Bản Đồ Cứu Cánh Níp-Bàn Sắp đặng như thế phải là bực quả vô sinh. Dù Toàn giác, Độc giác hay Thinh Văn giác cũng thế và phải trải qua 4 bực đạo quả như trong bản đồ, tợ cái thang lên từng nấc. Ban đầu Sơ đạo lên quả Thất lai, quả Thất lai lên Nhị đạo; Nhị đạo lên quả Nhứt lai; quả Nhứt lai lên Tam đạo; Tam đạo lên quả Bất lai; quả Bất lai lên Tứ đạo; Tứ đạo lên quả Vô sanh, sẽ Níp-bàn viên tịch không còn luân hồi trong tam giới nữa, mới đáng gọi là tận thế của bậc ấy. Ai muốn đắc sơ đạo phải tu tam học: giới, định, tuệ. Giới là ngũ giới, bát giới, thập giới và 227 giới tùy sức. → Hiểu giới - Sống đúng theo giới luật Định là 8 hoặc 9 bực thiền hiệp thế, nhưng thiếu sức chỉ dùng cận định là định quyền, định lực v.v… trong đẳng giác cũng đủ. Tuệ (xem bảng thất tịnh) có thứ lớp từ thấp đến cao, trước hết phải đắc tuệ thông thường (sammasanañāṇa) là quán soi nhận thấy ngũ uẩn… thành phần riêng khối. Trau giồi tâm quán đặng mạnh hơn, tỏ ngộ nhận thấy danh sắc tiến triển và mất đi, đó gọi là tiến thối tuệ (udayabbayañāṇa). Vào đến tuệ này phải gặp 10 phiền não quán (vipassanūpakkilesa) hoặc :
Hào quang, hỷ, tịnh, tín đa Cần, vui, huệ, niệm, xả và ái thương Trong mười, một mạnh quá cường Thành ra phiền não của đường quan chơn (Diệu Pháp lý hợp – phẩm đề mục chỉ quán) Nếu lướt qua khỏi phiền não quán đặng thời tuệ này mới đủ sức mạnh thấy danh sắc tiến thối rõ rệt. Quán soi càng gần khuất bỏ phần tiến của danh sắc, chỉ nhận thấy ngay phần diệt của danh sắc, nên gọi là diệt một tuệ (bhaṅgañāṇa). Đặng tỏ ngộ tuệ này như người ở trong nhà mục, chỉ thấy đồ gãy rớt xuống dĩ nhiên cho rằng gặp nạn, tỏ ngộ như thế gọi là họa hoạn tuệ (bhayañāṇa); nhận thấy danh sắc như vậy rồi mới đăm ra cho danh sắc là đồ tội lỗi, cách nhận ấy là tội quá tuệ (ādīnavañāṇa); do danh sắc nó phải như thế mới nhận rõ bằng cách chán nản, gọi là phiền yểm tuệ (nibbidañāṇa). Sự nhàm chán đâu có thích, nên sự tỏ ngộ với cách như muốn xa lìa, đó gọi là dục thoát tuệ (muñcitukamyatāñāṇa). Sự muốn tránh khỏi rất mạnh thì có phần cương quyết cho khỏi, như thế gọi là quyết ly tuệ (paṭisaṅkhāñāṇa); tỷ dụ như chim mới nhốt vào lồng lưới, dù soi đến đâu cũng chẳng đặng ra, rốt cuộc phải nằm nhìn lưới, như thế nào thì hành xả tuệ (saṅkhārupekkhāñāṇa) đối với sự tiêu diệt của danh sắc cũng như thế ấy. Còn thuận tùng (anulomañāṇa) sanh theo lộ tâm đắc đạo cũng như chim trong lồng gặp khi mở cửa ra theo sẽ thảnh thơi. Liên tiếp tuệ thuận tùng có cái tâm đổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng gặp thấy Níp-bàn để chuyển tộc (gotrabhū) đổi phàm làm Thánh, liền đắc Sơ đạo. Nếu người nào tu pháp quán không sai mà gặp 1 trong 10 phiền não quán thì biết rằng người ấy là người tam nhân. Còn Bồ tát nếu đủ căn lành thì lướt qua khỏi đến phần cao của tuệ tiến thối (udayabhayañāṇa) mới có phần đến đạo quả hay Níp-bàn sẽ không còn gọi là Bồ tát nữa, nên đặng là Bồ tát kiếp chót. 7 nguyên nhân đắc đạo Trước khi đặng ngũ tự đoán thì đã hiện bày 7 nguyên nhân đắc đạo hiện thế như vầy:
