Khóa học 11/2022 - Beatenberg
[04/11][05/11][06/11]
[07/11][08/11][09/11]
[10/11][11/11][13/11]
Xin tri ân cô Hồ Thị Vui ghi chép
© www.giacnguyen.com

Bài giảng 13/11/2022

1. Chế Định
2. Phật Pháp
3. Tên gọi & Khái niệm
4. La Hán
5. Ngôn từ hoàn hảo
6. Ba hạng người
7. Nguyện thành Phật
8. Cạo gió
9. Trí Tuệ Quán
10. Chứng Đạo
11. Chánh Đẳng Giác

↑ trở lên

Chế Định

Đây, bà con thấy nguyên cái bảng này, ngoại trừ ông này là Niết Bàn (là trạng thái hoàn toàn vắng mặt 5 uẩn) mình không nói tới - thì từ đây trở lên là toàn bộ đời sống - hồn và xác của mình.



Nhưng vấn đề là 13 cái dưới đây là cái gì?

Sáng nay mình học cái đó.

Chúng ta có 2 góc nhìn về vũ trụ và chúng sinh:

1. Qua bản thể: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp - gọi là Chân đế.
2. Qua hiện tượng có 2 khía cạnh : Khái niệm và tên gọi.

Từ khái niệm mới có tên gọi. Cả 2 trường hợp này đều được gọi chung với những từ như là
* Tục đế (Sammuti) hay
* Chế định (Paññatti) hoặc
* Thi thiết (Parikappita) – Designated
Cũng cục bột mì mà mình làm sao ra cái bánh mì, làm sao ra bánh bao, ra mì, ra nui, ra spagetti... đó gọi là "Thi thiết".

Khái niệm Chế định gồm có 3 trường hợp:

  1. Nương hình nói bóng, như các tên gọi: Xe cộ, nhà cửa, thú vật, chim muông,… . Nhìn hiện tượng tin rằng có sự thật – dựa vào cái này mà đưa ra cái kia.
  2. Nói điều giả định mà người nói biết là không có. Thí dụ, tôi nói: Nếu chiều nay quý vị đi tắm thì mình không học. Nhưng tôi biết chuyện đó không có. Hiểu không? Cách nói giả định thôi nhưng chính người nói biết là không có. Nhưng vẫn phải nói. Biết nó là không thật nhưng vì nhu cầu mà phải dựng nó lên.
  3. Những khái niệm Tà kiến (Abhinivesapaññatti) như: Một cái tôi vĩnh hằng, một đấng chí tôn hằng hữu, nó vốn không có thật nhưng mình tin; Nó không thật mà mình tin là thật.

Căn cứ trên 3 trường hợp này, tên gọi hay "Danh chế định" gồm có 2 trường hợp:
  1. Hư ngôn (avijjamānapaññatti – non existing) : Tên gọi những thứ vốn dĩ không có thật trong pháp chân đế, như: Bàn, tủ, giường, ghế, cây cỏ, đất đá,… Hư ngôn dùng để chỉ cho cái không có thật.
  2. Thực ngữ (vijjamānapaññātti): Cũng là tên gọi nhưng được dùng ám chỉ cho những thứ có thật trong chân đế, như: Đất, nước, lửa, gió, tâm thiện, tâm ác, tâm phàm, tâm thánh, tâm thức, tâm sở, sắc pháp,… tuy nó cũng là tên gọi nhưng nó dùng chỉ cho cái có thật.

Thế giới này có 2 góc nhìn: Nhìn về bản thể & Nhìn về hiện tượng.

Cách nhìn về hiện tượng có 2:
(1) Khái niệm – Atthapaññatti;
(2) Tên gọi – Nāmapaññatti

Sau đây là nền tảng để tạo ra 2 cái đó. 3 nền tảng đó là gì?
1. Upanidhapaññatti
2. Atthavapaññatti
3. Abhinivesapaññatti

Tên gọi, gồm:
1. Hư ngôn
2. Thực ngữ

Khái niệm, gồm các trường hợp sau đây:
  1. Tổng hợp chế định: Dựa vào sự kết hợp của các thành tố hay bộ phận rời rạc, mà ta có các khái niệm như: Nhà, xe, núi, sông, tinh tú, trời trăng,… Tức là phải dựa vào sự kết hợp của mấy thứ rời rạc. Tổng hợp của nhiều thứ mới ra một vật.
  2. Liên kết chế định: Dựa vào mối quan hệ giữa A với B mà ta có các khái niệm như: Bờ sông, thành giếng, biên giới,… Có nghĩa là dựa vào sự kết nối giữa Miên với Lào mà mình có biên giới, chỉ có Miên không thì không có biên giới. Biên là phải có 2 cái – thằng nằm giữa là biên. Bờ sông có nghĩa là bên nước bên đất gọi là bờ sông. Thằng A có tên gọi vì phải dựa vào thằng B. Như hồi tối tôi ví dụ, được gọi là vợ vì có thằng nào đó chịu làm chồng. Được gọi là chồng vì có con nhỏ nào chịu làm vợ. Được gọi là mẹ vì có con. Một bé gái 6 tuổi không ai gọi nó là mẹ hết, nó phải có bầu, nó phải có con. Bầu hư nó cũng không được gọi là mẹ nữa. Nó phải có đứa con.
  3. Chúng sanh chế định
  4. Phương hướng chế định
  5. Không gian chế định: Tất cả những trong, ngoài, trên, dưới, xa, gần, hay bốn hướng đều là của giả. Dựa vào hướng trời mọc gọi là Đông, rồi từ đó mới có Tây – Nam – Bắc và trên dưới. Nếu không có trời trăng và trái đất thì không có phương hướng.
  6. Thời gian chế định: Dựa vào các chu kỳ hay giai đoạn sinh diệt của vạn vật mà người ta mới có khái niệm về thời gian như: Đêm ngày, mưa nắng hay bốn mùa. Chứ nếu là một khoảng không mênh mông thì làm gì có bốn mùa.
  7. Biểu tượng chế định: Đó chính là trường hợp các biển hiệu hay màu cờ sắc áo. Có nghĩa là hồi trước không có quốc gia đó, tự nhiên có quốc gia đó, nó có màu cờ; rồi hồi đó đất nước đó không có đá banh, tự nhiên nó có đá banh nên có màu áo,… Thí dụ như Campuchia đi, hồi xưa giờ nó không có đội banh tự nhiên nó thành lập đội banh, thì phải màu đó có hình Angkor, ra sân nhìn màu áo biết đội Campuchia. Mà xưa giờ không có, đội banh Campuchia mới thành lập cách đây có 2 tháng thôi. Bắt đầu cả thế giới nhìn nhận, ờ nhớ nha, đây là màu áo cầu thủ Campuchia. Hoặc là bây giờ trên đường mình nhìn thấy tấm bảng mình biết chỗ đó bán phở hay bán bánh.


Tôi nhớ có bà đó chỗ bán cá, bả để tấm bảng “Tại đây có bán cá tươi”. Thằng bạn lại nói "Hơi bị dư, vì cá để đây, cần gì phải ghi “tại đây”, không lẽ bà bỏ ở kia à? Bỏ chữ “tại đây” đi". Vậy chỉ còn lại “Có bán cá tươi”. Thằng bạn nói thêm "Để chữ “có” chi. Dẹp." Còn lại “Bán cá tươi”. Bữa sau nó đi ngang, nó nói "Bà nghĩ sao, cá để đây là bà bán hay bà mua? Ai cũng biết bà bán tại sao phải để chữ “bán” chi?" Cuối cùng còn chữ “cá tươi”. Bữa sau nó lại đi ngang, nó nói “Bà để “cá” ai cũng biết không lẽ người ta tưởng “thịt” bỏ chữ “cá” đi!" Bữa sau nó nói “Không lẽ bà bán đồ thúi sao?”. Bả dẹp. Dẹp xong bả chửi nó: "Tổ cha nó! Giờ từ đây về sau người ta muốn mua cá người ta đâu biết chỗ này bán?"

Đó là vấn đề phù du của chế định. Tức là thằng mắc dịch đó nó nói có lý nhưng nhiều khi mình phải chấp nhận cái vô lý để mà có một thông tin với nhau. Kể cả cái vô lý vẫn phải có để thông tin với nhau.

Cho nên, mình học A Tỳ Đàm mình biết vạn hữu có bản chất, bản thể của nó. Sống trên đời này, với một người không học Phật pháp, tất cả chúng ta đều sống trong khái niệm hết. Khi biết Phật pháp rồi, chúng ta vẫn tiếp tục sống trong khái niệm đó. Vì chúng ta vẫn phải đi lại, lai vãng giữa đời này. Nhưng mình luôn hiểu đây là đồ giả.

↑ trở lên

Phật Pháp

Thật ra mà nói, tôi năm này 53 tôi mới thấm thía một vài bài kinh, mà hồi đó tôi tưởng tôi hiểu. Tôi thấy trong kinh đức Phật Ngài dạy nghiệp khẩu bất thiện gồm có 4: Nói dối, nói đâm thọc, nói ác độc, nói vô ích. Hồi đó, tôi coi thường “nói vô ích” lắm. Nói dối = hại người; Nói ác độc = làm người ta đau lòng; Nói ác độc = làm người ta tan nát; Nói vô ích = bất quá tào lao thôi. Nhưng tới hồi tôi già, tôi thấy không phải. Thằng Nói vô ích đó nó độc ghê lắm. Vì anh muốn nói chuyện tào lao cái đầu anh phải tào lao trước. Thứ hai, tin lời tôi đi, ráp nhau nói chuyện tào lao thế nào cũng gây lộn. Thí dụ, bên Mỹ có biết bao nhiêu cặp vợ chồng gây nhau vì chàng Cộng hòa, vợ Dân chủ. Bàn chuyện tầm bậy thế nào cũng gây lộn. Chuyện đó chuyện có thật. Tin tôi đi. Cái đó tui tin như tui tin tui có 10 ngón tay vậy đó. Ít thì không có gì nhưng nói vô ích một hồi thế nào nó cũng lòi ra cái đó. Đó là một chuyện.

