giacnguyen.com

← 52 Tâm Sở

Xúc ← Thọ → Tưởng



Thọ (vedanā)

Thọ (vedanā) là sự hứng chịu, sự cảm nhận, sự hưởng cảnh của tâm. Có năm thứ cảm thọ là lạc (sukha), khổ (dukkha), hỷ (somanassa), ưu (domanassa) và xả (upekkhā).

Thọ lạc (sakhavedanā) có tướng trạng là hứng chịu sự xúc chạm khả ý (iṭṭhaphoṭṭhabbānubhavanalakkhaṇaṃ), có nhiệm vụ là làm tươi tắn các pháp tương ưng (sampayuttānaṃ upabrūhanarasaṃ), có biểu hiện là thân sung sướng (kāyika_assāda_paccupaṭṭhānaṃ), có nhân gần là thân quyền (kāyindriyapadaṭṭhāṇaṃ).

Thọ khổ (dukkhavedanā) có tướng trạng là hứng chịu sự xúc chạm bất khả ý (aniṭṭhaphoṭṭhabbānubhavanalakkhaṇaṃ), có nhiệm vụ là làm héo xào các pháp tương tưng (sampayuttānaṃ milāpanarasaṃ), có biểu hiện là thân đau đớn (kāyikābādhapaccupaṭṭhānaṃ), có nhân gần là thân quyền (kāyindriyapadaṭṭhānaṃ).

Thọ hỷ (somanassavedanā) có tướng trạng là hưởng cảnh khả ý (iṭṭhārammaṇānubhavanalakkhaṇaṃ), có nhiệm vụ là sử dụng một cách hài lòng (iṭṭhākārasambhogarasaṃ), có biểu hiện là tâm hớn hở (cetasika assādapaccupaṭṭhānaṃ), có nhân gần là khinh an (passaddhipadaṭṭhānaṃ).

Thọ ưu (domanassavedanā) có tướng trạng là hưởng cảnh bất khả ý (aniṭṭhārammaṇānubhavanalakkhanaṃ), có nhiệm vụ là sử dụng một cách không hài lòng (aniṭṭhākārasambhogarasaṃ), có biểu hiện là tâm bức xúc (cetasikābādhapaccupaṭṭhānaṃ), nhân gần duy nhất là sắc ý vật (ekanten 'eva hadayavatthupadaṭṭhānaṃ).

Thọ xả (upekkhāvedanā) có tướng trạng là cảm giác bình thường (majjhattavedayitalakkhaṇā), có nhiệm vụ là làm cho pháp tương ưng không quá tươi không quá héo (sampayuttānaṃ n'āti upabrūhanamilāpanarasā), có biểu hiện là trạng thái trầm lặng (santabhāvapaccupaṭṭhānā), có nhân gần là tâm ly hỷ (nippītikacittapadaṭṭhānā).


(bắt nguồn từ căn vid: Thọ nhận)

Thọ (vedanā) là sự hứng chịu hay dụng nạp, hưởng vị của cảnh. Pháp này ví như một vị vua thưởng thức một đĩa thức ăn ngon.

Thọ rất quan trọng đối với người phàm phu. Chúng sanh cố gắng tranh đấu ngày đêm cũng để hưởng dục lạc là pháp không gì khác ngoài lạc thọ. Theo lý nhân quả của pháp liên quan tương sinh (paṭiccasamuppāda), xúc làm duyên trợ cho thọ sanh và thọ làm duyên trợ cho ái (taṇhā) sanh.
Tất cả những khối thọ – thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần, ngoại phần được chỉ rõ là thọ uẩn (vedanākhandha) là 1 trong 5 uẩn hiện hữu.

Có Pāḷi chú giải như vầy: Vedayatīti = vedanā: Hưởng cảnh gọi là thọ.

Thọ được chia thành 3 hay thành 5. Thọ chia thành 3 gồm: khổ, lạc, xả;

Thọ chia thành 5 gồm: khổ thọ, lạc thọ, ưu thọ, hỷ thọ, xả thọ.
  1. Bốn ý nghĩa (aṭṭha) của khổ thọ (dukkhavedanā):

    1. Trạng thái là hưởng cảnh xúc không tốt (aniṭṭhaphotthabānubhavana-lakkhaṇaṃ), không thích hợp với thân thanh triệt.
    2. Phận sự là làm cho pháp tương ưng khô héo (sampayuttanaṃ nilāpanarasaṃ).
    3. Thành tựu hay sự hiện bày là thân đau đớn (kāyikābādhapaccupaṭṭhānaṃ).
    4. Nhân cận là có sắc thân thanh triệt hay thân quyền (kāyindriyapadaṭṭhānaṃ).

