng chết xong làm con rồng, Long Vương Kāla. Ông thần này ổng nằm ở lớp 2 lớp 3 địa cầu. Nó có thiên nhĩ. Trong kinh nói, trong cuộc đời nó chỉ có mấy lần giật mình. Giật mình lúc nào? Mỗi vị Phật trước khi thành đạo thả cái mâm, mỗi lần có vị thả xuống, nó đang nằm ngủ nghe cái keng, “À, nay có ông thành!” rồi nó ngủ nữa. Đến đời Phật Thích Ca Mâu Ni, khi nhận mâm của Sujata, Ngài cũng thả, Ngài khấn: "Nếu ta thành Phật xin cho cái mâm chạy ngược dòng nước" Khấn xong cái mâm đi ngược dòng nước băng băng, Ngài thấy cái mâm là Ngài nổi ốc rồi, Ngài biết là chắc chắn thành rồi. Mâm đó đi đúng 40 thì chìm xuống, chạm vào mấy cái của mấy vị Phật trước. Ông này đang ngủ, nghe cái keng “Nay thêm ông thứ tư”. Nhưng có điều, ổng nói vậy ổng ngủ chút rồi ổng lên ổng lạy Phật mình, lên nghe pháp, xuống ngủ nữa.

Cho nên, chủ ý nó quan trọng lắm. Cho nên, mình làm phước mình nguyện cái gì. Hoặc có khi không cần nguyện ra lời mà bụng mình hướng đến cái gì thì việc đó nó dẫn đến cái đó. Nó quan trọng lắm. Có những cái phải do lời nguyện. Phải nói rõ là tất cả lời nguyện đều có thể giúp được hết.

Thí dụ như, tôi nguyện kiếp sau tôi sanh ra tôi đẹp, tôi giàu, nhưng tôi không làm công đức gì cũng không được, phải có làm một cái gì đó. Muốn giàu là phải tốn kém cái gì đó để bố thí, muốn được sức khỏe, muốn được nhan sắc cũng phải làm cái gì đó tương ứng mới được.

↑ trở lên

Nguyện Quả Nguyện Nhân

Nhưng cái này quan trọng nè. Nguyện để được Quả, xưa nay người đi chùa chỉ biết nguyện để được Quả chứ hiếm có người biết nguyện Nhân.
Nguyện Quả = Nguyện đời sau sanh ra giàu, đẹp, giỏi, thông minh,…
Nguyện Nhân = Nguyện đời sau sanh ra có trí tuệ, nguyện đời sau sanh ra có Tàm Úy, có khả năng ly dục, nguyện đời sau sanh ra sống gần người ly dục, gặp cảnh ly dục. Đó là nguyện nhân.

Nếu ai trong đây không tin "Tôi tạo nhân tôi nguyện quả chứ." Thật ra, tạo nhân phải nguyện nhân. Ở đây ai chứng minh cho tôi?
Tôi làm phước nguyện tôi giàu là nguyện quả. Mình làm Ba La Mật mình nguyện Ba La Mật để đời sau chứng được Phật quả. Thì lúc chứng là Nhân chứ. Không có tâm đại thiện, không có chuẩn bị, cận hành, thuận thứ sao chứng ? Cho nên, chuyện ly dục nguyện được.

Thí dụ, trong kinh khuyên mình nên nguyện đời sau sanh ra có tánh ly dục. Nguyện đời sau sanh ra chứng thiền dễ dàng, nguyện đời sau sanh ra học giáo lý dễ dàng, có điều kiện để gần người giỏi giáo lý, có điều kiện gần người chứng thiền, có điều kiện gần người ly dục. Cái đó phải nguyện.

Tại sao mình có lời nguyện xin kiếp sau ly dục? Vì đâu mình có lời nguyện đó? Từ động cơ nào có lời nguyện đó? Trước hết tôi phải có lòng hướng tới ly dục. Hết. Hiểu không? Khi tôi nguyện kiếp sau tôi có trí tuệ nghĩa là hiện giờ tôi đang hướng đến trí tuệ.

Trước một đám học trò, mấy ông sư huynh mới nói, ngày mai mấy vị trả lời cho tôi câu hỏi này: "Chân lý là gì?" Cả đám về, tra từ điển tiếng Hán, tiếng Nhật,… viết dày vậy nè. Hôm sau đem lên ổng nhìn ổng ngáp, ổng nói: Anh chị đâu cần viết dài như vậy. Anh chị nói "Chân lý là sự thật". Hết.

Ông thiền sư, ổng nói trên đời mọi thứ là giả vọng, không thật, cái gì thuộc vật chất nó chỉ là đất, nước, lửa, gió thôi. Cái gọi là con người chỉ là Danh – Sắc thôi. Ổng giảng xong ổng nói, ổng phát cho mỗi người một tờ giấy, ổng nói các trò hãy viết những gì mình hiểu nãy giờ, hãy chứng minh cho thầy thấy rằng cái ghế này không có thật. Anh nào cũng ghi hết, cái ghế gọi là cái ghế chỉ là tục đế, chế định, còn cái ghế thật ra chỉ là tứ đại,… tùm lum hết. Ổng nhìn thấy đứa nào cũng ghi, riêng có một đứa, ổng đọc xong ổng nói: Thủ khoa! Câu hỏi: "Hãy chứng minh cái ghế này là không có thật." Nó trả lời thế này: "Thầy muốn nói cái ghế nào ạ?" Có hiểu không? Tức là trong lòng con không có cái ghế thì thầy hỏi cái ghế nào?

Trở về Nghiệp duyên.

Nghiệp duyên là trường hợp mà tâm sở Tư đóng vai trò quan trọng để tác động lên thế giới - gọi là Nghiệp duyên. Nhưng cùng làm một công đức giống nhau, cho một đối tượng giống nhau, vào một thời điểm giống nhau, nhưng công đức khác nhau, thì sự khác nhau ấy do chủ ý quyết định.

Có nghĩa, giờ trước mặt quý vị là một vị A La Hán, cả phòng quỳ xuống cúng dường, mỗi người cúng một muỗng cơm, tổng cộng 30 vị 30 muỗng là đủ bát cơm cho ngài, nhưng công đức khác nhau. Đó là chủ ý.

Chủ ý là cái gì? Intention. Có nghĩa là cái mình nhắm tới là cái gì. Có vị đơn giản thấy ổng ốm nhách, mong ổng được mập mạp, khỏe mạnh. Có ông thì cúng dường đến trí tuệ giác ngộ của ngài, có người họ nhìn họ quý giới hạnh, ánh mắt, có người họ cúng cái định của ngài, có người họ cúng cái tuệ của ngài. Hiểu không? Có người cúng hảo tướng của ngài, có người cúng vì bữa nay có vẻ hơi xanh xao tội nghiệp, nhiều cách lắm.

Chủ ý là bây giờ cô đem cà phê trên lầu xuống cho mấy thầy uống hay cho lớp uống, là chủ ý. Chứ đừng có suy nghĩ gì ở đây hết. Đang định nghĩa chữ “chủ ý” thôi. Còn có muốn suy nghĩ thêm gì là tính tiếp. Nhưng mà tôi hỏi cô, cô đem máy cà phê xuống là cho mấy thầy uống hay cho lớp uống? Mục đích. Đó. Vậy là cô nhắm đến tập thể, chứ không nhắm đến cá nhân bốn ông này.

Hồi đầu, chủ ý của cô là 4 ông thầy, chủ ý đó thứ 1. Nhưng mà sau đó, trí tuệ xuất hiện nó nói: Cả lớp cũng cần mà, bố thí cho số 4 không bằng cho số 30. Thì lúc đó cô xuất hiện chủ ý thứ 2, nhưng chưa chắc. Khi cô đem xuống dọc đường cô nói: Nhưng mà đông quá, có 3 hộp sao đủ, thôi giờ chắc mình thông báo mỗi người một ly thôi, chứ uống thoải mái không được. Lúc đó cái bỏn xẻn xen vô rồi, vậy lúc đó qua chủ ý bất thiện rồi. Nhưng mà nếu sau đó có chủ ý khác: Uống hết mua cái khác, đâu có nhiều cơ hội để làm phước cho đại chúng? Vậy hồi nãy giờ cô đếm được bao nhiêu chủ ý rồi? Kịp không? Nó liên tục liên tục liên tục.

Như trong kinh nói, có cặp vợ chồng nghèo, họ có cái khố mà muốn cúng cho Phật mà cứ do dự hoài, do dự hoài, cuối cùng 2 vợ chồng cắn răng quyết định cúng cho Ngài thì Ngài nói thế này, nếu ngay giây phút đầu tiên họ cúng là phước đã khác rồi. Mà họ cứ để dằng dai, tiếc rồi cho, cho rồi tiếc, tiếc rồi cho, cuối cùng cũng cho thôi nhưng công đức giảm dần.

Nó do 4 nguồn : Văn – Tư – Tu và Phiền não.

Những chuyện chủ ý hồi nãy giờ thay đổi liên tục là do 4 nguồn: Văn, Tư, Tu, Phiền não. Còn nói gọn chỉ có 2 nguồn thiện – ác, nói vậy bà con nghe nó hơi khó, nên phải nói rộng ra là 4. Văn, Tư, Tu, Phiền não.
Văn là bữa hổm cô nghe, đọc đâu đó nói tập thể phước nhiều hơn cá nhân.
Tư là do mình suy nghĩ tập trung đối tượng không bằng rộng rãi.
Tu là do quá trình mình tu tập lâu ngày mình hiểu ra nhiều chuyện.
Còn cái thứ tư là do Phiền não bản thân.

Tức là: Tôi muốn đem xuống mà tự nhiên tôi thấy, có 30 người mà có mình tui mua là sao? Hôm qua đã nói mấy lần mà ai cũng làm lơ hết trơn, mà cái đó không có nên, phần mình cứ làm đi, còn chuyện người ta nhưng mà không, lúc đó nó chen vô. Hoặc là, uống cái này, bữa nào nghiện mà không có cũng khổ. Thí dụ như vậy, thì đó là những suy nghĩ do phiền não tác động.

Trong khi tâm thiện đơn giản lắm, có thì cứ cho. Hết thì thôi. Tâm thiện nó đơn giản lắm. Nó không có rườm rà, dầu cho tâm thành thật cũng đơn giản hơn tâm phiền não nữa. Nó thẳng đường. Còn tâm phiền não nó hay quẹo. Tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Cho nên, quý vị thấy không? Cảnh giới, trong A Tỳ Đàm gói là các cõi. Cõi tái sanh có 27 cõi. Tức là mấy cõi đọa, Dục thiên, Phạm thiên, tổng cộng 27 cõi. Từ đó giờ đó nói 31, mà nói 27 tại sao vậy? Vì bàng sinh không có cõi riêng, Ngạ quỷ không có cõi riêng, A-tu-la không có cõi riêng. Còn nữa, Vô Sắc kêu là Cõi cho hiểu vậy thôi, chứ có sắc đâu mà kêu là cõi. Chả có khỉ mốc gì đâu. Đúng ra nên kêu lãnh vực, không nên kêu là cõi. Cõi không phải là "space", không phải là không gian hiện hữu.

Tùy thuộc vào chủ ý của mình mà mình đang nhắm tới cảnh giới nào. Và, do phiền não của mình mà khi mình làm nó tác động cho chủ ý thiện lệch qua chủ ý ác, chủ ý ác này qua cái ác kia.

Sẵn nói luôn.

Tốc độ chuyển đổi tâm thức chúng sanh gồm có các trường hợp sau đây. Cái này quan trọng nè.
1. Tốc độ chuyển đổi từ ác này qua ác kia; chuyển đổi từ tâm thiện qua bất thiện.
2. Tốc độ chuyển đổi từ thiện thô sang thiện tế: Chuyển đổi tâm thiện rất nhanh, từ thiện này chuyển qua thiện kia, rất nhanh, chuyển đổi liên tục mà toàn là thiện không.
3. Tốc độ chuyển đổi từ tâm dục sang tâm thiền: Có những người khả năng chứng thiền rất nhanh.
4. Tốc độc chuyển đổi từ tâm phàm lên tâm thánh : Có những người khả năng họ đắc đạo rất nhanh.

Từ thiện qua ác rất nhanh hoặc từ ác qua ác rất nhanh. Nói chung chuyển ác rất nhanh. Còn cái 2 là mình hiếm lắm, chuyển từ thiện này qua thiện kia. Mình thấy chứ? Từ cái giận qua chuyện muốn giết nó đi rất nhanh, hoặc từ giận qua chửi rất nhanh. Từ lòng giận hờn qua lòng muốn chửi đi rất nhanh.