Chuyện thứ hai: Không gần gũi người ác. Hồi đó tôi hiểu người ác phải là đầu trộm đuôi cướp, đâm cha chém chú. Nhưng không phải. Trong kinh giải thích ác ở đây là người nào mình ở gần họ mà bất thiện nó tăng, thì gọi là người ác. Kể cả đó là mẹ, cha, anh, cậu, dì, mợ của mình mà cái ác mình được kích thích đó gọi là người xấu. Chứ không phải ác là đâm cha chém chú.

Chuyện thứ ba: Hồi nhỏ tui đọc Trung Bộ kinh có bài Ratthapala. Ngài Ratthapala là một công tử, ngài theo Phật đi xuất gia. Khi ngài trở về mấy cô vợ cũ bu quanh khóc, năn nỉ ngài hoàn tục. Lúc đó ngài là vị A La Hán, ngài có nói thế này: "Bỏ hết phấn son, nữ trang thì mấy nàng còn gì để níu chân ta?" Hiểu không? Hồi đó đọc tôi nghĩ "ông A La Hán mới nói vậy chứ đẹp rõ ràng. Chỉ A La Hán mới nói kỳ cục vậy thôi." Nhưng hồi mình lớn lên mình mới biết. Cái này nói xin lỗi các cô, nếu tháo hết phụ kiện, cũng hơi khó. Hiểu không? Tức là, chúng ta thương nhau toàn thương cái giả thôi. Hiểu không? Nếu chúng ta không được ăn mặc chỉn chu, đàn ông thường ở dơ, đàn bà bắt chước ở dơ là đuối luôn.

Đó là những cái mà khi biết Phật pháp rồi mới biết. Đó là mình đang sống trong thế giới của giả. Và, có một chuyện nữa, tức là quý vị phải đồng ý với tôi một chuyện: Trên đời này nó có những cái mà mình phải khờ khờ mình mới chấp nhận được nó. Có hiểu tôi nói gì không? Trong một phút giây dại khờ, tăm tăm mù mù mình mới thích được cái đó. Chứ nếu mình tỉnh táo thì nó kỳ lắm. Mình không có gan để như vậy.

Bởi người ta nói, bóng tối đồng lõa với tội lỗi là vậy đó. Trong kinh nói trong bóng tối vô minh các phiền não mới sinh sôi. Câu đó đúng. Trong bóng tối của góc nhà thì bụi bặm, gián, chuột mới phát triển. Chúng ta sống toàn trong cảnh ảo không.

↑ trở lên

Tên gọi & Khái niệm

Cho nên, sáng nay mình học một chuyện mà tôi cho là rất quan trọng. Đó là mình đã bỏ ra gần hết khóa học để mình học cái gọi là Chân đế, bản chất của thế giới. Nhưng mình vẫn còn lù tù mù là: Nếu nói mọi thứ là giả thì xe cộ, nam nữ, đẹp xấu tính sao? Thì đó, sáng nay mình học cái đó. Tức là những cái gọi là hiện tượng thế giới nằm trong 2 phạm trù: Tên gọi & Khái niệm.

Chính có khái niệm nó dẫn đến tên gọi. Thí dụ thức ăn. Một đứa bé Nhật đi học về hỏi: Mẹ ơi mẹ có gì ăn không? Thì mẹ nó nghĩ đến hộp bento, trong đó gồm có sushi, gồm có tàu hũ, gồm có rong biển... Nhưng một đứa bé Việt Nam nhà nghèo: Mẹ ơi mẹ có gì ăn không? Là cái gì? Cơm nguội với khô quẹt. Một đứa bé Mỹ đi học về mà Mẹ ơi mẹ có gì ăn không? Là hamburger, coke, snack, chips... Tức là, trong đầu chúng ta, chữ "đồ ăn" là mỗi dân tộc đã khác rồi. Và trên thế giới có những dân tộc, phải mập mới có giá, có những dân tộc ốm nhách mới có giá, có những dân tộc cổ càng dài mới có giá, có những dân tộc môi càng thừ lừ mới có giá. Tất cả là do bối cảnh sinh trưởng, và môi trường hoàn cảnh xã hội, chưa kể giáo dục gia đình, rồi học đường, nó hình thành nên những khái niệm. Và từ những khái niệm đó chúng ta có từ ngữ.

Chúng ta biết rằng, nền văn minh nhân loại phát triển song song với ngôn ngữ. Và, dân tộc nào mà ngôn ngữ càng chặt chẽ chừng nào thì mình biết dân tộc đó có nền văn minh. Thí dụ, trên thế giới có những bộ lạc, từ vựng nó chỉ có 40-50 chữ thôi: Sống, chết, kẻ thù, bạn bè, nguy hiểm, ok... Rồi có những bộ tộc nó không nói bằng lưỡi mà nó hú không à. Rồi có những anh khá hơn, ảnh có những từ như "kẻ thù", "bạn", hoặc là trong bộ lạc có người "chết", có người bị tai nạn, cây ngã, đá đè, lọt suối, nước cuốn là ảnh gom vài chục từ.

Chẳng hạn bên Tàu kinh Phật nguyên thủy đâu có từ để dịch. Các dịch giả của Phật giáo đã mượn rất nhiều từ của Lão giáo. Có những từ rất là hay. Ngoài tra, quý vị có biết, ngài Huyền Trang, sau khi ngài dịch xong 74 bộ kinh, ngài đã làm giàu ngôn ngữ Trung Quốc. Kể từ khi có đạo Phật, ngôn ngữ Trung Quốc nó giàu lên cuồn cuộn. Có những khái niệm trước đây người Tàu không có. Khái niệm nó mới dẫn ra từ ngữ.

Và tiếng Việt Nam cũng vậy. Cách đây chừng 100, 200 năm mình nghèo xơ xác. Mà văn hóa văn minh mình nghèo thì từ ngữ nghèo theo. Tại vì từ ngữ là gì? Từ ngữ là tên gọi cho những phát hiện, những khái niệm. Từ ngữ là tên gọi những khái niệm, mà những khái niệm đó mình không có. Thí dụ, tôi là một người dân Sài Gòn, tôi đâu biết mấy ngư cụ dụng cụ bắt cá. Khi tôi đã không biết thì quý vị nói đăng, đó, giò, xủ, dớn, lợp, lưới, chài, cần câu,.… là tui nghe tui chịu thua. Cần câu có nhiều loại cần câu biết không? Bữa tôi coi thấy quá trời loại luôn: Câu chùm, câu đơn, câu lục gì tùm lum hết.

↑ trở lên

La Hán

Trong kinh nói vị La Hán, có nhiều trường hợp:
(1) La Hán thông thường: Hiểu phiền não và chấm dứt Bốn Đế thôi, không có khả năng khác.
(2) La Hán Tam Minh: Chứng La Hán, đi kèm khả năng nhớ đời trước, nhớ được quả luân hồi và nhân luân hồi. Quả luân hồi = nhớ được thọ hành tánh tướng mình sanh ra ở đâu. Nhân luân hồi = Nhớ do nghiệp nào dẫn tới cái đó; Là túc mạng minh và sanh tử minh.
(3) La Hán Lục thông: Có khả năng nhớ được đời xưa, có khả năng kêu mây gọi gió, đi trên biển, xuyên qua tướng.
(4) La Hán Vô ngại giải: Có khả năng trình bày cho người khác điều mình biết. Không phải vị thánh nào cũng có khả năng đó. Người bình thường mình cũng vậy. Không phải ai cũng có khả năng diễn tả được cái mình trải nghiệm. Có đúng cái đó không? Từ ngữ nó không đủ.

Tôi nhớ hồi xưa, tôi học báo chí ông Mai Cao Chương ổng nói thế này tôi thấy rất là hay: "Rất nhiều người nói không trôi, viết không suôn, thì làm ơn khiêng khẩu ngữ ra cho người ta hiểu." Khẩu ngữ là ở nhà nói má sao mình viết y chang vậy. Còn đằng này viết không trôi, nói không suông tự nhiên nghĩ ra mẫu câu phức tạp.

Ham nói trước đám đông, thích dàn dựng mấy câu ghê gớm mà ý tưởng không có, ngôn từ không cho phép, cú pháp thì lạc loài thì nói cả buổi người ta không biết nói cái gì.

Hồi xưa trong chùa tôi có một vị thượng tọa. Mỗi tuần vào chủ nhật, sa-di tụng kinh xong là vị đó quay qua truyền lại giới sa-di và nhắc nhở: Hố rác ở sau phải lấp, đường mương phải khai cho sạch, hàng rào phải cột lại, vị nào rảnh, giỏi thì leo lên nóc nhà làm cái đó,… tức là mỗi tuần chỉnh đốn công việc và giao công việc mới. Mà trong chùa có 6 vị lớn, 6 vị tỳ-kheo. Hồi xưa, ai nói tôi cũng chịu, mà tôi sợ vị thượng tọa đó lắm. Mấy vị kia nói nhanh lắm: "Mấy sư thức khuya cho đã, giờ tụng kinh không có được; một chuyện. Chuyện thứ hai, muốn coi đá banh thì về nhà sư trụ trì coi. Không được vào coi ở nhà Phật tử. (Tại vì hay leo rào đi coi đá banh. Chỉ cho phép về nhà sư trụ trì thôi, thí dụ vậy.) Điều thứ ba, ăn dừa chặt xong phải biết lấy vỏ đi vất không phải chặt đâu bỏ đó. Rồi xong. Mấy sư đi nghỉ đi." Còn vị kia tôi sợ lắm. Mấy sư thì cũng tốt, mà có vài chuyện tối nào cũng nhắc. Mình phải sống có trách nhiệm... Mà toàn con nít không, mà nói trời ơi nhức cái đầu quá. Cuối cùng ổng chốt lại có mấy chuyện. Một là đi ngủ nhớ tắt đèn. Đêm hôm phải ngủ sớm sáng dậy tụng kinh. Có bao nhiêu đó mà trời ơi, ổng khen nào là mấy sư cũng tốt, tùm lum hết, nhưng cũng còn vài điều phải chỉnh. Mà nói lê thê, lê thê, cho tới bây giờ tôi nghĩ tới vị đó tôi còn nổi da gà, sợ lắm.

