← Giáo Lý Căn Bản



[001] [002] [003] [004] [005] [006] [007] [008] [009] [010] [011] [012]
[013] [014] [015] [016] [017] [018] [019] [020] [021] [022] [023] [024]
[025] [026] [027] [028] [029] [030] [031] [032] [033] [034] [035] [036]
[037] [038] [039] [040] [041] [042] [043] [044] [045] [046] [047] [048]

Lớp Phật Pháp Căn Bản 28

Thứ Năm, ngày 01/08/2024

Lý Ngọc Nga ghi chép bài Sư Giác Nguyên giảng
Tử Du ghi chép chữ Pāḷi

NGŨ LỰC NGŨ QUYỀN

Trong thời gian gần đây thì chúng tôi có nhận được rất là nhiều tin nhắn và rất là nhiều Email của một số bà con hỏi về một nội dung thôi, tức là trong cái cuộc sống chộn rộn này nè, thì trừ ra những người mà không quan tâm đến tâm linh, chứ còn đa phần đó là khi mà đối diện với những vấn đề của đời sống như bệnh tật hay là mất mát, đổ vỡ, hay là sanh ly tử biệt, hoặc đối diện với cái già, cái bệnh, cái chết, thì ai cũng có những thao thức, những trăn trở.

Đặc biệt có những người họ kể cho chúng tôi nghe một sự kiện rất là đặc biệt. Đó là nửa đêm, giữa đêm, nhiều khi giựt mình dậy uống nước hoặc đi toilet, tự nhiên chợt nhớ đến chuyện sẽ có một ngày họ ra đi, họ bỏ hết tất cả những thứ họ đang có chung quanh, bỏ luôn cả cái mạng này, và không biết đi về đâu. Có mấy người họ nói như vậy. Ban ngày nó không nghĩ mà ban đêm nhiều lúc thần kinh mình yếu sao nghĩ chuyện tiêu cực, sợ lắm. Và cái câu nói này mới là quan trọng nè. Họ nói lúc đó họ nghĩ đến Tam-bảo thì ít, mà họ hận. Xài cái chữ “hận”. Họ nói hận cái người mà vì danh, vì lợi, vì một cái lý do nào đó mà đi rao giảng hoặc là biên soạn, ghi chép, nói chung là truyền bá, một cái thứ gọi là giáo lý sai lầm, rồi dán lên đó một cái nhãn mác Phật-pháp. Họ nói [rằng] họ hận lắm. Họ nói [rằng] tại vì những khi mà họ bơ vơ nhất, sợ hãi nhất, hoảng loạn nhất, họ cần tìm một chỗ nương, mà bây giờ họ nói [rằng] đó là lên Online là nó đủ thứ trên đời hết. Sách in giấy cũng có, rồi những tài liệu Online cũng có, mà họ nói là nó nhiều cái tài liệu rất là kỳ, kỳ cục lắm luôn. Rồi họ nói trong đó có những cái là nó mâu thuẫn nhau như nước với lửa vậy đó. Rồi còn khích bác bài xích nhau.

Họ nói [rằng] bây giờ là một người cư sĩ họ không có thời giờ để nghiên cứu giáo lý, họ chỉ còn trông cậy vào Tăng-ni và Kinh-điển. Thậm chí họ nói Cư-sĩ cũng được, nhưng mà làm ơn bỏ danh, bỏ lợi giùm, làm ơn bỏ cái "tôi" tanh tưởi của mình giùm. Nếu mà tự thấy dốt làm ơn im giùm, rút lui giùm, chứ còn đừng có mà leo lên làm thầy, làm bà, rồi đi rao giảng tầm bậy, tầm bạ mất thời gian. Mà nhiều khi người ta vì tin mình mà người ta mất mấy chục năm trong cuộc đời như vậy. Họ hận lắm. Xài chữ “hận”. Họ hỏi tôi bây giờ phải làm sao?

Thì tôi chỉ có một câu tôi nói: “Giờ bà con cũng phải "tự". "Tự" à. "Tự" tỉnh. Trước hết là phải "tự" tỉnh, [tức là] biết sợ, biết ngại, về cái tương lai của mình. Khi mà biết sợ, biết ngại, [thì] nếu mà về mặt thể xác, mình sợ bệnh, sợ chết, thì mình phải ăn kiêng, mình phải thể thao, mình phải blah blah… Nhưng mà về mặt tinh thần, bắt buộc mình cũng phải đi theo đường đó. Có nghĩa là mình cũng phải kiêng. Cái gì có lợi mình, cái gì có hại [thì] mình tránh, mà cái gì có lợi thì mình nạp. Còn hỏi biết cái gì lợi, cái gì hại, thì tôi nói [rằng] phải tự – tự tìm hiểu, tham khảo – phải xài tới cái đầu rồi. Chứ còn thời buổi này mà cứ mạng xã hội, rồi phương tiện truyền thông, mà nó tràn ngập, nó vây bủa, mà mình cứ cà lơ phất phơ cái này nó mệt lắm, phải không? Mệt lắm. Rồi coi cái gì không cần thiết như ba cái Facebook hay là ba cái gì đó nó không cần thiết, Tiktok gì đó bỏ hết đi. Tối ngày lên trên đó rồi bị người này nắm đầu, người kia xỏ mũi mệt lắm, phải không? Bị hướng dẫn dư luận, hướng dẫn nhận thức, hướng dẫn niềm tin. Mỗi người một cách. Mà họ xài chữ “hận” [khiến] tôi nhớ hoài. “Hồi đầu con giận, con buồn, bây giờ nghĩ là con rất là hận, bởi vì mất thời gian quá, cỡ nào cũng lên làm Đạo sư, làm thầy hết. Rồi khích bác, rồi dè bỉu. Mệt mỏi quá”.

Trong buổi giảng sáng nay, muốn kể hầu các vị một chuyện, mà trước hết thì tôi cũng phải quay lại Kinh-điển thôi. Thì con đường giải thoát được Đức-Phật –
Ngài trình bày rất là nhiều cách tùy căn duyên của mỗi người. Có người thì Ngài nói đến con đường giải thoát là Bát Chánh Đạo; có người Ngài nói là 5 Quyền – Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ; có người Ngài nói là Giới, Định, Tuệ – Tam-học, Vô Lậu Học. Tùy người [mà] có chỗ thì Ngài chỉ nói có 2 – Chỉ và Quán thôi. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Ngài nói có 2 là Chỉ và Quán. Có chỗ Ngài chỉ nói có 1 thôi, đó là Vô Thường Tưởng hay là Khổ-tưởng hay là Vô-ngã-tưởng. Chỉ có một thôi. Tùy căn duyên mỗi người. Thì đặc biệt tôi muốn sáng nay tôi lại chọn một cách trình bày của Đức-Phật, đó là nói đến con đường giải thoát thông qua gọi là 5 Căn và 5 Lực, tức là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

Cái niềm tin… Giữa lúc mà bà con bị dao động với niềm tin, thì có lẽ đã đến lúc hơn bao giờ hết, ngay lúc này, chúng ta phải xét lại cái niềm tin của mình. Tôi đã nói một tỷ lần rồi, mình đi vào Đạo bằng cái ngõ nào thì mình cũng sẽ từ cái ngõ đó mà mình tiến hay lùi. Ví dụ như buổi đầu đơn giản mình đến với Đạo bằng niềm tin [như là] niềm tin vào một cá nhân nào đó, một đường lối, một truyền thống, một đoàn thể, một tổ chức nào đó. Chỉ là niềm tin thôi, thì mai này cũng sẽ vì cái sự dao động niềm tin, những thử thách, những cám dỗ nào đó đánh đố, thử thách niềm tin của mình là mình buông.

Tình cảm thế tục cũng vậy. Mình thương, mình mến, mình quý, mình yêu, người nào đó chỉ đơn giản là cái sự hời hợt vẻ ngoài, thì mai này chúng ta cũng sẽ vì cái vẻ ngoài hời hợt của ai đó mà chúng ta bỏ người cũ. Chúng ta phải hiểu nhau, quý nhau, kính nhau, đặc biệt là hiểu nhau tận cùng, thì người kia có gọi là sứt môi, gãy gọng, xe lăn, tàn phế [thì] mình bỏ không được. Bởi vì cái mình quý họ là quý chiều sâu, quý nội dung bên trong. Còn nếu mình đến với nhau chỉ vì vẻ ngoài, thì mai này cũng sẽ vì vẻ ngoài mà bỏ nhau, xa nhau. Phật-pháp cũng vậy, mình đến với Phật-pháp chỉ bằng một niềm tin mà hời hợt, thì mai này mình cũng sẽ vì một cú sốc nhẹ nào đó mình bỏ Đạo.

Ở đây tôi không hề có hậu ý, dụng ý là tuyên truyền nhồi sọ, buộc mọi người phải theo Đạo Phật. No. Tôi đâu có được cái gì. Tôi chỉ nhắc một chuyện, đó là nếu mà mình có trăn trở, có thao thức về tuổi già của mình, về kiếp sau của mình, về cái chết của mình, thì có lẽ mình cũng nên tìm một điểm tựa tâm linh nào đó. Thì có thể tùy duyên, các vị Đạo Chúa, Đạo Hồi, Đạo Ấn-giáo, Đạo Phật , Đạo gì đó tôi không biết, nhưng mà tôi trong trường hợp này chỉ đang nói về Đạo Phật thôi. Giả định như các vị tìm đến Đạo Phật các vị chọn Đạo Phật , thì cái Đạo Phật đó phải là Đạo Phật của nhận thức, Đạo Phật của trí tuệ, chứ không phải là một Đạo Phật của niềm tin suông. Còn nếu mà mình có tin thì cũng phải tìm hiểu cái mình đã tin, chứ không phải chỉ dừng lại chỗ tin. Như tôi đã nói rất là nhiều lần.

