Tài liệu A Tỳ Đàm
www.giacnguyen.com

7 chi Thiền

Một cách nôm na, thiền là sự tập trung tư tưởng trên một đối tượng. Việc này cần đến sự kết hợp cùng lúc của năm thiền chi:
  1. Tầm (vitakka): Sự hướng tâm đến đối tượng.
  2. Tứ (vicāra): Sự kiểm sát đối tượng.
  3. Hỷ (pīti): Sự hứng thú đối với đối tượng.
  4. Thọ (vedanā): Có thể là Lạc thọ (sukha) hay Xả thọ (upekkhā) trong lúc tập trung trên đối tượng.
  5. Định (ekaggatā): Sự tập chú (samādhi) trên đối tượng.
Năm chi thiền này, là năm tâm sở, Tầm, Tứ, Hỷ, Thọ, Định (vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā), nói trên bản chất thì ai cũng có thể có nhưng để chúng có đủ sức mạnh để trấn áp phiền não và đưa đến các tầng thiền thì đòi hỏi phải được trao dồi một cách đặc biệt thông qua pháp môn thiền Chỉ tịnh (samathabhāvanā).

Ngoài các chi thiền căn bản là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Xả; có trường hợp kể thêm chi Ưu thọ (domanassavedanā). Nói vậy có nghĩa là chi thiền ở đây không chỉ là những yếu tố cho thiền định mà còn là yếu tố hỗ trợ cho tất cả các tâm thiện ác nói chung.

  1. Tầm
  2. Tứ
  3. Hỷ
  4. Lạc - Xả - Ưu Thọ

    (vedanācetasika):

    Sở hữu thọ là sự hứng chịu hay dụng nạp hưởng cảnh. Có Pāḷi chú giải như vầy:
    Vedayatīti = vedanā: Hưởng cảnh gọi là thọ.

    Ngũ thọ:

    1. thọ khổ (dukkhavedanā).
    2. thọ lạc (sukkhavedanā).
    3. thọ ưu (domanassavedanā).
    4. thọ hỷ (somanassavedanā).
    5. thọ xả (upekkhāvedanā).

    Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ khổ:

    1. trạng thái là hưởng cảnh xúc không tốt (aniṭṭhaphotthabānubhavanalakkhanaṃ), không thích hợp với thần kinh thân.
    2. phận sự là làm cho pháp tương ưng xào héo (sampayuttanaṃ nilāpanarasaṃ).
    3. thành tựu là thân đau đớn (kāyikābādhapaccupaṭṭhānaṃ).
    4. nhân cần thiết là có thần kinh thân (kāyindriyapadaṭṭhānaṃ).

    Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ lạc:

    1. trạng thái là hưởng cảnh xúc thích hợp (iṭṭhaphoṭṭhabbānubhavanalakkhanaṃ).
    2. phận sự là làm cho pháp tương ưng tiến triển (sampayuttānaṃ upabrūhanarasaṃ).
    3. thành tựu là thân sướng (kāyika assādapaccupaṭṭhānaṃ).
    4. nhân cần thiết là có thần kinh thân (kāyindriyapadaṭṭhānaṃ).

    Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ ưu:

    1. trạng thái là hưởng cảnh không ưa thích (aniṭṭhārammaṇānubhavanalakkhanaṃ).
    2. phận sự là hứng chịu cảnh không vừa lòng (aniṭṭhākārāsambhogarasaṃ).
    3. thành tựu là ép uổng tâm (cetasikābādhapaccupaṭṭhānaṃ).
    4. nhân cần thiết là vì có sắc tim (hadayavatthupadaṭṭhānaṃ).

    Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ hỷ:

    1. trạng thái là hưởng cảnh đáng mong mỏi (iṭṭhārammaṇānubhavanalakkhanaṃ).
    2. phận sự là hưởng cảnh vừa lòng (iṭṭhākārasambhogarasaṃ).
    3. thành tựu là tâm phơi phới (cetasika assādapaccupaṭṭhānaṃ).
    4. nhân cần thiết là thân tâm yên tịnh (passandhipadaṭṭhānaṃ).