Hiện bên Mỹ cũng có vị đó nói thì dài lắm mà nội dung không có nhiều. Thì khái niệm nó dẫn đến ngôn từ là chỗ đó.

↑ trở lên

Ngôn từ hoàn hảo

Trong kinh nói đức Phật nói riêng, và các vị thánh La Hán thành tựu Bốn trí vô ngại nói chung, có điểm giống nhau:

(1) Ngôn từ hoàn hảo: Một lời nói ra không thể thêm, không thể bớt.
(2) Từng câu chữ trong đó đều có thể diễn dịch và trình bày ra rất nhiều vấn đề hàm súc.

Thí dụ, đức Phật nói: Thương mình phải biết lo lấy mình.
Thương đây là gì? Mình không phải ngã mà là Danh sắc này.
Lo là gì? Làm việc thiện.

Người trí suốt 3 canh, thường thường sống tỉnh thức
3 canh là 3 canh cuộc đời : Ấu niên, trung niên, lão niên chứ không phải 3 canh là canh đầu, canh giữa, canh cuối.
3 cảnh tỉnh thức = 3 giai đoạn cuộc đời phải luôn luôn tu tập.

Từng câu từng chữ đều có nghĩa hết.

Thí dụ, bài kinh Nhất Dạ hiền: "Quá khứ không truy tầm."

Quá khứ = Tất cả những sắc, thinh, khí, vị, xúc quá khứ. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức quá khứ; Tất cả những buồn, vui, khổ, lạc, ưu, hỷ, xả quá khứ nó không cần thiết, không nhắc tới nó.

Không truy tầm = Không nghĩ về nó bằng tham, bằng sân, bằng si.

Chỉ một câu đó thôi – quá khứ là gì, không truy tầm là gì. Nếu mình nhớ lại chuyện cũ có lý do, mục đích đàng hoàng thì nên chứ. Nhưng không truy tầm có nghĩa là không nhớ về chuyện cũ bằng tham, bằng sân, bằng si. Cho nên, khái niệm dẫn đến ngôn từ.

Trong kinh có nói thế này, chỉ cần có khái niệm, có ý tưởng đàng hoàng, thì ngôn từ chỉ là chuyện nhỏ. Mà đức Phật dạy: Này các tỳ-kheo, sau này khi ta tịch rồi, chúng tỳ-kheo chắc chắn sẽ có những cuộc tranh luận về giáo pháp. Khi đó các ngươi hãy để ý xem, nếu huynh đệ các ngươi bất đồng nhau về khái niệm, bất đồng nhau về ý nghĩa thì hãy cùng ngồi lại, bàn soạn xem cái nào tương ứng với Kinh, tương đồng với Luật. Còn riêng sự khác biệt về ngôn ngữ hãy ghi nhận đó là chuyện nhỏ. Để rồi bỏ qua.

Trong kinh có bài kệ đó. Tức là, thấy chuyện quan trọng thì cùng ngồi lại, để mà bàn soạn trong đoàn kết, xem cái gì tương ứng với Kinh, tương đồng với Luật, còn ngoài ra nếu thấy đó chỉ là sự bất đồng trên ngôn từ thì bỏ qua. Cái quan trọng là ý tưởng, rồi từ ý tưởng đó, nó mới ra ngôn từ. Có nhiều khi ngôn từ có vấn đề nhưng trong trường hợp không đáng kể thì bỏ qua.

Tại sao mình phải học về Tục đế? Nó có 3 lý do:

- Thứ nhứt, để mình biết được rằng, nếu nói mọi thứ chỉ là đất, nước, lửa, gió thì cái gì mình thấy mỗi ngày đây?
- Thứ hai, học về Tục đế để mình biết cái gì khinh, cái gì trọng, cái gì quan trọng, cái gì không đáng kể.
- Thứ ba, học về Tục đế để biết rằng, tuy nó là đồ giả nhưng chúng ta phải cẩn trọng tại vì nó có thể để lại những hậu quả rất là lớn.

Bình hoa và rèm cửa nó là chuyện nhỏ mình có thể thay như ý mình muốn, nó không phải là chuyện quan trọng, đúng không? Tuy nó không quan trọng, nhưng rèm cửa, bình hoa, một vài món trong phòng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý của mình. Trước hết, bài trí cái phòng là chuyện nhỏ. Để mình có thể thanh thản trong mọi tình huống. Nhưng chuyện thứ hai, mình phải thấy rằng, tuy nó nhỏ nhưng nó có thể dẫn đến vấn đề lớn.

Tại sao mình học về Tục đế là chỗ đó. Một là mình biết thế giới này khi nói về thực là phải nói về Chân đế, nói về Giả là phải nói về Tục đế. Nhưng đồng thời, mình học để có thêm 2 cái lợi sau :
(1) Học để biết coi thường những Tục đế đáng coi thường;
(2) Biết lưu ý, cẩn trọng với trường hợp Tục đế đáng lưu ý.

Giống như hồi nãy tôi nói rèm cửa với bình hoa, hai cái đó quý vị muốn nói nó quan trọng hay không thì tùy. Nhưng tôi chỉ nhắc một chuyện thôi:
- Học để thấy rằng rèm cửa, bình hoa nó là chuyện không đáng kể.
- Tuy nó không đáng kể nhưng mình phải cẩn trọng.

↑ trở lên

Ba hạng người

Ai sống với 14 là họ chỉ biết Hiện tượng. Bất kể quân thần. Chỉ biết cái gì họ thích, ghét, buồn, vui thôi.

Ai sống với 25 thì có 2 trường hợp:

1. Sống bằng 25 để cầu sanh tử tiếp tục sống với hiện tượng nhưng khá hơn anh kia tí. Biết thích ghét buồn vui và thiện ác với lý tưởng là rẻ tiền. Trốn khổ tìm vui. Thấy ảnh cũng hành thiện lánh ác, nhưng ảnh vẫn nặng hiện tượng là vì sao? Là vì ảnh vẫn còn thấy cái vui là cái gì đó.

Hồi nãy có ai nói với tôi về cái chết. Đồng ý chết sạch chết yên chết tỉnh là tốt. Nhưng trong mấy cái đó chết tỉnh là ngon nhất.
Chết Sạch là không hôi thúi. Chết Yên là không dãy dụa, quằn quại. Nếu mà do nghiệp tiền kiếp mà mình phải chết thảm, thì khả năng này mình không loại trừ. Nhưng mà cái thứ 3 là Chết Tỉnh. Cái chết đó nó nằm trong sự chuẩn bị của mình bây giờ. Nếu mình chuẩn bị từ bây giờ mình có thể có được cái chết tỉnh. Có thể. Ít ra được mấy chục phần trăm.

Cái quan trọng là người tu rốt ráo là họ không sợ cái đắng, họ không mê cái ngọt. Bởi vì trong kinh đức Phật Ngài dạy rất rõ: Tất cả những cái gì Hỷ Lạc suy cho cùng nó cũng là chớp nhoáng và qua đi. Tất cả những gì Khổ Ưu rồi nó cũng chớp nhoáng mà qua đi.

Cho nên, hạng thứ nhứt, sống với 14, sống 100% trong hiện tượng. Hiện tượng bất chấp.

Anh thứ hai, cũng sống trong hiện tượng, nhưng ảnh sống trong 25 nên không đến nỗi bất chấp. Mà ảnh còn thấy có thiện có ác. Nhưng thiện ác của ảnh vẫn là thiện ác của trẻ con.

2. Sống bằng 25 nhưng lấy trí tuệ tu tập Tuệ Quán.

Nhưng mà nhớ cái này, đoạn đầu của anh thứ ba, nó vẫn là Hiện Tượng. Bằng chứng là hồi đầu: Đi biết đi, ngồi biết ngồi, thở ra, thở vô,… cái đó là bằng chứng của hiện tượng.

Càng về sau ảnh xiết dần. Tới lúc ảnh chỉ thấy đây là: Tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Ảnh chỉ biết đây là Sanh Diệt, đây là Uẩn, Xứ, Giới, Đế, Sắc, Thọ Tưởng, Hành, Thức. Và ảnh không bị kẹt trong cái ra vô, bước tới bước lui nữa. Giai đoạn đó là giai đoạn ảnh thấy Bản Thể.

Dùng 25 để thấy bản thể. Chiều nay mình học đoạn đó.
- Sống bằng 14 = Thuần túy hiện tượng
- Sống bằng 25 – cầu sanh tử = hiện tượng
- Sống bằng 25 – cầu giải thoát = đoạn đầu hiện tượng, đoạn sau bản thể.

↑ trở lên

Nguyện thành Phật

Ở trong Chánh tạng = Kinh điển chia 5 đời:

1. Đời 1: Cái gì đức Phật thuyết, các vị đại đệ tử thuyết = Chánh Tạng.
2. Đời 2: Chánh Sớ = Những giải thích cho đời 1.
3. Đời 3: Phụ Sớ = Giải thích cho đời 2….

Giải thích là trong chánh tạng có góc khuất nào khó hiểu thì Chánh sớ giải thích. Nhưng nói vậy chứ người ta giải thích bằng cái giỏi của người ta. Thí dụ, ông tiến sĩ lật truyện Kiều lên, thấy chỗ nào cần thì chả ghi chú. Mà vì chả quá giỏi đi, nên nhiều chỗ chả thấy dễ bỏ qua mà mấy thằng cử nhân khùng luôn. Cho nên phải có Phụ sớ để giải thích tiếp chỗ cha tiến sĩ làm lơ. Hiểu không? Anh chàng Doctor chú giải xong một mớ, để lại góc khuất. Tới anh chàng Master giải quyết những chỗ anh chàng Doctor bỏ. Rồi anh chàng Bachelor giải quyết tiếp, cứ vậy mà ra 5 đời.

Cho nên, hôm nay, có những vấn đề giáo lý quan trọng chúng ta thấy có cả trong kinh điển đời 1 – Chánh tạng. Rồi có cái chúng ta thấy chỉ được nhắc từ đời 2 trở đi, có cái chúng ta thấy nhắc trong đời 3 trở đi...