Người nào phát tâm muốn tu hành đến đạo quả nhưng nhận xét thấy ta hoặc hết sức trắc nghiệm mà không đầy đủ 12 điều như đã kể, nên ráng lo bổ túc pháp độ, độ nào mà khó càng thêm cố gắng hành cho đầy đủ sẽ thâu hồi thời giờ lại, đó là Bồ tát bổ túc pháp độ. Còn các bậc cũng có căn lành mà không mong đắc đạo quả sớm với các đời sau gần đây, thì tùy ý theo hoàn cảnh hành đọ nào nhiều ít, hay nguyện Toàn giác phải hy sinh hết thân mạng với 1 độ nào, hoặc nguyện Độc giác cũng phải hy sinh đến tứ chi với ít độ. Các bực như thế cũng tạm gọi là Bồ tát tùy hành pháp độ, nếu muốn cho có căn bản rõ rệt thì phải phát nguyện dù Toàn giác, Độc giác hay Thinh Văn giác đều phải lập chí hướng. Còn người muốn mau khỏi khổ, nên nguyện thành pháp độ vào hàng Bồ tát. Nói về phát tâm giải thoát là 1 điều sơ cần cũng là tâm lý khác khác để cởi mở sự ái với lục trần và những pháp trong 3 cõi cũng đặng gọi tâm lý xuất gia. Chữ gia đây ám chỉ thế tục, phiền não, ngũ uẩn và tát cả đời. Nếu tâm không dính mắc là có nghĩa xa lìa. Chưởng thiện căn là gieo duyên giải thoát, tức là đối với Tam bảo hoặc Độc giác cung kỉnh hay cúng dường… Thập độ (Pāramī) đáo bỉ ngạn:
Ngũ tự đoán hiện thế đắc đạo:
Đủ thất nhân đắc đạo hiện thế là như người học hết chương trình. Còn ngũ tự đoán đắc đạo hiện thế như làm bài trong lúc thi. Người có hiện tượng 5 điều ngũ đoán (hiện thế đắc đạo), trước phải có thất nhơn đắc đạo hiện thế, nguyên do nhờ các đời quá khứ tạo pháp độ (pāramī). Nên biết tạo phước làm ít đặng nhiều PHƯỚC VẬT
PHƯỚC ĐỨC
PHƯỚC TRÍ Phước trí cao siêu hơn rải lòng từ là “quán tưởng vô thường” có 12 cách:
Thất Tịnh (Visuddhi)
Tuệ chót này (paccavekkhaṇañāṇa) có vị có, có vị không, cho nên trong văn lục bát có bài kệ như vầy: Níp-bàn, đạo, quả, Thánh nhơn Đắc rồi suy xét nghiệp dơn đã trừ, Với mà phiền não còn dư Có người chẳng xét thiệt hư chi nào. (Diệu Pháp Lý Hợp – Phẩm đề mục chỉ quán) Học Siêu lý (Paramaṭṭha) hay học Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) hoặc học Nội dung Vô Tỷ Pháp (Abhidhammattha) v.v… tức là tìm hiểu nhận thấy rõ chân như thực tính (Sabhāva) để chúng ta tránh sự chấp chế định, đặng tỏ ngộ vô thường, khổ não, vô ngã và Níp-bàn, hầu tránh khỏi tất cả nạn. Trích Bản giải Siêu Lý - tiểu học (TL Tịnh Sự) Hiểu giới - Sống đúng theo giới luậtSư Giác Nguyên (Toại Khanh) 16/10/2018 Nếu mình giữ giới mà không hiểu ý nghĩa thì rất đáng tiếc. Các vị có biết từng học giới của Đức Phật dạy cho mình nó vừa bổ bề ngang và vừa bổ bề dọc. Ngũ giới cho mình sức khỏe, uy tín xã hội, nhan sắc, tuổi thọ. Thiền định và học giáo lý cho mình trí tuệ. Pháp bố thí cho mình tài sản. 1- KHÔNG SÁT SANH Giữ giới sát sanh là không có quyền xâm phạm quyền sống của chúng sanh khác. Ai cũng tham sống sợ chết thì tại sao mình tước đoạt mạng sống của người khác, và còn có thêm ý nghĩa là không làm đau người khác. Chuyện đầu tiên là không gieo nghiệp sát, không gieo nghiệp yểu thọ, bệnh hoạn khổ thân trong kiếp sau. Không sát sanh chưa hẳn là giữ giới sát, mà giữ giới sát chính là đứng trước một hoàn cảnh lẽ ra mình sát sanh nhưng mình không nỡ sát. Ví dụ : muỗi cắn lẽ ra đập nhưng không đập thì đó là giữ giới. Mê câu cá nhưng