giacnguyen.com

← 52 Tâm Sở

Chánh thân-tâm ← Ngăn Trừ Phần → Bi



Ngăn Trừ Phần (Viraticetasika)

Sự ngăn trừ khẩu ác hạnh, gọi là Chánh ngữ (sammāvācā);
Sự ngăn trừ thân ác hạnh, gọi là Chánh nghiệp (sammākammanto);
Sự ngăn trừ các ác hạnh nuôi mạng, gọi là Chánh mạng (sammāājīvo).
Ba tâm sở nầy gọi chung là tâm sở ngăn trừ phần (viraticetasika).
Tâm sở ngăn trừ phần có tướng trạng là không vi phạm thân khẩu ý ác hạnh (kāyaduccaritādivatthūnaṃ avītikkamalakkhaṇā), có nhiệm vụ là chối bỏ thân khẩu ý ác hạnh (kāyaduccaritādivatthuto saṅkocanarasā), có biểu hiện là không làm ác hạnh (duccaritānaṃ akiriyapaccupaṭṭhānā), nhân gần là những đức tính như tín, tàm, quý, thiểu dục …v.v… (saddhāhirottappāppicchādiguṇapadaṭṭhānā).

(trích Triết học A Tỳ Đàm)

Chánh Ngữ (sammāvācā): Là trạng thái tâm lý phải có khi một người nói lời chánh ngữ, tức một lời nói không nằm trong bốn lỗi: Dối trá (musavādā), đâm thọc (pisuṇavācā), ác ngữ (pharusavācā) và phiếm luận (samphappalāpa).

Chánh Nghiệp (sammākammanta): Là trạng thái tâm lý cần có khi một người hành động bằng thân để tránh các thân ác nghiệp.

Chánh Mạng (sammājīva): Là trạng thái tâm lý cần có khi một người nghĩ tới việc mưu sinh, nhằm tránh các nghề tà mạng như buôn gian bán lận hay trao đổi những hàng hóa độc hại như vũ khí, thuốc nghiện, nô lệ, thú để ăn thịt hoặc kinh doanh thân xác phụ nữ.

(trích Vô Tỷ Pháp Tập Yếu - TL Tịnh Sự - tb.2019)

Sammāvācā sammākammanto sammāājīvo ceti tisso viratiyo nāma.
Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Ba tâm sở này gọi là tâm sở ngăn trừ.

Viraṭi = Vi + căn ram.

Ba tâm sở ngăn trừ phần (virati cetasika) được gọi là những chi đạo giới (sīla maggaṅga). Chúng tạo thành học giới ( sīla sikkhā) là nền tảng của 8 chi đạo, đó là:

Sammā-vācā = chánh ngữ.
Sammā-kammanta = chánh nghiệp.
Sammā-ajīva = chánh mạng.

Chánh Ngữ (sammāvācā)


Chánh Ngữ có bốn phần, tức là ngăn ngừa khỏi:
Musāvādā = nói dối, vọng ngữ.
Pisuṇavācā = nói lời đâm thọc, nói hai lưỡi, nói phỉ báng.
Pharusavācā = nói lời ác độc, ác ngữ.
Samphappalāpa = nói nhảm nhí, vô ích, tạp uế.

Khi chúng sanh đối diện với việc phạm một trong 4 phần trên và vị ấy từ chối việc phạm, vị ấy đạt được Chánh Ngữ tức thì trong sự ngăn ngừa.

Katamā tasmiṃ samaye sammāvācā hoti? Yā tasmiṃ samaye catūhi vacīduccaritehi ārati virati paṭivirati veramaṇī akiriyā akaraṇaṃ anajjhāpatti velā-anatikkamo setughāto sammāvācā maggaṅgaṃ maggapariyāpannaṃ, ayaṃ tasmiṃ samaye sammāvācā hoti.
Chánh ngữ trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, càng chừa bỏ, tránh xa không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm đến tứ ác ngữ, chánh ngữ là chi của đạo, trọn liên hệ trong đạo, lời nói chơn chánh có trong khi nào, thì chánh ngữ có trong khi ấy.

