Lớp Phật Pháp Căn Bản 38 Thứ Năm, ngày 17/10/2024 THẤT TỊNH Kalama tri ân đh Nguyễn Thị Ngọc Ánh ghi chép. Sáng nay chúng ta học tiếp một chương của Bộ Thắng Pháp tập yếu. Và hễ nói đến cái chương đó là chúng ta phải đá động đến một vấn đề chắc chắn làm dậy sóng cái dân mạng của Việt nam. Như vừa rồi chúng tôi về Việt Nam, trong cái buổi thọ quy y của một số phật tử, chúng tôi có hướng dẫn theo cái cách của chú giải trong Chánh Tạng, trong Chánh Tạng và có một số người đặc biệt chăm bẩm tìm cách khích bác. Nhưng bửa nay chúng tôi cũng xin thưa một cách khích bác đầy ác ý, và nhỏ mọn nhưng mà đặc biệt là thiếu trình độ, phải nói như vậy. Sáng nay thì cái người đó, tôi không rõ người đó là người nào, nhưng sáng nay người đó lại tiếp tục phải nhảy dựng lên khi mà chúng tôi lại đập vào não trạng người đó một chuyện mà nó vượt khỏi cái tầm nhận thức của đương sự. Đúng ra trong bài giảng về Đạo giải thoát mà chúng ta có một cách nói rất là tục lụy như thế này là không có nên. Nhưng bắt buộc đôi lúc phải lên tiếng. Như Đức Phật, Đức Phật cũng đã từng lên tiếng một cách đích danh về các giáo trưởng ngoại đạo, Ngài đã từng nhắc đích danh đến Makkhaligosāla ở đây chúng tôi cũng phải đích danh nhắc rằng cái vị nào đó, không biết là cư sĩ, hay là Tăng ni mà tấn công chúng tôi, điều đó rất là bậy, và chúng tôi hơi lạc đề một chút nha. Bậy chỗ nào: - Thứ nhất, là cứ chăm bẩm một người mà mình không biết họ nói cái gì, chỉ cần họ khác mình là mình tấn công. - Thứ hai, người ta đang làm việc có lợi cho Đạo, cho chúng sinh thì mình lại chăm bẩm mình phá mà lại hễ nếu cái người nào mà không có làm gì hết thì mình lại thờ hoặc là mình im lặng thì thử hỏi cái não trạng như vậy có phải hại đời và hại đạo hay không nha, nhớ nha, cái đó là cái rất là bất thiện nha và bản thân người đó đã gieo cái họa mà lại gieo họa cho vô số người khác, những người nào mà cũng cá mè một lứa rất là độc. Bởi vì khi mà gặp Phật pháp, mà chúng ta lại lơ đễnh, không có cái khả năng phản biện, không có khả năng tư duy, một là dễ dàng hướng dẫn sai lệch thì cái cơ hội mà gặp người đã hiếm, cơ hội gặp phật pháp đã hiếm. Mà khi mà chúng ta không có khả năng là tự điều tiết để mà bị ai đó tác động và hướng dẫn sai lệch, bị điều hướng một cách gọi là có ác ý, thì vô hình chung mình trở thành nạn nhân là chuột bạch cho người ta, cái đó không có đáng, uổng lắm, uổng lắm, cứ nhớ mình ăn uống bất cẩn mình bị bệnh chỉ chết có một đời thôi. Nhưng mà nếu mà cái mặt nhận thức, tri kiến mà nếu mình bất cẩn, thầy bà, lang băm mà không có cẩn thận thì mình chết rất là nhiều kiếp, cẩn thận, rất là phải cẩn thận cái đó, rồi. Thì sáng hôm nay những đối tượng như vậy sẽ phải nhảy dựng lên một lần nữa khi tôi nói chuyện này. Đó là tôi đang giảng về cái chủ đề, cái đề tài Thất Tịnh. Thất Tịnh là sao? Ở trong kinh Trung Bộ, bài kinh Trạm Xe, Ngài Xá Lợi Phất, Ngài có nói đến cái lộ trình giải thoát thông qua con số 7, không phải là số 8 của Bát Chánh Đạo, cũng không phải là số 7 của Thất Giác Chi, cũng không phải là số 5 của Ngũ căn, Ngũ lực, cũng không phải số 3 của Vô Lậu Học, cũng không phải số 2 của Chỉ Quán, mà Ngài nói số 7 của Thất Tịnh, đấy, Thất Tịnh và chúng ta.. Thất Tịnh ở đây tôi chỉ điểm sơ thôi, điểm sơ rồi lát tôi sẽ giảng sâu. Thất Tịnh ở đây Ngài chia ra là: - Giới Tịnh, trước hết phải có Giới - Tâm Tịnh, là phải có Định. - Đoạn Nghi Tịnh, là phải có cái kiến thức căn bản tối thiểu về cái giáo lý Duyên Khởi để mà không có hoang mang nghi hoặc