← Giáo Lý Căn Bản



[001] [002] [003] [004] [005] [006] [007] [008] [009] [010] [011] [012]
[013] [014] [015] [016] [017] [018] [019] [020] [021] [022] [023] [024]
[025] [026] [027] [028] [029] [030] [031] [032] [033] [034] [035] [036]
[037] [038] [039] [040] [041] [042] [043] [044] [045] [046] [047] [048]

Lớp Phật Pháp Căn Bản 36

Thứ Năm, ngày 03/10/2024

Lý Ngọc Nga ghi chép.
Tử Du hỗ trợ từ ngữ Pali.

TÁI SINH

Chúng ta vừa trải qua ba buổi giảng nói về Nghiệp Thiện - Nghiệp Bất Thiện - thì bài giảng sáng nay chúng tôi giảng tiếp chương, một chương nữa ở trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha, tức là bộ chìa khóa hay là cẩm nang nghiên cứu A Tỳ Đàm, thì cái chữ đó nói về Tái Sinh, sáng nay mình nói về TÁI SINH.

Thì tất cả chúng sinh trong vô lượng vũ trụ, nói một cách vắn tắt, đơn giản, nôm na cho cái người không chuyên, nha, người không chuyên, các vị học A Tỳ Đàm, học Duy Thức thì quá gọn rồi, còn một người không có chuyên thì chúng ta cũng cần có cái khái niệm thế nào gọi là tái sinh? Thì đã là phàm phu, trong vô lượng vũ trụ, là phàm phu do cái tập khí, cái thói quen sinh tử nhiều đời, chúng ta có một cái phản ứng tâm lý rất là bệnh hoạn trước Trần Cảnh, nhớ nha. Tức là do 6 Căn của đời này, khi mà tiếp xúc với 6 Trần, nó có những phản ứng tâm lý hoặc là chống đối hoặc là đắm đuối, thì từ hai cái thái độ này nè, nó mới dẫn đến các nghiệp Thiện Ác. Thí dụ như mình trốn khổ tìm vui, cho nên mình mới làm các nghiệp thiện, nghiệp ác, có người họ trốn khổ tìm vui, trốn cái ghét, tìm cái thích bằng cách là làm các nghiệp làm toàn là chuyện tầm bậy không hà, còn có người thì họ trốn khổ tìm vui, trốn cái ghét tìm cái thích bằng cách làm các việc lành, sống lành, sống thiện, sống tốt, từ con ong cái kiến cho tới những vị trời cao nhất ở các cảnh trời cao nhất, cũng không lọt ra nguyên tắc này. Tức là phản ứng trước 6 Trần bằng tâm thái phiền não thì đó gọi là tạo Ác Nghiệp. Phản ứng trước 6 Trần bằng tâm thái thiện lành thì đó chính là Thiện Nghiệp. Đấy. Và dầu nói hay làm hay là suy nghĩ, nói làm và suy nghĩ, hoặc là thấy nghe ngửi nếm đụng và tư duy bằng tâm lành hay là tâm ác, ác ở đây là Tham, Sân, Si, Ái, Mạn, Kiến, Nghi, nhỏ mọn, toan tính, sân hận, thù ghét, tiểu tâm...V.v.. thì mỗi lần mà có một cái giây phút, một cái tích tắc thiện ác, thì ngay lúc đó chúng ta lập tức tạo ra hai thứ nghiệp, đó là:

1- Nghiệp tái sinh.
2- Nghiệp bình sinh.

Ngay cái lúc mà mình cúi đầu trước tượng Phật, ngay cái giây phút mà mình mở miệng nói ra một lời thiện chí cho ai đó, phải không? Chỉ là mở miệng nói thôi chưa có làm gì hết, mở miệng nói một câu thiện chí, hảo ý cho người khác, ngay lúc đó mình đã tạo nghiệp rồi, tạo hai thứ nghiệp, một là Nghiệp Tái Sinh và Nghiệp Bình Sinh.

Nghiệp Tái Sinh là tâm đầu thai cho một kiếp nào đó, cho một kiếp nào đó chứ mình không thể nói là 8 kiếp, 10 kiếp, khó lắm. Tại vì nghiệp thiện hay nghiệp ác mà nó được xem là nặng hay nhẹ đó, nó tùy thuộc vào ít nhất là ba điều kiện, ai nghe tôi giảng thường là bắt buộc phải nhớ cái này, nghiệp thiện hay nghiệp ác được xem là nặng nhẹ nó phải tùy thuộc vào ít nhất là ba điều kiện:

1- Là đối tượng.
Đối tượng mà mình nhắm tới để mình làm thiện hay làm ác, đối tượng đó, (một) là đối tượng tập thể, bất kể tốt xấu, miễn là tập thể thôi. (Hai) nếu là cá nhân thì cá nhân đức độ, thì cá nhân đức độ và đối tượng tập thể đó, đấy, thì coi như là, còn nếu mà tập thể đức độ thì khỏi nói rồi, mấy cái này bà con đâu có cần tôi nói rõ, phải không? Tôi chỉ nói cá nhân và đức độ, hoặc là một tập thể bất kể thiện ác, thì mình nhắm vô cái đối tượng đó, nhắm vô một trong hai đối tượng đó để mình làm thiện hoặc là làm ác thì cái tội nó nặng lắm, cái Quả nó trổ nhanh hơn dầu thiện hay ác. Chuyện đầu tiên là đối tượng.

2- Là tâm trạng lúc làm việc.
Lúc làm việc thiện ác, tâm trạng đó là phải mãnh liệt, mạnh mẽ, có đầu tư, cố ý, đấy. Thì cái đó nó sẽ mới cho quả báo nhanh, mạnh. Còn mà kiểu xìu xìu, ểnh ểnh, miễn cưỡng, đấy. Kiểu miễn cưỡng thì Quả nó yếu hơn, yếu hơn. Làm ác hay làm thiện mà nó hơi có chút lăn tăn, nó hơi có chút chập chờn, nó hay có chút phân vân lưỡng lự, thì Quả nó nhẹ hơn. Còn thiện hay ác mà làm rẹt rẹt rẹt rẹt, tâm mạnh thì Quả nó nhanh.
Như vậy, chuyện đầu tiên là đối tượng - Thứ hai là nội tâm của người gây nghiệp - Cái thứ ba đó là hiệu quả của hành động.
1- Đối tượng.
2- Nội tâm của người gây nghiệp.