“Thánh nhân người ta khác mình ở chỗ là người ta hiểu rất rõ cái điều người ta tin, cho nên người ta tin chết bỏ cái điều người ta người ta hiểu. Còn mình không có hiểu lắm cái điều mình tin, cho nên mình không có tin lắm cái điều mình hiểu”.

Nó khác nhau tí ti đó thôi. Tí ti nhưng mà nói tí ti chứ thật ra nó là trời biển, trời biển ở chỗ đó. Một bên là hiểu rất rõ điều mình tin, nên tin chết bỏ điều mình hiểu, còn một bên thì không hiểu lắm cái điều mình tin, cho nên không có tin lắm cái điều mình hiểu. Đấy. Miệng nói là vô-ngã, vô-thường, rồi mọi thứ do duyên. Nói nghe đã vậy chứ còn một cái thử thách nhẹ thôi, một học thuyết nào đó mà nghe nó hơi xuôi tai, trong Pāḷi kêu là “icchantika”, tức là một học thuyết, một chủ trương,
một quan điểm mà nó thuận ứng với quan điểm của mình là chết, là mình theo liền.

Và tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, chúng ta có hai hướng để mà tìm đến chân lý: một là nhìn thấy vấn đề như nó là, và hai là nhìn nó như ý mình muốn, ý mình thích. Mình nghĩ kỹ coi, đa phần mình chọn cách hai. Tức là mình thích nhìn vấn đề theo cái ý của mình muốn. Phật-pháp mênh mông như vậy, thì mình chỉ tìm đến ông nào mà mình thấy thích, tìm đến cái lớp cách nói nào, cái lý luận nào, cái quan điểm nào mình thích. Mà xin lỗi chứ cái đầu của mình trong đó sình là hết 99% rồi, mà mình đi lấy cái sình đó để đánh giá Phật-pháp là chết. Mình chỉ thích nghe cái gì nó thuận với mình tiêu rồi.

Các vị nghĩ coi, các vị trong lớp cũng như học toán – lý– hóa, các vị biết khoa học là không có vụ thích hay không thích. Nó như vậy là phải thấy nó như vậy. Khoa học nó không phải là nghệ thuật, nó không phải là văn chương. Đấy. Nó không phải là thơ ca, điêu khắc, hội họa,… Thơ ca, âm nhạc, văn chương vậy đó mà nó còn có chỗ để mình góp phần, can thiệp cái "tôi" tanh tưởi của mình vào trong đó. Nhưng mà đó là bên nghệ thuật, bên xã hội, phải không? Thậm chí bên chính trị mình có thể mình đem cái "tôi" tanh tưởi [của] mình can thiệp, mình tham dự. Nhưng mà khoa học thì không. Khoa học là khoa học. Bây giờ [dù] mình thích hay không thích nguyên tắc, công thức đó [nhưng mà] anh chết anh cũng phải theo, chứ không thể nào được. Cho nên người Mỹ họ nói: “Khoa học là chúng ta, mà nghệ thuật là riêng tôi” là chỗ đó. Nhớ cái đó.

Mà đa phần mình tìm đến chân lý là dựa trên cái tiêu chuẩn của bản thân. Dĩ nhiên trong room này thế nào cũng có người cãi, nói thì tôi cũng phải dựa vào tôi, nhưng mà mình phải coi mình ở tầm nào, phải không? Ví dụ, giờ tôi ví dụ cái này nè, mình bị tiểu đường, mình bị cao máu, mình đi kiếm thuốc Nam mình uống, mình nói mình ỷ mình nói tại vì tôi dốt cho nên thầy nào nói tôi cũng nghe. Nói vậy đâu có được. Đâu có được. Cái mạng của mình đâu phải là cùi bắp đâu. Không phải là cùi bắp, cho nên mình không thể biến trở thành con chuột bạch cho mấy ông lang vườn, mấy ông lang băm được. Mà mình coi mình phải đi tra cứu, tham khảo năm lần bảy lượt. Thí dụ như là lá chùm ruột, rễ cây cau, hay là đọt bả đậu, thí dụ như vậy. Thì bây giờ mình phải ngồi mình tìm hiểu, trong đó gồm những thành phần gì? Tại sao mà cái đó nó chữa bệnh đó, và nó có phản ứng phụ, nó có gây hại cho một cái cơ phận nội tạng nào của mình hay không. Chứ không phải đơn giản là mình đang bị bệnh tiểu đường, vừa nghe nghe đâu có bài thuốc nào chỉ tiểu đường mình nhào vô mình kiếm về, mình uống 8 tháng liên tục. Các vị nghĩ coi cái đó có phải mạo hiểm không? Thiếu thông minh. Rất là liều mạng. Nha. Thì đối với thể xác mà mình còn phải cẩn thận, [thì] nói về tâm linh cũng vậy, làm sao mình ẩu được. Đấy. Cho nên mình đừng có móc cái thẻ mà dốt dốt, nói tại vì tôi dốt [nên] ai nói tôi cũng nghe. Nói vậy đâu có được. Mình trên 18 tuổi, mình không thể nói một câu mà thiếu trách nhiệm với bản thân như vậy. Mình cứ móc cái thẻ dốt ra mình nói là tại vì tôi dốt. No. Ngay cả nấu ăn mình cũng thể nào mình móc cái thẻ dốt mình ra được. Mình thấy người ta hướng dẫn kho, chiên, xào, nướng, mình thấy đó hợp lý mình mới theo. Nha.

Nói tới đây tôi mới nhớ, có cô đó [được] bạn rủ đi chơi xa, mà nghe nói kỳ này có tắm sông, tắm suối, chơi hồ, chơi thác gì đó, mà đặc biệt có bơi lội. Kỳ này có bơi lội, mà cổ thì cổ không có biết lội. Thì trong làng cổ có ông thầy bùa. Nghe nói là ông này giỏi lắm. Thầy bùa mà chuyên kiêm luôn ngoại cảm, coi như là cải táng, sang cát, rồi phong thủy, rồi tầm long trạch huyệt, cái gì ổng cũng biết hết, mà bùa phép, trẻ em dạ đề, khóc đêm, người lớn bị vong nhập, ma dựa gì là ổng làm láng hết. Tự nhiên cổ có ý rất là ngộ nghĩnh tới gặp ổng: "Con sắp đi chơi xa, mà không biết lội, mà bạn bè nó nói chỗ này sông suối ao hồ dữ lắm, thầy có cái bùa nào mà giúp con không?". Thì ông thầy nói: "Trời ơi, cái này nó dễ hơn là trở bàn tay". Ổng thò tay lên hương án, ổng rút cho cổ miếng giấy vàng vàng, ổng quẹt vô đó hai ba nét cũng kỉ hà học gì đó, xong rồi ổng vò nhỏ lại, nhét vô bao ni-lon, cột cái dây, mà dây niệt ngũ sắc. Ổng nói là: “Bây giờ con cứ đem về con đeo cổ. Mà con nhớ nha, bùa này nó thấm nước là nó không có linh. Cho nên con đeo cái này là con tránh, mà phải đeo liên tục nha. Khi mà tiếp xúc với nước nôi là phải đeo, nhưng mà con nhớ là cái này nó kỵ nước đó. Con nhớ nhiều đó thôi. Kỵ nước. Mà không được tháo ra. Tháo ra là thầy không chịu trách nhiệm”. Thì cổ nghe vậy là… người mê tín mà, đi chơi xa mà tới kiếm thì bùa là biết mê tín bậc thầy, cho nên là cổ một dạ kính tin, phải không? Đem về, cổ đeo đi chơi. Bạn bè cổ bơi lội gì bơi lội, thì cổ cũng xuống nước tới ngực thôi, cổ không có đi sâu nữa, cổ sợ ướt bùa. Mà cũng nói chung là cũng vui, chơi vui rồi về, cổ nói: "Trời ơi, linh thiệt thầy ơi! Coi như trong nhóm con có 5,7 đứa đi chơi lội, cũng vậy đó, mà có đứa cũng suýt bị chết hụt, chết đuối. Con thì không nha. Con thì không. Bùa của thầy là linh lắm". Thì ông thầy nói: "Nói chung là bùa phép mà con, mình phải có niềm tin là được. Nhưng mà có điều mình cũng khoa học chút con, phải không? Tin gì thì tin, bữa nay thầy còn sống thì thầy vẽ bùa cho con, mai mốt thầy chết rồi, nhiều khi bùa phép rồi con đeo bậy bạ, ba cái tàn nhang thuốc lạ, nước lạ uống vô chết. Thôi sẵn đây thầy cũng nói thiệt. Bùa gì thì bùa nhưng mà con nhớ lại lời của thầy. Thầy nói con đeo ở cổ đi chơi nước thoải mái, nhưng mà nhớ đừng có để lá bùa nó ướt, có nghĩa là thầy kêu con đừng lại chỗ nước sâu. Mà con tưởng tượng, nước mà nó tới ngực thì làm sao con chết đuối được hả?". Đấy. Vấn đề nằm chỗ đó. Không có bùa phép gì hết. Nó nằm ngay chỗ lá bùa đó nó không được ướt nước – Đó là một. Thứ hai là không có được tháo ra khỏi cổ, mà hai cái này nó cộng lại thì nó bắt buộc cổ phải đi về một chọn lọc, một chọn lựa, đó là không đến vùng nước sâu quá cổ được. Mà cái thứ đó làm sao mà chết đuối? Làm sao nó đuối được?