về bản thân và thế giới. - Đạo Phi Đao Tri Kiến Tịnh, là biết mình sai chỗ nào, cái con đường nào mới là cái con đường đúng, chân lý chỉ có một nhưng mà con đường giống chân lý có tới một tỷ lận. Đấy gọi là Đạo Phi Đao Tri Kiến Tịnh. Trong đó nói rõ là có rất nhiều cái tình huống mà cái người tu học nói chung và hành giả Tứ Niệm Xứ nói riêng có rất nhiều tình huống mà cứ ngỡ là mình đã đúng đường. Mình mà có cái khả năng căn bản để mà tự điều hướng cái chính xác trường hợp đó, được gọi là Đạo Phi Đao Tri Kiến Tịnh. Rồi, nguyên cái loạt đằng sau là Bản dịch cũ là: Tiến Hành Tịnh, Và Tri Kiến Tịnh. Có nghĩa là phải có nhận thức chính xác rồi mới có sự chứng ngộ. Bởi vì như chúng ta đã biết là không thấy được cái vấn đề của mình thì làm sao mà tìm ra được giải pháp cho cái vấn đề đó. Đó là một chuyện. Thứ hai, có thấy được vấn đề mà thấy không tới, thì cái giải pháp đương nhiên cũng không phải là giải pháp tối ưu, cái này mới nguy, khi mà mình không thấy được vấn đề hoặc là thấy mà không tìm ra được giải pháp thích hợp thì coi chừng cái cứu cánh mà mình đạt tới là họa nhiều hơn phúc. Bởi vì chúng ta biết rằng trong kinh Phật mình có nói đến hai cái thứ giải thoát: Đó là Tà giải thoát và cái Chánh giải thoát, đấy. Nhiều khi mình ngỡ là mình đã giải quyết được vấn đề nhưng mà không mình lại mắc mứu vào một vấn đề, vấn đề đã không được giải quyết mà mình mắc mứu vào một cái tình trạng khác mà mới nhìn sơ qua thì tưởng xong rồi. Thì cái Tà giải thoát nó có hai trường hợp: - Một là tiếp tục bị giam cầm trong cái nhà giam cũ, tức là dậm chân tại chỗ. - Trường hợp hai, mình dậm chân tại chỗ mà tại sao mình tưởng là giải thoát là tại vì mình tô hồng, chuốt lục, sơn son, thếp vàng cái song sắt rồi cái dây xiềng dưới chân mình, thế là mình tưởng mình đã sang trang rồi. NO. Vẫn tiếp tục ở trong phòng giam đó, trong xà lim đó thôi. Chẳng qua là mình sơn son, thếp vàng, mạ vàng, mạ bạc cái gông, cái xiềng, cái song sắt vậy thôi, nhưng mà vẫn ở yên một chỗ mà cứ ngỡ là giải thoát rồi. - Trường hợp hai đó là từ nhà giam này mình chuyển sang nhà giam khác có thể đẹp hơn, có thể rộng hơn, có thể tiện nghi hơn, nhưng vẫn tiếp tục là người tù, nhớ cái đó. Hai trường hợp đó, một là ở yên tại chỗ, hai là chuyển sang một cái nhà tù khác, một cái phòng giam khác thì coi trong hai cái trường hợp này được coi là Tà giải thoát. Còn cái Chánh giải thoát cũng gồm có hai trường hợp: - Một là phá nát cái nhà giam hoặc là ra khỏi cái nhà giam. Một là ra khỏi cái nhà giam, hai là phá sạch cái nhà tù đó. Đó là trường hợp một. - Trường hợp hai trên hình thức nhìn họ, họ vẫn ở yên ở đó nhưng mà họ đã vô hiệu hóa cái án tù. Họ đã vô hiệu hóa cái ổ khóa phòng giam. Họ đã có khả năng vô hiệu hóa cái dây xiềng dưới chân, chỉ để cho vui vậy thôi, chứ họ không có bị xiềng, còn ổ khóa treo tòn ten trước cửa vậy thôi, chứ không có bóp, không có bóp lại. Và ở trong phòng giam họ là quản giáo vậy thôi, chứ họ không phải là tù nhân. Nhớ trường hợp đó. Cho nên tại sao có hai trường hợp đó. Có những người thân viễn ly mà tâm cũng viễn ly, trường hợp này được gọi là phá sạch nhà tù, phá sạch nhà tù. Nhưng mà nó có một trường hợp là có những cái người xuất gia hay cư sỹ mà họ ở trong tình trạng gọi là tâm viễn ly mà thân không viễn ly. Có nghĩa là nhìn đời sống của họ cũng như bao người khác thôi, nhưng mà bản thân họ đã có khả năng tự tại, thì trong trường hợp này nè thì được gọi là đã vô hiệu hóa nhà tù. Rồi tôi quay lại, khi mà chúng ta không