từ ngày biết đạo thì bạn bè rủ, không câu nữa v..v. Trong trường hợp đó được gọi là giữ giới. Trong kinh nói khi mà mình sát sanh là mình gieo nhân chia ly. Ví dụ khi mình giết con chim, nếu giết nhằm con chim mái hoặc con chim đó là con chim mẹ, đêm nay nó phải về tổ để lo cho con nó nhưng khi mình giết mình không biết, mình giết như vậy là mình đã làm xáo trộn và gây ảnh hưởng rất xấu lên mái ấm của nó. Con cá, rùa, chim, rắn hết thảy đều có tình thân. Giữ giới sát đời sau sanh ra không bệnh, không tai nạn, không chết yểu, được trường thọ vì ta không đoạt mạng sống của ai. Đời sau sanh ra không bị sanh ly tử biệt, ta sẽ được cộng trú với những gia đình sống thọ. Không sát chưa hẳn là có phước, mà cái tâm trạng nào khiến cho mình không sát cái đó mới là phước. Chính cái tinh thần đó mới cho mình sanh ra được khỏe mạnh. Trong kinh có nói về người giải quyết vấn đề bằng cách tự tử. Tự tử không phải là tội ác nhưng khi mà giải quyết bằng cách tự tử nó sẽ tạo nên một dấu ấn tâm lý rất lớn, vì cái chết không phải dễ thực hiện. Mà bây giờ mình nghĩ đến nó, nó sẽ để lại ấn tượng tâm lý suốt nhiều kiếp luân hồi, đời sau kiếp khác sanh ra gặp chuyện khó khăn là cứ nghĩ đến chuyện chết trước. Mình không quí cái xác này, mai này mình sẽ chọn các giải pháp giống như vậy. 2- KHÔNG TRỘM CƯỚP Giới trộm cướp nó giúp cho mình hạn chế tánh tham và hạn chế nghèo đói mất mát tài sản trong đời sau kiếp khác. 3- KHÔNG TÀ DÂM Là liên hệ về đời sống tình dục. Người có chừng mực trong đời sống tinh thần tình cảm là tình dục thì họ có cơ hội sống lâu. Đó là nói về ngũ giới. Còn nói về Bát giới hay là xuất gia giới thì giới thứ ba nó rất quan trọng vì chính nó giữ cho mình phải giữ thân như ngọc. Các vị nhớ bên Lão giáo hay thuật dưỡng sinh Trung Quốc nó có ba khái niệm: tinh, khí, thần. Nó là nguồn năng lượng của mình mặc dù mình không xài nhưng một lúc nào đó nó dư thì nó cũng tự kiếm đường nó thoát, nhưng đó là chuyện của nó. Nhưng khi nó chưa thoát thì nó cũng là vốn quí của mình. Còn mình tiêu hao quá thì mình dễ bị rụng răng và lớn tuổi dễ bị mất trí nhớ, xương cốt dễ bị hư hao tổn thất. Giới thứ 3 nó giúp cho mình như vậy. Và chưa hết. Người nghĩ nhiều về đời sống tình dục thì ngoài chuyện hao tổn tinh thần, thể xác cũng dễ dàng bị suy kiệt, thất thoát - thận suy, khí nhược. 4- KHÔNG NÓI DỐI Một người ăn nói chừng mực thì có được niềm tin nơi người khác và không có gì phải lo. Các vị biết một trong những cái khổ tràn ngập trong xã hội người Việt và Châu Á nói chung là cái tật đôi chối: nói thêm bớt, chuyện có nói không, chuyện không nói có. Một người nói năng chừng mực thì không phải dây dưa vào chuyện thị phi. Mà thị phi nó chính là một phần rắc rối của đời sống. Không nói dối là vì mình tôn trọng sự thật chứ không phải giữ giới là do sợ tội. Bởi vì thành Phật là gì? Là thấy được sự thật. Bản chất của thế giới ra sao thì thấy nó như vậy. Anh muốn trở thành một người giác ngộ thì anh phải tôn trọng sự thật. Tôn trọng sự thật có nhiều cách: Không thích giả dối trong ngôn ngữ, trong biểu hiện. Trong kinh nói là người nói dối khi sanh