Ở đây cũng vậy, bây giờ mình đến với Phật-pháp, dĩ nhiên buổi đầu mình phải nói là mình tin. Đúng, như là cô gái này vậy đó. Nhưng mà niềm tin mình mới có trí tuệ. Bởi vì hồi nãy tôi có nói 5 Quyền các vị nhớ không? 5 Quyền – Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Chỉ niềm tin không thì không có nên cơm cháo gì hết. Nhớ nha. Những người Phật-tử mà đến với Đạo tuần túy là niềm tin [thì] không có nên cơm cháo gì hết. Niềm tin [rồi] phải thêm cái khác nữa. Niềm tin Trí-tuệ thì niềm tin đó gọi là Chánh-tín. Còn niềm tin mà không có Trí-tuệ thì niềm tin đó gọi là tà-tín, là mê tín, là cuồng tín. Mà mình nghe chữ “tà”, “cuồng”, “mê” là mình thấy xài không được rồi, phải không? Đấy. Cô gái mà xin bùa lội hồi nãy, bùa chết đuối hồi nãy là cổ hên, cổ hên là cổ tin, nhưng mà cổ về cổ cũng biết nghĩ, bùa nó linh nhưng mà nghe nó có gì nó ngộ ngộ, bởi vì nếu mà nước mà nó ngực làm sao mà mình chết đuối được. Cho nên bùa có linh hay không mình chưa có biết, nhưng trước mắt là thấy nó hợp lý cái đã. Đấy.

Ở đây cũng vậy, mình không có đủ Trí-tuệ để mình hiểu hết bổn tôn, bản ý, bản hoài của chư Phật đâu, mình không hiểu hết, nhưng mà ít nhất mình cũng đem cái đầu bư của mình, mình xét, xét ở một cái chừng mực nào đó, thì mình thấy hợp lý mình mới theo. Chứ còn không có thể nào mà nhắm mắt, nhắm mũi vì một niềm tin, vì một cảm tin, vì một hảo cảm đối với một cá nhân, một truyền thống, một tập thể, một đoàn thể, một tổ chức, một học thuyết, một trường phái nào đó, rồi mình nhắm mắt mình theo, mà mình không có cần tìm hiểu là sai. Đấy. Đó là cuồng-tín, chỉ tin không là cuồng-tín. Đấy. Cuồng-tín là mê-tín. Đấy. Là tà-tín. Đấy.

Cho nên niềm-tin phải có Trí-tuệ mới là Chánh-tín. Nhưng mà đủ chưa? Chưa. Mới có Chánh-tín, nhưng mà còn Tấn, Niệm, Định nữa. Đấy. Có nghĩa là mình tin Chánh-tín, nhưng mà mình không có ra sức, mình không có chịu đổ mồ hôi, không chịu học giáo lý, không chịu ra sức hành trì, không chịu ra sức thực tập. Đấy. Thực tập.

Thí dụ như bây giờ, thực tập là cái gì? Là ăn uống cực chút, sinh hoạt giản dị chút, bớt tiện nghi chút, chịu cực khổ chút. Đấy. Nếu… phải nói là nếu nha. Nếu mà chuyện thiếu tiện nghi, nếu chuyện khổ cực, nếu chuyện mồ hôi, mồ kê mà nó giúp cho mình được tốt hơn kìa. Chứ không phải nói như vậy là tôi đề nghị một pháp môn khổ hạnh các kiểu là No nha. Tôi không có nói cái đó nha. Làm ơn, tôi xin lạy các bố mạng xã hội đó, cắt khúc vô cái kỳ lắm. Tôi không có nói cái đó, tôi không có kêu các vị phải khổ hạnh, nhưng mà tôi nói trong trường hợp mà phải nỗ lực, phải đổ mồ hôi, để mà cho chuyện tu học nó tốt hơn, thì mình phải chịu khó đổ mồ hôi. Đấy. Thí dụ như giờ mình ghi danh tu thiền mà chỗ đó nó nóng quá, bây giờ trước mắt mình chỉ tìm được cái thời gian này nè, mình chỉ có rảnh được thời gian này, và thời gian này chỉ có một khóa thiền đó thôi. Thì cái chỗ đó nó cũng hơi chật thiệt, nó hơi nực, mà nó hơi hơi hôi… Ráng. Rồi bụi bặm tí, ruồi muỗi, côn trùng tí, cũng ráng gồng qua được khóa thiền 10 ngày này nè, thì mình sẽ có được nhiều. Thành tựu thì không chắc, nhưng mà có nhều trải nghiệm đặc biệt lắm, phải không? Thì lúc đó phải gồng thôi. Chứ còn mình tin, mình hiểu, nhưng mà mình không có ra sức. Đấy.
Làm được! Tín. Tấn, Cần là siêng. Rồi Niệm, Định. Phải có Niệm, Định. Tu gì thì tu, tôi nói ngàn lần, trăm triệu lần, tôi tin Phật [thì] tôi tin có mấy điều thôi.

Thứ nhất là Phật dạy cái gì cũng do duyên mà có. Thì trong cái đầu bư của tôi, tôi tin cái đó có thật. Không có gì còn hoài hết, và cái gì cũng do các điều kiện mà có, chứ không phải tự nhiên. Không có cái gì tự nhiên mà có. Cái gì cũng là hệ quả, nó là hệ quả của vô số điều kiện tác động. Và bản thân nó lại là nguồn cơn, là duyên khởi cho vô số cái hệ quả khác. Đó là cái chuyện thứ nhất tôi tin Phật.

Thứ hai, mọi thứ do duyên mà có đã đành rồi, mà có rồi [thì cũng] không có gì bền. Đó là cái thứ hai tôi tin.

Cái tin thứ ba là tôi tin rằng không có một lời nói, một hành động, một tư duy nào của mình mà nó không để lại một kết quả: vui – buồn, thiện – ác. Tôi không tin. Phải có! Một tư duy, một câu nói, một cái búng tay, một cái tróc tay, một cái nháy mắt, một cái co duỗi nhẹ nhẹ, đến một cái lá nó rơi trên sân, một làn gió nhẹ thổi mơn man, tất cả nó đều là duyên khởi cho một cái gì đó. Chứ không có cái gì mà tự nhiên có, và bản thân nó cũng không là nguồn cơn duyên khởi cho một thứ khác – Tôi không tin. Nó do duyên mà có, mà nó lại là duyên cho vô vàn thứ khác. Và từ đó nó dẫn đến chuyện tôi tin mình phải chịu trách nhiệm toàn bộ những gì mình nói, làm, mình tư duy.

Như vậy ba cái:
1- Thứ nhất tôi tin mọi thứ do duyên mà có.
2- Thứ hai, có rồi thì không có gì mà còn hoài.
3- Thứ ba là mình phải tuyệt đối chịu trách nhiệm những gì mình làm, nói, và tư duy.

4- Thứ tư, tôi tin tuyệt đối bằng cái tư duy cạn cợt của tôi, đó là chỉ có đời sống Chánh-niệm là đời sống tốt nhất, chỉ có đời sống Tỉnh-thức là đời sống tốt nhất.

Cho nên Tín, Tấn, Niệm. Niệm là đời sống tỉnh thức, chỉ có sống tỉnh thức, thì trong Kinh nói là sống mà không có tỉnh táo đó là cái xác chưa có chôn, là người đã chết rồi.
“Appamādo amatapadaṃ” – “Chuyên cần là con đường bất tử”
Mà ngược lại, “pamādo” là “con đường dể duôi”, là con đường chết.

Là tại sao vậy? Là bởi vì khi mình thất niệm, khi mình sống không có tỉnh thức, thì mình như cái xác chưa có chôn vậy đó. Mình giận, mình tham [mà] mình không biết. Mình ăn uống, tắm rửa, đi đứng, nằm ngồi [mà] mình không biết. Mình nói, mình im [mà] mình không biết. Hoàn toàn không biết. Mình cứ là lăng xăng suốt ngày. Mình như cái xác chưa có chôn vậy đó. Chánh-niệm đặc biệt như vậy. Chỉ có trên nền tảng của tỉnh thức [mà] anh làm, anh luôn luôn tỉnh táo trong mọi hoạt động của anh, thì nó mới là nền tảng cho Trí-tuệ của anh nó làm việc.

Trí đây nó gồm có ba là: Trí văn – Trí tư – Trí tu.

Bây giờ tạm thời chưa có Trí-tu. Trí-tu là trí do anh thực tập. Ít ra anh cũng còn
có cái trí do học, do nghe, do đọc; trí do tư duy, do thấm thía, do tiêu hóa, do gặm nhấm, phải không? Ít nhất phải có hai cái đó. Thì anh phải sống tỉnh thức, anh phải có Niệm, thì ba cái Trí đó nó mới làm việc được. Chứ còn đằng này là khi mình sống không có tỉnh thức thì, xin lỗi chứ, mình là cái xác có chôn, mình là cái con gì đó.

Nhiều người họ nổi điên họ nó tại sao chúng tôi thuyết pháp chúng tôi nói hơi nặng lời. Nhiều khi không có nói rốt ráo thì nó không có tới, cứ nói mà mua lòng thì khó lắm. Nó cứ nhát nhát không dám nói. Thật ra mình nói khoảng cách giữa con người, con thú chỉ một sợi tóc thôi, chỉ một sợi tóc. Tóc mà tóc mịn chứ không phải tóc thô nha. Tóc mịn có nghĩa là mình chỉ đói ăn, khát uống, giao phối và tự vệ. Nếu làm một con người mà chỉ có bốn cái này thì y như cái con gì vậy đó, phải không? Đói ăn, khát uống nè, giao phối, rồi gì nữa? Tự vệ. Ai đụng tới mình phản ứng. Phản ứng thì có hai: một là mình tấn công; hai là mình rút lui bỏ trốn, phải không? Thì đó là phản ứng: mình tấn công ngược lại hoặc là bỏ trốn. Còn thứ ba là giao phối, [tức] là nam – nữ, đực – cái, trống – mái tìm nhau. Rồi hai cái kia là đói ăn, khát uống, mệt nằm ngủ, rồi mình nghe ba cái thơ thiền.