Nhưng từ thiện này qua thiện kia khó.

↑ trở lên

Thiện trợ thiện

Trong kinh kể, thời đức Phật Ca Diếp, có ông cư sĩ đó cầm đầu nhóm bạn đi vào chùa nghe pháp, ổng giữ 5 giới, ổng thấy đám bạn giữ 5 giới ổng nghĩ, mình cầm đầu mà mình cũng 5 thì có gì đâu hay. Ổng chuyển lên 8 giới. Đám nó nhào theo cũng giữ 8. Ổng nghĩ, nó 8 mình cũng 8, mình tháng 8 ngày nó cũng tháng 8 ngày, mình tháng 20 ngày nó cũng tháng 20 ngày, thôi giờ ta đi xuất gia gieo duyên. Tụi nó cũng gieo duyên. Vậy giống nhau, mình đâu lãnh đạo nó được. Tu luôn. Tụi nó cũng tu luôn. Ổng đắc Sơ thiền tụi nó cũng đắc Sơ thiền. Ổng đắc Sơ Quả tụi nó cũng đắc Sơ Quả. Vậy đâu có được? Cuối cùng ổng đắc La Hán. Hết. Nguyên một nhóm 500 vị La Hán.

Đến đời đức Phật Thích Ca, Ngài đi ngang chỗ miếng đất đó, Ngài đang đi tự nhiên Ngài nhìn xuống một gốc cây, Ngài cười, đức Phật mỉm cười. Ngài Anan thấy đức Phật mỉm cười mà nhìn vào gốc cây, ngài Anan biết liền, ngài Anan mới trải chỗ ngồi cho đức Phật: Bạch Thế Tôn vì sao Thế Tôn mỉm cười? Chắc chắn có duyên sự đặc biệt. Đức Phật mới kể lại chuyện xưa: Anan có biết, ngay tại chỗ này đời Phật Ca Diếp đã có một ông cư sĩ như vậy đó, giá như các tỳ-kheo của ta cũng theo hạnh đó mà làm. Có nghĩa là không ngừng, không ngừng, từ thiện này lên thiện kia, đi lên đi lên.

Còn mình thiện được một khúc, mình đổi ý quẹo. Tôi gặp cái đó nhiều lắm.

Thiện có lúc đổi ý qua thiện khác. Nhưng có mấy người theo dõi lớp học mình nè, cuối cùng bỏ hết rồi. Tôi đang nói tốc độ tâm. Chủ ý nó có vai trò rất quan trọng, tối yếu trong đời sống chúng ta. Nghiệp duyên là trường hợp tâm sở tư đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng sinh thì trường hợp đó được gọi là nghiệp duyên.

Như vậy, tôi hỏi lớp. Giảng tới đây tôi phải hỏi cụ thể cho lớp hiểu. Chuyện chúng ta có mặt trong lớp này, có phải do Nghiệp duyên, nói vậy được không? Vì kiếp trước các vị đã có chủ ý như thế nào đó, các vị mới tạo nghiệp lành gì đó, hôm nay các vị mới có tiền bạc, sức khỏe, thời gian và đạo tâm để các vị có mặt ở đây, phải không? Như vậy, các vị có mặt ở đây mình nói do nghiệp duyên tiền kiếp được không?

Thứ hai, chuyện có mặt ở đây, do Trưởng duyên được không? Không có ý muốn đi được không? Không có ra sức, không có tâm lành, và không có trí, không biết cách mua vé, vô giảng ổng giảng kệ cứ ngồi cũng không học được.

Như vậy, chỉ riêng chuyện có mặt ở đây, là phải do Nghiệp duyên, chủ ý, do Trưởng duyên, do Nhân duyên và có Cảnh duyên không? Có, vì cái lòng các vị hướng tới cái gì, các vị mới qua đây, nếu các vị thích casino các vị đâu ghé đây.
Nghiệp duyên = Chủ ý của cô là cái gì.
Cảnh duyên= Nhìn vào cái cô quan tâm mà biết cô là ai.

Hai cái khác nhau.

Chuyện thứ nhứt, cô đem máy café trên lầu xuống đây để làm cái gì? Chủ ý đó chính là Nghiệp duyên.

Cảnh duyên là gì? Tại sao cô không chưng bông mà cô nghĩ chuyện cho uống café? Đúng ra cô muốn đóng góp thì cô đem bình bông xuống, còn bà nội này đem khăn giấy, ông kia đem nước lọc, còn cô tự nhiên chọn café là sao?

Nó khác nhau chứ. Nghiệp duyên là chủ ý đem xuống cho lớp, là chủ ý của cô.
Còn cảnh duyên là cô quan tâm tới cái gì.
Còn chủ ý của cô lại khác.

Ngay cả chuyện café cũng vậy đó. Hai người cùng đem máy café xuống, cảnh giống nhau nhưng chủ ý khác nhau. Cô muốn giới thiệu cho người ta biết café Thụy Sỹ ngon như thế này. Còn ông thầy này mang xuống cho người ta biết bên Thụy Sỹ sướng như thế này. Còn bà này là bả muốn biết bả tổ chức chu đáo như thế này. Cùng một cảnh hết nhưng chủ ý khác nhau, đúng không? Một bên là muốn khoe cho biết Thụy Sỹ xịn như thế này, còn một bên muốn khoe, tôi là ban tổ chức tôi chu đáo thế này, còn một bên muốn khoe café nó ngon như thế này. Còn một bên muốn pha để phục vụ bà con tỉnh táo để học. Cùng chung một cảnh mà nghiệp khác nhau. Ghê không?

Nãy nói tới nói lui hoài, lo giải thích hết cha giờ rồi.

24 duyên này, kể ra thì kỳ, nhưng các vị phải mang ơn trẫm. Vì nó khô dữ lắm. Về mở sách ra coi đi, ngáp rách miệng. Nếu không có người giải thích, học nhức đầu lắm.

Tại sao mình đưa nó vào? Giờ kêu bổ sung C mà chỉ để nguyên vườn cam thì sao được? Phải đè nó ra hái, rồi có máy ép, bỏ vô cái ly tím tím xanh xanh, để cái dĩa có cái khăn thơm phức, rồi nó mới bắt đầu uống. Trai đẹp mời gái, gái đẹp mời trai nó mới chịu uống. Khiếp như vậy. Còn chỉ nó vườn cam kìa, vitamin C đó , nó đứng dòm, nó thấy gai góc nó đâu có ra. Trong kinh chỉ là một vườn cam thôi. Tôi là người ép, đi mời từng đứa.

↑ trở lên

Nhân duyên (2)

Có nghĩa là: 6 tâm sở Tham – Sân – Si – Vô tham – Vô sân – Trí tuệ. 6 Tâm sở này có một ảnh hưởng tuyệt đối quan trọng lên thân phận sanh tử của chúng ta.

Người không biết tu hành gì hết thì quẩn quanh trong Tham – Sân – Si. Tham mạnh nhất cũng về địa ngục, Sân mạnh nhất cũng về địa ngục, Si mạnh nhất cũng về địa ngục. Còn nếu mà yếu thì cũng sanh về cõi đọa ở các hình thức nhẹ hơn. Đó là nói gần. Còn nói xa, chính 3 cái này dẫn mình về cuộc luân hồi vô tận. Đó là nói về Tham – Sân – Si.

Còn nói về Vô tham – Vô sân – Vô si, nó có 2 trường hợp.

(1) Ba cái này dựa trên nền tảng của chính nó.

Vô tham – Vô sân – Vô si dựa trên nền tảng Vô tham – Vô sân – Vô si thì dẫn đến giải thoát. Có hiểu không? Tức là, Vô tham – Vô sân – Vô si là 3 tâm sở thiện mà nó phải dựa trên nền tảng của chính nó: Tâm Vô tham này dựa trên tâm Vô tham kia thì nó mới dẫn đến giải thoát.

Thí dụ bố thí phải có tâm Vô tham. Nhưng nếu tâm sở Vô tham lại dựa trên nền tảng tâm sở Tham thì mình bố thí nhưng mong được cái này cái kia.

Rồi tâm sở Sân cũng vậy. Tâm sở Sân dựa trên nền tảng Sân có nghĩa là nó bực bội là vì sao vì nó không tránh được cái đáng bực bội kia. Hiểu không? Vì nực nội tôi bực bội, mà tôi không tránh được nực nội tôi bực bội thêm một lần nữa. Cái bực bội được nhân lên. Đúng không?

Vô tham – Vô sân – Vô si cũng vậy. Vô tham phải dựa trên nền tảng của Vô tham, có nghĩa là tôi hôm nay tôi xả ly để mai mốt tôi không còn cái gì để nắm nữa. Còn đằng này tôi Vô tham là bố thí nhưng tưởng sao, để mai mốt tôi được cái gì đó. Ngay cả chuyện tu Tứ niệm xứ cũng vậy.

Cái này quan trọng. Vô tu Tứ niệm xứ mà lòng mong đắc đạo là còn khuya mới đắc. Cứ thanh thản nhìn hơi thở. Nó ra biết nó ra, nó vào biết nó vào, nó ra với tâm Tham biết rõ, nó vào với tâm Tham biết rõ, nó ra với tâm Sân biết rõ, nó vào với tâm Sân biết rõ. Được vậy thì tốt. Còn đằng này cứ đau đáu, cứ mong “mình phải ráng đắc đạo, ráng đắc đạo” thì còn khuya mới đắc. Cái lòng mong đắc đạo cũng là phản bội hành giả.

Câu này mình phải ghi: Lòng nôn nóng, háo hức đắc đạo cũng là phản lại hành giả, nó là thứ phản bạn. Chứ đừng có nói cầu danh, cầu lợi, cầu tình, cầu tiền gì ở đây, không cần. Chỉ cần có lòng háo hức mong mỏi.

Bởi có câu chuyện thế này.

Anh chàng đó đến học võ với vị thầy, ảnh nói: Thưa thầy con muốn biết 10 năm nữa con có thể xuống núi hay không? Thì ông thầy nói: Không, phải 20 năm. – Nếu mà con ráng hơn gấp đôi thì sao? – Gấp đôi thì 30 năm. Ảnh ngạc nhiên hỏi: – Tại sao? Thì ông thầy nói: – Con nôn nóng con không có được, con phải bình thản đến đâu hay đến đó.

Nghe kịp không? Còn một câu chuyện nữa cũng quan trọng.

Anh đó ảnh đi học võ với thầy, 1 năm trời không nghe thầy nhắc gì về võ thuật hết, chỉ có gánh nước, bửa củi, giã gạo, nấu cơm. Tới năm thứ 2 cũng vậy, mà việc nặng càng lúc càng tăng dần, và càng khó hơn. Ngày xưa gánh nước bằng thùng nhỏ, giờ cái thùng nó lớn hơn, ngày xưa thùng đáy bằng giờ thùng đáy nhọn, biết đáy bằng không? Còn đáy nhọn giống bánh ú ngược. Nói chung công việc càng khó dần mà cái thùng càng nhỏ dần mới ghê. Hễ thùng to thì đáy nhọn, thùng nhỏ thì đáy bằng mà cứ như vậy, càng lúc công việc nó khó dần.

Đến năm thứ 3, học trò chịu hết nổi rồi, nói : Con xin thưa thiệt với thầy, con bỏ cha bỏ mẹ lên đây học với thầy mà 3 năm trời con không thấy thầy dạy con cái gì hết. Ông thầy nói: Đừng có nôn nóng. Nó ráng. Bữa nó đang ngồi, ổng ở đâu, ổng nhảy tới đập nó một cây đau lắm. Ổng nói: Lên đây mà còn làm biếng hả? Nó trách, nó biết lỗi. Bữa sau nó ngồi nấu ăn, ổng đập nó một cây nữa. Khi nó bị chừng chục cây lúc nào nó cũng trong tình trạng phòng thủ. Đến năm thứ 3, thứ 4 nó ngủ cũng trong tư thế chuẩn bị, sợ ăn đòn. Công việc thì mỗi ngày nặng hơn, khả năng phòng thủ mỗi ngày cao hơn. Đến một ngày ổng thấy được rồi, khi ông đánh nó không được, ổng nói: Con nghĩ sao? Cỡ thầy đánh con không được thì thằng nào đụng tới con được. Thì lúc đó ổng dạy nó kỹ thuật quyền pháp.