3- Hiệu quả của hành động.
Hiệu quả của hành động là sao? Thí dụ như bữa hổm tôi mới dùng cái ví dụ đó, mình đầu độc nguyên một con suối, đầu độc một đường ống dẫn nước, đấy. Mình nhắm tới một tập thể, nhưng mà may mắn là có người phát hiện kịp cho nên là không ai chết, không ai chết hết. Chỉ có nôn mửa rồi bất tỉnh nhẹ nhẹ, rồi cấp cứu, nhưng mà đặc biệt là được phát hiện sớm cho nên không có ai chết. Nhờ vậy cái tội mình nó nhẹ đi. Còn nếu như hiệu quả của hành động mà nó lớn là mệt á, nếu đó là nghiệp ác. Còn nếu là nghiệp thiện thì khỏi nói rồi. Nếu nghiệp thiện thì cái hiệu quả mà của hành động càng lớn thì cái quả lành nó càng nhiều. Thí dụ như mình thấy người ta giàu, người ta có tiền, phải không? Người ta có nhân lực, người ta có lung tung quan hệ xã hội để người ta làm những việc lớn, việc lành, làm lớn làm quy mô, còn mình nghèo đó, mình cũng tuyệt đối có thể làm được những việc lành mà mình không biết. Thí dụ như trồng cây, vào chùa có cái góc nào đó, hỏi ông trụ trì mình trồng một hai cây để cho mai sau chùa có bóng mát, mà nếu được cây gỗ quý thì mai sau chùa có cây để xài, 1, 2, 3, 4, 5 thế hệ nữa là chùa có cây xài, phải không? Hôm nay mình về Trà Vinh, mình về Vũng Liêm, phải không? Mình vô trong mấy chùa mình gặp có cả rừng sao, dầu mênh mông, ở đâu ra vậy? Chắc chắn là không phải trên trời rớt xuống. Chắc chắn là không phải một ngày, một bữa, đầu hôm, sớm mai mà chùa có được rừng cây đó. Tức là cái thưở nào xửa xừa xưa... có kẻ nào đó đã có thiện chí, có hảo ý trồng mấy cây con bằng ngón tay vậy đó, hoặc là họ trồng hạt, để cho hôm nay chùa mới có một rừng cây khổng lồ như vậy. Phải không? Thì mình thấy mình nghèo nghèo vậy mình vẫn có thể làm những phước lớn được, trồng cây. Hoặc là mình nghèo thì nghèo, mình vẫn có thể hùn hạp một đồng, ba xu, bốn cắc, để mà người ta đào giếng, làm đường, làm cầu, phải không? Thì những trồng cây, làm đường, đào giếng, mình nghèo nhưng mà mình tuyệt đối có thể hùn hạp theo khả năng. Tại sao tôi nhấn mạnh người nghèo? Là bởi vì có nhiều người họ kỳ lắm. Họ cứ nghĩ nghèo là không làm được. Nghèo nè, dốt nè, già nè, bệnh nè, xấu nè, nghèo, già, dốt, bệnh, xấu, cho nên tôi không có làm được gì hết. Sai. Vấn đề cái lòng của mình và cái đối tượng mình nhắm tới là ai? Đấy. Nhớ nha. Đối tượng mình nhắm tới là ai? Và tâm của mình lúc đó thật sự mãnh liệt, thiết tha, chân thành, và cuối cùng là hiệu quả của hành động. Thì có thể có những việc ngay trước mắt không thấy, nhưng mà mình phải hiểu là tương lai, là hiệu quả của hành động tác dụng, lợi ích, ý nghĩa nó lớn lắm. Nếu mà mình nghĩ như vậy thì công đức vô lượng. Già. Tôi nhắc lại. Già, bệnh, nghèo, xấu, dốt, phải không? Vẫn có thể làm công đức được. Rồi.
Bây giờ tôi quay lại vụ Tái Sinh. Đấy. Mình ấy, bất cứ một phút giây nào có một phản ứng tâm lý thiện hay là ác, tốt hay là xấu trước 6 Trần, thì ngay lúc đó mình tạo ra hai thứ Quả, đó là:

- Quả Tái Sinh.
- Quả Bình Sinh.