Cái gì thiền có nghĩa là “mệt nằm ngủ, đói ăn” đó là thiền [mà] mình nghe, mình tưởng. Vậy mình không biết Phật-pháp gì hết. Mình cứ ăn ngủ không là thiền. Không phải. Câu đó mình phải hiểu người ta nói cái gì. Thiền có nghĩa là trong mọi tình huống, mọi sinh hoạt, mọi hoạt động lớn bé, thì mình đều tỉnh thức hết, cái đó gọi là thiền. Còn đằng này mình không hiểu cái phần sau, mình cứ nhớ cắt cái khúc: "Cơ tắc xan hề khốn tắc miên" – "Đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nằm ngủ" đó chính là thiền [thì] nghe ham quá. Vậy mình khỏi tu gì hết. Mà bây giờ tư tưởng này là nó đang tràn lan ở trong cái giới học Phật Việt-Nam. Đó là tu không cần học. Học nhiều là sở tri chướng. Còn thiền là không có cần gì hết, cứ giữ tâm khi khơi khơi vậy đó, thì lúc mình đang khỏe, đang trẻ, đang giàu, đang đẹp, thì mình thấy mấy cái pháp môn đó nó OK, sướng quá mà, nhưng khi mà mình có tí vấn đề mình mới thấy [là] mình muốn tu tập rốt ráo thì lấy cái gì, lấy cái nền tảng nào để mà theo?

Cho nên người học Phật là chia ra ba nhóm:

1- Nhóm một là thuần túy đức tin. Đấy. Thuần túy đức tin không cần học gì hết. Cứ là làm phước, bố thí, cúng dường, phục vụ, từ thiện vậy thôi. Cho vậy đủ rồi. Vậy là đủ sanh thiên rồi. Đủ để gặp Phật kiếp sau rồi. Đó là nhóm một.

2- Nhóm hai là bị chìm đắm trong cái học, trong cái gọi là lý thuyết như những con mọt sách vậy đó. Có nghĩa là coi như là ăn rồi là dầm mình ở trong tủ sách, trong thư viện. Dìm trong đó, rồi nhìn quanh thấy ai cũng dốt hết trơn, có mình mình giỏi thôi.

3- Nhóm thứ ba đó là nhóm thích hành trì. Tức là cái này mới mệt nè. Hành trì mà nguyên thủy là người ta phải có sự hướng dẫn của Hiền-thánh, còn không nữa bản thân cũng phải có căn bản giáo lý. Một là sự hướng dẫn của Hiền-thánh. Hai là bản thân phải có căn bản trước đi. Còn mình giờ nó có cái loại thứ ba. Đó là tự nhiên vô cái là bị, hay là được tuyên truyền khỏi cần học. Thế là được hướng dẫn sơ sơ ba cái hít thở, thiền hơi thở, thiền niệm phật, thiền lần chuỗi, thiền tâm từ, học có đúng một cái đó thôi là về làm, thì thấy nó sướng thiệt, nó nhàn thiệt đó, nhưng mà về lâu, về dài, khi mà gặp chuyện thì không biết làm sao giải quyết, vì nó đơn giản quá. Mà Phật-pháp thì mênh mông, mà không được học. Đâu phải vô lý, đâu phải ngẫu nhiên mà Phật-pháp mênh mông đâu. Một tủ Đại-tạng đó là giải quyết vô số vấn đề cho vô số căn cơ của vô số chúng sinh, mà mình không biết mình thuộc vào cái loại nào. Mình phải học ,chứ bây giờ đâu có Hiền-thánh nữa. Tự cứu mình chứ. Mình đâu có giao cái mạng mình cho thầy-bà, Tăng-Ni được. Đấy. Mà đằng này không. Cứ giao phó như vậy.

Cho nên, cuối cùng nó ba hạng. Ba hạng đối với tôi đều cực đoan hết.
1- Hạng thứ nhất là không có biết cái gì ngoài niềm tin.
2- Hạng thứ hai là chuyên sâu vào cái lý thuyết, vào những con chữ, làm con mọt sách, hài lòng với kiến thức từ chương.
3- Hạng thứ ba là dẹp hết, không bố thí, cúng dường, phục vụ, bái sám, cũng không thèm giáo lý, không thèm gì hết. Tìm hiểu, tham khảo dẹp dẹp dẹp dẹp dẹp dẹp. Cứ là chỉ cần biết một hai kỹ thuật. Tôi kêu là kỹ thuật. Một hai kỹ thuật ngồi xếp bằng rồi theo dõi cái gì đó, rồi xong rồi đó. Rất là kẹt.

Thì nhớ một chuyện tào lao. Đối với người ta là chuyện tào lao, đối với tôi là chuyện Phật-pháp. Nhớ có ông đó Giám-đốc, ổng cưới cô vợ trẻ. Kỳ đó ông đi công tác xa rồi ổng dặn bà hàng xóm. Ổng hay giúp đỡ bả lắm cho nên bà quý ông lắm, bả nghe lời ổng lắm, mà ổng đi công tác xa đâu có tiện đem cô vợ trẻ theo. Đâu phải lúc nào đi cũng đem người nhà theo được. Ổng dặn bả là ở nhà thấy có cái gì bất thường. Nhớ nha. Gạch dưới chữ "bất thường" nha. Thấy có cái gì "bất thường" thì báo cho ổng biết. Ổng đi mấy lần rồi. Ổng mấy lần công tác thì lần nào cũng giao cho bả. Có cái lần đó ổng đi ổng dặn vậy, ổng đi đâu 3, 4 ngày, thì bả mới gọi phone. Ổng hỏi: “Có chuyện gì? Có chuyện gì? Có chuyện gì vậy bác? Có chuyện gì vậy cô?” Bả nói: "Ông dặn có gì bất thường thì tôi báo". Ổng nói: "Đúng rồi. Đúng, đúng. Đúng rồi. Đúng". Bả nói: "Thì ông hàng xóm kế bên nhà đó, thường thì đêm nào cũng qua, mà sao tối này không có qua nữa, thì tôi thấy lạ tôi báo cho ông biết vậy thôi". Thì chuyện này đối với nhiều người nó là câu chuyện cười, đối với tôi đó là câu chuyện tư duy. Bà này, trong cái đầu bả là bả chỉ hiểu chữ "bất thường" thôi. Ông giám-đốc dặn là có cái gì "bất thường" thì báo cho ổng biết. Thì bả cứ hiểu cái chữ "bất thường" là cái gì mà nó không có giống như mọi khi, đó gọi là "bất thường". Mà bả không cần biết cái chữ "bất thường" ổng nghĩa là gì. Và bả cũng không có cần biết là hậu quả của chuyện báo cáo sáng nay nó dẫn tới cái chuyện mà tan nhà nát cửa. Bả cũng không cần biết. Bà chỉ hiểu cái chuyện "bất thường" theo cái ý của bả, rồi bả báo cho ổng biết. Bả hiểu chữ "bất thường" đúng nghĩa là cái gì mà nó không như mọi khi thì nó là "bất thường".

Thì đa phần Phật-tử mình học Đạo cũng vậy. Hồi nãy tôi nói ba hạng. Hạng mà không có đọc sách, chỉ thuần túy niềm tin thì tôi không có nói. Nhưng hạng thứ hai là mọt sách là đa phần. Tại sao tôi chọn nói hạng này nhiều? Là bởi vì hạng này có nhiều chuyện để nói hơn hai hạng kia.

Hạng thứ nhất là cực kỳ hời hợt, đến với Đạo, xin lỗi nha, như ngoại Đạo, ghé là trú mưa trước cổng chùa. Đối với tôi hạng thứ nhất là ngoại Đạo mà chỉ trú mưa trước cổng chùa thôi. Còn hạng thứ ba đối với tôi giống như là một bà cụ vào dưỡng già trong chùa. Giống như một bà cụ có nghĩa là đi tìm sự an ổn trong Phật-pháp bằng cách là chọn ra một pháp môn nào để là cầu an, cầu yên, tìm một chỗ ẩn nấp, một chỗ gởi thân.

Thì [trong] ba hạng này, cái hạng thứ nhất [thì] tôi coi giống như người ngoại Đạo mà trú mưa trước chùa, ở hiên chùa, cổng chùa. Và hạng thứ ba thì tôi coi giống như một bà cụ mà cơ nhỡ, không con cháu, rồi vô chùa để mà gởi thân. Còn riêng hạng thứ hai là có nhiều chuyện đáng nói. Nghĩa là cái hạng mà là mọt sách thích tra cứu, thích tìm hiểu, nhưng mà họ quên rằng nó có nhiều cách đọc sách mà mình có thể gom lại. Có hai cách, ít nhất là hai cách:
1- Cách một là hiểu chữ như bà cụ hồi nãy – bà cụ hàng xóm. Chữ nó sao hiểu y chang vậy.
2- Cách thứ hai là đọc hiểu giữa hai hàng chữ.

Và sáng nay nè, tôi đi một vòng mênh mông để cuối cùng tôi chốt lại chính là nội dung mà tôi sắp nói đây. Có nghĩa là đề tài sáng nay là tiếp nối của kỳ trước. Đấy. Tiếp nối kỳ trước. Có nghĩa là khi anh thấy cái vấn đề của anh, thì anh mới tìm ra cái giải pháp.

1- Chuyện thứ nhất là phải thấy mình có vấn đề thì mình mới tìm giải pháp cho vấn đề.

2- Chuyện thứ hai đó là tùy thuộc vào anh thấy ra cái vấn đề gì thì anh mới có cái giải pháp tương ứng, thích hợp, phù hợp, với cái vấn đề đó.

Mà chuyện đầu tiên là phải thấy mình có cái gì sai sai cái đã. Để chi? Để mình chậm bước lại, mình đảo mắt nhìn quanh, chậm bước đảo mắt. Bước hai là mình bắt đầu dò tìm, mình dò tìm.