Hiểu chưa? Ở đây cũng vậy, tất cả những cái chuyện đó giống như chuyện vô can với mình, thật ra nó rất quan trọng. Tứ niệm xứ y chang như vậy. Tứ niệm xứ chuyện thằng đệ tử gánh nước, nó tượng trưng cho tánh chuyên cần, tinh cần. Còn khả năng phòng thủ tượng trưng cho Chánh niệm. Đừng có nôn nóng đắc chứng gì hết, chỉ làm ơn nhớ dùm: Chánh niệm – Trí tuệ - Tinh tấn, 3 cái này là 3 cái yếu pháp; pháp căn bản của một hành giả Tứ niệm xứ.

Cho nên, tôi nhắc lại. Nhân duyên là mình học cái gì?

1. Tham cũng là một điều kiện tạo nên thế giới, nãy tôi có nói, tham nhiều quá nó cũng tạo nên một góc thế giới, đúng không? Sân cũng là điều kiện tạo nên một góc thế giới, Si thì nó cũng tạo ra một góc thế giới đồng thời nó làm nền cho 2 góc kia, Si là gốc của Tham, Sân.

2. Giờ tới Vô tham, Vô sân. Vô tham mà trên nền tảng của Tham sẽ quay lại Tham. Vô sân mà trên nền tảng của Sân : Hôm nay tôi ráng tu Từ bi, ráng làm lành để mai mốt tôi đừng bị cái đó, đó gọi là Vô sân trên nền tảng của Sân. Có hiểu không? Hôm nay tôi ráng thiền, tôi không chửi lại bả để mai mốt sanh ra tôi đẹp, đừng bị ai chửi. Thì cái Vô sân đó dựa trên nền tảng của Sân, trên nền tảng cái mình muốn trốn. Vô si cũng vậy. Vô si mà dựa trên nền tảng Vô si thì mới dẫn tới giải thoát, còn Vô si mà dựa trên nền tảng của Si là sao? Khi mình có ý chạy trốn hoặc tìm kiếm cái gì đó bản thân nó đã là Si rồi. Ráng học đạo để được cái này cái kia, như vậy là Vô si trên nền tảng Si. Chỉ có Vô tham, Vô sân, Vô si dựa trên nền tảng của chính nó thì mới xài được. Có nghĩa là Buông bỏ & Tỉnh thức. Nhớ nha.

Thì như vậy, cả 6 thứ đó gom chung gọi là Nhân duyên. Ai hỏi vì sao? Mình trả lời thẳng: Vì tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si mỗi cái đều tạo nên một góc thế giới. 6 thứ này cộng lại tạo ra nguyên cái vũ trụ.

Hôm nay con chó con heo thì nó đúng là do tham, sân, si tạo ra cảnh giới của nó. Nhưng mà mình ở đây có phải là do tham, sân, si tạo nên không? – Gián tiếp. Ngày xưa ông này sợ nghèo, nó tạo nghiệp gì đó nên giờ có tiền đi chơi tùm lum. Tôi đang nói nghiêm túc. Tại vì nếu mà nhiều kiếp trước ông mà bố thí dốc lòng cầu giải thoát thì ông đã chứng La Hán lâu lắm rồi. Thế mà không biết nó cầu cái gì nó có tiền đi chơi tùm lum. Hôm nay chúng ta có tiền đi Thụy Sỹ, đi mua sắm Sô-cô-la loại một, loại hai, tùm lum tà la, cái đó chứng tỏ trước đây chúng ta đã từng có tâm sở Vô tham chúng ta mới bố thí được. Nhưng bố thí trên nền tảng cầu hưởng quả nhân thiên, cho nên hôm nay chúng ta mới ngồi đông đủ vậy nè, chứ không lên tòa kia ngồi hết rồi.

Đó là cái quan trọng. Đó là lý do tại sao gọi Tham, Sân, Si, Vô tham, Vô sân, Vô si là Nhân duyên.

↑ trở lên

Cảnh duyên (3)

Nghe cho kỹ, cảnh duyên có 2 vế:

1. Mình là hạng người nào mà mình biết cảnh đó.
2. Vì mình thích cảnh đó mình sẽ đi về đâu.

Có hiểu hai câu này không? Đó là nội dung của Cảnh duyên đó.

Mình là hạng người nào mà mình biết cảnh đó. Như Phạm thiên họ có xức nước hoa không? Phạm thiên họ có yêu đương nam nữ không? Không. Phạm thiên họ hưởng cảnh vật chất không? Không. Phạm thiên họ cứ ăn rồi xếp bằng vậy miết. Phạm thiên không biết mấy cảnh của mình. Cho nên, chuyện đầu tiên, mình là ai mình mới biết cảnh tương ứng.

Câu thứ hai, chính vì ta sống nhiều với cảnh nào mai mốt ta sẽ đi về chỗ tương ứng. Vậy thì mình thấy có hình dung ra được luân hồi của mình chưa? Do quá khứ anh sao bây giờ anh mới biết cảnh này nè. Vì bây giờ anh biết cảnh này, mai mốt anh đi về đây. Mà cái này mới ghê: Cũng cùng cảnh đó nhưng cách anh biết nó mới quan trọng.

Trong A Tỳ Đàm nói rất rõ, "What" chưa đủ, còn "How" nữa. Đức Phật có nhìn thấy cái bông giống như mình không? Cái "What" của ngài với mình giống nhau, đúng không? Mình thấy cái gì Ngài thấy cái đó. Nhưng cái "How" hơi bị khác. Ngài biết cái gì biết giống mình, khổ chỗ là cái "How" Ngài không giống mình.

Nguyên đám 4 mạng đều cùng ăn pho-mai thì cái "what" giống nhau, nhưng cái "how" là một người nhìn nó bằng tâm tham, một người nhìn nó bằng tâm sân, "Bả nói con ăn không được!". Cái "what" có thể giống nhau nhưng mà cái "how" lại khác.

Cho nên, nói Cảnh duyên nó hay lắm. Anh là ai anh mới biết cảnh đó, và anh biết cảnh đó như thế nào. Anh sống nhiều trong cảnh nào để thành ra con người tương ứng cái mà anh đang chìm trong đó.

Đó là cảnh duyên, nắm được cái đó không? Cảnh duyên quan trọng lắm, đừng có nghe nói “Cảnh” coi thường, nói 6 căn, 6 trần. Nó sâu lắm. Anh là loại người gì, trình độ anh tới đâu mà anh biết cảnh đó, và anh biết như thế nào. Đó là một chuyện. Chuyện thứ hai, anh chìm sâu trong cảnh nào thì cảnh giới tương lai của anh, chốn về của anh nó tương ứng với cái đó đó, với cái What cái How đó đó.

↑ trở lên

Trưởng Duyên (3)

Anh bất cứ muốn thực hiện một thế nghiệp (nghiệp ở đời) hay đạo nghiệp (nghiệp giải thoát) anh phải có đủ 4 thứ: Dục – Cần – Tâm – Thẩm. Bốn cái lực lượng chủ yếu cho thế nghiệp và đạo nghiệp:
1. Dục = Muốn cái gì mãnh liệt, ý muốn mãnh liệt
2. Cần = Ra sức đúng mức. Muốn khiêng vật 10 ký mà ra sức 2 ký là tới Tết luôn.
3. Tâm = Tâm càng thiện, càng vi tế, cành lành, càng làm được nhiều việc.
4. Thẩm = Thiếu trí không làm ăn được gì hết. Biết lựa đúng đường là một chuyện, đi kiểu nào là hai chuyện.

Giờ đây với 8 con đường, với trí tuệ cho tôi con đường này lên núi, đó mới là một thôi. Nhưng đi kiểu nào cho nhanh nó lại là chuyện khác nữa. Và, nhanh không chưa đủ, trong những cách đi nhanh cách nào an toàn, cách nào sướng nữa. Chọn nhầm xe không có máy lạnh là khùng luôn.

Có ông đó thăm bạn ở Cali, nhằm mùa nắng nóng quá. Ông bạn lái xe, cửa kính đóng kín mít, ảnh ở bên Canada, ổng khều ông bạn: "Lên máy lạnh đi, còn không lên thì hạ kiếng đi chứ lên kiếng mà không có máy lạnh sao chịu nổi?" Ảnh nói: "Mở máy lạnh thì không được vì xe này không có máy lạnh." "Vậy hạ kiếng?" "Không, mình hạ kiếng nó biết xe mình không có máy lạnh." Chết luôn. Xe của thằng sĩ diện, thà để chết bạn chứ không để mất mặt.

Cho nên, Dục – Cần – Tâm – Thẩm, có trí đi đúng đường chưa đủ, còn phải lựa đường nào dễ đi, đi nhanh nữa. Cho nên, mới có 4 pháp tu, nhớ không?
- Tu khó đắc nhanh
- Tu khó đắc chậm
- Tu sướng đắc nhanh
- Tu sướng đắc chậm

Có nhớ cái đó không? Cái đó quan trọng lắm. Tùy kiểu tu của mình mà tới hồi đắc, kiếp chót tu rất là khó. Bữa hổm tôi nhớ tôi nói hoài đó. Đầu đội cỏ khô nhúng nước, ngâm mình suối mùa đông, phải vậy mới đắc. Rồi có nhiều cha, sống ở tha ma mộ địa mấy chục năm, muỗi nó cắn banh chành mới đắc. Còn nhiều người đang là công tử đi vô chùa nghe pháp, nghe có một câu là "bùm" đắc luôn. Có nhiều vị tu sướng lắm, khỏi kiếm y, chỉ cần nghe pháp xong quỳ xuống “Bạch Thế Tôn, cho con xin xuất gia” Phật chỉ có đưa tay ra thôi “Hãy đến đây, giáo pháp đã được Như Lai khéo thuyết giảng” Ngài đưa tay cái là “bùm” y bát xuất hiện đầy đủ, râu tóc rụng sạch, bởi vì kiếp xưa đã từng bố thí y áo. Giờ mấy cha của tui có vụ bố thí Kathina nữa. Chứ đúng ra là bố thí y, áo, chia sẻ y, áo cho người khác. Cho nên, tùy kiểu tu của mình.

Nghiệp Duyên

Nghiệp ở đây là chủ ý trong hành động. Quan trọng lắm.

Tại sao chủ ý quan trọng? Tức là cùng làm một việc, cùng nhắm đến một đối tượng, trong cùng một thời điểm nhưng kết quả khác nhau. Có người đi lấy tiền đánh bài, có người lấy tiền gởi nhà băng, có người lấy tiền đi làm ăn, hùn hạp bạn bè, có người lấy tiền để tự mình mở chỗ buôn bán riêng. Mà mình đi lấy bằng bác sĩ cũng vậy, trong đám sinh viên biết bao nhiêu người mà bác sĩ họ học ngành gì là đã khác nhau, mà học cùng ngành thì có anh ra muốn làm bệnh viện, anh muốn mở phòng mạch tư, có trường hợp đó nữa.

Cho nên, chủ ý trong hành động vô cùng quan trọng, và cái đó được gọi là Nghiệp duyên.

↑ trở lên

Thiền duyên

Thiền ở đây nói ra các vị hết hồn nè. Chữ "Thiền" ở trong tiếng Hán nếu viết ra nó nhiều tự dạng lắm, mà trong tiếng Việt mình nghe tới thiền là có một cách viết một thôi, đúng không ta?

Trong tiếng Hán chữ “thiền” có nhiều cách viết:
- Thiền = Cô gái đẹp
- Thiền = Con ve
- Thiền = Thiêu đốt.

Trong 3 nghĩa này chữ thiền = thiêu đốt là chính xác nhất. Vì: jhāna là hình thức danh từ, còn động từ là jhāpeti = to burn, to set fire; Jhāna = burning = sự thiêu đốt. Hoặc là Jhāyati, nó từ ngữ căn là √dhā = đốt.

Nhưng qua bên Tàu, chữ Jhāna họ đọc tắt Jhān Jhān, họ phiên ra viết bằng chữ “thiền” của họ, qua Việt Nam đọc chữ Thiền. ông Nhật của tôi ổng đọc là Zen mất cha chữ Jhāna.

Hôm nay trong chữ Tàu Jasmine là mạc-lợi, hoa lài, nó từ tiếng Phạn là Mallika, chữ “li” trong tiếng Phạn, Tàu âm là chữ “lợi”, giống như Sāriputta đọc là Xá Lợi Phất. Đại khái như vậy.

Giờ nghe cho kỹ chỗ này.