Quả Tái Sinh là tâm đầu thai về một cõi nào đó trong tương lai tương ứng với tâm trạng hiện tại.
Còn thứ hai là Quả Bình Sinh, tức là sau khi đầu thai vào đó rồi mình được cái gì, mình bị cái gì, thì cái đó được gọi là Quả Bình Sinh. Nhớ nha.
Thì cái này nó quan trọng chỗ này nè, tùy thuộc vào tiền nghiệp của nhiều đời, nhiều kiếp mình có tu nhiều hay ít? Đấy. Thứ hai là khuynh hướng tâm lý. Tôi cứ nhắc đi nhắc lại hoài ba cái này, tiền nghiệp kiếp trước, thứ hai là khuynh hướng tâm lý của mình, thứ ba là môi trường sống. Môi trường đây là mình sống ở đâu? Thường làm cái gì? Với ai? Kiểu nào? Bao nhiêu? Phải không? Thường sống ở đâu? Thường gặp loại người nào? Thường làm việc gì? Làm bao nhiêu? Làm bao lâu? Làm kiểu nào? Đó gọi là môi trường sống. Thì tùy thuộc và ba cái đó đó, mà một hành động thiện ác nó sẽ dẫn mình đi về một cảnh giới tương ứng. Thí dụ mình làm một việc xấu, nhưng cái lòng của mình khác nhau. Cả hai người đều làm việc bậy hết, nhưng một người là coi nặng chuyện ăn uống, có người coi nặng chuyện tình cảm, đấy, phải không? Thì từ đó nó mới dẫn đến có người thích làm đẹp, từ đó nó mới sinh ra chuyện, sinh ra có những loài rất là sặc sỡ, sanh ra có những loài cả đời nó chỉ biết ăn thôi, ăn tạp. Cùng bị đọa nha. Cùng bị đọa hết, nhưng mà có đứa thì nó ăn thịt sống, liếm máu tươi, có loài thì nó ăn xác động vật, có loài thì nó ăn nó cứ sống chui rút trong rác, trong cống, có loài thì ăn hoa trái, củ rể, có loài thì ăn côn trùng, ong bướm, có loài thì nó ăn rắn, ăn chuột, ăn nhái, có loài thì nó cứ gặp thịt là nó ăn như cọp beo, sư tử, cá sấu, cứ gặp thịt là nó ăn thôi. Nó không có phân biệt. Mình thấy nó lạ, có nhiều nghiệp lạ lắm. Như mấy con cá lớn ngoài biển đó, mình tưởng cá lớn nó ăn cá lớn. No. Nó ăn những loài nhuyễn thể, những con mà, những cái loài lúc chúc, lúc chúc, lúc chúc, nhuyễn thể ngoài biển. Như cá voi, cá nhà táng thức ăn của nó buồn cười lắm, ăn mấy cái thứ nhỏ nhỏ nhỏ nhỏ nhỏ vậy đó, nó hút, nó hút vô xong rồi nó mới phun nước ra, nó chỉ giữ cái xác lại thôi. Ừ. Mình thấy rõ ràng, là mình thấy cũng đọa hết, tất cả là đọa hết. Đấy. Làm chim, làm cò, làm ong, làm bướm, rắn, chuột, ếch, nhái, trâu, bò, heo, chó, cọp, beo, sư tử, bò cạp, rắn rít, nhện độc. Đấy. Trong thế giới sa đọa đó. Rồi chưa kể là cô hồn các đản, phiêu phong, dạ quỷ đó, thì mỗi loài nó đều là, nói theo A Tỳ Đàm nó đều đọa. Tâm mà Tâm đầu thai của nó là một thứ Tâm thôi - Tâm Quan Sát Thọ Xả - Nhưng mà Quả Bình Sinh của nó khác. Tái Sinh thì giống đó. Nhưng Quả Bình Sinh của nó là đứa thì ăn vầy, đứa ăn kia, có đứa nó ngủ suốt, có đứa cả đời gần như không có ngủ. Có. Có đứa cả đời gần như nó không có ngủ, nó mệt ngồi yên đó thôi chứ nó luôn luôn thức. Có đứa cả đời không có ngủ, có đứa là gần như là 90% thời gian trong đời là để dành ngủ, lạ vậy. Có đứa cả đời là chỉ liên tục xê dịch di chuyển, có đứa cả đời hầu như là chỉ ngồi yên, nằm yên. Đấy. Cho nên, thí dụ mình thấy con sò đó, con sò, con hào suốt đời nó cứ, nhất là con hào nó dính trong đá, nó nằm yên như vậy hoài vậy đó. Hoặc những loài dưới đáy biển, hoặc là những loài mình thấy như côn trùng trên rừng, trong vườn lá, ruộng, nương, rẫy, phải không? Thì mình thấy kiểu đầu thai đều là đầu thai bằng một thứ tâm giống nhau, tâm quả trong A Tỳ Đàm gọi là Tâm Quả Bất Thiện. Đầu thai bằng tâm đó là chỉ có đọa thôi. Một thứ tâm một thôi. Nhưng mà sanh vào bằng dùng cái Visa đó mà đi vào rất là nhiều cảnh giới. Một Visa một. Cái đám nó xài chung một Visa. Một Visa. Một Andre Visa thôi. Nhưng mà đó là, nó đi vào rất nhiều cảnh giới khác nhau bằng một Visa. Có đứa như nãy tôi nói đó nó ăn chay, có đứa nó ăn mặn, đứa nó ăn tạp, có đứa nó ăn rất là kén chọn, nó chỉ ăn đúng cái đó thôi, thí dụ mình thấy con Panda gấu trúc, con Hùng-miêu của Tàu, nó ăn đúng lá trúc thôi. Có loài nó chỉ ăn kiến thôi, ăn con kiến thôi, nó le lưỡi chấm chấm chấm chấm kiến ăn, nó lạ vậy đó. Còn như bim bịp là cả đời nó thích ăn rắn. Thí dụ như vậy. Rồi như con cò, con vạc, con hạt, con sếu, thì cả đời nó chỉ ăn cá thôi. Đấy. Thấy rõ ràng lạ lắm, là đọa rồi, nhưng mà do tiền nghiệp nhiều đời, tiền nghiệp đây nghĩa là thiện ác nhiều đời đó, khuynh hướng tâm lý, chết rồi mà vẫn hiếu sát, mê sát sanh lắm. Chẳng những hiếu sát mà còn sống nhờ sát sinh. Nhớ nha. Tức là cũng cùng làm một việc bất thiện, mà nó cho ra cái tâm đầu thai thấy rõ ràng không? Cùng là một việc bất thiện nó cho ra một tâm đầu thai giống nhau. Cũng cũng tâm Quả bất thiện, nhưng cảnh giới đi về nó khác nhau. Khác nhau xa lắm lắm luôn. Rồi bây giờ tới con người. Đấy. Thì theo trong A Tỳ Đàm nói, có rất là nhiều tâm đầu thai. Tâm đầu thai của người gọi là tuyệt đối vô trí, tương đối thiếu trí, và cái hạng là hạng thông tuệ đặc biệt. Nghĩa là cái hạng, tôi tránh xài từ A Tỳ Đàm từ chuyên môn nha. Tôi xài từ ngoài đời.
- Hạng đầu tiên là tuyệt đối vô trí. Thí dụ như mình thấy là con ong, cái kiến, nghêu, sò, ốc, hến, là tuyệt đối vô trí.
- Hạng thứ hai nó là cái hạng tương đối thiếu trí. Có nghĩa là nó có thể rất lanh lợi trong chuyện kiếm sống, trong chuyện học tập, bằng cấp, học vị, tổ chức, quan hệ xã hội ào ào ào ào vậy đó, coi như là áo cổ cồn, mắt kính trắng, coi như là có lưu tên trong đó luôn nha. Có. Có. Nhưng mà tại sao gọi là tương đối thiếu trí? Có nghĩa là cái hạng này, trong kinh gọi là "Người chột". Trong kinh nói có ba loại người:

- Người sáng,
- Người chột,
- Người mù.