ra có rất nhiều quả xấu: lời nói của họ không được tín nhiệm trước đám đông, khi ra đời sẽ có một hình thể khó nhìn, dư hoặc thiếu. Tại vì chuyện không có mình cho là có. Nhân nói dối cũng tạo ra một ngoại hình khó nhìn. 5- KHÔNG DÙNG CÁC CHẤT SAY Tránh xa những chất say như xì ke, ma túy, rượu vì ngoài chuyện nó có thể gây hao tổn tinh thần nó còn ảnh hưởng bao nhiêu gan, thận, tim mạch. Nếu mình không học đạo mình nghĩ đơn giản là tu học đầu óc phải tỉnh táo. Nghĩ như vậy cũng đúng nhưng nó nghèo lắm. Đời sống của chúng ta luôn luôn phải đối diện với vô số điều bất trắc sẽ xảy đến với mình và người thân. Tỉnh táo có lợi là giữ lại khả năng đối phó với những tình huống bất trắc. Hơn nữa mình khác con thú vật ở chỗ khả năng phân biệt thiện ác, nặng, nhẹ, nên, không nên. Khi mình uống rượu vô rồi khả năng đó sẽ bị đánh mất, kéo mình xuống ngang hàng với con vật. Trong kinh nói có người sanh ra bị tâm thần bẩm sinh, có nhiều nhân mà trong đó có một kiếp nào đó không coi trọng đầu óc tỉnh táo, xử dụng các chất kích thích. Cho nên khi sanh ra với chứng tâm thần như vậy. Không uống rượu có nhiều lý do: 1- Lý do trước mắt là mình phải giữ lại cái khả năng tự lo cho chính mình. 2- Người không uống rượu là người có khả năng giúp đỡ được nhiều người khác. 3- Mình không biết có những bất trắc nào sẽ đổ xuống , nếu mình không tỉnh táo. 4- Người coi rẻ sự tỉnh táo đầu óc thì kiếp sau sanh ra rất dễ bị tâm thần vì anh có mà anh không biết quý. Cho nên mỗi lần mình làm gì phải biết đây là 6 căn biết 6 trần bằng tâm ác thì kiếp sau 6 căn biết 6 trần bất toại. Còn nếu 6 căn biết 6 trần bằng tâm thiện thì kiếp sau 6 căn tiếp xúc 6 trần dễ chịu. Giới luật của Đức Phật giúp cho mình ba lợi ích: 1/ Lánh xa ác nghiệp 2/ Huân tập các thiện nghiệp 3/ Hỗ trợ cho đời sống thể lý, đời sống sinh lý của mình được tốt hơn. Giữ giới nó thuộc về tâm linh, nhưng nó còn hơn như vậy nữa. Một vị thành tựu giới luật vị đó sống tốt hơn người bình thường rất nhiều. Họ được Thanh Tâm Quả Dục. Thanh Tâm là giữ lòng thanh tịnh, còn Quả Dục là bớt muốn. Mà dưỡng sinh Lão giáo của Tàu hoặc yoga của Ấn họ cũng nhìn nhận Thanh Tâm Quả Dục là giữ lòng sạch sẽ bớt ham muốn cũng là điều kiện làm cho mình được khỏe mạnh. Bớt ăn uống, bớt hưởng thụ, bớt ham muốn thì chắc chắn nó làm cho tinh thần mình khỏe và sức khỏe thể chất của mình cũng tốt hơn nhiều lắm. Người có giới luật trong sạch đi đâu lòng cũng dạn dĩ, ngay cả chuyện ma, bóng tối, chỗ vắng vẻ mà mình có giới mình cũng dạn hơn người bình thường, còn nếu mình không có giới, mình lo sợ bị trụy tim lên máu cũng chết. Giới có lợi như vậy. Người có thành tựu về giới luật thì người đó được an lạc cà tinh thần và thể xác. Nguồn: https://www.budsas.asia/2018/10/hieu-gioi-song-dung-gioi-luat.html Tri ân đh Cittasamādhi JS chia sẻ 10 Tùy phiền nãoHành giả tu Tuệ quán đến giai đoạn này luôn phải trải qua một cám dỗ rất lớn, nếu thiếu duyên khó mà vượt qua, đó chính là 10 Tùy phiền não (vipassanūpakkilesa). Gọi là Tùy phiền não là bởi chúng có thể trở thành chướng ngại cho sự tiến bộ của hành giả. 1. Hào Quang (obhāsa): Có