Toàn bộ nền văn minh của thế giới, lịch sử của trái đất, địa quyển và thân phận của từng cành cây ngọn cỏ cũng như con người, tất cả đều cuối cùng về với lửa hết. Có biết cái đó không? Lịch sử nhân loại đều trải qua những trận lửa hết. Bắt đầu khi biết xài lửa là con người biết đến văn minh, biết ăn thịt chín. Trong những trận cháy rừng, người ta phát hiện ra những con chạy không kịp, thịt nó ăn thơm hơn ăn thịt sống, từ đó con người biết xài tới lửa và từ đó biết văn minh.

Tại sao lửa nó gắn liền với văn minh nhân loại? Là bởi vì lửa nó làm biến tướng cái cũ để biến nó thành cái mới.

Tác dụng của lửa:
1. Thiêu hủy
2. Làm thay đổi cái cũ cho nó thành cái mới

Đó là nói về vật lý.

Nói về tâm lý. Tất cả những thay đổi trong lòng của chúng ta được đức Phật gọi đó là cái cũ được thiêu đốt nhường chỗ cho cái mới sinh sôi. Chính dựa trên ý nghĩa này, mà pháp thiện là lửa đối với pháp ác, và cái ác nó là lửa đối với cái thiện. Nghe kịp chưa? Cho nên, đời sống của chúng ta là hành trình của những ngọn lửa. Chính nhờ ngọn lửa mà cái cũ được thay thế bằng cái mới.

Nói đến đây tôi lại lạc đề nữa.

Có lần vua Tề Hoàn Công nhìn giang sơn cẩm tú bật khóc. Triều thần hỏi vì sao bệ hạ khóc. Ổng nói: Giang sơn đẹp như vậy mà nay mai trẫm phải chết, để thằng khác lên. Mấy ông quan nghe vậy cũng khóc: Trời ơi làm quan cho bệ hạ sướng muốn chết mà bệ hạ đi tụi thần cũng đâu còn bao lâu. Ông vua ổng tiếc ngai vàng. Mà mấy ông quan tiếc chức tước. Ông tể tướng Quản Trọng ổng cười. Ông vua hỏi: Tại sao cả triều thần khóc mà khanh cười ? Ổng nói: Dạ, hạ thần cười chuyện dễ hiểu thôi. Nếu ông vua trước không chết thì giờ bệ hạ đứng đâu?

Thế giới này phải thay đổi. 7 tỷ người này không chết thì đám sau nó ở đâu?

Cho nên tôi nói ra một sự thật ai cũng biết mà ít ai nghĩ tới. Một trăm năm nữa, 7 tỷ người trên hành tinh này chết sạch, đúng không, kể cả đứa mới đẻ hồi trưa nay. Đứa mới đẻ trưa nay đẻ đúng 1h30 chết ngắc, mà nếu nó còn sống thì nó không biết sống làm cái gì nữa, thì coi như cho chết luôn đi. Coi như 100 năm nữa là 7 tỷ em trên hành tinh này không còn một mống. Nghĩ tới đó mới gớm chứ. Và 100 năm cái vận mệnh hành tinh này được điều động bởi những đứa bây giờ chưa lọt lòng, đúng không? Ghê không? Đó là lửa.

Lửa là sao? Cái cũ phải bị thiêu rụi bởi cái mới, đây chính là lý do đức Phật gọi là Thiền duyên. Ngài đưa ra 7 thứ được gọi là Thiền duyên.
1. Tầm = Hướng tâm tới cảnh
2. Tứ = Quan sát cảnh.
3. Hỷ = Niềm vui.
4. Lạc
5. Định
6. Xả
7. Ưu = Ưu tư.

Tầm – Tứ- Hỷ - Lạc – Định: Khi còn trong tâm hồn người không có tu hành nó còn 5 thằng này mà mấy ổng còn đi với 14 thì mấy ổng đốt thiện pháp. Còn khi nào mấy ổng đi trong tâm của cha tu thiền thì chả đốt ác pháp.

Các vị nghe mấy cái này rất là thường nhưng mấy cái này rất quan trọng.

Bởi vì hôm nay, nghe cho kỹ. Ngày nào chúng ta còn hưởng dục thì chúng ta còn cái ghét, cái bất mãn trong dục (vật chất). Còn thích hưởng lạc là chúng ta còn có cái bất mãn, còn có cái sợ. Một người không còn có cái gì để hưởng thụ, thưởng thức nữa thì họ không có cái sợ, không có cái gì để ghét.

Như bữa hổm tôi nói rồi, khi ta thích cái gì ta sẽ ghét cái ngược lại. Và khi ta ghét cái gì thì có nghĩa ta đang thích cái ngược lại. Mà chính 5 cái đó, ở người còn xài 14, nó sẽ hỗ trợ cho Tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Nhưng 5 cái này mà nó nằm ở 25 (trong lòng người đang tu thiền) thì chính nó sẽ tiêu hủy ác pháp, bất thiện pháp.

Các vị có liếc thấy chữ “Hỷ – Lạc – Xả - Ưu” không? Các vị thấy đâu có phiền não ở đây, đúng không? Nhưng tụi nó quan trọng vô cùng.
Khi nào Hỷ có mặt thì Ưu không có mặt. Khi có Hỷ thì Khổ tâm không có.
Khi có Ưu thì Hỷ vắng mặt. Mà tôi hỏi quý vị, trong thế giới này Hỷ - Ưu có chiếm một vị trí quan trọng không? Các vị nghĩ sao, từ sáng tới chiều mà không có một chút vui nào các vị sống nổi không?

Bao nhiêu chuyện các vị làm từ hồi trưởng thành tới giờ để đổi lấy chữ Hỷ không, tôi nói vậy có đúng không? Bao nhiêu chuyện, quý vị đổ mồ hôi sôi nước mắt chỉ đổi một chữ Hỷ; có đúng không? Nó quan trọng lắm. Từ thầy tu cho đến người đời, làm sao mà ngày nào cũng vui là mừng lắm rồi. Cho nên, mình cứ nghĩ, tiền bạc, nhan sắc, sức khỏe,… dẹp, dẹp, dẹp, tôi chỉ đổi một chữ “vui” thôi. Miễn sao sống vui là được rồi. Cái vui quan trọng lắm. Mà chính vì nó quan trọng cho nên hễ ở đâu có Hỷ thì ở đó không có Ưu. Mà ngược lại, ở đâu có Ưu thì ở đó không có Hỷ.

Giờ tới anh chàng Lạc. Hễ có Lạc thì không có Khổ. Mà hễ có Khổ thì không có Lạc. Tức là Sướng với Khổ đó. Nó lại quan trọng nữa. Trong kinh nói, một vị chứng Tứ thiền thì không còn khổ lạc. Nghe thì thường, mà nó quan trọng chỗ này. Nhập vào Tứ thiền vị đó không còn thở nữa, không còn cần tới oxy. Người chứng Tứ thiền không còn cần tới oxy, người chứng tứ thiền không còn bị ảnh hưởng bởi gravity, trọng lực. Ghê không? Và vị chứng Tứ thiền họ không còn bị đau đớn thân xác nữa. Cho nên, kể cả một vị A La Hán không còn phiền não, nhưng nếu không chứng Tứ thiền thì khi bị bệnh vị đó vẫn bị đau đớn hơn người phàm chứng Tứ thiền. Khiếp như vậy đó. Đau thân thôi, chứ tâm thì vẫn OK. Nhưng đau lắm. Nhưng vị chứng Tứ thiền, họ trú trong Tứ thiền họ không biết đau đớn của thân nữa. Lúc đó họ không cần tới oxygen và họ không bị ảnh hưởng bởi gravity của trái đất nữa. Người có khả năng bay được là người tách mình ra khỏi gravity, trọng lực.

Còn cái Xả là gì? Hễ có Xả thì không có Hỷ, Lạc, Khổ, Ưu. Hồi nãy tôi nói tầm quan trọng của Hỷ Ưu, Lạc Khổ rồi. Giờ nói tới cái Xả. Khi anh Xả có mặt thì 4 anh kia mất tiêu. Như vậy ảnh là ngọn lửa đốt 4 anh kia đúng không? Mà khi 4 anh kia có mặt thì anh Xả mất tiêu đúng không? Như vậy, tụi nó là lửa cho nhau, đúng không?

Bảy ảnh này cộng lại được gọi là Thiền. Bảy anh này hễ đi bên thiện thì đốt ác, mà đi bên ác thì đốt thiện.

Cho nên, các vị thấy chuyện tu hành ở đây không thấy Kham nhẫn, Hành xả,… gì hết. Mà ở đây chỉ đổi qua 7 cái này. Chi thiền thường thường mình học là có 5 phải không? Tầm – Tứ - Hỷ - Lạc – Định. Nhưng trong Duyên hệ của A Tỳ Đàm phải thêm Xả và Ưu nữa. Nhớ cái đó.

Mấy cái này khi nằm bên thiện thì đốt bên ác mà nằm bên ác thì đốt bên thiện. Gọi chung là 7.

Ưu không nằm trong pháp thiện, tuy nhiên, có những ưu nên có và có những ưu không nên có. Thí dụ, ngài Xá Lợi Phất ngài nói: Thế nào là Ưu nên có? Lòng không thoải mái khi nghĩ về sanh, già, đau, chết, sa đọa, vô thường, khổ, vô ngã, thì ưu đó là ưu nên có. Khi người có ưu này thì họ sẽ không có ưu bất thiện. Là sao? Vợ đẻ, con đau, đào có chửa... mấy cái đó với họ không còn là khổ nữa. Mình không ưu chuyện ruồi bu nữa. Nhưng mình tập trung tối ngày nghĩ : sanh, già, đau, chết, sa đọa, sanh tử, vô thường, khổ, vô ngã,…

Nhìn vào mối lo của một người mình có thể biết nội dung và giá trị tâm hồn người đó, đúng không? Nhìn vào niềm vui người đó mình đoán ra chất lượng người đó.

Thằng đó nó vui vì nó thích đá gà, bữa nào mà đá gà trúng là nó về nó vui dữ lắm. Các vị nghĩ sao. Trong khi bữa nay tan lớp các vị hiểu bài, các vị vui. Niềm vui này khác với niềm vui thằng cá độ, phải không? Khác nhiều.

Cho nên, hễ mình tập trung cái này mình sẽ coi nhẹ cái kia. Mình ưu tư chuyện gì thì mình sẽ quên chuyện khác. Các vị có nghe “đại nghĩa diệt thân” không? Khi mình nghĩ đến chuyện lớn, chuyện nhỏ mình bỏ. Nghĩ đến thù nhà quên nợ nước. Mà hễ nghĩ nợ nước thì quên thù nhà.

Có nghĩa là mình tập trung chuyện nhỏ quên chuyện lớn mà tập trung chuyện lớn quên chuyện nhỏ.

Cho nên, ở đây, 7 cái này khi nó nằm bên thiện thì phá ác, mà nằm bên ác thì nó phá thiện. Vì vậy tụi nó được gọi là 7 ngọn lửa. Trong Pāli chữ “thiêu đốt” = Jhāna.

Tùy các vị, các vị dùng 7 con dao này để cắt cái gì? Cũng một con dao đó mà nó là hung khí hay dụng cụ làm bếp?

Như vậy 7 cái này được gọi là 7 chi thiền. Tại sao kể 7? Vì 7 cái này có thể đi 2 phía: Phía tu & phía không tu. Nó là lửa. Quan trọng nhất, 5 anh đầu tiên nằm bên Định. Giới – Định – Tuệ, thì trong 5 anh đầu tiên nằm bên Định, người muốn đạt tới Tuệ là phải có Định. Có một điều, người thượng căn Định của họ nó ngắn, giai đoạn nằm lại với Định nó ngắn; còn người duyên ít thì nó nằm lại đó lâu.

Cho nên, tất cả những ai chứng đạo, cái đầu của họ đủ nội dung của Giới – Định – Tuệ hết.

Người nghèo, khi qua tới đây rồi còn đi mượn tiền hoặc nhắn người nhà trong nước gởi tiền ra. Còn anh nhà giàu ảnh đi tới đây ảnh có cái thẻ là đủ rồi. Mà trong cái thẻ nó có tất cả những cái mà anh nghèo ảnh nhờ người thân gởi qua.

Thế giới này sanh và diệt trên những ngọn lửa, nền văn minh nhân loại được kiến tạo và kết thúc trong những ngọn lửa. Ghê không? Rất thơ mộng, nói về thiền duyên, rất thơ mộng. Sanh và diệt trên ngọn lửa. Tro của lửa nó thành phân để nuôi sự sống, nó sống đến một lúc nào đó lửa đốt sự sống thành tro và tro lại nuôi lại sự sống.