Tôi ví dụ, như trong Chánh tạng, kinh điển đời 1, không hề nhắc đến khái niệm Ba La Mật. Trong kinh điển Chánh tạng, đức Thế Tôn – Chánh Đẳng Giác – Vô Thượng Điều Ngự - Thiên Nhân Sư - Phật- Thế Tôn không hề có hề một dòng nào khích lệ đệ tử nguyện thành Phật giống Ngài hết. Không bao giờ có. Vì sao? Là bởi vì, không có trường nào dạy cho người ta làm tỷ phú, tổng thống, để lãnh giải Nobel hết. Không có. Cũng cùng trường giống nhau hết mà tùy em nào có căn cơ. Ảnh cũng đi ra từ trường đó, thậm chí ảnh học đại học dở dang mà thành tỷ phủ! Có bao ông tỷ phủ học dở dang? Vì căn cơ của ảnh.

Những cha có cốt khí, căn đại thừa tánh hành trì Bồ Tát Đạo, khi nghe 37 là có ý thành Phật. Vì sao? Là vì chuyện đầu tiên chả nghe thế này: Các pháp là Vô thường, Khổ, Vô ngã không có gì để ôm. Nhưng với cốt khí người ta, người ta nghĩ thêm chuyện nữa: Nếu không có gì để ôm thì không có gì để sợ. Nói vậy có đúng không? Mà nếu không có gì để sợ tại sao không nguyện thành Phật để độ cho mấy đứa ngu ngu không dám đi một mình? Hiểu không?

Trong khi mấy cha có máu tiểu thừa, máu Thinh văn, mấy cha đọc được một đoạn, thấy: Vạn pháp Vô thường là bắt đầu nó nổi da gà rồi, rồi đọc ba cái kinh gì mà nói về địa ngục, trầm luân, rởn óc rồi. Cho nên, trong trăm ngàn triệu tỷ tỷ tỷ người chứng Thinh văn mới có 1 người đủ gan làm Phật thôi.

Trong kinh điển Nam truyền nói, các vị nhớ tôi giảng mấy cái ổ ếch không? Tức là một Phật sát. Có những Phật sát suốt 1 A-tăng-kỳ đại kiếp, có nghĩa là 10^140, không hề có Phật ra đời. Và có rất nhiều, rất nhiều vị khi gặp Thế Tôn ra đời, thị hiện thần thông, thuyết pháp họ mê lắm, họ cũng muốn thành Phật nhưng mà rớt như sung. Lúc có Ngài đứng đó thì họ thấy đã lắm, nhưng tới hồi vắng rồi họ thấy oải, về muỗi cắn, đói bụng không có gì ăn, bị sốt không có gì uống là bắt đầu nản, biết làm Phật phải trải qua vô lượng kiếp như vậy là ta oải. Nhớ cái đó.

Ví dụ, như sự hiện hữu của rất nhiều chư Phật khác cùng thời điểm này trong nguyên thủy chỉ mở, bỏ ngỏ, không nói có, không nói không. Cái đó đời sau nói. Nguyên thủy không có nói. Các vị thắc mắc tại sao. Bởi vì, rất đơn giản, người đại căn, đại trí, đại duyên, đại hạnh tự động họ sẽ theo chừng đó giáo lý họ tìm đường họ đi. Chứ không có pháp đặc biệt nào hết.

Mà nói theo A Tỳ Đàm còn thảm nữa. Nguyện thành Chánh Đẳng Giác cũng 25, nguyện thành Duyên Giác – Độc Giác – Bích Chi Phật cũng 25. Nhưng mà tùy căn cơ mà người ta tu 25 nó ra.

Nhiều lần tôi nói bà con thế này. Nước có nhiều trường hợp: Nước nằm trong không khí cũng là nước, nước trong giọt sương cũng là nước, nước để thấm môi cũng là nước, nước để ướt ngón tay cũng là nước, nước để giải khát cũng là nước, nhưng số lượng nó lớn dần đúng không? Nước để giải khát ít nhất nó phải chừng 100cc mới đã khát. Rồi nước để mình rửa mặt nó phải nhiều hơn chứ? Rồi nước để mình tắm, rồi nước để mình ngâm mình, rồi nước để mình bơi lội, nước để mình chèo thuyền, để mình có thể nhìn cho nó sướng con mắt, nước mà để nhìn cho sướng là phải nước cỡ nước cái hồ này nè, chứ còn chiều dài chừng 20-30m đâu có sướng. Nước đủ để băng qua bên kia bán cầu còn nhiều hơn nữa.

Cũng vậy, cũng mang tiếng là trí nhưng trí ở mức nào? Có người trí ít vừa đủ thấm môi thôi. Trong kinh nói, người trí nhỏ họ chỉ cần gặp Chánh Đẳng Giác họ đắc Sơ Đạo Tu Đà Hườn, không còn sanh tử là xong. Sơ Đạo sớm muộn gì cũng đắc La Hán. Rồi xong. Lòng họ chỉ tới đó thôi. Họ chỉ mong giải quyết chuyện của họ thôi.

Nhưng có người họ không cam tâm: "Mình đi như vậy mấy đứa chết nhát tính sao? Mấy đứa nó không đủ sức." Thời đức Phật có nhiều người trí họ nhiều, họ gặp Phật, Phật nói câu họ đắc. Có nhiều vị do cái duyên của họ, họ phải gặp một vị tỳ-kheo nào đó, vị đó dắt họ vô trong rừng, dạy họ từng ly từng tí, từng bước từng bước họ mới đắc. Những vị có lòng độ chúng bắt buộc họ phải có trang bị để độ chúng sinh, dầu đó là Thinh văn. Có những vị họ nuôi chí lớn độ người.

Giờ tôi nói chuyện nhẹ. Chẳng hạn như tôi. Thầy chùa, chỉ lo cho mình thôi. OK. Nhưng nếu có điều kiện vị đó có thể giúp bao nhiêu được chứ. Cho nên, đây là những vấn đề mà trong kinh điển nguyên thủy bỏ ngỏ. Tự đời sau họ bơi.

↑ trở lên

Cạo gió

Ở đây ai cũng biết cạo gió đúng không? Bây giờ quý vị không biết cạo gió nên tôi mới chỉ, lý thuyết, kỹ thuật để cạo gió. Quý vị nghe tôi nói có sai không.

Thằng Tèo nhờ thằng Tí cạo gió thì chuyện đầu tiên là thằng Tèo nó phải kiếm chỗ ngồi hoặc nằm ổn định, đúng không? Chứ kêu cạo gió mà nó cứ lăng xăng đâu có được. Nó phải ngồi hoặc nằm ổn định. Xong rồi đồ cạo phải là cái gì? Không bén quá, có thể làm bằng kim loại hoặc bằng sứ. Còn dầu thì có nhiều loại. Có loại dầu nước, dầu cao, có những loại dầu khi xức vô nó càng làm lạnh cho người bệnh, có không? Có. Rồi trường hợp nếu mình cạo khu vực trán này nè thì phải cẩn thận vì nếu nước đổ ẩu nó vô mắt, đúng không? Nhiều lắm. Có nghĩa là nãy giờ chưa cạo được miếng nào, chưa cạo gì hết mà nãy giờ các vị thấy tôi nói chuyện dầu không là gần đuối rồi. Rồi dụng cụ để cạo nó tùm lum hết. Có người đồng xu. Có nhiều niềm tin lạ lắm, cạo bằng bạc nó tốt hơn! Có bà cố nào ở đây xài đồ đồng nè, cạo xong không chịu rửa. Tới hồi đưa ra đất một đống luôn, nhìn tôi muốn ói vậy đó...

Cho nên, nãy giờ chưa cạo gì hết, mới mấy thao tác nhẹ, mỏng thôi mà các vị đã thấy ớn. Cuối cùng mới đè nó ra cạo. Mà cạo không phải thích là cạo, phải măn ngón tay coi chỗ nào xương, chỗ nào thịt để cạo. Có cái đó không? Hay là cứ phang thoải mái cho nó chết cha nó luôn. Đâu có. Phải măn, dân giỏi còn biết chỗ nào bị sượng nữa. Mà nãy giờ chưa cạo nhát nào hết, chỉ nói lý thuyết thôi. Chiều nay mình học vụ cạo gió nè.

↑ trở lên

Trí Tuệ Quán

Người đại trí như Bồ Tát Tất Đạt, trong đêm cuối cùng trước khi thành đạo, Ngài nhớ lại kinh nghiệm tuổi thơ lúc 7 tuổi. Ngài nói mình tu 6 năm lèng èng hoài mà sao hồi nhỏ mình hay vậy ta? Ngài nhớ chuyện đem tâm về với hơi thở, coi nó vào ra. Ngài chỉ nhớ chuyện đó. Mà trước đây Ngài đã đắc tới Phi tưởng Phi phi tưởng mà Ngài bỏ, Ngài tu khổ hạnh. Giờ Ngài quay trở lại coi như giấy mới. Ngài cũng quay lại hơi thở, Ngài đắc từ từ lên Ngũ thiền Sắc giới xong Ngài lấy Ngũ thiền Sắc giới làm nền, đắc Phi tưởng Phi phi tưởng, đắc xong Ngài mới quay trở lại nhìn cái thiền Ngài đã đắc.
Tất cả diễn ra có tích tắc. Trong kinh nói, một nháy mắt, một búng tay như thế này tâm sanh diệt vô số lần. Cho nên, kể ra thì rất là dài: Ngài chứng Sơ, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ thiền Sắc giới, lấy đó làm nền đắc Phi tưởng Phi phi tưởng nhìn trở lại Ngài thấy: Trước đây mình sống trong Dục, Dục là Khổ, là Vô Thường. Tưởng sao, giờ mình đắc thiền, thì mấy cái Sắc – Vô Sắc này nó cũng Khổ, Vô thường. Ngài nhìn cái đó Ngài mới quán 12 Duyên khởi, Ngài thành Phật.