người vào thời điểm này thấy thân mình tự nhiên phát sáng hoặc trở nên trong suốt như pha lê. Người kém duyên sẽ tưởng đó là một sự chứng ngộ ghê gớm nào đó. Thực ra đây chỉ là một chuyện rất tự nhiên khi nội tâm một người đạt tới sự chuyển đổi quá lớn. 2. Phỉ Lạc (pīti): Có người bổng nhiên cảm nhận được một niềm vui mà từ bé đến giờ chưa từng biết qua. 3. Sự Yên Tĩnh của Thân Tâm (passaddhi): Có người như nghe được những chuyển động vi tế nhất của Thân Tâm bởi lúc đó mọi thứ ở họ như đang trong trạng thái vắng lặng đến tột cùng. 4. Thuần Tín (adhimokkha): Có người ở giai đoạn này cứ tưởng mình đã là Sơ quả khi niềm tin nơi Tam Bảo bổng dưng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Họ như thấy Đức Phật ngay trước mặt và dám chết vì ngài. 5. Dõng Mãnh (paggāha): Có người lúc này thấy việc lành nào cũng dễ như trở bàn tay, dù thật ra nó quá sức họ. Hành giả lúc này làm việc không biết mệt. Tâm trạng này cũng có thể khiến hành giả ngộ nhận mình đã là thánh nhân, vì từ bé đến nay chưa bao giờ trải qua một kinh nghiệm đặc biệt như vậy. 6. Sự Tịnh Lạc (sukha): Có người ở giai đoạn này nghe được trong cả thân tâm một niềm hạnh phúc vô bờ bến không thể diễn tả, một sự dễ chịu mà không một dục lạc nào có thể đem lại. Nhờ vậy hành giả có những thứ sắc tâm chưa từng có bao giờ: Thanh thản, nhẹ nhàng và thanh tịnh. 7. Sáng Trí (ñāṇa): Có người ở giai đoạn này thấy mình như trở thành một người khác, bổng nhiên hiểu ra những điều xưa giờ bế tắc hoặc chưa từng nghĩ đến. Đây là chuyện tốt nhưng cũng là cái bẫy cho hành giả kém duyên tưởng mình đã đắc thánh. 8. Chánh Niệm (upaṭṭhāna): Ở giai đoạn này hành giả như sống 100% với chánh niệm, trong khi trước đây một giờ chánh niệm liên tục đã là rất khó, bây giờ bao lâu cũng được và rất dễ dàng, thậm chí vững mạnh hơn xưa rất nhiều lần. 9. Xả Tâm (upekkhā): Chi pháp căn bản ở đây là tâm sở Hành Xả và tâm sở Tư trong tâm Khai ý môn. Ở giai đoạn này, có người thì thấy tâm trạng nổi bật của mình là sự thanh thản không vui hay buồn, thương ghét đối với bất cứ trần cảnh nào, dầu người hay vật. Cảm giác đó giống như ở một bậc thánh không còn Sân tâm hay Dục ái nữa, nghĩa là không vui chẵng buồn, không thích hay ghét. 10. Pháp Ái (nikanti): Là sự ham thích, đam mê với những thành tựu tiến bộ của mình trong pháp môn Tuệ quán qua các Tùy phiền não. Trong 10 Tùy phiền não vừa kể chỉ có điều cuối cùng mới là phiền não mà thôi. 9 điều trước (trừ hào quang là pháp Vô Ký) đều là thiện pháp cả. Nhưng sở dĩ gọi là Tùy phiền não vì chúng là những cạm bẫy cho người thiếu duyên tưởng mình đã là thánh nhân. 10 Tùy phiền não lúc này là cơ hội cho 3 phiền não Mạn, Ái, Kiến. Với người hữu duyên đắc thánh trí thì cả 10 Tùy phiền não chỉ là cảnh phù du trong giai đoạn nhất thời mà thôi. Họ biết rõ cảnh Danh Sắc sanh diệt mới là điều cần lưu tâm, cái gì ngoài ra cũng không cần thiết để vướng mắc. Đó là vì sao giai đoạn này được gọi là Đạo phi đạo tri kiến tịnh, tức là trí biết rõ cái gì giả, cái gì thật. Trích Triết học A Tỳ Đàm Nguyên tác: Dr. Mehm Tin Mon Bản tiếng Việt: Tỳ-khưu Giác Nguyên |