Giống như mình thấy bên ngành y hoặc là bên ngành hình sự, mình muốn chữa bệnh hay muốn điều tra vụ án, chuyện đầu tiên là phải nhìn quanh, ngó xuống, nhìn lên. Nhìn quanh, ngó xuống, nhìn lên. Ví dụ như mình thấy [là] khám bệnh, muốn khám cho nó kỹ bắt buộc phải là thử máu, thử đàm, phân, nước tiểu, rồi X-ray, rồi MRI, cắt lớp, scan,… Còn hình sự là mình thấy một bãi nước bọt, một sợi tóc, một cái đầu lọc thuốc lá, là nó không có bỏ sót, phải để ý, hoặc nó có những nguyên tắc bên hình sự, ví dụ như là "chôn gần, liệng xa". Ví dụ mình thấy cái xác mà xác chôn là mình đoán ra được là hung thủ nó ở gần đây nè, bởi vì gần nó mới chôn, nhưng mà liệng là xa. Thấy cái xác liệng mình nghĩ là hung thủ nó ở xa nên nó liệng. Hiếm bao giờ hung thủ mà nó ra tay nó giết người ta mà nó để nó liệng xác kế bên nhà. Chuyện đó là cực hiếm, vô cùng hiếm. Hễ mình thấy chôn là mình biết hung thủ ở gần đây. Maybe 50 hoặc là trên 50% là ở gần đây nó chôn. Còn xác mà liệng hời hợt ngoài bãi rác, ở bên triền đồi, dốc núi gì đó, biết là người ở xa. Ví dụ như vậy. Hoặc là người ta phải dò tìm, người ta phải để ý xem mức độ phân hủy của một cái xác chết mà trong cái điều kiện nhiệt độ nào, thì phải mấy ngày nó mới ra như vậy, trong điều kiện nhiệt độ nào và mấy ngày nó ra như thế kia, phải không?

Mình tu y chang vậy. Mình phải nhìn mình, mình phải dò tìm cái vấn đề của mình, rồi mình mới tìm ra cái giải pháp được. Chứ còn đằng này mình không thấy mình có vấn đề thì làm sao mà mình đi tìm, mới có cái ý đi tìm giải pháp, và làm gì có cái chuyện mà tìm đúng giải pháp. Thì tôi nó nói rất là nhiều lần, có người thì họ giải quyết "nhân", có người giải quyết "quả".

Có người giải quyết "quả" là sao ta?
Có nghĩa là sanh ra đời cứ thấy đói nè, bệnh nè, nghèo nè, khổ này khổ kia nè là tìm cách giải quyết. Cái đó gọi là giải quyết "quả".

Còn giải quyết "nhân" là sao?
Thấy mình nhiều tánh xấu, thấy mình nhiều bất thiện, thấy mình ít pháp thiện. Quan tâm giải quyết cái đó gọi là giải quyết "nhân".

Thì theo trong Đạo mình, nói tới đây các vị nào mà hơi chuyên chú chút xíu cái là bắt đầu đoán tôi muốn nói cái gì. Nếu nói giải pháp cho "nhân", cho vấn đề "nhân", vấn đề "quả" là thấy rõ ràng tu là chủ yếu cái "nhân" nhiều hơn. Cực chút không sao, đói chút không sao, thiếu chút không sao, nóng lạnh chút không sao, ngứa ngứa chút, côn trùng hôi hám rác rưởi chút xíu không sao. Giải quyết là cái tâm. Tâm mình lúc này nè, niềm-tin của mình có OK không? Tinh-tấn của mình, Chánh-niệm của mình, Thiền-định của mình, Trí-tuệ của mình có OK không? Sao lúc này mình nóng tánh
quá vậy? Sao lúc này mình tham quá vậy? Lúc này sao mình hay tỵ hiềm, mình đố kỵ, mình ganh tị quá vậy? Sao lúc này mình bủn xỉn quá vậy? Sao lúc này mình nhỏ mọn quá vậy? Đó. Mình để ý cái đó. Cái đó gọi là mình để ý cái đó đó, mình mới đi tìm đến những giải pháp để giải quyết cái "nhân". Còn người không biết Đạo là 99.9% giải quyết "quả" thôi. Sao lúc này mình bị bệnh, sao lúc này mình đói, mình nghèo, sao lúc này mình bị thị phi là chỉ biết cái chuyện đó – chuyện chỉ giải quyết cái ngọn thôi. Còn người biết Đạo là mình giải quyết cái "nhân". Còn người không biết Đạo giải quyết cái "quả". Nhớ nha.

Thì như bữa hôm tôi nói, mỗi người sinh ra có vô số cái "nhà tù" để tự giam nhốt mình, mà trong đó gom gọn lại thì có hai cái "nhà tù nhân" và "nhà tù quả". Mình biết rõ mình ở tù rồi mình mới nghĩ đến chuyện ra tù chứ. "Nhà tù quả" là gì? Là mình bị trói buộc trong cái hình hài xấu xí nè, bệnh hoạn nè, nghèo khó nè, phải không? Vô danh nè, bị người ta coi nhẹ, xem thường nè. Đó. Thì mấy đó gọi là "nhà tù quả". Nó không quan trọng, mà quan trọng là cái "nhà tù nhân". "Nhà tù nhân" có nghĩa là tánh xấu của mình, mà cái tánh xấu của mình nó theo đuổi mình trong mọi nơi, mọi lúc, và trong nhiều hình thức. Tôi nói rất là nhiều lần, thí dụ mình không biết Đạo thì mình chỉ biết Tham, Sân, Si, Ái, Mạn, Kiến, Nghi, đúng không? Nhưng mà khi biết Đạo rồi là mình có thêm mấy cái là Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Nhưng mà nó xui chỗ vầy. Hễ mình phiền não nhiều quá đó thì cái Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ của mình nó lại tiếp tục là cái nền cho phiền não. Thí dụ như có tí niềm tin là bắt đầu thấy mình hay, có học ít giáo lý thấy mình hay, có giữ giới ngày, hai ngày, thấy mình hay, biết chút ít giáo lý thấy mình hay, dự 2, 3 khóa thiền thấy mình hay, bố thí chút ít thấy mình hay, phải không? Thí nè, Giới nè, Văn nè, Niệm nè, Định nè, phải không? Cứ cái nào mà thấy có chút là thấy mình hay. Đó. Rồi thấy cái đó. Tu là thấy cái đó.

Thì trong kinh nói rất rõ. Tùy vào khả năng nhận thức của mình, mà mình thấy được bao nhiêu vấn đề bản thân. Cái này kinh nói chứ không phải tôi nói nha. Tùy vào khả năng nhận thức của mình, mà cái nhận thức ở đâu nó ra? Là cũng phải do tiền nghiệp kiếp xưa cũng đã từng tu, rồi khuynh hướng tâm lý, rồi môi trường sống hiện tại. Ba cái này cộng lại nó mới cho phép mình là người có biết quan tâm để giải quyết những vấn đề hay không và tùy thuộc vào ba cái đó mà mình thấy ra vấn đề ở mức độ nào. Thí dụ như có người hồi nãy tôi nói. Họ chỉ quan tâm đến chuyện sướng khổ, giàu nghèo, đau và khỏe thôi. Họ tìm cách giải quyết cái đó thôi. Nhưng có người họ đi xa hơn. Họ biết tu tập thiền định để mà lìa xa đời sống liên hệ vật chất, liên hệ mật thiết với vật chất.

1- Hạng thứ nhất là sống trong ác.
2- Hạng thứ hai đó là hành thiện dục giới.
3- Rồi hạng tiếp theo là bỏ cái dục mà chuyển qua bên tu thiền đáo đại.
4- Và hạng thứ tư là họ thấy vấn đề lớn nhất là sinh tử chứ không phải là thấy vấn đề khác. Vấn đề sanh tử là vấn đề lớn nhất. Hễ còn sanh tử thì dầu là đọa hay là về các cảnh trời cao nhất thì cũng là còn sanh tử.