Mọi sự nó diễn ra trong tích tắc. Tức là trời rạng sáng là Ngài thành Phật. Theo mô tả trong kinh, đầu hôm là Ngài đã chứng hết rồi. Ngài mới bỏ canh đầu quán Túc Mạng Minh nhớ quả sanh tử đời xưa mình ra sao. Canh giữa là Ngài quán cái khổ của Sanh tử Minh, tức là Quả luân hồi, là thấy mình từng sanh làm con gì, là vua, là ăn mày. Quán về Nhân luân hồi là vì sao kiếp đó làm ăn mày, kiếp đó làm con heo, con chó. Tới canh cuối, Ngài chứng. Thời gian canh cuối là ngắn nhất. Thời gian chứng đạo Ngài rất là ngắn. Ngài thấy Quả luân hồi Nhân luân hồi đều là khổ đế hết, mà nó đều do nhân Tập đế mà ra. Sở dĩ Ngài mất nguyên đêm, đừng tưởng trí Ngài chậm, là vì cái nhà của Ngài lớn quá nên chuyện khi Ngài mở cửa, chìa khóa của Ngài một chùm lận và quãng đường từ ngoài sân vô phòng khách quá xa đi, nhà Ngài là nhà lớn mà. Nhưng tất cả chuyện đó diễn ra rất nhanh. Đó là một người.

Người thứ hai là ngài Xá Lợi Phất. Chỉ nghe một câu của ngài Mã Thắng: "Vạn pháp do Duyên sanh, vạn pháp do Duyên diệt." Chỉ nghe như vậy là Ngài thấy Bốn Đế và 12 Duyên khởi. Như vậy thì chỗ nào cho mấy trí Tuệ quán đây? Chỗ nào?

Dạ, thưa Trí Tuệ quán là cách phân tích như hồi nãy tôi nói vụ cạo gió vậy.

Hành trình chứng, tu vạn kiếp ngộ nhất thời. Tức là tu thì lâu nhưng lúc chứng nó diễn ra trong thời gian rất là ngắn. Bà Kundalakesā bả đút củi vô trong lò nấu nước cho chư tỳ-kheo, bà nhìn lửa cháy trong lò, bà quán tam tướng và chứng La Hán. Bà Patacāra rửa chân bên bờ suối, thấy nước lan trên mặt đất rút xuống bà nhìn nó đắc A La Hán. Bà Sona té gãy chân trong nhà bếp, quán cơn đau mà chứng A La Hán. Họ đâu có giai đoạn nào cho mấy cái tuệ của mình đâu.

Chỗ nào? Như vậy mấy cái Tuệ đó có hay không? Vừa có, vừa không. Là sao? Làm ơn ghi câu này.

Các thiền tuệ là những khía cạnh của trí Tuệ quán chứ không phải là những giai đoạn. Có phân biệt được 2 cái này không?

Các giai đoạn nó phải có trước có sau. Nhưng khía cạnh thì nó có thể có cùng lúc. Đúng không?

Thí dụ, cái ly này bằng thủy tinh, nó trong suốt, rờ nó cứng, mà nó ấm, tròn, có mùi gừng, tất cả những cái đó có cùng một lúc đúng không? Bởi vì đó là những khía cạnh. Còn giai đoạn mới có trước có sau.

Đối với bậc thượng trí, khi nhìn chiếc lá rơi, giọt nước nhiễu, lúc đó cái thấy của họ hội đủ tất cả các khía cạnh của cái gọi là thiền Tuệ.

Nhưng sở dĩ trong kinh cắt từng khúc đem ráp như có trước có sau là để giải thích cho mình hiểu. Con thấy con gì mà con đắc? Thế là cắt từng khúc từng khúc, giống như tôi chuẩn bị mấy vụ cạo gió, tôi chưa cạo được nhát nào hết. Mà nói lê thê luộm thuộm rất là dài, mà thật ra, nó diễn ra trong thời gian rất là ngắn. Đây cũng vậy.

Các khía cạnh đó là gì?

Đầu tiên, Hành giả phải thấy được Danh và Sắc là gì. Thấy rõ Danh không phải là Sắc mà Sắc không phải là Danh. Đầu tiên là thấy rõ Danh- Sắc. Tại sao có vụ phải phân tích nó? Vì xưa giờ mình có vụ “Tôi uống” không à. Một chữ “tôi” thôi, cộng với động từ “uống”, tôi uống nước; Nhưng trong A Tỳ Đàm nói, ý muốn uống là Danh, miệng chạm vô cái ly là Sắc. Cái ly là Sắc, nước chảy vô miệng cũng là Sắc. Khi thấy rời rạc vậy mình mới thấy cái này là đồ ráp. Phải thấy như vậy nó mới đâm ra nó nản được. Chứ đó giờ cứ “tôi uống” hoặc là “nó chửi tôi”. Thật ra theo A Tỳ Đàm nguyên một khối tổng hợp nó làm chuyện chửi, nguyên một khối tổng hợp nó làm chuyện ghi nhận tiếng chửi ấy. Hiểu không?

Giai đoạn tiếp theo, ghi nhận Duyên khởi. Biết từ đâu nó ra cái này. Sắc nó có điều kiện để nó có mặt. Danh nó cũng phải có điều kiện để nó có mặt. 14 cũng phải có điều kiện nó mới có mặt; 25 nó cũng phải có điều kiện nó mới có mặt - chứ không phải tự nhiên mà nó có.
Cái đầu tiên, biết rõ, mọi thứ là do Danh- Sắc mà ra. Thứ hai, nó biết Danh- Sắc đó không phải tự nhiên mà có.

1. Sammasana ñāṇa = Trí quan sát = observation, trí quan sát.
2. Nāmarūpa pariccheda ñāṇa = Trí ghi nhận Danh – Sắc.
3. Paccayapariggaha ñāṇa = Trí liễu Duyên, biết cái đó ở đâu nó ra.
4. Udayabbayā ñāṇa = Trí
5. Bhaṇga ñāṇa = Trí tan vỡ
6. Bhaya ñāṇa
7. Nibbida ñāṇa
8. Saṅkhāruppekkha ñāṇa

Nó đi từng cái từng cái vậy đó.

Giờ tôi giải thích từng cái. Có chỗ kể chi tiết vậy, có chỗ kể 4 trí thôi nha. Tôi nói để mai mốt về đừng có hoang mang thấy có chỗ kể có 4 thôi. Là vì sao? Vì 3 ông đi đầu này kể có 1 thôi.

Thứ nhất: Nhìn vào từng hoạt động thân tâm trong từng động tác sinh hoạt. Biết rõ rằng ý muốn uống nước là Danh. Miệng, môi, răng , lưỡi, ly này là Sắc. Cộng hết Danh – Sắc này lại mới ra động tác uống nước.

Thứ hai: Biết rõ động tác này không phải do ngẫu nhiên mà có, phải do có ý muốn nó mới có. Hơn nữa, cái môi miệng này không phải tự nhiên có mà nó phải do tiền nghiệp quá khứ mà ra. Rồi còn ý muốn này cũng do tham ái thúc đẩy mà ra. Mà còn nữa, phải do Khổ đế: Do có khát nước nó mới thúc đẩy cho Tập đế là ý muốn uống nước. Có nghĩa là chỉ riêng lý do uống nước là nó đã có Khổ, Tập trong đó rồi. Do khát nước là Khổ đế, mà do ý muốn uống nước là Tập đế. Từ 2 thằng cha Khổ - Tập này nó mới ra động tác uống nước.

Cái tiếp theo Udayabbaya là Sanh (Uda)– Diệt (baya) cộng lại. Là Thấy rằng không có cái "tôi", "ta", thằng Tèo, thằng Tí, con Lan, con Cúc, con Yến nữa. Chỉ thấy thân tâm này, đời sống chỉ là sự lắp ráp của Sanh và Diệt thôi. Khát nước vừa xuất hiện xong, chen vào đó là ý muốn uống nước, rồi động tác uống nước, rồi hết khát, trộn hết mấy cái này ra một giây phút giải khát.

Mà cả ngày mình toàn mấy cái đó cộng lại không. Ngứa gãi, đói ăn, khát uống, buồn ngủ nằm, mỏi lưng dựa,.. trong A Tỳ Đàm nói không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ.

Nó xui chỗ là bà con mấy cái mặt toàn dân có tiền, nên đang hưởng sướng mà. "Ổng bắt mình thấy cái đó còn gì để sống đây trời." Đúng, phải thấy. Khi anh sống với một nhận thức tinh tường về cái khổ thì anh sẽ nhìn về thế giới nó khác đi. Chứ mình cứ nghe "Tôi sống cọ xát với cái Khổ" rồi cho rằng "Vậy cuộc đời tôi bi quan." Không phải. Buổi đầu thì đúng là nhìn nó cũng nản lắm. Nhưnbg về lâu về dài nó sẽ khác.

Khi thấy thân tâm này, hoạt động của nó chỉ toàn sanh với diệt, tiếp tục chánh niệm trong đi đứng nằm ngồi, chánh niệm trong lúc làm việc. Khi không có gì để làm nữa thì ngồi yên hoặc là nằm. Nghe cho kỹ. Sinh hoạt hoàn toàn giống như mọi khi, sinh hoạt hoàn toàn giống như mọi người. Hai chữ "Hoàn toàn". Vẫn sinh hoạt hoàn toàn giống như mọi người, giống như mọi khi. Có một điều là chánh niệm liên tục liên tục, làm gì biết nấy. Tới lúc không có gì làm nữa thì ngồi yên hoặc nằm yên, để theo dõi hơi thở, hoặc theo dõi cảm xúc của thân, tâm mình. Biết nó đang vui, buồn, dễ chịu, khó chịu, vui, buồn, dễ chịu, khó chịu, biết rõ vậy đó. Sẽ có lúc mình thấy được nó chỉ là sự chớp tắt của sanh và diệt.

Tiếp tục theo đến Bhaṇga là thấy tất cả là vỡ vụn. Hồi đầu thấy nó là có sanh có diệt. Nhìn nó riết một hồi, nó thành ra: đời sống là sự tan vỡ thôi, là những cái bọt nước. Khi thấy như vậy nó mới đi đến trí tiếp theo là trí sợ hãi. Sợ đây không phải là sợ ma, mà thấy cái sống và chết cách nhau bằng sợi tóc. Thấy mình không có gì để bám víu hết. Trước đây mình còn nghĩ là mình mới đi khám bệnh, bác sĩ nói mình tim mạch ổn định, đường huyết ổn định, gia sản, tình cảm gia đình, ... mọi thứ ổn định hết. Nhưng tới hồi mình tu tới đây, mình thấy trên đời không có gì để mình nắm hết, tự nhiên nó sợ. Nhưng cái sợ đó là tốt, rồi nó qua đi.