Người mù là 100% tuyệt đối thiếu trí. Còn người chột là người chỉ có biết một đường thôi, một đường sống thôi. Thì hạng thứ hai là tương đối thiếu trí, nghĩa là cái gì cũng giỏi, chỉ đường đạo là dở ẹc. Đường đạo là dở ẹc, đời sống tâm linh là dở ẹc. Đấy. Hạng thứ ba đó là hạng thông tuệ. Có nghĩa là cái hạng này đó, có thể nhìn biết hoặc không biết, nhớ nha. Biết hoặc không biết. Nó như mọi người, nó hòa tan với một biển người mênh mông, nhưng thông tuệ là gì? Là họ có cái khả năng Trí Giác, có thể đắc Thiền, chứng Đạo, có người có cả hai. Có khả năng đắc Thiền và chứng Đạo. Có người chỉ có khả năng chứng Đạo mà không có khả năng đắc Thiền. Có những người có khả năng chứng Thiền mà không đắc Đạo. Có người có cả hai, đắc Đạo và chứng Thiền. Miễn là có khả năng một trong hai cái này, thì được xếp là hạng thông tuệ. Đấy. Nhớ nha. Mà ở đâu nó ra ba cái loại tâm đầu thai đó? Đầu thai của người vô trí tuyệt đối, loại tương đối thiếu trí, và loại thông tuệ, ở đâu ra? Là do cái lúc mà mình tạo nghiệp thiện, nghiệp ác của mình, chính thái độ tâm lý lúc đó nó mới dẫn đến chuyện là tạo ra tâm đầu thai đi về một cõi tương ứng.
Hôm nay chúng ta vào chùa nghe Pháp, nhìn giống nhau, ngồi cũng ngồi chung chánh điện vậy đó, nghe chung những thời Pháp, nghe chung những vị Giảng Sư, về hình thức nó giống giống, rồi bà này trai tăng cúng dường, bà kia cũng cúng dường trai tăng, bà này từ thiện xã hội, bà kia cũng từ thiện xã hội, rồi bà này lâu lâu cũng ngồi thiền, bà kia lâu lâu cũng ngồi thiền, thiền khóa khổ lâm. Nhưng đó là quay phim chụp hình nó giống nhau, nhưng cái chốn về của hai người này không giống nhau. Tuyệt đối không giống nhau. Giống sao được? Phải không? Không giống. Có người thì sanh về trời, có người sanh trở lại thân người, rồi có người sanh trở lại thân người nhưng mà làm người giàu hay người nghèo? Trong gia đình trí thức hay là gia đình ít học? Đấy. Rồi sanh ra trong một gia đình có những bệnh tật di truyền hay không? Đấy. Chưa. Còn nữa. Cùng Cha, cùng Mẹ, nha, cùng Cha cùng Mẹ, cùng huyết thống, cùng dòng máu trong người, mà cái phận đời, cái thân thế đó, khác nhau xa lắm, xa lắm. Có nhiều và rất nhiều. Nhiều và rất nhiều những người nổi tiếng chứ vô danh là tôi không thèm, tại vì nó nhiều quá, mà nói những người nổi tiếng, nhiều và rất nhiều những gia đình nổi tiếng, trong nhà chỉ có một hai người thật sự là nổi tiếng thôi, mấy người kia là trớt quớt, tiền cũng không bằng ai, mà tiếng cũng không bằng ai. Có. Mà trong gia đình ý, các vị biết mà, đừng có ép tôi phun ra chứ, nhiều lắm, lắm nhiều lắm luôn. Đó là những người có tiếng đó nha. Những người mà mình biết ý, còn mà mấy người vô danh trong biển người thiên hạ thì khỏi nói, lạ lắm, lạ lắm. Cho nên đừng có nói là cùng Cha, cùng Mẹ, lớn lên trong cùng một mái nhà, đi học một mái trường, một thầy, một cô, học chung bộ sách giáo khoa, chung điều kiện sống, chung môi trường xã hội, chung bối cảnh dân trí, chung một đất nước, chung một vùng miền, chung một khu vực, chung một khí hậu, cái gì cũng chung. Chung nghĩ giống nhau? No. Mỗi người vẫn một cõi đi về. Tôi nói một tỷ lần rồi, hai anh em ruột vậy chứ sức khỏe không giống nhau. Yeah. Sức khỏe không giống nhau là vì sao? Là vì, cứ cho là có cái mã di truyền giống nhau, nhưng mà cái sinh hoạt thường nhật của hai người không giống nhau, rồi cái suy nghĩ của hai người không giống nhau, rồi những mối quan hệ, tương tác, thù tạc của hai người đối với thiên hạ cũng không giống nhau. Mấy cái này quan trọng lắm nha. Mấy cái này nó ảnh hưởng đến tâm lý và và sinh học của đương sự ghê lắm. Phải không? Tàu nó kêu đó là "Tiên thiên" và "Hậu thiên". "Tiên thiên" là những cái mà từ trong bụng Mẹ mình đi ra, mình có cái gì thì cái đó gọi là "Tiên thiên", đấy. Bẩm sinh á. Còn cái "Hậu thiên" là những cái mà mình có được ngay sau khi lọt lòng Mẹ. Thí dụ như mình sanh ra trong xóm ổ chuột, phải không? Bụi bặm, hôi hám, rác rến tùm lum hết. Hoặc là mình sanh ra trong những khu Villa mà đắt tiền của giới thượng lưu yên vắng, lắng bụi, nhiều cây xanh mát mẻ, an ninh, lớn lên, thì cái tư duy của mình đó nó cũng khác. Còn lớn lên trong một cái gian nhà chậc chội thấp tè trong xóm ổ chuột, xóm lao động, phải không? Thì từ sức khỏe cho đến tâm linh, tinh thần ảnh hưởng rất là nhiều, phải không? Thì đó được gọi là cái môi trường sống. Và do cái tiền nghiệp mà nó mới đẩy mình vào cái môi trường nào? Kể cả trường hợp cùng mình, như nãy tôi nói rồi, cùng đọa như nhau, cùng làm chó như nhau, một đứa làm chó "Chihuahua", đứa làm chó "Ngao tạng", chó "Becgie", chó "chăn cừu" của Đức, chó của "Iceland", chó của "Scotl", chó của "Anh", thì