Hạng cuối cùng này nè, khi họ thấy ra vấn đề lớn nhất của họ là sanh tử, thì họ mới tu tập để giải quyết sanh tử. Còn mấy hạng dưới kia đó, thì có người vì sợ khổ cho nên tránh ác, vì thích sướng cho nên hành thiện, nhưng mà vẫn còn quẩn quanh trong thế giới vật chất. Hạng tiếp theo mới ghê. Chán sợ cái thế giới vật chất, chán sợ sự quan hệ trong thế giới ngũ trần – thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng – họ chỉ tập trung trong chuyện tu tập thiền-định thôi. Hạng này là khá rồi đó, nhưng mà chưa, họ còn mê ở trong cái chuyện mát lạnh, phải không? Nhẹ bửng, rồi mê chuyện nhập định, nhập thiền, rồi mê trong cái thần thông, phép phù [thì] là chưa khá. Phải là chán luôn mọi hiện hữu. Bởi vì chúng ta biết rằng, quý vị không có tin thì thôi, nhưng nếu các vị tin thì các vị nên nhớ cái này, mỗi người chúng ta đã vô số kiếp luân hồi, chúng ta chưa từng có một cái cảnh giới thấp kém nào mà mình chưa ghé qua, từ những loài yếm quang, yếm khí, tức là những cái loài mà sống ở trong lòng đất sâu gần như là không có oxy, gần như là không có ánh sáng, sống dưới đáy biển sâu sẩu sầu sâu. Mình đã từng ở dưới, trong hang động, trong đá, trong đất, mình từng ở dưới, trong lòng núi sâu mình từng ở dưới, mình từng làm con hào, con ốc, con sên, con ruồi, con kiến. Chúng ta đã từng là những vị trời Đại Phạm-thiên, Đế-thích Ngọc-hoàng, Thượng-đế. Chúng ta từng làm những nhân vật lớn nhất ở trong vũ trụ. Rồi thì sao? Cứ luân hồi, luân chuyển từ đời này sang kiếp khác. Thì đương nhiên mình phải hiểu ngầm, tức là chính ở trong kinh Hiền-ngu Trung-bộ, Ngài dạy cơ hội mà để về cảnh giới sung sướng cao cấp thì không có nhiều, đa phần chúng ta bị lăn trôi trong cõi đọa. Thấy chỗ này người ta mới ngán, mà không biết là kiếp tới làm cái gì. Hoặc là kiếp vừa rồi làm cái gì mà sao mỗi lần nhớ tới luân hồi tôi ớn quá. Nhớ cái cảnh mà làm con hào trong đá tôi ngán quá. Rồi tôi nghĩ cái cảnh mình làm heo, làm bò, rồi bị người ta cắt xẻo. Ngán quá! Mà không biết kiếp vừa rồi mình làm cái con gì, kiếp sắp tới mình làm cái con gì. Sao thấy ngán quá! Như kiếp này mình thấy mình cũng biết Phật-pháp, rồi mình cũng đi trời đông, trời tây, thấy cũng vui, phải không? Tự nhiên giờ lơ mơ sao mà kiếp tới đây mà xuống làm mấy con…
Kể hoài cái chuyện mà lần tôi đi vô Chợ Rẫy khám bệnh. Chiều chỗ hơi thiếu ánh sáng, tôi thấy có nguyên bóng trắng, bóng trắng xẹt ngang cái chỗ mà khuất đèn. Ớn quá đi! Tôi nói: “Trời ơi, sao mà ma gì mà nó lộng dữ vậy?”. Lát sau cái bóng trắng xẹt qua, mà nó nhanh lắm, bóng trắng mà tại vì nó xà dưới đất, thì tôi mới nói với mấy người – hai người, hai người đưa tôi đi bệnh viện. Tôi hỏi họ có thấy không. Họ mới định thần, nói thấy. Mà đó là chuột tha bông gòn. Chuột nó tha bông gòn. Kể mà còn ớn. Mình nghe nói chuột bệnh viện là mình đã thấy xuống tinh thần rồi. Còn có cái vụ mà tha bông gòn, thì mình phải hiểu ngầm làm gì có bông gòn sạch. Bông gòn sạch nó nằm ở trong tủ, trong giá, trong ngăn, trong kệ chứ làm gì có bông gòn cho chuột nó tha. Bắt buộc phải bông gòn xài rồi. Mà theo quý vị bông gòn xài rồi mà trong bệnh viện thì cái gì trỏng? Thì chỉ có mũ, máu, nước vàng thôi. Đấy. Mà cái cục nó hơi to, miếng bông gòn nó hơi lớn đó. Cho nên thầy của tôi ổng gặm rồi ông chạy băng, chạy xẹt điểm A qua điểm B. Nhìn nguyên bóng trắng xẹt qua xẹt lại chỗ khuất đèn, người sợ ma đó thì nghĩ ma. Nhưng mà nếu mình biết Đạo thì ớn quá, sanh tử ghê quá, thì không biết mình sống sao, mà chết rồi mà vô làm chuột bệnh viện. Tôi từng gặp mấy con chuột mà chuột cống lang, nó chắc cũng phải cả ký á, mà ghẻ không, trụi lông, nó đi không nổi, mà nó không có kêu "chít, chít", nó kêu "kịt, kịt, kịt, kịt" vậy đó. Mà cái kỳ tôi ngồi nhà Phật-tử ở Thị nghè, mình ngồi ăn cơm mà mình nghe "kịt, kịt", mình dòm. Nhìn nó, tôi buông đũa luôn. Còn có con mèo mướp ở nhà, nó đang nằm nó lim dim, nó mở mắt ra nó thấy con đó xong rồi nó đứng dậy nó vươn vai rồi nó đi luôn. Tức là con mèo gặp chuột mà nó vươn vai. Nó chỉ biết [là] nó ớn quá rồi. Nó gặp coi như là cao thủ võ lâm. Con mèo gặp con chuột mà tưởng sao nó liếc xong đứng dậy nó vươn vai nó đi luôn. Mà con kia cứ thong thả từ từ từ từ từ từ bò xuống dưới cái bàn mình đang ăn cơm. Mình đang ăn. Tôi rút cái chân lên rồi thôi tôi bỏ đũa luôn. Ghẻ không vậy đó.

Thì quý vị có thể không có tin. Trong room này tôi đâu có biết ai đang nghe tôi đâu có biết, nhưng mà phải nói nếu mà mình tin thì mình phải thấy rằng cái khả năng mà mình làm cái con đó nó không có khó. Trong kinh Trung Bộ nói [rằng] xuống thì nó mau, lên thì nó khó. Lỡ xuống rồi trở lên nó khó, bởi vì mang cái thân mà thấp kém, cái cơ hội mà hướng tâm điều thiện khó lắm, cơ hội mà tạo công đức khó lắm, phải nhờ một cái phước lành xưa thiệt là xưa, trong muôn triệu tỷ ức kiếp nào đó nó kéo mình lên. Nhưng mà nó kéo mình lên được có một hai lần gì đó, rồi sanh ra cái thường mà mới bị đọa mà, lên để khờ khờ khờ khờ, làm ác, làm xấu, làm bậy là nó rớt trở lại. May mắn trở lên mà gặp Minh-sư Thiện-hữu đó, Thánh-hiền đó, thì họ còn giúp cho, chứ còn trở lên mà gặp bạn xấu là rồi xong, rớt xuống trở lại. Mình từ một ông Tổng Giám Đốc mà rớt xuống làm cái con chuột ở trong bệnh viện thì chỉ có ba nốt nhạc. Dễ lắm. Nhưng mà từ con chuột mà trở lại làm ông Tổng Giám Đốc thì không biết là bao nhiêu kiếp.

Cho nên tôi chốt lại hồi nãy là cái gì? Là tôi phân loại các vị Phật-tử, các người, cái kiểu đến với Đạo. Đến cách một là đến chỉ thuần túy niềm tin. Thứ hai là đến với thuần túy lý thuyết. Thứ ba là học đòi hành trì mà thiếu hành trang. Ba loại Phật-tử. Ba kiểu Phật-tử. Hạng thứ ba là tập tễnh học đòi hành trì, nhưng mà không có hành trang, không có hành lý, thì làm sao mà tu? Còn hạng thứ hai là chỉ tập trung là con mọt sách thôi. Hạng thứ nhất là kêu là ngoại Đạo trú mưa, có nghĩa là hoàn toàn họ không biết gì về Phật-pháp hết, chỉ ghé hiên chùa tí đó rồi thôi. Thì tôi nhắc lại nha.

Tùy vào việc mình thấy ra cái vấn đề của mình nó là cái gì, mình sợ khổ thì mình tránh ác, muốn sướng thì hành thiện, chán vật chất thì phải tu thiền, chán sanh tử thì phải tu Tuệ-quán, Tứ Niệm Xứ. Rõ ràng như vậy, phải không?

Rồi cái tiếp theo là mình thấy cái gì. Mình thấy mình thiếu niềm tin, sao niềm tin, đức tin mình nó yếu, hoặc là mình nghi nghi với niềm tin mình nó có xài được [không], Chánh-tín hay Tà-tín, thì bắt buộc mình cũng phải đi tìm hiểu. Ở đâu? Kinh sách mênh mông tôi đâu có biết, đâu có biết các vị đọc cái gì, thì tôi chỉ gợi ý thôi. Rồi đám mạng truyền thông nó lại chửi nữa. Thì tôi chỉ biết có cuốn thôi, đó là bộ Giáo lý A Tỳ Đàm với Kinh Nghiệm Tuệ Quán của chúng tôi đó.

Thì chúng tôi không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi cho in cái đó. Chúng ta có Kālāma, chúng ta phải có sách gối đầu để về Kālāma có cái học. Chẳng hạn như là sau bao nhiêu lớp đích thân tôi đi đến cái chỗ của bà con như xưa tôi dạy ở Cali, tôi dạy ở Houston, tôi đi tới nơi luôn, người ta cứ tới giờ người ta tới người ta học rồi người ta về. Bây giờ thì không. Bây giờ nó không có cái vụ đó. Bây giờ chỉ có hai trường hợp là chúng tôi dạy thôi, không có dạy online nữa. Bởi vì dạy online, hồi đó tôi tính chia hai lớp: lớp ABC với lớp intensive – lớp chuyên sâu, nhưng mà dạy mà không thấy mặt nhau là nó trùm mền nó ngủ nó ngáy đằng kia bên đây mình nghe rõ mồn một. Cho nên tôi cũng xin khấn trước vong linh Má tôi, tôi không có dạy online, dạy giáo lý mà chuyên sâu thì không. Còn cái lớp Chủ Nhật với Thứ Năm này là tại vì nó không có phải là… không cần thiết thấy mặt các vị, mà mình chỉ lưu lại mấy bài giảng thôi thì được. Chứ còn mà dạy chuyên sâu, gọi là dạy đào tạo đó thì không, không bao giờ. Cho nên chỉ có hai trường hợp. Một là muốn cái gì về Kālāma. Còn trường hợp mà trường hợp này có lẽ là lần cuối cùng, lần cuối cùng, lỡ hứa mà hối hận vô bờ, đó là đi Úc. Nhưng mà tôi phải kèm với một cái điều kiện là bà con làm ơn ghi danh và phát nguyện rằng là phải dành suốt thời gian hai tuần, ba tuần, không được ra khỏi cái chỗ học. Không có cái chuyện gần nhà rồi chạy tới chạy lui, chạy tới chạy lui, về quét nhà nấu ăn. Tôi không có phải là bắt quý vị bỏ nhà, nhưng mà xét thấy không có điều kiện thời gian thì đừng có đi. Nha. Còn thấy được thì bắt buộc phải nghiêm túc. Bắt buộc. Mà không phải Đạo, đời cũng vậy, có những khóa học mà chuyên sâu là ta bắt buộc mình phải vậy, chứ còn mà cứ chập chờn, lặn hụp, trồi sụt, trường hợp đó là không có được.