Các vị còn nhớ 12 Duyên khởi mà tôi nói không? Do Vô Minh, Ái, Tà Kiến trong Thủ, nó mới tạo nên hình hài sanh tử, chính hình hài sanh tử đó nó mới dẫn đến sầu, bi, khổ, ưu não là đống tro tàn. Trên đống tro tàn đó người ta mới gượng dậy bằng cách nào? Vô minh, Ái, Thủ. Nó sướng quá nó mê đúng rồi. Đằng này nó khổ quá nó lại hướng tới cái sướng để nhằm thoát khỏi cái khổ. Cho nên, nếu nói cách thơ mộng, Luân hồi là lộ trình của những ngọn lửa sinh và diệt. Cái này đốt cái kia, tro cái kia nuôi trở lại cái khác. Gớm như vậy.

Ở đây ai là nhà quê thì biết. Ngày xưa tôi đi xe đò ra miền Trung, tôi ngồi xe đò tôi biết tại sao ruộng miền Trung nó cằn cỗi, nó không được màu mỡ như ruộng miền Nam. Là vì, nói theo luật Duyên khởi, ruộng miền Nam do nó là đất mới. Ai có học về địa lý biết miền Nam là đất mới đúng không? Cho nên phù sa nó rất là phong phú, cho nên khi nó lớn bông, chín nó rất là cao, có những cây lúa cao 1m, đứng vô ruộng lúa không thấy đầu. Mà chính vì nó quá cao, cho nên, khi cắt, phần rạ nó rất là cao. Còn ruộng miền Trung, khi cắt phần còn lại không bao nhiêu hết, cho nên lúa miền Nam đã tốt lại càng tốt, là vì khi cắt phần còn lại quá nhiều, cho nên để nguyên thì thành phân mục, nếu đem đốt đồng thì tro nó nhiều hơn tro miền Trung. Còn ngoài kia, nó đã lùn, khi cắt còn lại ít, mà ít thì còn khỉ gì đâu làm phân, nó càng lúc càng suy dinh dưỡng. Là vậy đó.

Như vậy, thế giới này là chỗ gặp mặt của các ngọn lửa: Ngọn lửa sinh và ngọn lửa diệt. Chính ngọn lửa tạo ra muôn loài và chính ngọn lửa đã đốt muôn loài.
Và, đốt rồi tạo + tạo rồi đốt = Luân hồi.

Dễ sợ như vậy. Đó gọi là Thiền duyên.

Thôi giờ nói cho dễ hiểu. Thiền duyên chính là sự có mặt của những thành tố tâm lý có tác dụng thiêu đốt cái khác để kiến tạo nên cái mới.
Đó là câu định nghĩa tôi cho là không thể gọn hơn.

Thiền duyên là hành trình của những thành tố tâm lý có tác dụng thiêu đốt thiêu cái này để sinh cái khác, đó là Thiền duyên.

Qua những gì mình vừa học thì sự có mặt của quý vị ở đây có phải là thiền duyên không?
Quý vị có phải là do những ngọn lửa cái cũ bị đốt nhường chỗ cái mới không? Thiền duyên đó.
Hồi nãy vui giờ nó buồn là bị đốt = Thằng buồn nó đốt thằng vui hồi nãy, đúng không?
Hồi nãy nó không mỏi giờ nó mỏi = Khổ đốt cái Lạc, đúng không?
Hồi nãy vui giờ buồn = Ưu đốt Hỷ, đúng không?

↑ trở lên

Đạo duyên

Đạo duyên là gì? Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, mỗi giây đồng hồ trôi qua, chúng ta đang kín đáo có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Luôn luôn. Dầu muốn hay không, dầu biết hay không thì chuyện đó vẫn đương nhiên, cố nhiên, hiển nhiên, mặc nhiên diễn ra.

Miễn là mình còn phàm thì mỗi giây đồng hồ, chúng ta đang kín đáo có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Vì sao? Hồi sáng nói rồi: Chúng ta mỗi người đều có cái thích và ghét đúng không?

Thích - Ghét + Thiện (25) - Ác (14), = Con đường dẫn mình về đâu đó.

Đạo ở đây gồm có 12. Tôi chỉ nói tắt thôi. Chánh Đạo trước.

1. Chánh kiến = Có 2:
(1) Thấy rằng tất cả mọi hành động, ngôn ngữ và suy nghĩ đều để lại một hậu quả buồn, vui nào đó = Trí nhân quả, Nhân quả báo ứng. Thấy rằng mọi thứ do Duyên mà có.
(2) Thấy rằng: Mọi thứ đã có phải mất đi.
Đó là 2 Chánh kiến.

2. Chánh tư duy = Có 3:
(1) Ly dục tư duy = Ý niệm buông bỏ, không đam mê trong hưởng thụ, trong sở hữu.
(2) Vô sân tư duy = Lìa bỏ ý niệm bất mãn, “cấm ghen trong mọi hình thức & cấm tức trong mọi hình phạt”. Không bất mãn trong mọi hình thức dầu đó là người, cảnh, vật, sự kiện. Thí dụ, đang ngồi thiền liếc liếc cha kế bên cứ cọ quậy hoài = bất mãn với người; bất mãn với cảnh = kế bên đống rác hôi quá, ồn quá, nóng quá; bất mãn với vật = Kiến, bụi; bất mãn với sự kiện = Sao nãy giờ ngồi hoài mà nó không tập trung, ngồi mà không tập trung mà sao nó đau tùm lum, nó đau sau hè, nó đau bên vách tùm lum hết.
(3) Bất hại tư duy = Buông bỏ, lìa bỏ ý niệm đập phá, làm tổn thương, gây đổ vỡ lên người, lên vật. Một người có bất hại tư duy không nỡ bẻ một cành hoa, không nỡ đập vỡ cái gì hết. Đừng nghe vậy tưởng mấy người nhà đồ tùm lum không dám giục là bất hại, không phải. Bất hại là không có ý niệm đập phá, gây tổn thương lên người, lên vật, có nhiều người họ máu lạnh, họ dễ dàng làm chuyện đó lắm. Bởi, một người có bất hại tư duy là sao? Ly nước sôi không nỡ tạt ra ngoài, lỡ trúng một sinh vật nào đó. Kiểu như: Hỡi cô quét rác trên lầu, sao cô hốt rác đổ đầu tụi tui. Trong khi người bất hại tư duy là : Hỡi cô múc nước bên đàng, sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Nó hay quá.

3. Chánh ngữ = Tình trạng tâm lý nào đã giúp ta không nói lời dối gian, lời hại người, lời vô ích, lời chia rẽ thì tình trạng tâm lý ấy được gọi là Chánh ngữ. Bằng chứng, Chánh ngữ có phải là Tâm sở không ?

Vậy chứ hỏi Phật tử Chánh ngữ là gì? – "Chánh ngữ là không nói…" Sai! Khi nói “không nói” thì nó đâu còn có ý nghĩa tâm lý nữa. Nó là một thành tố tâm lý, nó là một tình trạng, một trạng thái tâm lý. Khi nhờ nó người ta không nói dối, nhờ nó người ta không nói lời ác độc, không nói lời chia rẽ, đâm bị thóc chọc bị gạo, không nói lời vô ích.

Cái nói vô ích này mới ghê nè. Đa phần Phật tử coi nặng giới nói dối, thô ác ngữ nhưng các vị quên trong bốn cái, nói phiếm luận tội nó nặng vô địch. Tại sao? Biết phiếm luận không? Biết buôn dưa lê không? Nói chuyện tào lao. Người không biết đạo tưởng tôi nói vô ích là tôi nói lời vô ích. No. Cái đầu anh vô ích anh mới tuôn ra cái vô ích. Cho nên, mỗi lần mình nói chuyện vô ích với nhau là mình đang đổ rác và đang đổi rác. Hiểu không? Đổ = Đem cái trong đầu mình đổ ra; Đổi = lấy của nó bỏ vô. Trong kinh nói, đầu mình phải rác, mình mới tuôn cái rác ra được. Cho nên, phiếm luận kinh khủng lắm. Nếu mình có chánh niệm mình thấy, một ngày chúng ta gặp nhau toàn phiếm luận không, tiếng Mỹ là gossip. Toàn chuyện tào lao, buôn dưa lê. Không nói cái đó được gọi là Chánh ngữ.

4. Chánh nghiệp = Trong kinh kể gọn là không sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Nhưng mà nói rộng, nói cho sâu thì là "Không làm cái gì gây tổn hại cho người khác bằng tâm tham, tâm sân, tâm si" thì gọi là Chánh nghiệp. Không làm cái gì bằng hành động, tay chân, mà gây tổn hại cho người khác qua cái tham, sân của mình gọi là chánh nghiệp. Ở đây nổi bật là tham, sân - chứ si luôn luôn là núp lùm không kể. Hỏi chánh nghiệp là gì? Các vị trả lời: Là trạng thái tâm lý giúp mình tránh xa những thân nghiệp nào làm tổn thương đến quyền lợi người khác, đến sự thoải mái, hạnh phúc người khác bằng sự tác động của tham, sân, si của bản thân, gọi là Chánh nghiệp.

5. Chánh mạng = Là trạng thái tâm lý giúp mình hiện hữu trong sự trong sáng, sạch sẽ, không muốn vì sự sống mà chuyện gì cũng làm. Nó giúp cho mình có tự trọng trong đời sống, từ ái trong đời sống, nó giúp mình chọn đời sống không bất chấp. Chánh mạng là trạng thái giúp cho mình không sống trong sự bất chấp. Hiểu chữ bất chấp không? Đa phần, miễn mình có tiền, còn người ta chết kệ nó. “Sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi” có nghe câu đó không? Cái đó không được. Rồi trong kinh mới kể rõ sa-môn chánh mạng là sao, cư sĩ chánh mạng là sao.

Cư sĩ chánh mạng = không buôn bán, kiếm sống, tìm kế sinh nhai bằng bất cứ nghề nào gây máu lệ cho người khác. Thí dụ như trong kinh nói, buôn thịt sống, buôn vũ khí, buôn người, buôn thuốc độc,… đó gọi là sống trên máu lệ của người khác.

Còn người xuất gia, Chánh mạng = Không dụ, không dọa, không gạt cư sĩ gọi là chánh mạng.

- Dụ là “con làm cái này đi con có phước nhiều lắm”, con làm này là con giúp má con siêu sanh về Tây phương cực nhọc gì đó là không được;
- Dọa = Con không làm vậy là má con sẽ bị cái này cái này;
- Gạt = Con ngồi xuống thầy nói cho con nghe.

Trong kinh có vị tỳ-kheo, cốc ổng có cái cửa ngầm, ổng thấy Phật tử, ổng nấp ổng đi, có gốc cây bự, ổng nấp vô đó. Phật tử đi kiếm, không thấy, lát hồi thấy ổng sau lưng “Trời ơi, nãy giờ thầy đâu con tìm không thấy thầy” – “Đối với người xuất gia, chuyện đó bình thường con”. Trong kinh kể vậy. Có nghĩa ổng có ý nói là ổng có thần thông. Ổng ăn không hết luôn. Chỉ có vụ chui hàng rao sau hè mà ổng ăn tới già không hết. Ổng thấy Phật tử là ổng lách. Mà rõ ràng từ xa thấy ổng đang phơi y. Ổng thấy má thằng Tèo đang tới là ổng lách mất tiêu, lát sau kêu cả buổi luôn, sư ơi sư hỡi thì ổng lù lù đứng sau lưng. Phật tử Việt Nam nó mê cái đó lắm.

6. Chánh tinh tấn = Nỗ lực, ra sức giảm ác tăng thiện.

7. Chánh niệm = Người không tu, ai cũng có niệm hết, làm gì cũng cần tí niệm nhưng niệm đó nhằm mục đích phục vụ cho đời sống bất thiện. Dù nó nằm trong 25 nhưng nó vẫn được người ta dùng cho mục đích tào lao. Còn Chánh niệm là sự tỉnh thức của người cầu đạo giải thoát, Chánh niệm để kịp thời thấy 2 chuyện:
(1) Thấy phiền não, thiện, ác, buồn, vui đang có mặt = Nhận diện cái gì đang có mặt.
(2) Chánh niệm như vậy để thấy mọi thứ đang sanh - diệt, vô ngã, vô thường = Thấy vô ngã của từng thứ đang có mặt.