đỡ, còn cái thứ sanh vô mà làm chó "Việt nam", hay là chó "Nam hàn", nó buồn buồn là nó đem ra nó lấy cái đèn khò đó, nó khò một phát trụi lông là nó làm bảy món, khổ vậy đó. Làm chó đó, mà chó ta, chó tây nó khác. Mà hồi đó tôi thấy cũng tội, hồi đó tôi thấy cũng thương, nói "trời ơi, cũng làm thân chó mà sao kỳ quá". Nhưng mà lớn lên mình mới biết là nó con chó đó là chủng loại gì? Và xứ sở nào? Đấy. Mà do cái nghiệp gì mới nó đẩy mình vô cái chuyện mình làm chủng loại? Chó “ta”, trời đất ơi, mình nói nó thất đức chứ, chó "ta”, quý vị nào bị nó chưa? Nó ngu không có thể tả. Ăn rồi cứ chỏ mỏ ra ngoài đường nó sủa suốt, ai đi ngang là nó sủa, chứ chó “tây” không có, chó “tây” nằm yên, anh vô địa phận của tôi nè, tôi mới "hực" cho anh cái, mà tôi "hực" xong là tôi đã tới rồi, anh cách khoảng cách bao nhiêu không cần biết, nó là luôn tốc độ ánh sáng, nó là tốc độ ánh sáng 100 cây chuối một giờ, nó "hức" phát nó tới liền, nó xử xong là nó trở về nó tịnh khẩu, thủ khẩu như bình, im lặng, nhất mực. Đấy là chó khôn. Chó vậy chó không ăn tạp, chó biết giữ em, chó biết cứu người chết đuổi, biết cứu người trong lửa đỏ, chó vậy mới là chó. Còn cái thứ ăn bậy, ăn bạ, dơ bẩn, chó mình rờ nó mình cũng gớm. Còn nó sủa được nó sủa suốt, khách vô nhà rồi nó cũng sủa, quen lạ gì nó cứ đứng sủa hoài, mình không muốn ăn thịt chó mà gặp mấy cái con đó mình cũng cầu cho người khác ăn nó nữa, tức quá mà. Tức quá. Tức quá tức. Thấy không? Tức là làm chó đó, mà mình thấy đó, do cái tiền nghiệp, do cái khuynh hướng tâm lý, sanh cho những chũng loại như vậy đó. Nói tới đây tôi mới nhớ, có con gà nó hỏi Mẹ nó: "Chứ sao con người có nhiều tên quá, Loan, Đào, Cúc, Yến, Dũng, Kiệt, Tuấn, Huy, Khánh, còn tụi mình gà không có tên hả Mẹ? Kỳ vậy?". Gà Mẹ suy nghĩ hồi nói: "Có chứ con, có, nhưng mà mình là tên muộn, gà là tên muộn, con người họ sống nhiều tên tới họ chết thì tất cả là "cái xác" thôi, nhưng mà tụi mình á, dòng họ gà mình hồi sống thì ai cũng kêu gà thôi, nhưng mà chết rồi đó, mình gà nướng, gà chiên, gà rán, gà rô ti, gà kho, gà này, gà nọ đủ thứ, mình chết mình nhiều tên lắm". Thì mình thấy cũng là một một thân phận gà, mà làm gà rừng khác, gà kiểng khác, mà gà ăn thịt nó khác, gà nuôi thịt nó khác. Chó cũng vậy. Các vị mà đi về Mỹ, về Thuy Sĩ, các vị thấy Chính Phủ người ta làm những con đường cao tốc, thỉnh thoảng xa xa người ta cũng vẫn phải làm sao có cái mối nối từ cái, nếu mà hai bên là rừng, có một cái cầu dẫn hoặc là đường hầm, hoặc là cầu dẫn, từ rừng bên đây qua rừng bên đây, để cho thú rừng từ bên hai bên nó có thể qua lại, không bị xe cán. Dĩ nhiên bên dưới những cái chỗ đó là người ta bỏ tiền tỷ để làm rào, thú rừng đối xử như vậy đó, về Thụy Sĩ thấy mới thấy khiếp. Nó có những cái cầu, mình kêu là cầu vượt chứ không phải, nó hoang vu, nó để thú rừng từ cánh rừng này qua cánh rừng kia một cách an toàn. Ghê như vậy. Câu cá không phải dễ, câu cá là cá được câu chỗ nào? Khu vực nào được câu? Và trọng lượng nào anh mới được câu. Còn săn bắn là khu vực nào được săn bắn. Và mùa nào mới được săn bắn, chứ không phải là vô tư, chứ không phải là xách súng vô rừng là vô tư. Không có. Rừng khu vực nào được, khu vực nào không được, mà mùa nào được mùa nào không được. Còn cá là chỗ nào bắt được, chỗ nào không bắt được, mà trọng lượng nào bắt được, mà trọng lượng nào không bắt được. Đó là những cái loài mà xui xẻo nhất, mà vẫn có một cái chế độ chăm sóc nhất định. Đấy. Nãy giờ tôi nói quý vị tưởng tôi lạc đề. Không. Tôi muốn nhấn mạnh cái chỗ bậy đó, chuyện bậy, chuyện bất thiện, mà khi đi vào cảnh giới sa đọa còn có chừng đó những cái khác biệt. Đấy. Làm người cũng vậy. Sanh vào trong cảnh giới loài người, mang tiếng người cho vui vậy thôi, chứ thật ra trong đó nó có tới 850 ngàn trường hợp gọi là kiếp người, thân phận con người. Bao nhiêu trường hợp. Đứa bệnh nè, đứa khỏe, đứa xấu, đứa đẹp, đứa cao, đứa thấp, phải không? Đứa mập, đứa ốm, đứa đen, đứa trắng, đứa giỏi, đứa dở, đứa giàu, đứa nghèo, đứa sang, đứa hèn, đứa dễ thương, đứa thấy ghét, đủ thứ hết á. Ừ.
Rồi có những người nó còn, mà tôi ôn là bài cũ nha. Có những người đó là đã sanh ra thì ai cũng thân thể, hình hài này nó là Quả xấu quá khứ. Đúng. Nhưng có người đó là họ dựa trên cái nền của "Quả quá khứ" họ lại tiếp tục tạo ra cái Nghiệp xấu. Họ sống trong "Quả khổ" mà họ lại tạo ra "Nhân khổ" cho kiếp sau. Có người sống trong "Quả khổ" nhưng mà lại tạo "Nhân sướng" cho kiếp sau. Rồi có người sống trong "Quả sướng" mà lại tạo "Nhân khổ" cho kiếp sau. Có người sống trong "Quả sướng" nhưng mà tạo "Nhân sướng" cho kiếp sau. Đấy. Có bốn trường hợp, phải không? Tức là:

- Sống trong "Quả khổ" mà lại tạo tiếp tục "Nhân khổ".
- Sống trong "Quả khổ" nhưng mà tạo "Nhân sướng" là hai.
Cái thứ ba đó là:
- Sống trong "Quả sướng" mà nó tạo "Nhân khổ".
- Sống trong "Quả sướng" mà nó tạo "Nhân Sướng".

Khi tôi kể ra như vậy bà con thấy, mà quên nữa, cái này kinh nói chứ không phải tôi nói nha. Chứ đừng có nói là ổng ngồi ngậm cây tăm xỉa răng cái ngồi ổng nghiệm ra, cái lên ổng nói, No, kinh nói vậy.
Thì tùy thuộc vào căn cơ của mình nhiều đời có tu tập hay không? Đấy. Thói quen tâm lý của mình có biết động não hay không? Phải không? Rồi. Chưa. Cái này mới ghê. Anh sống ở đâu? Mà anh thường gặp ai? Anh sống ở đâu và thường gặp ai? Có những con người ta nói nó như con chim cú vậy đó, toàn là báo tang, toàn gặp nó là coi như đời buồn, nó nói toàn là chuyện tiêu cực không, là chết. Mà trong khi có những người mình gặp, họ giúp mình nâng cấp thăng hoa, có, có, mình gặp họ là mình thấy có sức sống, có năng lượng, được tiếp liệu. Đấy. Trong khi đó có nhiều cái tay trời đất ơi, mình chơi với nó mình gặp cái mặt nó là mình thấy hãm tài rồi, mình gặp cái tinh thần nó xuống cái ótt vậy đó. Xuống cái ótt vậy đó. Cho nên cái đó quan trọng lắm luôn. Cho nên mình sanh ra đó là trong Quả xấu mà mình biết vùng thoát bằng cách, không phải chạy trốn cái khổ một cách mù quán, cuồng tín, mà vùng thoát có nghĩa là mình kiến tạo một đời sống tâm linh tinh thần Ok. Đấy. Cho nên có người sống trong Quả khổ mà tiếp tục tạo Nhân khổ là vậy. Còn có những người sống trong Nhân khổ mà họ lại kiến tạo, họ lại thiết kế một đời sống tâm linh, tinh thần, phải nói vui vẻ năng động và tích cực. Đấy. Rồi có người sống trong Quả lành nhưng mà tạo Nhân xấu, có tiền là chỉ có hưởng thôi, phải không? Có tiền mà không biết dùng tiền đó để mà mua cái thời gian, có tiền mình mua được thời gian, thay vì người ta tất bật kiếm sống, mình đâu có, mình lấy tiền đó mình đi mình học tập, nghiên cứu này, cái kia, có những người tôi biết, ở Việt Nam, có tiền rồi bắt đầu là suu tập xe cộ, rồi ăn chơi ta bà ha, tùm lum hết, nhưng có những người tôi biết là thông qua Phật tử thôi, có tiền là đi làm đạo tràng, mua miếng đất làm đạo tràng rồi về cùng nhau tu học. Đấy. Cái vui của họ là biết uống trà, biết ngắm trăng, biết nhìn lan nở, biết vào ngồi thiền, biết tụng kinh, biết sống tiết giảm, tiết chế, tiết dục, đấy. Nó lạ lắm. Có người kỳ vậy đó. Mà tiền rừng bạc biển, nhưng mà thích vậy đó. Họ thích tiết chế, thích sống nhẹ nhàng, có dành thời giờ học đạo, hành đạo. Còn có người hễ có tiền là lấy đó làm điều kiện để là đi sanh sự tầm bậy. Khổ vậy đó. Có. Có. Có người mình nhìn họ mình nghĩ, trời ơi, cái tên này giá mà nó nghèo nó đỡ khổ rồi. Đằng này, cái tánh này nè, cái tánh này người này mà có tiền chỉ có thể khổ mình, khổ đời thôi. Có. Có. Còn có người mình nhìn họ mình nói, trời ơi, người này mà có tiền là thế giới ân triêm lợi lạc. Có. Tôi có biết một số người Phật tử tôi quen, tôi biết họ mà có tiền một cái là thế giới này nhờ cậy biết bao nhiêu. Còn có nhiều người mình thấy họ, mình nói, trời ơi, cái tên này phải nó nghèo chút nó đỡ khổ, mà thế giới cũng bớt khổ nữa, có, phải không? Cho nên hôm nay mình nói về Tái Sinh là sao? Tức là cái kiểu sống của mình, cái phản ứng tâm lý của mình trước 6 Trần nó có cái tên gọi là tâm lành hay tâm xấu. Đấy. Thì chính cái phản ứng đó nó mới dẫn mình về một cảnh giới tương ứng, để mình tiếp tục, như nãy tôi nói đó, do Quả xấu đời xưa bây giờ mình sanh ra trong một môi trường không vui, phải không? Do Quả xấu nào đó mình có mặt trong một môi trường không vui, nhưng mà ngay trong môi trường đó mình lại sống bằng Nhân lành thì coi như cái không vui, cái trạm này nè, chỉ là trạm ghé tạm thời mà mình mai mốt là mình không quay lui nữa. Nhưng có những người đó, mình thấy ruộng đất nhà cửa bao la, nhưng kiểu sống của họ ích kỹ, sống thiếu trí, không dùng trí, không có từ tâm, không chia sẻ, không bao dung, sống như một con chuột hoặc là con chó nhà giàu vậy đó. Có điều kiện nhưng mà không có biết xài cái đầu, tim óc để chơi thôi.
Cho nên là cái đó, mấy người này mà hưởng, trong kinh nói là hưởng xong phước cũ đó là chỉ có nước đi xuống thôi, một khi nó xuống rồi đó, cơ hội đi lên là ngàn trùng viễn xứ xa xôi muôn dặm. Đấy. Nhớ cái đó.
Thì tôi nhắc lại. Chúng sinh chia ra nhiều cảnh giới, ai chia? Mình chia. Chính mình, tự cái kiểu sống của mình mỗi ngày, tự mình có những cái khu biệt, có cái phân loại, tự mình đẩy mình về một cái bầy đàn, nhóm đám nào đó, tự mình. Chứ không có bàn tay nào Chí Tôn Vô Thượng từ trên cái cõi cao xanh mà thò xuống sắp xếp như những quân cờ. No. Mình. Chính mình. Cái kiểu nghĩ, kiểu làm và kiểu nói, cái phản ứng tâm lý của mình trước 6 Trần tự nó phân định, sắp xếp, xếp chỗ, phân loại, mà cái chữ "xếp chỗ" chữ đó mới đau, tự mình "xếp chỗ" cho mình. Tôi không cần biết quý vị là ai? Biết chữ hay là bác học, tôi không cần biết, tôi chỉ biết là kiểu sống của mình, tự mình cầm lấy cái con cờ tương lai của mình, đặt vào cái điểm đó đó, chính mình chứ không có ai hết. Cho nên tôi nói 1 tỷ lần, trong từng giây trôi qua chúng ta đang kín đáo có mặt trên một con đường dẫn về đâu đó. Trong từng giây đồng hồ trôi qua, chúng ta đang từng bước, từng bước, phải không? Là tô hồ, trát vữa, để mà kiến tạo một chốn về của mình trong tương lai. Mà cái tô hồ trác vữa đó là gì? Là những cái mình nói, những cái mình làm, mình tư duy, đấy. Là mình đang tô hồ trác vữa. Đấy. Mình đang xây dựng một chốn về, mà chốn về đó là cái gì? Khó lắm. Một cái chuồng lợn, một cái chuồng ngựa, một cái chuồng bò, hay là một cái lâu đài cao chạm mây, một ngôi nhà cực kỳ thơ mộng bên một ven hồ Thụy Sĩ, hay là một cái ngôi nhà cấp bốn, đấy, mái tole thấp tè trong một xóm lao động vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 45°C, chung quanh là cống rảnh và rác rến, ở đâu? Thì cứ mỗi một phút giây trôi qua chúng ta đang kín đáo kiến tạo một chốn về, mỗi phút giây trôi qua chúng ta đang kín đáo có mặt trên con đường dẫn về đâu đó. Mình làm đường xong mình làm luôn cái chỗ ở luôn mới ghê chứ. Mình đang có mặt trên con đường dẫn về đâu đó, và ở cuối con đường đó, mình đang cất chỗ ở luôn, mà chỗ ở đó có thể là cái hang nhỏ xíu dành cho chuột chù, cho rắn, cho chồn, cho cáo hay là một cái Villa, hay chỉ là nhỏ xíu như cái Vali - Villa hay Vali là do mình. Tất cả là do mình. Thì cái tái sinh là như vậy, chứ nó không phải là gì ghê gớm, ở đây có nhiều bà con có thể nói là vô thần cũng có, hoặc rỉ rả, rỉ rỉ, đi theo chùa mấy chục năm không biết, không có được dịp nghe, sẵn đây tôi nói luôn, tái sinh là vậy đó. Có nghĩa là toàn bộ thế giới này, nó có bao nhiêu, nó có vô lượng vũ trụ thì gom gọn lại chỉ có 6 Căn và 6 Trần. Thì Đức Phật không có nói con gà có trước cái trứng, hay cái trứng có trước con gà, Ngài không có nói, mà Ngài chỉ nói là muốn có trứng thì phải có con gà, muốn có con gà thì phải có cái trứng. Ngài chỉ nói tới đó thôi. Chứ Ngài không có nói là cách đây bao nhiêu năm cái trứng có trước hay gà có trước, Ngài không có. Đây cũng vậy. Thì vô lượng vũ trụ nó chỉ có 6 Căn, 6 Trần, cái phản ứng tâm lý của mình trước 6 Trần nó mới tạo ra một cái hình hài, một cái thân phận cho mình trong kiếp sau, cái phản ứng đó đó, mà các vị hỏi tôi cái phản ứng đó nó khác nhau như thế nào? Tôi nói: "Dạ thưa, cái phản ứng đó nó dựa trên một cái nền tảng tâm thức mà vốn dĩ mỗi người không giống nhau!" Ừ. Tại sao vậy? Vì vô lượng kiếp chúng ta cứ là:

- Tiền nghiệp,
- Khuynh hướng tâm lý,
- Môi trường sống.