Thì giáo lý bắt buộc phải học. Bắt buộc phải học giáo lý. Và chúng tôi nhắc lại, tại sao chúng tôi đề nghị hai cuốn đó? Là bởi vì sách của mình [thì] mình chịu trách nhiệm, và khi chúng tôi cho in mấy đó là tôi muốn Kālāma có cơ sở vật chất, người ta về người ta ăn người ta ở và người ta cũng phải có cái trang bị tài liệu tu học. Đây là lý do tại sao mà chúng tôi đã cho in 5 cuốn nhật tụng Kālāma, rồi 2 cuốn Kinh Nghiệm Tuệ Quán, rồi 2 cuốn A Tỳ Đàm. Mục đích đó tức là mình là Phật-tử bắt buộc là mình phải có kiến thức giáo lý, phải có kiến thức giáo lý. Còn cái chuyện bà con dùng cái kiến thức đó để bà con tu hay là mọt sách thì cái đó tùy hỷ nha. Tôi đâu có làm giùm được cái chuyện đó.

Nhưng mà làm gì thì làm, tôi vẫn chủ trương là biết giáo lý trước, bởi vì một người không biết giáo lý, nếu mà họ đang cái thời điểm ngon lành thì họ tập trung tu tập, phải không? Bằng một, hai kỹ thuật hiếm hoi mà họ học được, họ chỉ làm được một việc đó thôi. Khi mình không biết giáo lý đó, thì mình chỉ làm được một việc là tuân thủ một hai nguyên tắc, một hai công thức, một hai kỹ thuật, rồi theo đó mà tu [nhưng] lúc nào mà nó có nghi hoặc, nó có hoang mang, nó có bất mãn, vậy là không có tự cứu được. Nó khổ vậy. Cho nên trong kinh Đức Phật Ngài dạy: “Khi ta nhìn thấy một Tỷ-kheo ngồi ở làng, ta có suy nghĩ rằng vị này sẽ bị Cư-sĩ làm phiền về việc tu tập, vị này này sẽ bị khó khăn, nhưng khi ta nhìn thấy một Tỷ-kheo ngồi ở trong rừng dầu cho ngủ gục, thì ta vẫn nghĩ rằng lát nữa đây khi mà vị đó hết ngủ gục, thì vị đó sẽ tinh tấn dễ dàng, không bị ai quấy rầy”. Thì đó là kinh nói.

Còn riêng phần tôi, tôi nhìn thấy một người Cư-sĩ mà có giáo lý, dầu gì tôi cũng có yên tâm là người này nếu mà tệ đó, suốt đời làm con mọt sách thì cũng có lợi cho Đạo. Lợi chỗ nào? Là ai hỏi về Đạo người này trả lời mình yên tâm, không có phang ẩu. Còn người này bữa nào mà gọi là ông ứng bà nhập, mà người này chuyển hệ mà không học nữa mà chuyển qua bên hành trì, thì người này có vốn liếng để hành. Đấy. Người mà có giáo lý đó nó có hai cái lợi. Một là thấy ảnh vậy đó, nhưng mà ai hỏi ảnh, cái cách ảnh trả lời cũng là cách hoằng pháp. Sợ nhất là không có giáo lý rồi người ta hỏi, một là ấm ớ thì cũng kẹt. Mình đi theo một cái Đạo mà người ta hỏi mình ấm ớ là tự mình vã vô mặt mình rồi. Còn hai nữa không ấm ớ mà nói tầm bậy. Đó là chết, là phá Đạo. Nha. Cho nên đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai nữa là bản thân mình hành trì cũng có vấn đề. Khi mà mình không có lý thuyết, hành trì rồi hành trì cái gì? Tôi nói không biết bao nhiêu triệu lần, nấu ăn còn phải học, giữ em, chăm người già, chăm người bệnh, cũng phải học. Đó là tôi lựa mấy cái tôi nói mềm. Không cần kiến thức, kỹ thuật, khoa học chuyên môn, không cần được đào tạo chuyên sâu nhiều năm, phải không? Không cần bằng cấp đại học. Nội mà chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, mà mình còn phải học, phải không? Không cần bằng cấp nhưng cũng phải học. Trong khi đó đời sống tâm linh mình nó đâu phải đơn giản là mình ngồi mình tưởng tượng, đọc qua một hai trang sách, rồi đi dự một hai khóa thiền, rồi biết cái gì mà tu?

Tâm mình nó vô tướng vô hình. Tôi nói không biết bao nhiêu ngàn lần [rằng] cái tâm mình vô tướng vô hình, [thì] làm sao làm việc với nó được khi mà mình mù tịt về nó. Mà cứ nói các vị cứ cãi [rằng] các vị nói không cần học. Giờ tôi hỏi nhẹ nè. Làm sao mà mình biết, mình phân biệt được cái sự hào phóng và sự hoang phí; sự tiết kiệm và sự bủn xỉn; sự kỹ lưỡng và cái người gọi là kỹ tính. Kỹ lưỡng và kỹ tính hai cái khác nhau phải không? Có người ke re, cắc rắc, lút chút, lụt chụt. Có những người mình tới mình ngồi uống nước với họ mình ngại, một giọt nước nhiễu xuống là họ cầm cái khăn sẵn họ lau. Nhà của họ đó là mình lấy ngón tay mình vuốt ở thềm cửa sổ không có một chút bụi. Thì tôi ngồi tôi nghĩ cái kỹ lưỡng nó khác, mà cái kỹ tính nó khác. Khác phải không? Mình sống phải sạch, phải gọn, nhưng mà không phải suốt ngày ăn rồi cứ châm bẩm cái nhà. Là đàn ông mà như vậy là nó đã ớn chứ đừng nói hành giả. Một người đàn ông cứ châm bẩm [mà] cái đó là chuyện của mấy cô, mấy bà. Chứ còn mình đàn ông mà cái nhà mà lấy ngón tay mà vuốt lên thành cửa sổ mà không có bụi thì tôi thấy sạch thì tôi thích, mà tôi sợ lắm. Đấy. Phải không? Cho nên mình phải phân biệt cái nào là kỹ tính, cái nào là kỹ lưỡng, ái nào là vệ sinh. Rồi mình phải phân biệt cái gì là tiết kiệm, cái gì là bủn xỉn; cái gì là hào phóng, hào sảng, cái gì là hoang phí, hoài của. Mình phải biết chứ. Phải biết ngã mạn là sao. Mình phải phân biệt rất là rõ [rằng] tự tin nó không phải là tự tôn, khiêm tốn nó không phải là tự ti. Yeah. Khiêm tốn không phải là tự ti, mà tự tin nó phải là tự tôn. Làm ơn nhớ giùm cái đó. Rồi cái tật mà mau nước mắt chưa hẳn là bi mẫn. Thương người, gặp cái cảnh gì cái khóc, ngồi khóc, mà giúp thì không giúp. Giúp thì không giúp nha, mà cứ gặp ai khổ cái ngồi khóc. Tôi gặp rồi. Hoặc là cho mớ là bắt đầu khoe, cho chút là đi khoe, học chút rồi đi khoe. Mình không hề biết rằng… Mình nói: “Con hoan hỷ”. Trời ơi, tôi gặp cái đó tôi muốn khóc luôn. “Để con kể cho sư hoan hỷ nha. Coi như là mấy khóa học là con dự hết đó. Coi như lớp Online dạy Pāḷi, dạy A Tỳ Đàm, dạy Tạng kinh, dạy Kinh-tụng, dạy Pháp Cú là con ghi danh học hết. Con nói cho sư hoan hỷ. Kỳ rồi là coi như Ngài Kim Triệu nè, về là Ngài dạy trên Phước Sơn, con theo hết đó, rồi mấy Ngài Tam-Tạng, mấy Sayadaw gì đó là qua Việt Nam là cứ ở Đà Lạt, ở Bảo Lộc, ở Nha Trang. Đi đâu là con theo hết. Các Ngài giảng là con nói cho Sư hoan hỷ”. Mà trời đất ơi, mình nhìn cái mặt của họ mình nghĩ sao mà nó gian dữ thần. Họ biết hay là họ ngu mình không biết. Làm sao mà hoan hỷ nổi? Làm sao mà hoan hỷ nổi? Giáo lý thì không chịu học mà cứ la cà đình đám kiểu đó. Ở đâu cũng sáp vô, đám nào cũng có mặt, giáo lý thì không có chuyên sâu, mà cứ khoe, nổ ta nói tưng bừng như pháo tết vậy đó. “Là để tôi nói cho sư hoan hỷ”. Mà tôi nói không biết bao nhiêu ngàn lần [rằng] tại sao mình trên 18 tuổi mà mấy chuyện sơ đẳng mình không có biết, đó là cái tật hay khoe. Khoe chồng, khoe con, khoe người nhà, khoe bản thân. Tại sao có mấy cái chuyện mình không biết? Đó là thứ nhất, mình khoe vậy người ta có tin hay không? Thứ hai, nếu người ta có tin, người ta có hoan hỷ theo hay là người ta ganh tỵ với mình? Thứ ba đó là người ta có muốn nghe hay không? Trên đời này có cái gì vô duyên cho bằng ngồi nghe nó nổ về cái chuyện của nó, của gia đình nó. Tại sao cái chuyện đó mình không hiểu? Mình nghĩ mình nè, mình là cái người hay khoe nè, mình có thích nghe người khác khoe hay không? Trời ơi có nhiều lần tôi bị tra tấn. Bà này vừa khoe là bà kia bả chờ bà này nói dứt lời là bả nhào vô móc cái nhà bả ra khoe, thì cái bà này nè bả chờ bà kia vừa dứt lời là bả nhào vô bả khoe, mà cứ như vậy. Bà này không có cần biết bà kia nói cái gì, chỉ cần chờ bà kia mà dứt lời là nhào vô khoe.