8. Chánh định = Người không biết đạo ai cũng có Định hết, thí dụ quý vị cài nút áo, tuy thời gian rất là nhanh nhưng lúc cài vẫn có Định, theo A Tỳ Đàm nói. Hoặc là thằng ăn trộm nó dùng chìa khóa. Có ông đó có 2 đứa con, đứa con trai đứa con gái, đứa nào cũng bồ bịch tùm lum, ổng mới kêu 2 đứa lại, nói thế này: Mấy con nhớ, ổ khóa mà chìa nào mở cũng được là ổ khóa hư. Mà chìa khóa ổ nào cũng mở được là chìa khóa vạn năng. Cái đó rất quan trọng. Có hiểu không? Việc gì mình cũng cần khả năng định tâm hết, như thằng ăn trộm nó cũng cần định tâm, và cái định đây nó không được gọi là Chánh định vì nó được dùng làm việc tào lao.

Nhưng định của người tu tập là để chi? Để họ không có bị phiền não, họ dùng cái định để tập trung đề mục. Thì cái định đó mới là cái định đức Phật Ngài nói đến.

Đó là người có tu. Người có tu, có lòng cầu giải thoát thì 8 cái này dẫn về sự chấm dứt sanh tử.

Có tất cả 3 cái nghiệp:
(1) Lạc nghiệp = Biết Phật pháp chưa đến giai đoạn cầu giải thoát. Chỉ sống ok thôi.
(2) Sạt nghiệp = Chấm dứt không còn sanh tử, nghiệp thiện ác nữa.
(3) Thất nghiệp = Người đó chưa đến nỗi tệ.

Cho nên, Bát chi đạo:
- Ở người không có tu chỉ dẫn đến quả Nhân – Thiên.
- Ở người có lòng cầu giải thoát nó mới thành ra con đường giải thoát.
Tôi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Có 2 ông nhà giàu ở Việt Nam, một ông kiếm thiệt nhiều tiền để trở thành tỷ phú trong nước. Một ông kiếm tiền để định cư nước ngoài. Thì xin hỏi đồng tiền của 2 người này, 2 bó tiền có giống nhau không? Nhưng mục đích giống hay khác?
Cũng vậy, bát chi đạo ở người còn ham mê sanh tử chỉ để định cư trong nước. Còn ông kia, ổng cũng có 8 bó tiền này nhưng mà ổng để định cư nước ngoài. Giờ nghe kịp chưa?

Đó là đang nói Bát chánh – Chánh đạo.

↑ trở lên

Ác Đạo

Còn Ác đạo, thì sao?

9. Tà kiến = Thường kiến & đoạn kiến.

10. Tà tư duy = Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.

11. Tà niệm = Niệm trong 25 nhưng trường hợp nó dùng xen kẽ 14 để làm bậy thì nó được gọi là Tà niệm. Nó vẫn là niệm trong 25 nhưng nó xen kẽ 14 để làm chuyện bậy.

12. Tà định = Định được dùng trong chuyện tào lao được gọi là Tà định.

Các vị có biết, người Ấn Độ chiết xuất trong phân bò làm vani giả. Đừng có nghe vậy khi nào làm bánh vô hốt miếng là khùng luôn. Đây cũng vậy. Niệm của người Tứ Niệm xứ là Niệm của Vani thiệt. Còn niệm của cha bất thiện như Vani trong phân bò.

Hoặc là các vị biết đàm của mình không? Đàm xanh lè khạc ra đó, trong đó có một chất protein, hoặc trong con ruồi cũng protein không đó. Nhưng mà mình có lấy 2 cái đó làm đồ ăn được không?

Ở Mỹ có nước Dr.Pepper nó có mùi gián. Tôi mới qua bên đó tôi uống kỳ kỳ, tôi hỏi cái này làm bằng chất gì mà sao nó … sư huynh ổng nói lấy con gián đập cái bẹp trộn bỏ đường ra cái nước này.

Như vậy, Chánh niệm – Tà niệm khác nhau một chút thôi. Một cái Niệm được vận dụng để huy động, để thực hiện công phu Tuệ quán nhằm nhận diện phiền não, buồn, vui, thiện, ác; nhận diện Tam tướng thì cái niệm đó được gọi là Chánh niệm.

Còn cái niệm, cũng nằm trong 25 mà xen kẽ 14 để làm chuyện tầm bậy = Tà niệm.

1. Tà kiến.

Chánh kiến = Trí trong lý nhân quả & trong lý tam tướng:
(1) Lý Nhân - Quả = Thấy mọi thứ do Duyên mà có.
(2) Lý Tam Tướng = Đã có rồi phải bị mất đi.
Tà kiến = Thấy ngược lại 2 cái này.
- Ngược lại (1) = Đoạn kiến = Vô hữu, Vô hành, Vô nhân kiến.
- Ngược lại (2) = Thường kiến = Tin vào có một cái tôi, một cõi vĩnh hằng, một đấng chí tôn bất tử.

2. Tà tư duy

Tà tư duy ngược Chánh tư duy:
- Thích tùm lum >< Ly dục tư duy
- Sân tư duy >< Sân tư duy
- Hại tư duy >< Bất hại tư duy.
Ba cái này cộng lại là Tà tư duy.

3. Tà ngữ

Là trạng thái tâm lý thúc đẩy ta:
- Nói dối
- Nói ác độc
- Nói chia rẽ
- Nói vô ích
Trạng thái tâm lý đó được gọi là Tà ngữ.

Trạng thái tâm lý giúp cho ta không nói dối, không nói chia rẽ, không nói ác độc, không nói vô ích (nội dung trò chuyện, nội dung đối thoại dẫn đến Bát tà đạo hoặc không dẫn đến Bát chánh đạo được gọi là nói vô ích – Trong Chú giải nói rõ như vậy). Nói vô ích là 1 trong 4 khía cạnh của Tà ngữ.
Sở dĩ nói 12 là tính chi pháp. Có những cái không có chi pháp. Thí dụ: Tà niệm không có chi pháp, nhưng tôi phải giảng theo tạng Kinh cho họ nghe chứ nếu tôi giảng theo A Tỳ Đàm là họ khùng.

Cái này nói theo A Tỳ Đàm chỉ có 12 chi đạo thôi. Tại sao? Trong Duyên là nói theo chi pháp. Tôi mượn cái này nói tạng Kinh. Tự nhiên chánh đạo kể 8 mà Tà đạo kể không đủ họ không chịu, rồi giải thích tại sao nó không đủ còn lớn chuyện nữa. Cứ ôm khư khư cái mình học là khùng, mình phải quan sát trước mặt mình là ai.

4. Tà nghiệp

Trạng thái tâm lý nào khiến cho ta hành động gây hại cho người khác bằng tác động của phiền não, tham sân được gọi là Tà nghiệp.

Cho nên trong kinh đức Phật Ngài chỉ đơn cử = cho cái mẫu: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm; Nhưng thật ra, chừng đó chưa đủ. Ngài chỉ làm cái mẫu chừng đó thôi. Chứ còn bây giờ mình đánh đập người khác nó có nằm trong 3 cái đó không? Nó đâu có nằm, mình đánh người ta đâu có sát sanh đâu. Bởi vậy, tôi mới định nghĩa lại. Hiểu theo trong kinh thì chỉ có : Sát sanh, trộm cắp, tà dâm thôi. Nhưng mà nếu nói gọn vậy nó đâu bao gồm đấm, đá, đánh, đạp, đâm ...người ta. Một chữ “đ” thấy đời máu lệ rồi. Cho nên, nếu tà nghiệp mà gom trong 3 cái đó nó không đủ.

Cho nên mới định nghĩa: Bất cứ trạng thái tâm lý nào dẫn đến hành động bạo hành, bạo lực, gây tổn thương máu lệ đều được gọi là Tà nghiệp hết.
Các vị có biết, mình chém người ta làm người ta đổ máu, mà mình ăn cắp của người ta cũng làm người ta đổ máu không? Nó tức quá đó. Có anh chàng đang đi bên Cali mà một cú phone gọi qua ảnh chết ngoài đường luôn, vì ảnh đi Cali nhắn qua : Thằng Tèo bị xe cán chết. Mà thằng Tèo mượn 50.000 chưa trả. Chỉ vì nghe tin thằng kia chết, mà nhất là bạn bè mượn đâu có giấy tờ gì đâu, “sư mà, sư mà” khỏi có giấy, ổng nghe tui chết bên Thụy Sỹ là ổng lên máu luôn.

Cho nên, có nhiều khi mình không cần ra tay giữ dội mà mình chỉ ra tay nhẹ nhẹ là thằng kia lên máu rồi.
Chỉ cần nói “thấy bà xã mày ngồi với thằng nào đẹp hơn mày” là mình thấy mình khùng rồi đó. Mà thật ra không có.
Cho nên, Tà nghiệp đây nghĩa rộng lắm. Bất cứ hành động nào gây tổn thương cho người khác, làm người khác bị máu lệ, mất ngủ, lên máu, đều là tà nghiệp.

5. Tà mạng

Là bất cứ một trạng thái tâm lý nào dẫn đến chuyện kiếm sống bất chấp, không cần kể li ti.

6. Tà niệm

Cũng là tâm sở Niệm trong 25 nhưng nó được gọi là Tà niệm vì nó xuất hiện xen kẽ với 14 trong lúc ta làm việc ác.
Làm ơn, quý vị nhớ dùm định nghĩa này nha. Đừng bữa nào buồn buồn: Ủa, niệm nó nằm trong 25 sao gọi là tà?
Tà đây có nghĩa là nó xen kẽ bên 14 để nó làm chuyện bậy.
Với các vị nhớ, người Do Thái có câu này hay nè: Một giọt nước dơ làm hỏng cả một ly nước sạch. Nhưng một ly nước sạch không cứu được giọt nước dơ.
Hiểu câu đó hả? Câu đó hay lắm.
Quất một phát vô là con sâu làm rầu nguyên nồi canh luôn. Nhớ cái đó.

Cho nên, tà niệm đây vẫn là tâm sở niệm trong 25 nhưng nó xuất hiện xen kẽ, với tâm ác để làm chuyện bậy.

Tâm thiện có 2 lúc xuất hiện:
- Làm việc khó cần khéo.
- Làm việc lành.
Hai lúc đó có tâm thiện.

Hồi đó mình nghe tâm thiện mình tưởng phải làm lành. No. Nó còn cái thứ 2 là làm việc khó cần khéo. Việc gì cần khéo dầu là mình đi cạy cửa ổ khóa, mấy cha mở ổ khóa số tủ sắt, hoặc mấy cha computer, mấy cha đó là tâm thiện không, nhưng nó quan trọng là cái cảnh.

Cho nên, được gọi là tâm gì đó dựa vào 3 yếu tố:
(1) Tâm đó nương căn nào trong 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi,...)?
(2) Nó biết cảnh nào trong 6 cành?
(3) Nó có tâm sở nào đi cùng.
Nhớ cái đó.

7. Tà định : Cũng y chang vậy mà hiểu.

8. [Tà tinh tấn : cũng y chang vậy mà hiểu – cái này sư chưa giảng con (Vui) thêm vô cho đủ 8 tà.]

Giờ tôi hỏi ngược lần nữa.

Nếu phân tích mấy cái bậy, mấy cái đúng nãy giờ thì trong đời sống của các vị có đúng là bị tác động bởi mấy cái này hay không? Sự tác động đó được gọi là Đạo duyên.

Hôm nay tại sao có người mang thân nam, có người mang thân nữ, có phải là Đạo duyên không? Do chánh nghiệp – tà nghiệp, chánh mạng – tà mạng trong quá khứ nó mới tạo ra mấy cái khác biệt nhau nè. Đó chính là Đạo duyên.

Thật ra mà nói, trong 24 duyên, chỉ cần lấy riêng Đạo duyên cũng đủ để tạo nên thế giới rồi.

Vì trong Đạo duyên nó bao gồm cả: Nghiệp duyên, Nhân duyên, Cảnh duyên, Trưởng duyên. Được không? Nếu đọc bài kỹ. Thì mấy cái duyên này gần như chỉ là tên gọi khác nhau thôi. Qua những cách phân tích khác nhau thôi.

Tại sao, đức Phật Ngài dùng nhiều cách phân tích như vậy? Bởi vì nhìn vào cơ tâm, tâm địa mỗi người nghe. Có người họ nghe cái này họ thấm hơn.
Như có người, Ngài nói: Tâm của con là một miếng đất, bỏ cỏ để trồng thứ cần thiết. Nhưng có người Ngài không nói vậy mà Ngài nói khác: Tâm con là một khu vườn, con nhổ cỏ trồng thứ khác; còn trong khi Ngài xài chữ “hãy dọn đất” để trồng; còn đứa kia Ngài kêu “dẹp không cần để trồng thứ cần”. Rồi có đứa Ngài nói: Tâm con như lu nước, phải lóng phèn để xài.

