giacnguyen.com

← 52 Tâm Sở

Bi ← Tuỳ Hỷ → Tuệ quyền



Tuỳ Hỷ (muditā)

Tuỳ hỷ (muditā) là sự vui mừng với thành công của người khác, đang hưởng quả tốt hay tạo nhân tốt. Đặc tính của hỷ là vui mừng với người khác (pamodanalakkhaṇā), hỷ có nhiệm vụ là không ganh tỵ (anissāyanarasā), có biểu hiện là sự từ bỏ sự ghen tức (arativighātapaccupaṭṭhanā), nhân gần là thấy sự thành công của người (sattānaṃ sampattidassanapadaṭṭhānā).

(trích Triết Học A Tỳ Đàm)

Tùy Hỷ (mudità): Là mong người được giữ được hoài điều tốt đẹp đang có. Còn Xả (tatramajjhattatā) là tâm thái bình thản khi nghĩ rằng mỗi người có duyên nghiệp riêng có thể tự xoay sở.

Tâm Tùy Hỷ (muditā) là trạng thái tâm vui theo, tùy thuận để chia xẻ niềm vui với người khác. Trở ngại trực tiếp của Hỷ là lòng Ganh Tỵ (issā) và trở ngại gián tiếp là sự Xu Phụ (pahāsa).

(trích Vô Tỷ Pháp Tập Yếu - TL Tịnh Sự - tb.2019)

Tùy Hỷ (mudità) (bắt nguồn từ căn mud) là không chỉ vui theo, đồng cảm mà còn vui cảm kích, vui theo sự tiến hóa lợi ích phần tốt của người khác như là: Thấy người tạo phước có tâm đồng ý v.v… hay thấy người được hưởng sự vui cao siêu chơn chánh cũng mừng giùm.

Trạng thái chính của tùy hỷ là hoan hỷ trước sự thịnh vượng của chúng sanh khác. Kẻ thù trực tiếp của pháp này là pháp ganh tị, tật đố (issā) và kẻ thù gián tiếp là sự vui thích (pahāsa). Tùy hỷ ngoại trừ sự ghét (arati).

Bốn ý nghĩa (aṭṭha) của tâm sở tùy hỷ:
- Trạng thái là lạc quan với sự yên vui của người khác (pamodanalakkhaṇā).
- Phận sự là không ganh tị với sự yên vui, lợi ích tiến hóa của người khác (anissāyanarasā).
- Thành tựu là phá trừ cái không tùy hỷ (arativighātapaccupaṭṭhānā).
- Nhân cận là có tài sản của người khác (parasampattipadaṭṭhānā) hoặc tốt đẹp hay quyền tước (lakkhidassanapadaṭṭhānā).

Bi và tùy hỷ gồm lại gọi là tâm sở vô lượng phần (appamaññācetasika) nghĩa là đối với vô lượng chúng sanh; chẳng phải chỉ giới hạn nơi một chúng sanh hay trong phần nào có hạn định.

Tâm sở vô lượng phần phối hợp với 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại tố và 12 tâm sắc giới câu hành hỷ, không nhất định và đi riêng, nên văn lục bát nêu: “Đẳng phần hai mươi tám hiệp đoàn chẳng dư” (chữ đẳng là văn quyền thế cho chữ vô lượng). Hai tâm sở tâm này hiệp không nhất định và đi riêng.

Upekkhā (xả) hay trung bình (Upa = công bằng, không thiên vị, vô tư, thích đáng + căn ikkh) là đối với tất cả chúng sanh một cách vô tư, công bằng, không thiên vị, dù thương hay ghét. Xả là trạng thái quân bình của tâm. Kẻ thù trực tiếp là tham luyến (rāga) và kẻ thù gián tiếp là không thông minh, không hiểu biết, sự lãnh đạm, thờ ơ. Trạng thái chính của pháp này là thái độ công bằng, vô tư.
 


 

Bi ← ← Liệt kê 52 Tâm Sở → Tuệ quyền

Nguồn: VÔ TỶ PHÁP TẬP YẾU
Biên soạn: Thera Santakicco – Trưởng lão Tịnh Sự

giacnguyen.com