giacnguyen.com

← 52 Tâm Sở

Hỷ ← Dục → Si



Dục (chanda)

Dục (chanda) khác với phiền não dục (kāmakilesa). Dục (chanda), là sự mong muốn hành động, thúc dục tâm tìm cảnh. Tâm sở dục có tướng trạng là muốn hành động (kattukāmatālakkhaṇo), có nhiệm vụ là tiềm kiếm cảnh (ārammaṇapariyesanaraso), có biểu hiện là nhu cầu một đối tượng (ārammaṇena atthikatāpaccupaṭṭhāno), nhân gần là cảnh (ārammaṇapadaṭṭhāna). Tâm sở dục chỉ có mặt trong 101 tâm trừ 2 tâm si và 18 tâm vô nhân.

(trích Triết Học A Tỳ Đàm)

Dục (chanda): Ở đây chỉ đơn giản là ý muốn hay sự dụng ý. Chỉ ở mức độ này thì nó vẫn chưa được kể là Tham (lobha) tức sự ham muốn, say mê. Không kể trường hợp tâm sở, đôi khi chữ Chanda cũng được xem là đồng nghĩa với Lobha. Riêng trong trường hợp tâm sở Dục thì Chanda ở đây chỉ là cái trớn ý thức cho một sự việc nào đó mà thôi. Mọi hành động của chúng sanh đều phải bắt đầu bằng một ý muốn và ý muốn đó không nhất thiết phải đi kèm với sự say mê đối tượng. Như muốn tự sát hay phá hoại một món mình ghét thì cũng phải có tâm sở Dục mới làm được. Vì sự quan trọng đó, nên Dục (Chanda) được xem là một trong bốn Thần Túc (iddhipāda): Dục, Cần, Tâm, Thẩm.

(trích Vô Tỷ Pháp Tập Yếu - TL Tịnh Sự - tb.2019)

Dục (chanda): (bắt nguồn từ căn chad, mong, muốn)

Dục (chanda) được dịch là muốn, mong muốn, ước muốn. Trạng thái chánh của dục là ‘mong muốn làm’. Dục như sự vươn tay để lấy một vật, hay sự thích hợp với cảnh như đồ để vào khuôn vừa vặn.

Dục cũng là ‘sự muốn về một việc’ mà không dính mắc vào việc đó. Dục là một thuật ngữ theo đúng tâm lý tự nhiên. Dục phải khác với tham (bất thiện) là pháp “có sự ham muốn, khao khát với sự dính mắc”.

Trong dục dục (kāmacchanda) và ái dục (chandarāga), dục (chanda) là bạn đồng hành với tham (lobha); hai từ kép này thật ra miêu tả tham.

Mỗi hành động đều bắt đầu bằng dục. Thí dụ, hành động đứng dậy bắt đầu bằng sự muốn (chanda) đứng dậy. Rõ ràng hành trình ngàn dặm được bắt đầu bằng bước đi đầu tiên và bước đi đầu tiên ấy được ví như là dục. Chúng ta không thể đi mà không có sự mong muốn đi và chúng ta không thể đến nơi nếu không có sự mong muốn đến đó.

Khi mãnh liệt, dục trở thành sự quyết tâm, quyết chí và dẫn đến thành tựu tợ như câu ‘có một cách nếu có một sự quyết tâm’. Do đó, cần (viriya), dục (chanda) được gom trong bốn ý nghĩa của sự đạt đến như ý túc (iddhipāda).

Bốn ý nghĩa (aṭṭha) của tâm sở dục:
- Trạng thái là mong mỏi cho đặng cảnh (kattukamyatālakkhaṇo), chẳng phải nhiễm đắm như tham.
- Phận sự là tìm tòi cảnh (ārammaṇapariyesanaraso), chẳng phải như tâm sở tầm tìm đến cảnh.
- Thành tựu là cách đặng mong mỏi cảnh (ārammaṇa atthikatāpaccupaṭṭhāno).
- Nhân cận là có cảnh mong đặng (ārammaṇapadaṭṭhāno).
 


 

Hỷ ← ← Liệt kê 52 Tâm Sở → Si

Nguồn: VÔ TỶ PHÁP TẬP YẾU
Biên soạn: Thera Santakicco – Trưởng lão Tịnh Sự

giacnguyen.com