Ngài nói sao cũng được hết, miễn là người ta tu thôi.

Việt Nam mình có câu: Thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục thì lóng phèn. Vậy hiểu Đạo duyên không?

↑ trở lên

Vật thực duyên

Rất là quan trọng. Toàn bộ đời sống của chúng ta rõ ràng là cần những thứ điều kiện, hay là nhân tố, dưỡng tố. Những thứ đó ở trong chữ Pāli gọi là Āhāra = Tiếng Hán dịch là Vật thực, thực phẩm.

Vật thực khác thực vật phải không? Giống hợp tác = corporation, khác tác hợp = make together, làm tụi nó tác hợp với nhau.

Không có cái gì trên cuộc đời này không cần điều kiện nuôi dưỡng nên nó, dầu là về tinh thần hay vật chất. Thí dụ, tình cảm giữa con người với con người chúng ta cần rất nhiều thứ để nuôi dưỡng nó, các vị có nghe nói vậy không? Có nghe chữ vun xén, vun xới. Đó. Một cành hoa, một món quà đúng dịp sinh nhật là sự tưới tẩm cho tình cảm gia đình. Hiểu không? Đại khái như vậy. Nó cũng là một thứ thực phẩm.

Một ánh mắt, một nụ cười đúng lúc cũng là thứ thực phẩm. Một viên thuốc, một viên kẹo, một cái bánh cũng là thực phẩm.

Có điều thực phẩm ấy nuôi tinh thần hay thể xác, tình cảm hay lý trí. Nghe kịp không?

Thì tất cả: Tình cảm, lý trí, tinh thần, thể xác – cả 4 cái này đều cần đến những nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng ấy được đức Phật gọi là Vật thực duyên. Các vị mới nghe thấy kỳ phải không?

Vật thực, trong kinh, đức Phật dạy có 4. Các vị nghe các vị mới hết hồn:

1. Đoàn thực = Thức ăn, thức uống, thuốc chữa bệnh, tức là thứ bỏ vào mồm.

2. Xúc thực = Những gì 6 căn thường xuyên va chạm, tiếp xúc, cũng là thứ thực phẩm cho mình. Đúng không ta? Có hiểu tôi nói gì không? Những gì mình thấy mình nghe có làm mình khỏe hơn hay làm cho mình mệt hơn không? Có không? Mấy ngày nay quý vị không ăn uống gì hết chắp tay sau mông đi bộ mình cũng thấy nó khỏe nữa, vì con mắt của mình nó thấy cái gì, lỗ tai mình không nghe âm thanh, chỉ nghe tiếng chuông bò thôi, hoặc nghe tiếng cười của bạn đạo thôi. Đó cũng là một thứ thực phẩm. Còn bây giờ về nghe lăng xăng, bóp kèn tin tin, rồi chửi thề, con nít khóc léo nhéo,… ít bữa các vị xuống phi trường Sài Gòn các vị mới thấy độ phê của nó. Rồi xuống phi trường cái nóng hừng hực, nó cũng là một thứ thực phẩm, mà có điều là độc phẩm. Cái nóng, cái ồn, cái bụi làm cho mình mệt.

Cho nên, trong kinh nói. Cái đầu tiên là Đoàn thực là những gì mình bỏ vào mồm, một cách cụ thể, điển hình, nó dễ hiểu rồi. Nhưng thực phẩm thứ hai, nó hơi trừu tượng hơn. Có nghĩa là những gì 6 căn của mình thường xuyên tiếp xúc nó cũng là nguồn tiếp liệu cho đời sống của mình. Phải không? Các vị có đồng ý với tôi, một trang báo cũng là thứ thực phẩm cho cái này không? Một trang tin, một vài phút tivi, vài phút radio đều là những thứ để nuôi dưỡng, mà có điều nó nuôi chỗ nào?

Thực phẩm có 2: Ngon không lành & Lành mà không ngon. Có đó không ta? Ngon khác lành khác nha. Có cái rất ngon nhưng không lành. Có cái lành nhưng nuốt không vô. Có cái vừa ngon vừa lành; Có cái không ngon cũng không lành.

Giống như đời tu của chúng tôi, nhiều khi người ta thương, người ta mời đi dạy học, người ta nói: Chúng con thương sư, luôn luôn dành cho sư món ngon vật lạ nhưng tôi coi kỹ vật lạ nhiều hơn món ngon. Mình chê, nó nói tu không kiểm soát khẩu dục. Cho nên, tụi tui ăn nhiều thứ lạ lắm.

Tôi nhớ, ông nhà văn Bernard Shaw của Anh, ổng qua bên Ý, ổng vô nhà hàng cũng kêu này kêu kia mà trời ơi nó đem ra dở ẹc, ổng kêu món mỳ spagetti nó đem ra giống như mấy cọng thun vậy đó, dở ẹc, ổng ráng trệu trạo được 2, 3 muỗng ổng đẩy qua bên. Thằng bồi nó ra nói: Thưa ông, ông có muốn dùng chi nữa không ạ? Ông có muốn dùng trà hay café gì nữa không? Ổng nói: nếu ly đầu tiên đem là trà thì giờ đem café. Có nghĩa là nó dở đến mức ổng không biết nó là cái gì luôn.

Có lần trong buổi tiệc, ổng uống ba mớ, có bà đi ngang cũng mời rượu ổng, cụng ly cái “cóc”, ổng ga-lăng, ổng nói, bà đẹp thiệt, bả uống ba mớ bả nói: Rất tiếc tôi không thể khen ông. Ổng nói: Thì bắt chước tui nói dóc vậy đó. Chả đểu lắm, mà chả xấu trai lắm. Có bữa đi party nữa, cũng dzô dzô, có bả mến tài ông lắm, cầm cái ly ẹo ẹo vô : Có nhiều lúc em đọc sách của anh em mến, ước gì tụi mình có kết hợp sanh ra nó thông minh như anh mà đẹp như em. Ổng nói: Tui cũng mong lắm mà sợ đẻ ra nó đẹp như tui mà thông minh như bà. Cha đó chả vui lắm.

Có bữa, chả đi máy bay, có hành khách kế bên mặt tái mét. Lần đầu nó đi mà. Ổng hỏi: Làm gì, không ok hả? - Không, lần đầu tiên thấy độ cao, sợ. Ổng nói: Không có gì hết trơn, đi máy bay, xe hơi chắc gì an toàn, đã xui đâu cũng xui. Có lần chính mắt tôi thấy cái thằng bị máy bay rớt trúng kìa.
Suốt đời, chả nói tầm bậy không.

Xúc thực là những gì mà mình thường tiếp xúc dầu qua mắt, tai, mũi, lưỡi, dầu nó có ngon hay lành, hoặc không ngon cũng không lành, thảy đều là vật thực hết. Đã nói vật thực, có cái có hại và có lợi thì xúc thực cũng vậy, có hại và có lợi. Cho nên, chuyện đời sống của chúng ta, nếu cần, nói Tu là gì? Tu là lựa thức ăn. Đúng hay sai? Giờ mới thấy học đã không?

Chỉ riêng quất ông số 2 này là thấy toàn bộ Phật pháp nằm trỏng rồi. Tu hành là gì? Tu hành là lựa thứ để mà ăn. Hết.

Có nghĩa là, ăn đúng là mình ok. Ăn đúng = vừa tinh thần vừa thể xác.

Thể xác ăn bậy thì bệnh; Tinh thần ăn bậy thì khổ.

Quan trọng vô cùng.

3. Tư niệm thực = Chủ ý trong mỗi hành động. Nó cũng là thứ thực phẩm.

Trời nắng chang chang, trời lạnh như cắt da mà khi mình nghĩ rằng mình đang ngồi thiền để mài mòn phiền não với chủ ý đó mình chịu lạnh rất là ngon có đúng không? Hoặc là trời nắng chang chang, trời lạnh như cắt, mưa đổ như thác, nắng đổ như thiêu chỉ cần nghĩ rằng mình ráng bán xong gánh chè này về nuôi đám con ở nhà, chỉ nghĩ như vậy bèn gánh đi te te. Hiểu không? Hay vậy đó.

Cho nên tư niệm là Hán họ dịch sát chứ tư niệm là Sañcetanika āhāra = Tâm sở tư, chủ ý trong hành động. Bản thân chủ ý cũng là một thứ thực phẩm. Nãy tôi mới nói, cũng cùng cực khổ, cũng cùng gánh cái gánh đó mà chủ yếu mình nghĩ tới cái gì. Mình nghĩ tới cái gì thì chính cái đó nó thêm sức cho mình.

Như trong kinh nói, có vị tỳ-kheo đó ngồi thiền, giấc trưa trời nắng chang chang trong một chỗ không có bóng mát, vị đó ngồi chỗ đó nóng quá đi, lúc đó đang nóng vị đó tính bỏ vô phòng nhưng vị đó nghĩ rằng: Lửa địa ngục còn nóng hơn vậy nữa, nếu bây giờ mình chịu được lửa này mình né được lửa kia. Nghe kịp không? Nhờ nghĩ vậy, cho nên vị đó chứng quả La Hán. Dĩ nhiên, mình đừng bắt chước vậy, người ta chứng A La Hán mình không chứng đâu, không chắc. Nhưng chỉ kể vậy minh họa thôi, chứ còn mình yếu người đừng đi nắng.

4. Thức thực = Tâm đầu thai của mỗi kiếp sống.

Mới vừa liếc qua thấy nó hơi kỳ kỳ phải không? Thấy cái này tâm đầu thai mà gọi nó là một thứ thực phẩm thì rất là kỳ. Nghe nó không liên quan gì tới mình hết. Nhưng mà nghe tôi nói nè.

Cho tôi hỏi câu thôi, tâm đầu thai ở đâu nó ra? - Nó là do thiện ác quá khứ mà ra.
Tâm đầu thai kiếp này ở đâu mà ra? Tâm đầu thai kiếp sau ở đâu mà ra? Giờ hiểu chưa?
Như vậy thiện ác kiếp này có quan trọng không?

Cho nên, cứ nhớ như vậy. Chính cái tâm đầu thai đưa mình về một cảnh giới nào đó. Chính thiện ác của mình bây giờ đưa mình về cảnh giới nào đó. Chính cái tâm đầu thai đó, gần như quyết định mình sẽ sống được bao lâu, mình sống trong tình trạng khỏe hay đau, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo, sướng hay khổ, cái đó có đúng không? Cũng là đầu thai nhưng đầu thai vô chỗ nào thì được sướng, đầu thai vô chỗ nào thì khổ. Đầu thai vô chỗ nào đẹp, đầu thai vô chỗ nào xấu.

Nói tới đẹp xấu tôi mới nhớ, có câu chuyện, bên Tàu hay bên Đại Hàn gì đó. Anh đó ảnh đại gia, ảnh lấy cô vợ đẹp như tiên vậy đó. Khi sanh ra bầy con xấu hoắc, xấu mà xấu dị dạng, sau đó ảnh đi điều tra là cô vợ ảnh giải phẫu thẩm mỹ. Sửa sao mà mất tiêu gốc cũ luôn. Có nghĩa là, đẻ ra mấy đứa nó giống như mẹ nó hồi chưa sửa, đẻ ra y chang.

Đó là kể minh họa thôi. Cái tôi muốn nói là: Chính cái tâm đầu thai nó quyết định các vị sống khổ, sống sướng, sống vui, sống buồn, giống như thực phẩm vậy. Chính thực phẩm làm cho các vị sướng, khổ, vui, buồn khác nhau.

Nếu vậy thì tôi hỏi các vị, trong đời sống mỗi giờ, mỗi ngày các vị có liên hệ gì 4 thứ này không? Nếu trưa nay các vị ăn nhằm món canh bí đao nước cốt dừa để thiu thì các vị có được an lạc không? Như vậy Đoàn thực có quan trọng không? Tôi nhìn các vị nãy giờ ngồi yên không nhúc nhích, đi hơi nhanh là tôi biết các vị trưa nay ăn ok. Hiểu không?

Qua tới xúc thực. Cái đầu các vị nãy giờ không có chuyện gì bị phiền phức, không có tin nhắn gì làm các vị khó chịu hết, các vị mới có thể ngồi đó nhăn răng mà cười, đúng không? Đó là xúc thực.

Các vị phải có chủ ý gì các vị mới có mặt ở Thụy Sỹ đúng không? Qua đây để đi casino thì mắc gì ở đây. Đúng không?

