Một cách nôm na, thiền là sự tập trung tư tưởng trên một đối tượng. Việc này cần đến sự kết hợp cùng lúc của năm thiền chi:
- Tầm (vitakka): Sự hướng tâm đến đối tượng.
- Tứ (vicāra): Sự kiểm sát đối tượng.
- Hỷ (pīti): Sự hứng thú đối với đối tượng.
- Thọ (vedanā): Có thể là Lạc thọ (sukha) hay Xả thọ (upekkhā) trong lúc tập trung trên đối tượng.
- Định (ekaggatā): Sự tập chú (samādhi) trên đối tượng.
Năm chi thiền này, là năm tâm sở, Tầm, Tứ, Hỷ, Thọ, Định (vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā), nói trên bản chất thì ai cũng có thể có nhưng để chúng có đủ sức mạnh để trấn áp phiền não và đưa đến các tầng thiền thì đòi hỏi phải được trao dồi một cách đặc biệt thông qua pháp môn thiền Chỉ tịnh (samathabhāvanā).
Ngoài các chi thiền căn bản là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Xả; có trường hợp kể thêm chi Ưu thọ (domanassavedanā). Nói vậy có nghĩa là chi thiền ở đây không chỉ là những yếu tố cho thiền định mà còn là yếu tố hỗ trợ cho tất cả các tâm thiện ác nói chung.
|
- Tầm
- Tứ
Hỷ
(pīticetasika)
Sở hữu hỷ là sự mừng phớn phở no thân tâm. Có Pāḷi chú giải như vầy:
Pinayatīti = pīti: no nê với cảnh gọi là hỷ.
Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của sở hữu hỷ:
- trạng thái là mừng (sampīyāyanalakkhanā).
- phận sự là no thân tâm (kāyacittapīnanarasā) hoặc rởn ốc (pharaṇarasā).
- thành tựu là bừng tâm lên (odagyapaccupaṭṭhānā).
- nhân cần thiết là có 3 uẩn ngoài ra (sesakhandhattayapadaṭṭhānā).
Ngũ hỷ (pīti)
- thiểu hỷ (khuddikāpīti) là cách mừng làm cho rởn ốc cả mình.
- quang thiểm hỷ (khaṇikāpīti) là cách mừng làm như chớp nhoáng.
- lâng hỷ (okkantikāpīti) là cách mừng làm như sóng dội vào bờ.
- khinh thân hỷ (ubbekāpīti) là cách mừng làm như thân nhẹ cũng có thể bay bổng lên.
- sâm thấu hỷ (pharaṇāpīti) là cách mừng làm như ăn uống vật chi rất bổ khỏe đượm nhuần cả thân thể.
Pháp hỷ sanh mạnh do nhờ: niệm Phật, niệm Pháp, niệm tăng v.v… (sẽ giải theo tập 11 “11 nhơn sanh hỷ giác chi”).
Sở hữu hỷ không hợp với 54 hoặc 70 tâm là 8 tâm bất thiện phi thọ hỷ, 16 tâm vô nhơn phi thọ hỷ, 3 hoặc 11 tâm tứ thiền, 15 hoặc 23 tâm ngũ thiền. Bởi vì những tâm thọ khổ, thọ lạc, thọ ưu, thọ xả không thể có sự mừng, còn tâm tứ thiền mặc dầu thọ hỷ mà rất yên lặng, nên không thể mừng bồng bột đi chung cho đặng, chẳng khác chi bực nghiêm nghị không chịu chung chạ với kẻ thô tháo.
Sở hữu hỷ hợp với 27 hoặc 51 tâm thọ hỷ (trừ tứ thiền) vì những tâm này có sự vui là không quá yên lặng nên mừng vẫn đi chung luôn hoặc yếu hay mạnh.
Hỷ (pīti): Có trạng thái là sự hào hứng hay hứng thú trong lúc tâm biết cảnh. Vì chỉ nhắm đến khía cạnh này nên tâm sở Hỷ được kể riêng, không nằm chung với Thọ uẩn. Nghĩa là không có nó vẫn có thể có Thọ uẩn. Hỷ là tiền thân của Lạc. Hỷ giống như giai đoạn người lữ khách nhìn thấy hồ nước trong một ngày nóng nực và Lạc là giây phút người lữ khách uống nước hay tắm rửa trong đó.
Tâm sở Hỷ tương ưng 51 tâm hỷ thọ gồm 4 tham hỷ thọ, Quan sát hỷ thọ, Sinh Tiếu, 12 tịnh hảo Dục giới hỷ thọ, 11 Sơ thiền, 11 Nhị thiền và 11 Tam thiền.
Hỷ Giác Chi (pītisambojjhaṅga): Là tâm sở Hỷ (pīti) trong các tâm thọ hỷ rút từ 42 tâm gồm 8 tâm Đại thiện, 8 tâm Đại tố và 26 Đổng lực Kiên cố.

- Lạc - Xả - Ưu Thọ
- Định - Nhất Hành
Tài liệu:- Bản giải Siêu Lý Tiểu học (TL Tịnh Sự)
- Triết học A Tỳ Đàm (TK Giác Nguyên)
- Vi Diệu Pháp Sơ Cấp (TK Giác Giới)
- tipitaka.org
- budsas.net
Abhidhammatthasaṅgaho
Rūpāvacaracittaṃ
- Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhānakusalacittaṃ
- Vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānakusalacittaṃ
- Pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānakusalacittaṃ
- Sukhekaggatāsahitaṃ catutthajjhānakusalacittaṃ
- Upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānakusalacittaṃ.
Thắng pháp tập yếu
Sắc giới thiện tâm
- Ðệ nhứt thiền thiện tâm câu hữu với tầm, tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm.
- Ðệ nhị thiền thiện tâm câu hữu với tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm.
- Ðệ tam thiền thiện tâm câu hữu với hỷ, lạc và nhứt tâm.
- Ðệ tứ thiền thiện tâm câu hữu với lạc và nhứt tâm.
- Ðệ ngũ thiền thiện tâm câu hữu với xả và nhất tâm.

Saṃyuttanikāya - V. Mahāvagga - 9. jhānasaṃyuttaṃ
‘‘Cattāro me, bhikkhave, jhānā. Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu
- civicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.
- Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.
- Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti – ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.
- Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.
Ime kho, bhikkhave, cattāro jhānā’’ti.
Tương Ưng - V. Đại phẩm - 9. Tương Ưng Thiền
Này các Tỷ-kheo, có bốn Thiền này. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
- Ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
- Làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm.
- Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba.
- Ðoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn Thiền.
|