  2. Bốn ý nghĩa (aṭṭha) của lạc thọ (sukhavedanā):

    1. Trạng thái là hưởng cảnh xúc thích hợp (iṭṭhaphoṭṭhabbānubhavanalakkhaṇaṃ).
    2. Phận sự là làm cho pháp tương ưng tiến triển (sampayuttānaṃ upabrūhanarasaṃ).
    3. Thành tựu là thân sướng (kāyika assādapaccupaṭṭhānaṃ).
    4. Nhân cận là có sắc thân thanh triệt hay thân quyền (kāyindriyapadaṭṭhānaṃ).

  3. Bốn ý nghĩa của ưu thọ (domanassavedanā):

    1. Trạng thái là hưởng cảnh không ưa thích (aniṭṭhārammaṇānubhavanalakkhaṇaṃ).
    2. Phận sự là hứng chịu cảnh không vừa lòng (aniṭṭhākārāsambhogarasaṃ).
    3. Thành tựu là ép uổng tâm (cetasikābādhapaccupaṭṭhānaṃ).
    4. Nhân cận là có sắc ý vật (hadayavatthupadaṭṭhānaṃ).

  4. Bốn ý nghĩa của hỷ thọ (somanassavedanā):

    1. Trạng thái là hưởng cảnh đáng mong mỏi (iṭṭhārammaṇānubhavanalakkhaṇaṃ).
    2. Phận sự là hưởng cảnh vừa lòng (iṭṭhākārasambhogarasaṃ).
    3. Thành tựu là danh pháp phơi phới (thích thú) (cetasika assādapaccupaṭṭhānaṃ).
    4. Nhân cận là thân tâm yên tịnh (passaddhipadaṭṭhānaṃ).

  5. Bốn ý nghĩa của xả thọ (upekkhāvedanā):

    1. Trạng thái là hưởng cảnh trung bình (majjhattavedayitalakkhaṇā).
    2. Phận sự là điều hòa pháp tương ưng (sampayuttānaṃ nātiupabrūhanamilāpana-rasā).
    3. Thành tựu là vắng lặng (santabhāvapaccupaṭṭhānā).
    4. Nhân cận là ly pháp hỷ (nippītikapadaṭṭhānā).
Thập xả

  1. lục xả (chaḷaṅgupekkhā) nghĩa là 6 cảnh và 6 vật đối chiếu nhau của bậc Tứ quả, lúc nào cũng như nhau; chẳng vì cảnh chuyển mà phải bi quan hay lạc quan. Pháp thực tính là sở hữu hành xả hay là trung bình (tatramajjhattatā).
  2. vô lượng xả (Brahmavihārupekkhā) nghĩa là đối với tất cả chúng sanh dù ai bị khổ, hưởng vui vẫn coi như thường; không buồn giùm, không vui theo, vì nhận rõ nhân, quả tốt xấu như hột nào trái nấy là lẽ thường nhiên. Pháp thực tính là sở hữu trung bình.
  3. xả giác chi (bojjhaṅgupekkhā) nghĩa là trung bình như thường đối với pháp câu sanh trong những giác chi khác. Pháp thực tính là sở hữu trung bình.
  4. cần xả (viriyupekkhā) nghĩa là cố gắng bằng cách trung bình hay trung đạo không thái quá và không bất cập; như dây đàn không quá căng, cũng chẳng quá chùng. Pháp thực tính là sở hữu cần.
  5. hành vi xả (saṅkhārupekkhā) nghĩa là trí tuệ tỏ ngộ thấy pháp hành danh-sắc. Vì bậc tu tuệ cao thấy chỉ là thấy, chẳng nghĩ sự đối với danh-sắc ra sao. Pháp thực tính là sở hữu trí.
  6. thọ xả (vedanūpekkhā) tức là ngoài ra thọ khổ, lạc, ưu, hỷ cũng thuộc về sở hữu thọ.
  7. quán xả (vipassanūpekkhā) nghĩa là bậc tu tuệ cao đắc tuệ thấy vô thường hoặc khổ não hay vô ngã, vẫn coi như thường. Pháp thực tính là sở hữu trí.
  8. trung bình xả (tatramajjhattupekkhā) nghĩa là trạng thái làm cho các pháp câu sanh điều hòa không so le. Pháp thực tính là sở hữu trung bình (tatramajjhattatā).
  9. thiền xả (jhānupekkhā) nghĩa là bỏ ra hỷ, lạc của các bậc thiền thọ hỷ (từ sơ thiền đến tứ thiền) tức là chi xả của ngũ thiền. Pháp thực tính cũng là sở hữu trung bình.
  10. tịnh xả (pārisuddhupekkhā) nghĩa là đối với pháp oái niệm (palibodha) vẫn xem như thường, chẳng bận bịu chi cả. Pháp thực tính là sở hữu trung bình.

 


 

Xúc ← ← Liệt kê 52 Tâm Sở → Tưởng

Nguồn: VÔ TỶ PHÁP TẬP YẾU
Biên soạn: Thera Santakicco – Trưởng lão Tịnh Sự

giacnguyen.com