Cái thứ tư, nếu quý vị đầu thai kiếp này bằng một cái tâm trời ơi, cái tâm sa đọa thì bây giờ các vị ở trong chuồng, trong cũi chứ đâu có ở trong lớp này. Nghe kịp không? Nó có những loài cho nó ngồi đàng hoàng nó ngồi không được, các vị có biết không? Nó phải ở trong chuồng. Nó không uống nước ly được mà nó phải uống trực tiếp, nhưng mà mình phải xài cái này có nghĩa là mình cũng sang lắm.

Cho nên, bốn cái này nó trực tiếp dính liền với mình. Và vì vậy, cho nên đức Phật Ngài có đưa ra một thứ duyên gọi là Vật thực duyên. Ngài mượn hình ảnh vật thực để Ngài nói một khía cạnh rất quan trọng: Đời sống của chúng ta nó xuất hiện và vận hành một cách tích cực hay tiêu cực, hướng thượng hay hướng hạ, thảy đều nhờ vào các điều kiện, và ta gọi các điều kiện ấy bằng một cái tên rất dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ – Đó là Vật thực duyên.

Mình đầu thai bằng tâm gì? Chị phải đầu thai bằng tâm tam nhân chị mới có thể đắc đạo. Chị phải đầu thai bằng tâm tam nhân chị mới hiểu được những vấn đề sâu kín, như vậy thì tâm đầu thai nó ảnh hưởng suốt cuộc đời chị chứ. 3 cái kia thay đổi được, cái này không.

Cho nên, trong 3 cái chướng mình nhớ: Nghiệp chướng – Quả chướng – Phiền não chướng. Thì Nghiệp chướng có nghiệp thay đổi được, mình sám hối được. Quả chướng là gần như không đổi được; Còn Phiền não chướng thì cũng sometimes nhưng khó lắm, một khi mình bị nặng cái gì đó khó lắm.

Thí dụ tánh ganh tị nhiều, tánh bỏn xẻn nhiều. Cái này tôi nói các vị buồn. Người 60 tuổi mà không chỉnh sửa là xài vốn cũ luôn. Tôi dạy giáo lý tôi biết. Người 60 tuổi khó lắm. Cho nên, cả 3 cái chướng đó: Nghiệp chướng, Quả chướng, Phiền não chướng là Quả chướng mình sửa được một ít, thí dụ mình sanh ra bị bệnh, bị xấu, sửa được một ít; Còn nghiệp chướng, mình lỡ tạo trọng nghiệp thì có trường hợp sửa được, có trường hợp sửa không được. Thí dụ, nghiệp chướng mà mình tạo những nghiệp liên hệ đến Tam Bảo, đến cha mẹ thì khó.

↑ trở lên

Vua A Xà Thế

Trong kinh nói ông vua A Xà Thế, ổng có cái may là ổng không trực tiếp giết cha mình mà ổng chỉ ra lệnh thôi. Và sau đó, ổng là người phò trì, hộ độ giáo pháp, đức Phật, chư tăng và kỳ kết tập; cho nên thay vì ổng đi A-tỳ thì ổng chỉ đi Địa ngục đồng sôi thôi. Có nghĩa là nó có một chảo đồng rất sâu, từ trên miệng chảo, ổng trôi từ từ chìm từ từ xuống tới đáy là 30.000 năm, rồi từ dưới đáy ổng trồi lên từ từ, lên tới mặt nước 30.000 năm là ổng thoát luôn. Đó là ổng không đi A-tỳ. Nhờ ổng có sám hối. Sám hối dốc lòng. Chứ sám hối xá xá mấy cái quay đi thì không có đủ. Ổng phải dốc lòng, thiết tha.

Ổng thương Phật lắm, trong Chú giải ghi cái này. Các vị mở Trường Bộ kinh, bài số 2, Sa-môn Quả, trước khi ổng vào gặp Phật sám hối tội giết cha gián tiếp, ổng bị mất ngủ triền miên, sau đêm ổng nghe Phật giảng kinh, ổng về từ đó về sau, tới lúc ổng chết, ổng không bị chứng mất ngủ nữa, sleeping disorder ổng không bị nữa. Khiếp như vậy. Ổng thương Phật đến mức, khi Thế Tôn viên tịch ở Kusinara, hung tin báo về Thế Tôn tịch rồi, ổng xỉu liền tại chỗ. Ổng tỉnh dậy hỏi chuyện gì? "Thế Tôn tịch rồi", lại xỉu thêm lần nữa. Ổng xỉu 3 lần như vậy. Rồi bắt đầu ổng đưa nguyên một đoàn quân cực kỳ hùng mạnh, võ trang tận răng, đi từ Rajagaha đi tới Kusināra để “tịch thu” toàn bộ Xá Lợi. Chả mạnh lắm, chả giống như tinh thần của Bắc Hàn, tức là thằng nào có hạt nhân nó mạnh. Chả tới chả muốn tịch thu Xá Lợi. Dĩ nhiên, chuyện đó không có. Là bởi vì, trong lúc 8 nước đưa quân tới bao vây Kusināra để rước Xá Lợi, thì lúc đó có một ông cư sĩ, là Bà-la-môn Dona, ổng là người rất nổi tiếng, chuyên gia thương thuyết, negotiator.

Cuộc đời ông này dài lắm. Có một lần, ổng đang đi trên đường, ổng nhìn thấy một dấu chân. Dấu chân lạ lắm, ổng rất giỏi Veda của Bà-la-môn. Ổng nhìn dấu chân, ổng biết chân này không phải của người bình thường, ổng mới nhìn quanh. Dấu chân này mới có nghĩa người đó chưa đi bao xa, ổng nhìn quanh ổng thấy đức Phật, lúc đó Ngài ngồi bên gốc cây lề đường, cố ý chờ ổng mà. Ngài biết ổng là nhân vật rất quan trọng, cho nên, Ngài chờ. Ngài cố ý chú nguyện để dấu chân cho ổng thấy xong Ngài vô trong gốc cây Ngài ngồi. Ổng tới hỏi pháp Ngài, ổng hỏi mấy câu ổng đắc Tam Quả.

Đức Thế Tôn biết rất rõ, chính ông này về sau đứng ra làm nhà thương thuyết để chấm dứt nạn binh đao máu chảy thành sông khi Ngài viên tịch. Ngài biết. Nguyên cõi Diêm Phù Đề không có ai, ngoài ra ông này có khả năng làm việc đó. Khi Ngài tịch, ổng về ổng viếng tang, ổng thấy các xứ đang vậy, ổng nói với dòng họ Malla, để tôi lên nói chuyện với họ. Trong kinh chỉ nói vậy thôi, chứ ổng nói gì ai biết. Ổng nói sao đó, đại khái nội dung là: Thế Tôn thuở sinh tiền, luôn kêu gọi Từ Tâm, không khuyến khích sát sanh, nay lý gì vì nắm xương của Ngài mà mình phản bội lời dạy của Ngài? Ý nội dung như vậy đó. Đọc xúc động. Thì người ta người ta nói ok vậy chia đều. Chia từng phần từng phần.

Phạm thiên thượng giới một tòa
Xương vai bên tả cùng là Tam y

Chia mỗi chỗ mỗi chỗ mỗi người một phần. Chia thành 7 phần. Có phái đoàn thứ 8 tới trễ nên họ chỉ xin phần tro chỗ trà tỳ. Còn ông Dona, ông chia đó thì ông nói thôi chia hết, tôi xin cái cân để làm kỷ niệm, cân đó bằng vàng. Chuyện dài lắm, tôi chỉ kể vắn tắt.

Sau đó, ngài Ca Diếp tổ chức trùng tuyên Tam Tạng kết tập Phật ngôn, thì chính vua A Xà Thế là người xây dựng liền một lúc 18 tăng phòng để làm chỗ cư ngụ cho 500 vị La Hán về làm chuyện kết tập.

Kết tập là sao? Các vị ngồi lại với nhau. Nói rằng, toàn bộ lời dạy của Thế Tôn chia thành 9 Phần: Kệ ngôn, Phúng tụng, Phương quảng, Ký thuyết, Bổn sinh, Bổn sự ,…
Phần 1 gồm cái gì, phần 2 gồm cái gì…. 9 phần ấy gom gọn thành Kinh – Luật – A Tỳ Đàm.

Ngài Upali được Thế Tôn tán thán là đệ nhất trì luật, trả lời phần tạng Luật: Điều luật ấy, Thế Tôn cấm chế ở đâu? Tại sao Ngài cấm tỳ-kheo không được vầy không được vầy? Lý do nào Ngài cấm luật đó? Ngoài chuyện cấm vậy sau này Ngài có bổ sung thêm luật nào nữa hay không?
Tạng Kinh, A Tỳ Đàm giao cho ngài Anan là đệ nhất Đa văn. Các ngài hỏi từng bài, bài kinh đó, Thế Tôn giảng ở đâu, giảng ở đâu, ngài Anan trả lời xong xuôi thì vừa kết tập xong, các vị đồng ý với nhau: Kể từ hôm nay, cái này được gọi là Phật ngôn.

Thì người tài trợ toàn bộ kinh phí tốn kém suốt 3 tháng ấy là vua A Xà Thế. Lúc đó vua A Xà Thế rước Xá lợi từ Kusinara về Rajagaha của ông. Dân chúng vì thương Thế Tôn họ cứ bao vây đoàn quân rước Xá lợi, họ không cho đi. Họ tiếc. Lúc đó trong kinh nói, ngài Ca Diếp nói: Đế Thích hãy can thiệp đi. Đế Thích mới tạo ra những hình ảnh nọ kia cho người ta tan hàng. Để đoàn rước Xá lợi đi. Vua A Xà Thế đem về, làm một bảo tháp trang nghiêm để tôn trí Xá lợi đức Phật. Vì lòng tôn kính tôn giả Ca Diếp cho nên ngài chuẩn bị tháp, chuẩn bị mọi thứ xong xuôi thì ngài nói ngài Ca Diếp, giờ con phải làm gì? Ngài Ca Diếp nói : Chuyện này để ta. Đại vương chỉ việc làm bảo thang trang nghiêm. Đích thân ngài Ca Diếp cầm tháp vàng đựng phần Xá Lợi Thế Tôn được chia, 1/7 tôn trí vào đó. Chính ngài Ca Diếp lấy hoa tươi rải xung quanh. Chính ngài Ca Diếp để ngọn đèn vào trong đó, và chú nguyện: Kể từ hôm nay trở đi, 218 năm hoa này không héo, đèn này không tắt, cho đến bao giờ vua A Dục tới khai tháp để làm tháp mới thì thôi. Chú nguyện xong ngài đảnh lễ và ngài lùi ra để cho người của vua niêm cái tháp lại.

Đúng 218 năm sao, sa-di Nigrodha dắt vua A Dục đến đó. Đến bảo tháp, sư Nigrodha nói : Đây là bảo tháp thờ Xá Lợi Thế Tôn. Vua nói : Trời sao đổ nát quá vậy? Trẫm phải làm tháp mới để trẫm thờ. Nhưng làm tháp mới phải rước xá lợi ra. Chứ sao làm? Lúc gỡ gạch ra, vua quỳ sụp xuống, vua nổi da gà, hoa tươi, đèn cháy. Khiếp vậy đó.

Nói xa quá. Giờ quay lại vụ vua A Xà Thế.

Vua tuy làm nghiệp ác, nhưng vua có lòng sám hối thiết tha. Nhưng phải nói thêm, vua không đích thân giết, phải nhớ cái đó nha. Có chi tiết giảm nặng, tăng nhẹ trong tòa án... (cũng có công cách mạng, chưa đến tuổi 18 hoặc có chút bệnh tâm thần gì đó thì nó mới giảm.)

Bốn thực - Vậy các vị đồng ý với tôi là đời sống các vị thường ngày đúng là phải nhờ mấy ông này phải không? Một là mình thường nhai, nuốt cái gì cũng ảnh hưởng tới mình. Thứ hai, 6 căn của mình thường biết cái gì; thứ ba, chủ ý trong hành động, trong lời nói, trong đời sống của mình là cái gì? Thứ tư, tâm đầu thai đầu đời, chính nó đưa ta vào cảnh giới nào, và nó theo đuổi ta suốt cuộc đời. Đầu thai bằng tâm nhị nhân, dầu có giỏi bằng trời thì cũng không thể chứng thiền, chứng đạo. Nhớ nha.

↑ trở lên

← Khóa học 11/2022 - Beatenberg
[04/11][05/11][06/11]
[07/11][08/11][09/11]
[10/11][11/11][13/11]
Xin tri ân cô Hồ Thị Vui ghi chép
© www.giacnguyen.com