    Tứ ý nghĩa (aṭṭha) của thọ xả:

    1. trạng thái là hưởng cảnh trung bình (majjhattavedayitalakkhanā).
    2. phận sự là điều hòa pháp tương ưng (sampayuttānaṃ nātiupabrūhananilāpanarasā).
    3. thành tựu là vắng lặng (santabhāvapaccupaṭṭhānā).
    4. nhân cần thiết là ly pháp hỷ (nippītikapadaṭṭhānā).

    Thọ (vedanā): Là những cảm giác tích cực hay tiêu cực khi các căn biết các cảnh. Chữ vedanā xuất xứ từ ngữ căn √Vid có nghĩa là biết hay cảm nghiệm, chữ Vijjā (Minh) cũng từ ngữ căn này mà ra. Tâm sở Thọ chính là Thọ uẩn (vedanakhandha) trong Ngũ uẩn (pañcakhandha). Nó được xem là quan trọng vì không một giây phút nào trong đời sống chúng sinh lại thiếu đi cái gọi là cảm giác. Trong giáo lý Duyên Khởi (paṭiccasamuppāda), ngay khi các Căn tiếp xúc các Trần thì Thọ lập tức có mặt và chính nó là duyên khởi cho Tham Ái (taṇhā) xuất hiện. Nói vậy, vòng tròn luân hồi không thể thiếu mắt xích cảm thọ.

    Thọ uẩn (vedanā-upādānakhandha) là tâm sở Thọ.

    Lạc thọ luôn đi với tâm Thân thức thọ lạc.

    Xả thọ đi với 55 tâm gồm 32 tâm Dục giới xả thọ, 15 tâm Đáo đại xả thọ và 8 tâm Siêu thế xả thọ.

    Ưu thọ luôn đi với 2 tâm sân.







  5. Định - Nhất Hành

Tài liệu:
  1. Bản giải Siêu Lý Tiểu học (TL Tịnh Sự)
  2. Triết học A Tỳ Đàm (TK Giác Nguyên)
  3. Vi Diệu Pháp Sơ Cấp (TK Giác Giới)
  4. tipitaka.org
  5. budsas.net
Abhidhammatthasaṅgaho

Rūpāvacaracittaṃ

  1. Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhānakusalacittaṃ
  2. Vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānakusalacittaṃ
  3. Pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānakusalacittaṃ
  4. Sukhekaggatāsahitaṃ catutthajjhānakusalacittaṃ
  5. Upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānakusalacittaṃ.
Thắng pháp tập yếu

Sắc giới thiện tâm

  1. Ðệ nhứt thiền thiện tâm câu hữu với tầm, tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm.
  2. Ðệ nhị thiền thiện tâm câu hữu với tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm.
  3. Ðệ tam thiền thiện tâm câu hữu với hỷ, lạc và nhứt tâm.
  4. Ðệ tứ thiền thiện tâm câu hữu với lạc và nhứt tâm.
  5. Ðệ ngũ thiền thiện tâm câu hữu với xả và nhất tâm.

Saṃyuttanikāya - V. Mahāvagga - 9. jhānasaṃyuttaṃ

‘‘Cattāro me, bhikkhave, jhānā. Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu

  1. civicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.
  2. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.
  3. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti – ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.
  4. Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.
Ime kho, bhikkhave, cattāro jhānā’’ti.

Tương Ưng - V. Đại phẩm - 9. Tương Ưng Thiền

Này các Tỷ-kheo, có bốn Thiền này. Thế nào là bốn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo

  1. Ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
  2. Làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm.
  3. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba.
  4. Ðoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn Thiền.
Tài liệu A Tỳ Đàm
www.giacnguyen.com