Hết cái sợ nó qua tới cái tiếp theo là Nibbida, là nó chán. Nhưng thường là người ta rớt dọc đường, ta thấy chữ sợ người ta hoảng người ta không tu nữa. Lúc hành giả ngồi hành giả thấy rõ ràng mình là nguyên đống bọt nước, nó đang vỡ vỡ ra, không có gì để nắm. Trước đây mình còn dựa vào nhan sắc, dựa vào sức khỏe, dựa vào tuổi trẻ, dựa vào tiền bạc, dựa vào uy tín, quyền lực chức vụ, còn tới mức độ này hành giả thấy không còn gì để mà dựa hết. Hoảng hồn. Các vị có hiểu cảm giác đó không? Một phút giây nào đó mình nhận ra mình không còn gì để nắm.

Tôi cho ví dụ này quý vị hiểu nè. Tự nhiên nửa đêm ngủ thở không được. Có ai bị cái đó không? Người ở kế bên cũng không giúp mình được, mình đang chấp chới, thì lúc đó trong cái lờ mờ mình thấy nhà của mình, thấy cái đồng hồ treo tường, thấy đèn chùm, pha-lê... nhưng không gì cứu mình được hết. Cái mình cần bây giờ là cái hơi thở mà ông chồng kế bên ngáy pho pho... thì tôi chỉ tạm ví dụ thôi.

Khi hành giả ở giai đoạn này có cảm giác giống y vậy. Cảm giác giống người hấp hối, không có chỗ nào để bám hết.

Cái sợ của người không biết đạo là cái sợ không tốt. Cái sợ đó là một trạng thái tâm lý tiêu cực. Nhưng cái sợ của tu Tuệ quán thì cái sợ đó là cần thiết. Và nếu cái sợ đó không mất tự động nó sẽ biến qua cái chán.

Tiếp tục tu, thấy mình mong manh. Đừng có sợ, cứ tiếp tục. Ghi nhận, thở ra biết rõ, sợ biết sợ, vui biết vui, buồn biết buồn, gió thổi biết là gió, lạnh biết, nóng biết. Vẫn chánh niệm. Còn sợ mình biết cái sợ này vẫn là vô thường. Cảm xúc này vẫn là vô thường. Sau cái sợ này dẫn đến cảm giác tiếp theo là Chán.

Thí dụ giờ tôi nói cho các vị hiểu nè. Tôi có biết vài cô và vài cậu nói chuyện cho tôi biết giống nhau. Lấy nhau hồi đầu cũng do tình yêu. Sau thời gian khi chung đụng đâm ra nó sợ. Có cô đó cô nói: Sư biết, con sợ gia đình đến mức lái xe đi làm về chạy ngang nhà con không muốn vô. Tại sao? Tại vì về thấy bề bộn, chồng thì giày vớ liệng tùm lum hết... Không biết mấy cô ở đây có thích lấy chồng không chứ nếu mà tôi khi tôi lại nhà Phật tử tôi thấy tôi khớp. Hồi nó mới quen mình đứa nào cũng sạch sẽ, ga-lăng. Tới hồi lấy nó về thì trời đất ơi, ăn rồi nó ôm cái phone nói với ai mà nó cười, tới khi nó nói chuyện với mình như cứt mèo mắc mưa vậy đó, mà nhà nó bày đầy hết, con bò lổm ngổm ư ư a a mũi dãi tùm lum. Bả bị stress. Chưa kể mẹ chồng gọi phone hoài: Sao cuối tuần không thấy tụi bây về? Trong khi nhà mình như ổ chó, mà bả kêu về bả, cúng bả hay cái gì mình không biết. Nhưng vì nhiều lý do bỏ không được, cuối cùng bả phải sống chung với lũ. Đi xe qua rồi cuối cùng phải quay trở lại, bước vô nhà. Qua giai đoạn sợ cuối cùng tới giai đoạn chán. Nhưng kể nghe ghê lắm.

Với nó có cái này, khi mình không có cái gì để dính nhau thì mình cứ nhớ bên cạnh thằng chồng mình có 1 tỷ thằng khác nó ngon hơn. Và bên cạnh vợ mình có tỷ đứa khác ngon hơn. Đời nó khốn nạn vậy đó. Lúc nó thương nó không so sánh mà hết thương nó so sánh. Mà thường thường trăng bên nhà hàng xóm sáng hơn trăng nhà mình.

Hồi xưa mình mê thằng cơ bắp, lụm thằng 6 múi về, tự nhiên, mình thấy nó hơi phàm phàm sao. Thấy khoái thằng tóc dài, chơi guitar, móng không thèm cắt. Mới đá thằng cơ bắp lụm nghệ sĩ. Lụm nghệ sĩ về nó hôi chua lét. Đổi qua thằng cổ cồn, đi đâu có samsonite, kiếng bóng lộn, mang giày da, thương gia đã hơn. Đá thằng cơ bắp lấy thằng nghệ sĩ, đá thằng nghệ sĩ lấy thằng thương gia. Tới hồi trong tay thằng thương gia thấy nó le lưỡi đếm tiền nó hèn hèn nhục nhục sao thấy khoái mấy thằng tâm linh hơi sói sói. Chàng ít tóc cầm cuốn từ điển dày cộm có vẻ nó triết học hơn. Đá thằng thương gia lấy thằng học giả. Lấy thằng học giả thấy nó mọt sách cũng nản. Thế là vòng vòng một hồi cả thế giới không thằng nào vừa ý hết trơn.

Vợ mình cũng vậy. Rồi nhà cũng vậy. Mua sát biển, gần biển thấy nó lạnh, gần rừng thì muỗi, gần phố đi shopping sướng mà ồn, bụi, thì tìm hoài không ra cái nhà nào hết.

Danh – Sắc cũng vậy, hồi đầu thấy nó hay, khi tu rốt ráo rồi thấy sợ thôi. Tôi nói nhiều lần. Chỉ cần sống chánh niệm quý vị thấy thân này là gánh nặng, quý vị có tin không? Ngồi yên lại đi, ngồi yên lại là bắt đầu thấy sau lưng, đầu gối, vai eo, nó nặng lắm, nó ngứa. Lát về thử coi đúng không. Nó ngứa, nó nhột, nó tê, nó mỏi. Chưa kể, đó là cái xác.

Phần hồn còn nản nữa. Nó nhảy lung tung hết. Bao nhiêu ân oán tình thù giang hồ xã hội lúc đó nó đổ dồn về. Cho nên, hành giả từ cái sợ chuyển qua cái chán. Nhưng nếu không bỏ cuộc nó đi đến cái cuối cùng của phàm trí: Saṅkharupekkha – hờ hững. Biết rằng nó phải vậy thôi.

Bồ Tát Thích Ca Mâu Ni trong kiếp trái đất này đã 9 lần đứng trước cái cửa này. 9 kiếp đứng ngay chỗ này. Do bổn nguyện thành Phật, Ngài không đi nữa. Ngài tu Tứ Niệm Xứ tới đây Ngài đứng yên. Vì tu nữa thành Thinh văn sao. Mà 9 lần như vậy, tới kiếp thứ 10 Ngài thành Phật.

Nãy tôi có nói, đối với người trí chậm, phước ít thì từng bước đường tu hành của họ diễn ra hướng này. Đối với người phước ít, trí chậm thì các thiền tuệ nó là các giai đoạn. Nhưng đối với người trí nhanh, phước nhiều thì các thiền tuệ chỉ là những khía cạnh. Mà giai đoạn thì có trước sau còn khía cạnh nó làm một cục, đúng không?

Tôi nhớ một chuyện. Buổi sáng sớm, trời còn mờ sương, con ốc mẹ kêu con ốc con dậy đánh răng đi công chuyện. Con ốc con nó đang ngủ nó nói: Mình đi đâu sớm vậy mẹ? Con ốc mẹ nói: Đi kiếm vợ. Con ốc con nói: Mẹ coi coi mới dứt sữa mà sao đi kiếm vợ? Con ốc mẹ nói: – Đi chậm như nhà mình đi tới nơi con lấy vợ vừa rồi.

Còn có bữa kia thú rừng nhậu trong rừng. Đang nhậu hết bia hết rượu tụi nó cử một con đi mua, tụi nó bàn tới bàn lui lựa con nào nhiều chân nhứt đi cho lẹ, cử con rít đi. Chờ 4 tiếng đồng hồ sau vô thấy con rít đang mang vớ, nó mang chưa có xong. Đã chậm rồi thì dầu nhiều chân cũng chậm. Mang xong còn xỏ giày còn lâu nữa.

Cũng bữa đó nhậu nữa, đang nhậu hết mồi. Chúng cử một thằng đi mua. Mấy con nai, con sóc sáng đứa nào cũng gồng gánh, nó thấy con rùa ở không, nó nói: Mày sáng giờ ở không, đi kiếm, đi lấy đồ về. Nó cũng đang nửa chừng nó nói: Tao đi ba cái thịt thà ở nhà tụi bây quất hết sao? Tụi kia nói: Tụi tao thề, chờ về ăn chung. Hứa nha, hứa nha. Bắt đầu con rùa đi. Tụi nó coi đồng hồ, con nai, con hoẵng, con sóc,... mấy con nhanh nhanh, chờ từ 2h trưa chờ tới 6h tối không thấy con rùa về, nó chửi: Đúng là chậm như rùa tùm lum hết. Con nai nói: Tao đói quá rồi, tao chịu không nổi, thôi tao ăn. Nó vừa moi thì con rùa chui ra. Tao biết mà tao biết tụi bây ăn. Có nghĩa là nó chưa có đi. Mấy thầy nghĩ sao, mấy thầy có chịu nổi thằng đó không? Trời đất ơi.