Thì không có học giáo lý, không có biết mấy cái này là bất thiện, không có biết, không học giáo lý không có biết. Tại vì mình đang ở chùa, mình đang mặc áo lam, tay mình cầm chuỗi, đúng không? Rồi hồi nãy mình có cúng dường nữa, mình có cúng dường cúng tiền nè, mình có cúng hoa, cúng trái, có cúng nhang đèn, rồi có chào hỏi Tăng-Ni, rồi mình có tụng kinh nữa, mình có nghe pháp, thì rõ ràng là mình đang tu, đúng không? Rồi bây giờ mình gặp bạn Đạo thì mình nói chuyện vui chút chứ có cái gì đâu? Đấy. Thì đã nói vui thì nói gì vui? Khoe nó mới vui, đúng không? Như vậy thì mình mình là chuẩn quá rồi. Nhưng mà mình không hề biết rằng hồi nãy mình tụng kinh mình tụng cái gì, lúc mình tụng, tụng bằng cái tâm gì, miệng mình tụng cái đầu mình nghĩ tới cái gì. Rồi nghe pháp cũng vậy. Rồi lúc mà mình móc tiền ra mình cúng, mình cúng bằng cái tâm gì, tâm trạng gì, suy nghĩ gì, nhận thức gì? Mình đâu có để ý cái đó. Không có học Đạo. Không có học hóa chất, không học vật lý, không học toán, lý, hóa, không học sử, không học địa, thì cái hành xử nó khác. Tin tôi đi, nó khác.

Bây giờ mình thấy một người biết chút chút thôi, cầm cái món đồ chiên là bắt đầu sợ. Mấy người ăn kiêng, mình ở gần mấy người ăn kiêng mình mới thấy, mấy người mà kiêng cholesterol, mấy người ăn kiêng tiểu đường họ hay lắm. Họ cầm lên là họ biết. Phải có học. Ở đây tôi không đòi hỏi bằng cấp, nhưng mà có kiến thức, có chút thôi. Thí dụ như họ ăn, họ cầm cái miếng bánh lên là mình thấy. Tại tôi ngồi chung với họ tôi biết. Cầm bánh là họ bẻ, phản ứng tự nhên họ bẻ góc thôi, [do] sợ đường. Còn nước chai, nước lon là ngàn thu áo tím, không bao giờ họ rớ. Họ đâu có bằng cấp gì đâu, nhưng mà phải có biết chút chút thì cái sinh hoạt khác liền. Có những thứ sau buổi chiều hầu như là họ không đụng tới. Thí dụ như bên Thụy-sĩ tôi biết có cô đó, buổi chiều là không bao giờ đụng tới cam, quýt – là không. Cổ không muốn ngủ với chất chua trong người. Thí dụ như vậy. Rất là nhiều cái mình để ý mình thấy cũng hay. Bả cũng giải thích cho mình nghe cũng hay. Thì nói chung là phải có kiến thức thì mình mới biết giữ tâm và giữ thân được. Chứ còn cái vị tưởng tượng đi, mù tịch không biết gì hết, mà cứ nghe người ta nói ăn kiêng rồi ăn theo, cái đó là tự sát chứ không phải ăn kiêng. Tôi đã gặp rồi. Ăn kiêng mà dốt nó xanh lè. Mấy người mà ăn Osawa tôi gọi đó là ăn kiêng mà dốt, xanh lè, xanh lét, nội mà mình thấy ăn Ohsawa mà cấm uống nước là ta thấy thua. Vậy mà theo mới ghê chứ. Trong khi mình thấy uống nước lọc là nó quan trọng biết là chừng nào, mà Osawa thì kiêng uống nước, mà mình vậy cũng nghe được.

Các vị nhớ câu chuyện nãy tôi kể đầu buổi giảng không? Đeo bùa chết đuối, nhưng mà mình về phải suy nghĩ chứ. Tại sao mà ông thầy ổng bắt mình đeo ở cổ? Thì thôi cũng tạm thời hiểu đi là tại vì bùa phải đeo ở cổ, chứ không lẽ đeo ở đâu? Không lẽ đeo ở mắt cá? Nhưng mà mình ngồi mình nghĩ thêm, ổng nói cái bùa này là nó kỵ nước, đeo ở cổ mà kỵ nước là mình hiểu mơ hồ rồi đó. À! Thì ra! Thì ra cái chuyện mà siêu hình, trừu tượng, linh ứng, ở đâu mình không biết, nhưng mà trước mắt là mình thấy bùa kỵ nước mà lại đeo ở cổ, có nghĩa là mình không có được tới cái chỗ sâu quá ngực. Quá ngực thì nó ướt bùa, mà ướt bùa thì là không có được. Ít ra là dù mình có cuồng, ít nhất mình cũng phải biết xài cái đầu.

Ở đây cũng vậy, một người ăn kiêng cũng phải biết xài cái đầu, một người đeo bùa cũng biết xài cái đầu, nói gì là người đi chùa. Mà cứ nói ngàn lần mà không là không. Cứ vô nghe: “Sư nói cũng… Để tôi về tôi suy nghĩ lại…”. Nhưng mà tưởng sao, ít bữa cũng là thầy bà, cứ bị người hốt cho thang, hai thang, về là sắc uống vô cũng lại như cũ nữa. Nên đây là lý do mà tôi xin cảm ơn bà con, chính vì bà con đa phần là như vậy, cho nên tôi có một cái tuổi già nó rất là nhàn. Hồi đó tôi có thời tôi khổ tâm lắm. Tôi nghĩ làm sao mà mình phải có trách nhiệm một chút trong cái nhận thức của Phật-tử - sách vở, giảng dạy, thuyết giảng, nhưng mà bây giờ thì không. Tôi biết cái đó, cái chuyện đó bây giờ mà có 3 đầu, 6 tay, 12 con mắt xanh, nanh đỏ mỏ làm cũng không có được, không được, là không. Bây giờ là để người hữu duyên tự tìm, chứ bây giờ mà ai mà có cái lòng để giúp đời đó [là] thất vọng tràn trề. Bây giờ cái thời này Mạt Pháp. Mạt Pháp là gì? Là ngày xưa đó, người hoằng pháp tìm đến người cầu pháp, và người cầu pháp tìm đến người hoằng pháp – Hai chiều. Nhưng mà thời nay thì không. Thời nay theo tôi đó, người hoằng pháp mà tìm đến người cầu pháp coi chừng thất vọng. Thôi thì ngày xưa mấy người cầu pháp nó quá đông đi, cho nên mình tìm tới họ hoặc họ tìm tới mình đều được, mà thời nay số người nó quá hiếm, thì thôi để tự cái hiếm họ đi tìm đi, chứ còn mình đi tìm cái hiếm nó mệt lắm. Mệt lắm. Với hai nữa người ta dễ tìm tới mình hơn mình tìm tới người ta. Bởi người có nhu cầu họ đi tìm thầy nó dễ hơn là ông thầy đi tìm học trò. Nó khó. Mà tìm thì được cái gì trong khi đó là thất vọng tràn trề. Cho nên là tôi xin cảm ơn các vị đã cho chúng tôi nói riêng, và nhiều vị khác nói chung, một cái tuổi già an nhàn, không có còn khổ tâm nữa.

Thì tùy duyên, bà con thấy có nhu cầu thì tìm đến Phật pháp. Và tôi nhắc lại một chuyện, ngó lại niềm tin của mình, ngó lại cái hướng giải quyết vấn đề của mình, và ngó lại cái nhận thức của mình về các vấn đề của bản thân. Thì mong là mấy cái buổi giảng này nè, sau mấy buổi giảng này thì chúng tôi có lẽ cũng phải có lúc làm một cái giáo trình cụ thể để mà hướng dẫn cho các vị. Thí dụ như A Tỳ Đàm căn bản. Phải có, phải có. Nhưng mà tạm thời phải rao này trước cho bà con lót cái nền. Có nhiều người chưa có quen. Chẳng hạn như sắp tới nếu mà không có bị vụ Miến-điện là chúng tôi về Kālāma 2 tháng, hướng dẫn một cái lớp, tôi gọi là lớp A Tỳ Đàm tinh tuyền, tinh khôi, có nghĩa là cái giai đoạn mà học nền nó đã qua rồi, bây giờ mình phải về đó mình học một cái lớp mà đòi hỏi phải có mấy cái lớp trước mới học được. Tôi gọi là lớp tinh tuyền là vậy đó. Mấy lớp trước thì mình có thể nghe ké được, nhưng mà cái lớp 2 tháng của Kālāma thì không, bắt buộc các vị phải có học nền mới học được. Chứ còn cứ quay lại ABC hoài ngán quá. Quá ngán. OK. Chúc các vị một ngày vui và hẹn lại kỳ sau.

🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
☘️ Kính mời nghe trực tiếp bài giảng tại đây:
https://www.youtube.com/live/pFfzdT-8zm0?si=EEVSQmn1D2hmi7py
---------------------------
Chúng con xin Cúng dường Đức Thế Tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự hành Đạo. Con nguyện sự chia sẻ Giáo Pháp nầy là nhân duyên giúp cho hàng Phật-tử chúng con và gia quyến thoát khỏi sự Khổ Thân, thoát khỏi sự Khổ Tâm, đoạn tận Phiền Não, tránh mọi sự cám dỗ hướng Tâm Đến Giác Ngộ, Giải Thoát Niết Bàn. 🙏🙏🙏


Youtube video
Xem thêm:

← Giáo Lý Căn Bản