Trong vô lượng kiếp cứ hễ do cái tiền nghiệp là nó tạo ra cái môi trường sống, còn khuynh hướng tâm lý thì đi theo nó bổ trợ. Đấy. Nó là cái nền tảng mà là bổ trợ, nó cứ đi theo, đi theo vậy, thì cái tiền nghiệp nó mới dẫn đến cái môi trường sống, mà ở đây chúng ta nhắc lại bốn luật của Nhân Quả, đó là:
- Nhân nó tạo ra Quả.
Tức là Nhân thiện, Nhân ác nó tạo ra sướng khổ, nhưng mà cái đó mới có quy tắc (một) thôi. Quy tắc (hai) mới ghê. (Một) là Nhân tạo ra Quả. Quy tắc hai là:
- Quả nó tác động Quả.
Tức là khi mình nhận cái Quả này nè, nó sẽ là điều kiện để nhận thêm những Quả khác cùng nhóm. Cái đó mới ghê chứ. Đấy. Thí dụ như do cái Quả nào đó mình phải sanh ra làm thân phận đàn bà, nhà nghèo, thất học, vùng sâu, vùng xa, xong chưa? Rồi. Thì từ cái chỗ mà mang thân phận đàn bà mà thất học, mà vùng sâu, vùng xa đấy, nó mới làm nền cho những Quả khác là bị chồng đánh nè, rồi gọi là bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nè, phải không? Quần quật, quần quật, giật gấu vá vai, ôi, nó ra tùm lum hết. Từ cái Quả này nó dẫn đến Quả khác, nó tạo điều kiện cho những Quả khác trổ. Trường hợp đó được gọi là Quả tác động Quả.
- Quả tác động Nhân là sao? Là khi mình gặt hái một Quả lành hay Quả xấu, phải không? Nó đưa mình vào một cái hoàn cảnh tương ứng, xứng hợp, phải không? Thì trên hoàn cảnh đó mình sẽ làm thiện hay làm ác dễ hơn. Đấy. Cái này mới quan trọng lắm nghen. Có nhiều người họ giàu bằng trời, nhưng cơ hội mà học đạo rất khó, cơ hội mà ngồi thiền rất khó, nói gì là cơ hội mà đi dự các khóa học hay các khóa tu miên mật, khó lắm, phải không? Cái Quả nó tác động Nhân là như vậy. Do Quả mà bây giờ mình sẽ tạo Nhân gì khó, tạo Nhân gì dễ, có nhiều người, tôi đang nói người giàu á nha, chứ người nghèo khỏi nói rồi, người ta đang giàu, giàu mà giỏi, mà do tiền nghiệp nó tác động, khi mà mình mang cái thân phận đó rồi là mình không có đi chùa, không nghe pháp, không học đạo gì được. Còn vừa nghèo, vừa bệnh thì khỏi nói rồi, là tang thương, phải không? Tang thương. Còn cái này là mình giàu ấy, mà do cái Quả nó đẩy mình vào môi trường đó, khiến cho mình tạo ra các Nhân thiện hay Nhân ác, rất khó. Có nhiều người lạ lắm, đi bài bạc, đi Shopping, đi ăn uống, gia đình Ok, mà nó vừa nghe tới cái chữ chùa một cái là gia đình ta nói nhảy dựng lên tới nóc. Ngộ lắm. Có. Tôi biết có, có người là phải đi chùa phải trao luyện theo cái "Vọng Ngữ Tam Muội", tức là từ ngày đi chùa là phải nói dóc, nói này nói kia đặng cho nhà không biết mình đi chùa. Khổ vậy đó Có nhiều nghiệp lạ lắm. Mà nghe nói đi Shopping nè, nghe nói đi ăn chơi, mua sắm là ở nhà ủng hộ, ông chồng, bà Má là ủng hộ hết mình. Mà nghe nói tới chùa một phát là, xưa tôi ở, có một thời lúc tôi ở Cali, ít lâu thôi, thì tôi có biết một vài trường hợp như vậy, tức là đứa con nó phải dối Mẹ, né hết, và Mẹ không muốn con đi chùa, không muốn con tiếp xúc với Tăng Ni sư sãi, lạ lắm. Rồi đứa con nó phải nó dóc, nhờ ở riêng nhà đó, mà họ nói chuyện trước mặt, tôi đi chung xe mà, chứ tôi đâu có rình, tôi đâu có đào tường khoét vách tôi nghe trộm đâu? Họ đi chung xe, mà mình thấy nó gạt bà Má rõ ràng mình thấy, mình thấy ớn quá, mình nói: "Trời đất ơi, làm việc lành mà đi nói dóc, thấy có khổ không?" Đấy. Nó khổ vậy đó. Thì trường hợp đó gọi là Quả tác động Nhân là vậy đó. Rồi mình thấy tại sao có những người bây giờ tu hành dễ, đó là Quả tác động Nhân. Quả nào đó trong quá khứ, bây giờ muốn giữ giới, muốn ngồi thiền, muốn học đạo, muốn nghe Pháp, muốn có một cái chỗ ở tu hành nó dễ ẹc. Còn có người nó khó trần ai khoai cũ, khó lắm luôn. Đấy. Muốn tu nó khó lắm luôn. Thì đó được gọi là Quả tác động Nhân.
- Còn Nhân tác động Nhân là sao? Thói quen. Hễ nhiều đời mà có tâm lành thì bây giờ đẻ ra tâm lành đó nó dễ lên, tâm lành nó xuất hiện nhiều lần thì mấy lần sao nó dễ, mà tâm xấu mà nó xuất hiện nhiều lần, lần sau là nó rất xấu, nó rất dễ, khổ vậy đó. Thì đây là bốn nguyên tắc, phải không? Tức là:

1- Nhân tạo ra Quả,
2- Quả tác động Quả,
2- Quả tác động Nhân,
4- Nhân tác động Nhân.