Cái đó không phải chuyện giỡn đâu. Chuyện con rít là sở tri chướng. Có nghĩa là mình tưởng mình học nhiều là mình tu lẹ, chưa chắc. Có khi học nhiều, kiến thức nhiều nó thành những cái chân để mình mang vớ thôi. Tức là thay vì người ta học thoáng qua là người ta bụp người ta vô ngồi, còn mình lúc đó 15, 14, 23, 41... Trong khi người ta đắc tới trời, đắc 8 tầng thánh rồi, còn mình còn ở đây đeo từng chiếc vớ. Người ta đã quán chiếu vô lượng vũ trụ còn mình 2 con một hột, 2 con một hột. Ớn muốn chết luôn.

↑ trở lên

Chứng Đạo

Hành xả tuệ là trí của phàm phu. Có một điều, nếu người đủ duyên, đi vào Sơ Đạo thấy rõ Bốn Đế lần đầu tiên:
1. Thứ nhứt: Thấy mọi hiện hữu ở đời là khổ.
2. Thứ hai: Thích cái gì cũng là thích trong khổ.
3. Thứ ba: Muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa.
4. Thứ tư: Ba nhận thức trên chính là con đường thoát khổ.

Lần đầu tiên chả thấy cái đó gọi là Sơ Đạo. Ngay lúc có trí Sơ Đạo xuất hiện, vị đó cắt đứt được Thân kiến & Hoài nghi. Giới cấm thủ tôi không kể bởi Giới cấm thủ nằm trong Thân kiến.

Cắt đứt Thân Kiến nghĩa là sao? Từ đó về sau vị đó không bao giờ thấy: Thân này là tôi, tôi là thân này, tôi có cái thân, cái thân này là của tôi. Vị đó không rơi vào thân kiến như vậy nữa.

Còn dứt Hoài nghi là vị đó không còn hoang mang không biết Phật có thiệt hay không, không biết chết rồi mình sẽ đi về đâu, không biết chúng sanh trong đời từ đâu mà đến, chết rồi sẽ đi về đâu. Vị đó hoàn toàn không còn những thắc mắc đó nữa. Vị đó biết rất rõ: 14 nó đem đến khổ ưu, 25 đem đến hỷ lạc, vị đó biết rõ như vậy. Không còn hoang mang, thắc mắc. Và tất cả Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức dầu xa-gần, thô-tế, trong-ngoài, thắng-liệt, tất cả đều vô thường, cái gì vô thường cái đó đều là khổ bản chất, cái gì khổ thì không đáng mình gọi là tôi hay của tôi. Lập tức vị đó hiểu hết mấy cái đó, chấm dứt hoài nghi.

Mà nếu vẫn còn đủ Ba La Mật đi tới, vị đó chứng thêm Nhị Đạo. Là thấy Bốn Đế y hệt vậy, thấy thêm lần nữa, cũng tiếp tục thấy mọi hiện hữu là khổ, và thấy luôn tầng thánh mình vừa đắc hồi nãy cũng là khổ. Trước đây mình thấy phàm là khổ, giờ mình thấy cái mình vừa đắc cũng là Khổ. Ngay lúc đó vị đó mới giảm nhẹ Dục Ái và Sân. Đối với cái thích, ghét trong vật chất giảm hẳn. Trước đây, cái thích và ghét còn biểu hiện cho người khác biết, nhưng bây giờ, thích và ghét chỉ có tự mình biết thôi.

Nếu đủ duyên, đẩy thêm tầng thứ 3 là tầng A Na Hàm (Tam Quả - Bất Lai). Vị này dứt hẳn Dục Ái và Sân, vĩnh viễn không còn chủng tử Dục giới nữa. Chết rồi phải về Phạm thiên.

Nếu đủ duyên, vị này đi thêm tầng nữa, Tứ Đạo là dứt hẳn toàn bộ phiền não còn lại.

Bước 1: Thấy rõ Bốn Đế. Vị đó không còn Thân kiến – Hoài Nghi.
Bước 2: Thấy Bốn Đế lần nữa, giảm nhẹ Dục Ái & Sân.
Bước 3: Thấy Tứ Đế thêm lần nữa, cắt hẳn Dục Ái & Sân.
Bước 4: Thấy Tứ Đế thêm lần nữa, dứt sạch toàn bộ các phiền não còn lại.

Trong chú giải mới cho ví dụ thế này. Lần đầu tiên đắc Sơ Đạo Tu Đà Hườn, giống người đi trong đêm không thấy gì hết, trời nháng lên, mình thấy: Ồ, phía trước là hồ nước, lâu đài, con đường. Biết chắc chắn là cái đó có thiệt. Rồi trời nháng thêm cái nữa thì sao? Cũng hồ nước, lâu đài, con đường nhưng kỳ này rõ hơn. Đúng không? Tới lần thứ ba, nó nháng thêm cái nữa, mình càng xác định nữa. Mình càng tới gần và mình càng thấy rõ hơn. Tới trí thứ tư thì trời đã sáng. Chứng La Hán là trời sáng bét rồi.

Tức là cái thấy của A Na Hàm còn có lúc mờ lúc tỏ. Còn cái thấy của La Hán không còn bị vướng kẹt nữa.

Nên nhớ thế này. Sở dĩ có sự khác biệt giữa bậc Đạo sư và vị Thinh văn chỗ này. Vị Thinh văn thấy rõ tới đó thôi, nhưng so với Phật trí thì chưa được một phần tỉ, là vì sao? Vị Thinh văn biết rõ mình ở trong rừng, và biết rõ con đường mình mới vừa đi là con đường ra rừng. Biết rõ mình là người bị lạc trong rừng, và con đường mình vừa đi là con đường ra khỏi rừng. Cũng con đường đó mà mình quay mặt vô là mình đi vào, mình quay mặt ra thì mình đi ra. Vị đó biết rõ như vậy. Nhưng ra tới rừng rồi thì xong chuyện của mình rồi. Mình đã thoát nạn, tới đó hết. Đó là Thinh văn.

Cỡ như ngài Xá Lợi Phất, mấy vị Đại thinh văn lại có thêm cái nữa. Mấy vị đó ngoài chuyện đường ra mấy vị còn biết cái khác nữa, thí dụ biết rất nhiều trái cây ăn được và ăn không được, biết một số bướm mà mình có thể sưu tập về vừa chơi vừa bán kiếm tiền được, ...

↑ trở lên

Chánh Đẳng Giác

Nhưng tới Chánh Đẳng Giác thì sao? Thế Tôn, Phật Đà, thì trong rừng không có cái gì Ngài không biết. Nguyên thủy Ngài cũng ở trong rừng như mình và Ngài đi ra khỏi rừng. Ngài khác Thinh văn ở chỗ là con đường Thinh văn đi ra là do Ngài chỉ. Còn Ngài tự Ngài mò ra con đường đó và không có giống giãi gì trong rừng Ngài không biết. Từ con vắt, con kiến li ti, Ngài biết, rồi các loại nấm, cây, lá, củ, rễ,... khỉ mốc gì trong rừng Ngài biết hết. Ngài có thể nói từng thứ một cách chi tiết và chuyên nghiệp. Đó là Chánh Đẳng Giác. Bởi cho nên Ngài mới nói, cái biết của ta nhiều như lá trong rừng, điều ta nói chỉ là một nắm tay là chỗ đó.

Cho nên, Tam Tạng mình học lòi con mắt nhưng thật ra đối với Ngài chỉ là một nắm lá thôi. Còn vô số chuyện khác không liên quan Ngài không nói. Vì sao? Vì cái chuyện Ngài nói là để đưa mình ra khỏi rừng chứ nói mấy cái vụ kia làm chi? Ngài chỉ nói: "Con ơi, con đường này ra khỏi rừng nè con." Chứ Ngài đâu cần nói thêm: "Con có biết không? Giờ chỉ cần con không đi con đường này, mà con quẹo thì con sẽ gặp hồ nước đầy cá sấu hết. Ở đó có những loại crocodile, alligator. Hai con đó khác nhau cái gì? Con thì mỏ dài, con thì mỏ cụt. Có con cá sấu nước mặn, nước ngọt. Con này bự con này nhỏ. Con đi thêm nữa con thấy bên kia con Platypus, bên đây Kanguru của Úc, con Panda của Tàu, con Koala của Úc,.. trong khi người ta đang lạc trong rừng khổ thấy mụ nội, nói mấy cái đó làm cái gì! Dẹp. Không nói. Ngài chỉ nói đi ra thôi. Mà nội đi ra đã lòi con mắt rồi, biết mấy cái kia làm cái gì?

Mà tại sao Ngài biết tất cả để làm cái gì? Ngọn núi mình lên tới đây, mình ở dưới núi mình thấy rất là gần, khi mình lên chút mình thấy xa hơn chút, khi lên tới đỉnh thì Ngài cũng vậy, khi Ngài đã sống tận cùng của cái thiện trong suốt thời gian hành Bồ Tát đạo không có thiện nào Thế Tôn không làm, khi đạt đến vị trí Chí Thượng thì không có cái gì Ngài không biết. Trong đó có những cái biết Ngài có xài, có những cái biết suốt đời Ngài không bao giờ xài tới. Thí dụ, Ngài có những trí đặc biệt vậy là Ngài có xài nè:

1. Ngài biết căn cơ chúng sanh – Chúng sanh chư căn thượng hạ tri lực, trong 10 lực Như Lai.
2. Chúng sanh chư quyền chi lực – biết rõ quyền, Tín – Tấn – Niệm – Định – Tuệ ai mạnh cái nào yếu cái nào.

Ngài biết rõ chúng sanh này tham nhiều, sân nhiều, si nhiều,… trong nguyên đám si nhiều, sân nhiều, ái nhiều thì Ngài biết bà áo tím nói gì cho bả đắc. Nói câu bả đắc. Cha áo đen nói gì cho bả đắc. Mà nguyên đám ái nhiều. Đám này sân nhiều, thì thầy Đồng Ấn nói gì thầy đắc liền, cha Nhân nói gì chả đắc liền. Mà nguyên đám này nóng tánh, sống về hưởng thụ, nhưng giống nhau là giống trên phân loại thôi, thật ra mỗi cá nhân mỗi khác. Cái chỗ này là ngài Xá Lợi Phất chịu thua.

