| 4 Nhân sanh Sắc pháp | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
9 bọn Sắc Nghiệp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sắc Pháp4 Nhân | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8 bọn Sắc Tâm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4 bọn Sắc Nhiệt lượng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 bọn Sắc Dưỡng tố | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những Quan Điểm Thiết ThựcTất cả sắc pháp có thể được quán sát và thẩm tra bởi một người quan tâm tinh cần tu tiến pháp chỉ và pháp quán.Dù cho những bọn sắc không thể thấy dưới kính hiển vi, những bậc tu tiến có thể quán sát bằng tuệ nhãn là sự thấy của tâm phối hợp với cận định hay thiền định. Bậc tu tiến nên quán sát bằng tuệ nhãn là có sáu bọn (kalāpa) trong nhãn – đó là bọn nhãn mười pháp, bọn thân mười pháp, bọn sắc tính mười pháp và ba bọn thuần tám pháp do tâm, quí tiết và vật thực trợ sanh, theo thứ tự. Cũng thế, bậc tu tiến nên quán sát sáu bọn có trong mỗi nhĩ, tỷ, thiệt – chỉ tuần tự thay bọn nhãn mười pháp bằng bọn nhĩ mười pháp, bọn tỷ mười pháp, bọn thiệt mười pháp khi liệt kê những bọn sắc này. Lưu ý rằng, sắc thân thanh triệt, sắc tính, sắc tâm, sắc quí tiết và sắc vật thực lan tỏa khắp thân thể nên chúng sẽ hiện diện trong mắt, tai, mũi, lưỡi và trong mỗi phần thân thể. Quán sát những bọn sắc không có nghĩa là vị ấy thấy sắc thực tính siêu lý. Những sắc được quán sát dưới dạng hạt, dù cho nhỏ cỡ nào, những sắc được quán sát chưa phải là sắc thực tính siêu lý. Sắc siêu lý không có hình dạng, không có khối lượng. Khi bậc tu tiến phân tích mỗi loại bọn sắc / hạt để quán sát những thành phần của nó thì cũng như người phân tích định tính của một mẩu đồng, thau để biết những thành phần của nó. Ngài Ledi Sayadaw có viết bằng Miến ngữ trong một quyển sách với tựa đề “Kammatthan Kyan Gyi” ở trang 240 như sau: “Khi một người nhìn xuyên qua một kính hiển vi hay một kính viễn vọng, vị ấy thấy dễ dàng không gặp những trở ngại mà ban đầu không thể thấy, vi tế và những cảnh xa xăm. Cũng thế, nếu bậc tu tiến phát triển thiền (jhāna), lấy pháp chỉ (samādhi) làm nền tảng cho pháp quán (vipassanā), bậc tu tiến có thể dễ dàng thấy không trở ngại những tướng phổ thông của vô thường, khổ và vô ngã là pháp rất sâu sắc, vi tế, rất xa và rất khó thấy. Kết quả là đạo tuệ (magga-ñāṇa) và quả tuệ (phala-ñāṇa) sanh là pháp có thể hoàn toàn đoạn tận bốn lậu hoặc (āsava). Pháp Tứ đế và Níp-bàn là pháp rất sâu, vi tế, rất xa và rất khó thấy cũng được quán sát.” Vô Tỷ Pháp Tập Yếu - TL Tịnh Sự (ed.2019) tr. 383 |