Chỉ có cái đầu tiên là "tạo ra" thôi nha. Ba cái sau là "tác động", nhớ không? Chỉ cái đầu tiên là "tạo ra" thôi, là Nhân tạo ra Quả, còn mấy cái sau là Quả tác động Quả, Quả tác động Nhân, Nhân tác động Nhân. Có nghĩa là, nhắc lại nha:
- Mỗi phút giây trôi qua, phản ứng tâm lý của chúng ta trước 6 Trần nó chính là nghiệp Thiện Ác sau này. Nó chính là Nhân lành, Nhân ác cho Quả sau này. Nhớ nha.
Thì Tái Sinh là gì?
Tái Sinh nghĩa là khi mà mình kết thúc một kiếp sống, mình sẽ đi về một nơi nào đó, cho đến bao giờ mình chứng Quả A La Hán mình không còn có thiện ác, không còn có chỗ để tái sinh nữa thì thôi.
Chuyện này nó hơi chuyên môn, mai mốt để vô hơi sâu sâu sâu nữa, tôi nói bà con nghe, bữa nay trong cái phạm vi, trong thời lượng hạn chế, thì mình có giúp nhau một tí khái niệm về chữ Tái Sinh như vậy đó. Có nghĩa là tùy thuộc vào cách nghĩ, cách nói, cách hành động của mình mỗi ngày, mà chúng ta đang chuẩn bị, đang dọn chỗ cho một chốn về tương lai. Nhớ nha. Đó là Tái Sinh. Và nói như vậy có nghĩa là trong từng giờ trôi qua, chúng ta đang là lặng lẽ, âm thầm, kín đáo, đấy, siêu độ cho chính mình. Đấy.
Có nghĩa là cuối đời mình sẽ đi về đâu là do bây giờ mà tự mình hộ niệm, mình trợ niệm cho mình lúc này. Đấy. Và cũng chính mình Cầu An cho mình, mình có an hay không? Đấy. Là do mình. Tôi nói 1 tỷ lần bà con quên sạch, đấy. Đó là ai mở miệng ra cũng nói thờ Phật, phải không? Kính Phật, phải không? Chứ tôi hỏi thiệt, hỏi nhỏ vô tai đừng có la lớn, Phật số mấy trong lòng mình? Cao nhất cũng phải là số 3 - Vợ chồng con cái là phải số 1 - Tài sản, vợ chồng, con cái, gia đình, công việc, mấy cái đó là nó chiếm hết. Dẹp mấy đó xong mới tới Phật. Khổ vậy đó. Cho nên mình là không có, mình nói tôi tu Phật, chứ mình đâu có tin Phật, mình đâu có tin. Chứ nếu mà mình có lòng tin Phật thì ngay từ bây giờ, mình cứ nhớ hoài cái này, những gì mà ta nói, làm và tư duy, bây giờ nó đang là mở đường cho chốn về tương lai. Và tôi nói Cầu Siêu Độ là sao? Cầu An là sao? Ngay từ bây giờ nè, mình nói mình tin Phật chứ mình đâu có tin bao nhiêu, phải không? Các vị, tôi biết tôi hỏi rồi các vị trả lời sao tôi biết trước luôn á. Tôi hỏi các vị? Các vị có thấy, có coi nặng cái đời sống tinh thần không? Có. Có, có coi nặng. No. Tôi biết nói dóc. Là vì bằng chứng là các vị ăn uống rất là cẩn thận, ăn cái này là Cholesterol nè, ăn cái này là đường nè, ăn cái này là cao máu nè, ăn này là sỏi thận nè, ăn cái này là bị bla, bla, bla... dị ứng đồ tùm lum. Cái gì mà lo cho cái cục nợ mấy chục ký này là rất kỹ. Khám bệnh định kỳ tùm lum hết, vậy chứ có bao giờ mà các vị nghe Pháp, xem kinh, học đạo, tiếp xúc, giao tế với bạn bè mà các vị có chịu khó cẩn thận không? No. Không có. Tin tôi đi. Không có. Ẩu lắm. Cứ ông nào, ông thầy, bà nào mà nói cho nó suông suông á là rồi theo, bất kể nói cái (xin lỗi) đánh rắm nghe nó cũng hay nữa. Một khi nó đã khoái rồi đó, đánh rắm nó cũng thâu băng về nó nghe nữa. Cái đó là cái độ thông minh của mình đáng nể cỡ nào? Đấy. Mình coi thường tinh thần lắm, mà nói gì thì nói chứ mình cũng coi nặng vật chất, đấy. Trong khi đó đó người mà hơi có một chút duyên đạo sẽ thấy cái này, không thể nào mà coi thường tinh thần được, vì sao? Vì tôi, tận mắt thấy, có những người nghèo về vật chất mà tinh thần họ Ok, họ cực kỳ an lạc, nhưng tôi nhìn thấy, có những người vật chất cực giàu, mà đời sống tinh thần họ có vấn đề, đồi sống tình cảm họ có vấn đề, đúng không? Là nó như con mắm vậy đó. Tôi gặp rồi. Tôi gặp rồi. Tôi gặp ngay mặt tôi nè, mà trong khi nó nghèo ta nói nó xác xơ vậy đó, như cái cùi bắp trong đống rác vậy đó. Nhưng mà nó có đời sống tinh thần ngon lành, nó sướng như tiên, tôi thấy rồi. An lạc lắm luôn. Tôi chỉ nói hé hé địa chỉ thôi, ngày xưa tôi ở quận 8 tôi có biết, có một anh đạp xích lô, chắc giờ ảnh chết, tại vì coi, cách đây 4, năm 80 hả? Cách đây cũng 45 năm rồi, 45 năm, mà ảnh lúc đó chắc bèo bèo cũng 30, thì mà ảnh còn bây giờ chắc cũng phải là 75 á, 75, 80, ảnh là đạp xích lô thôi, mà trời đất ơi, ảnh ngoan đạo, gặp Sư Bà là nhào vô chở không, mà chùa Giác Quang là một năm có bao nhiêu cái kỳ mà Đầu Đà, sám hối Đầu Đà đó là ảnh lết về, xích lô đạp mà vắng khách là ảnh móc cuốn kinh ra coi, để chi? Để Đầu Đà về đó là ảnh mê cái phần mà luận đạo lắm. Mà ảnh, chùa mỗi năm có một hai kỳ, mà tôi không nhớ kỳ như Tết, có cái kỳ nào mà năm nào cũng mấy kỳ mà chùa đánh lư đồng, là ảnh dẹp xích lô, ảnh vô ảnh đánh, mà suốt cái thời gian đánh, đánh từ sáng cho tới chiều là chỉ cần ca nước đá, ca trà đá, trưa là vô xin quấy quá bậy bạ vậy đó, xong ra chà, mà cái miệng lúc nào cũng vui vẻ, nói toàn là đạo không. Ngộ lắm. Ngộ lắm. cái người nó lạ lắm. Anh đó bây giờ mà đè ra mà cạo đầu, quất cái y vô là thầy chùa toàn tập. Mà trong khi đó hiếm có người nào mà được như vậy lắm, tôi thấy rõ ràng nghèo mà đời sống tinh thần tâm linh nó Ok là nó sướng. Còn nó giàu bằng trời, mà đời sống tinh thần của nó nghèo nàn rồi là chỉ có đọa đày thôi. Hỏi nói ra thì ai cũng biết hết, nhưng mà không ai tin hết. Đời sống tin thần nó quan trọng lắm luôn. Thì nếu mà mình sống lành nghĩa là mình đang Cầu An đấy. Chỉ vậy thôi. Nãy giờ tôi đi một vòng, cuối cùng tôi chốt lại. Anh sống lành nghĩa là anh đang Cầu An cho anh. Còn Cầu Siêu là sao? Khi mà anh Cầu An giỏi rồi đó, thì đương nhiên Cầu An nó thành ra Cầu Siêu. Anh nghe kịp không? Khi mà anh sống lành, là anh sẽ được an, đó là gọi là Cầu An. Mà khi anh sống lành, cái lành nó được lặp đi lặp lại nhiều lần, thì tới hồi mà anh ngáp ngáp cuối đời, thì cái Cầu An thường ngày này nè, lúc đó thành ra Cầu Siêu. Chỉ vậy thôi. Và tôi nhắc lại lần nữa. Miệng nói thờ Phật chứ Phật toàn là số 3, số 4 không hà, thậm chí số 10 nữa. Cho nên mình không có tin lời Phật, mình đi thờ toàn là ba cái gì đâu không. Lúc đụng chuyện teo quá mới chạy vô chùa, lúc đó nó muộn rồi. Trong lòng không có Phật thì niệm mà niệm cái gì? Hả? Trong khi người có học giáo lý họ niệm Phật hay lắm. Họ niệm tới đâu nó thấm tới đó. Còn cái thứ mà nó dốt rồi đó, Niệm Phật cũng không xong nữa, biết gì đâu mà niệm? Mình niệm Phật mà mình không biết gì về Phật hết, là niệm niệm cái gì? Đấy. Mà nói ra thì giận, đòi chém mình. Ok.
Chúc các vị một ngày vui.
🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
☘️ Kính mời nghe trực tiếp bài giảng tại đây:
https://www.youtube.com/live/ooWiQjYTjbw
-------------------------
Chúng con xin Cúng dường Đức Thế Tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự hành đạo. Con nguyện sự chia sẻ Giáo Pháp nầy là nhân duyên giúp cho hàng Phật-tử chúng con và gia quyến thoát khỏi sự Khổ Thân, thoát khỏi sự Khổ Tâm, đoạn tận Phiền Não, tránh mọi sự cám dỗ hướng Tâm Đến Giác Ngộ, Giải Thoát Niết Bàn. 🙏🙏🙏


Youtube video
Xem thêm:
  • 20241003/GIÁO LÝ CĂN BẢN BUỔI 36 (03-10-2024).docx
  • ← Giáo Lý Căn Bản