Tôi cho ví dụ thế này, ngài Xá Lợi Phất giống như một bà mẹ, sống bên cạnh con mình 40 năm, con đi nước nào mẹ cũng đi theo, con thích ăn gì mẹ cũng biết. Nhưng có điều thế này, sau khi 2 mẹ con đi chu du thế giới 40 năm về thì bà mẹ biết đứa con nó thích món gì của Nhật, món gì của Mông Cổ, món gì của Tây Ban Nha, nhưng nó kẹt chỗ là nó alo: Má ơi chiều nay con về con ăn cơm, thì bả rối không biết chiều nay đãi nó món gì. Thịt nướng Mông Cổ hay gỏi ngựa của Pháp hay cá sấu của Nhật,… bả không biết. Bà biết rất rõ về con của bả, nhưng mà “chiều nay con về con ăn cơm” là bả đuối liền. Bả phải gọi nó. Trong khi đức Phật thì không. Đức Phật Ngài biết rất rõ con Ngài muốn ăn cái gì và trong 40 năm qua Ngài biết con Ngài thích gì, con Ngài bốc phone “Bạch Ngài chiều nay con về con ăn cơm” Ngài biết liền chiều nay nấu cho nó cháo trắng ăn với khô quẹt. Tại sao vậy? Ngài biết rõ luôn chuyện mấy người khác không biết, mấy ngày nay nó bị mửa, nó sợ ăn cái gì có dầu mỡ lắm, mà bụng nó lại khó tiêu nữa, cho nên Ngài biết chiều nay cho nó ăn cháo trắng là tốt nhất. Chỗ này là ngài Xá Lợi Phất thua.

Ngài Xá Lợi Phất ngài nhìn cha Hải là biết, cách đây 8 kiếp là pháp sư Tam Tạng, cách đây 9 kiếp là hành giả đầu đà trong rừng, cách đây 100 kiếp là Phạm thiên đắc thiền ở trên kia. Biết tất cả, nhưng bây giờ gặp mặt thuyết cái gì đây? Hiểu không? Có nghĩa là giờ giảng cái gì? Chả có 60 năm làm thiền sư trong núi, chả tâm đắc pháp môn hơi thở, rồi có một kiếp kia chả có 70 năm trong núi chả là học giả nghiên cứu kinh điển, thì theo các vị giờ biết giảng cái gì? Hiểu tôi nói không?

Tức là, ngài Xá Lợi Phất hơn các ngài A La Hán khác ở chỗ ngài thấy rất rõ một chúng sanh, thấ rõ lắm, nhưng càng rõ đâm ra càng rối. Còn mấy vị A La Hán khác mù tịt, không biết người đó thích cái gì thì mình khỏi nói, toàn là hên xui. Còn ngài Xá Lợi Phất, ngài giỏi lắm, ngài biết tên này sở trường cái gì. Ngài nhìn kỹ lại, chết cha sao nó nhiều sở trường quá vậy?

Đức Phật Ngài biết tên này có 800 sở trường nhưng bữa nay nó phải đắc bằng sở trường số A318, B641. Có hiểu không? Cái khó của vị Chánh Đẳng Giác là vậy đó. Hiểu không?

Ngài Xá Lợi Phất biết rất nhiều nhưng bây giờ con của ngài nói má ơi con về ăn cơm là ngài ngồi suy nghĩ phải nói là mệt mỏi luôn tại vì ngài biết quá nhiều về con của ngài, chính vì biết quá nhiều đâm ra rối.

Trong kinh kể, có lần đó, sau mùa an cư ngài dắt một đệ tử tới gặp Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, con thử nhiều cách lắm, vị này con không mở cửa tâm cho ổng được. Dạy đủ cách hết, con thấy pháp môn quán bất tịnh là tốt nhất, mà ổng vẫn trống trơ. Tại vì ngài nhìn thấy ông này kiếp này tu cái này, học cái kia, ngài đúc kết lại, cuối cùng rồi đề mục bất tịnh là hay nhất. Mà dạy hoài nó cứ trơ trơ. Ngài đem lại đức Phật. Đức Phật Ngài dạy “Hãy để đây chiều về dắt đệ tử”. Ngài Xá Lợi Phất đảnh lễ xong ngài đi về. Vừa đi về xong, đức Phật nói ngài Anan, lá y người ta mới cúng chưa dùng, đem cho vị này mặc y mới, đi bát dắt vị này đến chỗ đại thí chủ cho ăn uống đàng hoàng, xong về nhà, gió chiều mơn man, chùa Kỳ Viên có hồ sen, đức Thế Tôn dắt vị này ra cho đi ngắm sen. Các vị coi đã không? Ăn ngon, mặc đẹp, được sư phụ cho đi ngắm sen, đang nhìn sen đức Phật nói Như Lai muốn nghỉ ngơi chút, ngồi một mình, dạ dạ. Vị này ngồi một mình. Đức Phật Ngài vô trong phòng Ngài nằm Ngài theo dõi tâm của vị này. Sáng giờ ổng phê lắm, rồi, ăn ngon, mặc đẹp, Phật dắt đi chơi, gió chiều man mát, sen nở đầy hồ, sướng quá, tu với sư phụ Xá Lợi Phất khổ muốn chết luôn. Ổng đang ngồi thì đức Phật biết ổng đang nghĩ vậy, ổng đang nhìn bông sen dưới hồ, Ngài mới dùng thần thông làm cho cái búp nó nở từ từ ổng thấy lạ ổng nhìn, đóa tuyệt đẹp, rồi mấy cái cánh từ từ nó héo, nó rớt xuống, nó rớt xuống còn lại mấy cái nhụy và cái gương. Hồi đầu nó màu xanh lá cây nó xám dần nó khô, nó tóp lại. Có nghĩa là Ngài tua nhanh. Quá trình đó phải mất 8 tháng, thì Ngài làm trong có khoảng chừng 2 phút thôi, ổng nhìn ổng thấy từ cái đẹp qua cái héo úa tàn phai quá lẹ như vậy ổng bị sốc. Nó sao đây vậy. Chứng La Hán. Lát sau, ngài Xá Lợi Phất đến đảnh lễ Phật, Phật nói, xong rồi, dắt về đi.

Chính đức Phật trong bài kinh Đế phân biệt, Ngài nói, Xá Lợi Phất sở trường dắt người ta từ phàm sang thánh Sơ Quả, còn Mục Kiền Liên sở trường dắt từ thánh thấp sang thánh cao. Ngài Xá Lợi Phất nói con cũng quen làm chuyện này mà sao con bó tay với ông này.

Đức Phật Ngài dạy, chính vì Xá Lợi Phất biết nhiều đâm rối. Nó có nhiều trường hợp, rọi là thấy liền, có nhiều trường hợp rọi đâm rối. Vị này trong nhiều kiếp liên tục làm thợ bạc, ổng chỉ quen với cái gì sạch, đẹp, lấp lánh, vàng khè, đập đập gõ gõ, cẩn hột mài mài đánh bóng, ổng quen cái đó, giờ đè ổng ra bắt ổng cái gì mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, phẫn, nước tiểu,… ổng sốc. Nghe kịp không? Trong khi, có những người họ quen với cái đẹp mình phải lấy cái xấu, cái dơ để mà đập. Nhưng có những người họ quen với cái đẹp mình phải lấy cái đẹp để dắt họ đi. Biết nói hiểu không? Chỗ này là chỗ lắt léo mà ngài Xá Lợi Phất ngài không nghiệm ra. Ngài đi là ngài quá giỏi chứ. Cha này phải đắc đạo bằng cái gì xấu. Đúng, cuối cùng ổng đắc với cái xấu, nhưng có điều ngài dắt đi bằng con đường dơ hầy. Có nhiều người phải dắt bằng con đường đó nó mới đập bể cái vọng chấp xưa nay. Nhưng đối với nhiều trường hợp đặc biệt dắt nó đi vậy nó bị sốc.

Các vị biết dạy con cũng vậy. Có nhiều đứa mình la hét nó nó mới nghe, có nhiều đứa giống như mình phải nịnh nó vậy đó “má biết mà, con đâu có thua nó, con thua chút thôi, còn ba la ổng nóng, dẹp, muốn cái gì nói má, con ráng giải quyết bài này cho má là ok, cuối tuần này có đám má với con đi, cho ổng ở nhà được rồi” Có nhiều đứa dạy vậy là dạy được. Còn nhiều đứa dạy vậy nó phản loạn, coi ba nó như con nó vậy đó. Có nhiều trường hợp mẹ phải đứng về phía con mới dạy được. Có nhiều trường hợp ba má phải nắm tay nhau mới dạy được con. Còn có nhiều trường hợp bà má phải né qua bên cho ba xử lý.

Cái khó của đức Phật là Ngài làm những chuyện lắt léo kiểu đó, là trường hợp nào giao cho má, trường hợp nào giao cho ba, trường hợp nào 2 ông bà cần phải nắm tay nhau, trường hợp nào cần phải cứng, trường hợp nào cần phải mềm, chuyện này hơi khó.

Ngay cả chuyện nấu ăn cũng vậy, có nhiều khi mình thấy người ta nấu về nấu không giống. Nó khó vậy đó. Tôi nhớ, có chuyện ruồi bu. Thuở hồng hoang, người và thú sống chung, một ngày kia trời lạnh con gấu nó thấy con người … nó hỏi làm vậy làm chi, nói vậy cho ấm. Nó thấy con người nướng khoai, nướng xong, cũng … nó hỏi để chi? Để cho nguội. Nó tát con người chết ngắc nói con người giả dối. Có hiểu không?
Phật pháp nó khó chỗ đó đó. Tức là cái đầu con gấu nó đơn giản, .. để chi? Để cho ấm ít, bữa sau củ khoai cũng.. hỏi để chi, cho nguội.

Học Phật pháp nhiều để tích lũy, tích lũy mấy cái đó đó.

↑ trở lên

← Khóa học 11/2022 - Beatenberg
[04/11][05/11][06/11]
[07/11][08/11][09/11]
[10/11][11/11][13/11]
Xin tri ân cô Hồ Thị Vui ghi chép
© www.giacnguyen.com