Chánh Nghiệp (sammākammanta)


Chánh Nghiệp (sammākammanta) ở đây nghĩa là thân hành động ngăn ngừa khỏi:
Pāṇātipātā = giết hại (chúng sanh).
Adinnādānā = trộm cắp.
Kāmesu Michhācārā = tà dâm.

Và nữa, khi chúng sanh đối diện với việc phạm một trong những ác hạnh trên mà từ chối việc phạm, vị ấy đạt được Chánh Nghiệp tức thì trong sự ngăn ngừa.

Katamo tasmiṃ samaye sammākammanto hoti? Yā tasmiṃ samaye tīhi kāyaduccaritehi ārati virati paṭivirati veramaṇī akiriyā akaraṇaṃ anajjhāpatti velā-anatikkamo setughāto sammākammanto maggaṅgaṃ maggapariyāpannaṃ, ayaṃ tasmiṃ samaye sammā kammanto hoti.
Chánh nghiệp trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, càng chừa bỏ, tránh xa, không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm ba thân ác hạnh, chánh nghiệp là chi của đạo, trọn liên hệ trong đạo, hành động chơn chánh có trong khi nào, thì chánh nghiệp có trong khi ấy.

Chánh Mạng (sammājīva)


Chánh Mạng (sammājīva) nghĩa là kiêng khem, từ chối làm những nghề mà mang lại sự tai hại cho chúng sanh khác, như là mua bán vũ khí, mua bán chúng sanh, chất say và chất độc cũng như sự giết hại, câu cá, nghiệp binh đao, gian dối lừa lọc, bói toán, lừa đảo, v.v…

Katamo tasmiṃ samaye sammā-ājīvo hoti? Yā tasmiṃ samaye micchāājīvā ārati virati paṭivirati veramaṇī akiriyā akaraṇaṃ anajjhāpatti velā-anatikkamo setughāto sammā-ājīvo maggaṅgaṃ maggapariyāpannaṃ, ayaṃ tasmiṃ samaye sammā-ājīvo hoti.
Chánh mạng trong khi có ra sao? Sự chừa bỏ, cách chừa bỏ, càng chừa bỏ, tránh xa không làm, không đá động, không hiệp tác, không phạm tà mạng, chánh mạng là chi của đạo, trọn liên hệ trong đạo, sự nuôi mạng chơn chánh có trong khi nào, thì chánh mạng có trong khi ấy.

Ba tâm sở trên gọi chung là tâm sở giới phần (viratīcetasika) cùng có 4 ý nghĩa như sau:
- Trạng thái là ngăn trừ khỏi làm thân, khẩu ác (viratīduccarita avītikkamalakkhaṇā).
- Phận sự là thoái thác khỏi thân, khẩu ác (tatosaṅkocanarasā).
- Thành tựu là không đành làm thân, khẩu ác (akiriyapaccupaṭṭhānā).
- Nhân cận là có ân đức tài sản của bậc hiền triết như là tín, niệm, tàm, úy và thiểu dục (saddhāsatihiriottappa appicchatādiguṇapadaṭṭhānā).

Tâm sở giới phần (viraticetasika) phối hợp với 8 tâm đại thiện và 8 hoặc 40 tâm siêu thế. Nhưng đối với tâm siêu thế hợp nhất định và đủ luôn luôn, nên trong văn lục bát nói: “Giới phần mười sáu hiệp chan”. Đối với tâm siêu thế phối hợp nhất định, mỗi lần đều có và đủ ba. Còn phối hợp với đại thiện thì bất định, khi có khi không và hiệp riêng mỗi thứ.
 


 

Chánh thân-tâm ← ← Liệt kê 52 Tâm Sở → Bi

Nguồn: VÔ TỶ PHÁP TẬP YẾU
Biên soạn: Thera Santakicco – Trưởng lão Tịnh Sự

giacnguyen.com