có khả năng thấy ra được vấn đề của mình thì làm sao mà tìm ra được giải pháp, đó là một. Cái thứ hai, thấy được một mớ thì chỉ tìm ra được giải pháp một mớ. Thấy sai vấn đề thì giải pháp đương nhiên làm sao mà chính xác. Và cuối cùng, tùy thuộc vào cái khả năng nhận thức của mình đối với cái vấn đề cần giải quyết, tùy thuộc vào cái khả năng chọn lọc cái giải pháp cho vấn đề, mà cuối cùng cái cứu cánh mà chúng ta đạt được là cái gì? Nhớ cái đó, nhớ cái đó rất là quan trọng. Cho nên ở đây, hồi nãy tôi có nói rồi những người mà học vẹt, học két là sáng nay nhảy dựng lên khi tôi này, tôi nói thế này: Cái công thức mà Tam Học không phải là cái công thức tuyệt đối, bằng chứng trong công thức Tam học mình thấy Giới đi trước, Giới năng sinh Định, Định năng sinh Tuệ, đấy, rồi trong cái công thức Thất Tịnh mình thấy cũng đúng, Giới trước, rồi Giới Tịnh rồi mới tới Tâm Tịnh nó là Định, phần sau là Tuệ, đúng không? Nhưng mà các vị nghĩ sao? nếu mà mình cứ nói trong công thức mà Tam học là công thức chết thì hỏi vậy chứ Bát Chánh Đạo sao Giới không nằm trước, sao Giới không nằm trước. Rồi, cái công thức Thất Giác Chi, mình có thấy cái trật tự mà Giới, Định, Tuệ nằm ở trong Thất Giác Chi không? không. Rồi ở trong Ngũ căn, Ngũ lực, Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, mình có thấy cái trật tự của Giới Định Tuệ nằm ở trỏng không? Không. Như vậy là trong Ngũ căn, Ngũ lực là không, Thất Giác Chi là không. Bát Chánh Đạo là một công thức rất là nổi tiếng, thậm chí là nổi tiếng nhất luôn, nổi tiếng nhất luôn, hễ nói tới Phật pháp nói tới Tứ Diệu Đế, mà nói Tứ Diệu Đế là bắt buộc là không thể nào không nói đến Đạo Đế. Mà nói đến Đạo Đế là dứt khoát không thể nào không nói đến Bát Chánh Đạo mà mình thấy trong cái trật tự của Bát Chánh Đạo mình có thấy cái trật tự mà Giới, Định, Tuệ nó được lập lại không? không, xong chưa? Đó là nói theo Kinh Tạng đó, nói theo sự. Bây giờ nói theo lý nè, trong A Tì Đàm không hề, trong A Tì Đàm không hề, không hề có một cái pháp tu nào mà tách cái Giới, Định, Tuệ ra hết, không có, bây giờ tôi nói nè, 13 Tâm sở có Định không? có. Rồi, trong 25 Tâm sở Tịnh hảo có giới phần không? phải có. Hễ Thiện là phải có giới phần, các vị thấy không đó phải có giới phần. Còn Tuệ đó, hễ tu là…nếu tu thì có hai một là tâm thiện hợp trí và ly trí. Mà hễ tâm hợp trí là dứt khoát là phải có trí tuệ đi kèm rồi. Như vậy thì cái gọi là tinh thần Tam học là tùy duyên, có những chúng sinh mà muốn đặt chân lên cái lộ trình giải thoát thì chuyện đầu tiên họ phải dàn xếp được cái phần thô trước, phải xây cái phần thô trước. Có nghĩa là cái thân nghiệp và khẩu nghiệp của họ nó phải được ổn định trước, nó phải được kiểm soát trước rồi mới tới cái phần Định và Tuệ sau. Thì chính cái giới là nó đã dàn xếp cái thân và khẩu nghiệp của họ rồi. Nhưng mà có những chúng sinh thì không, không. Họ không có ở nhà họ, cái nhà họ không phải là nhà đúc mà nhà họ là nhà ráp, mà đã là nhà ráp thì không có trải qua cái phần thô, không có. Cái anh mà đúc bê tông thì ảnh làm nền, làm mống rồi ảnh đổ bê tông phần thô từng tấm, từng tấm theo cái từ ở trong nước kêu là từng tấm, từng tấm rồi sau đó vào chi tiết. Nhưng mà cái anh mà ảnh ở nhà ráp thì không, anh ở nhà ráp...chưa kể là anh ở nhà di động mobil home là chưa kể, cái anh mà ở nhà mà ráp bằng container là chưa kể, cái anh mà ở nhà ráp, không biết trong nước có biết nhà ráp không? tức là họ ráp thành từng phần vách, từng phía vách ráp lại, ráp bằng cần cẩu rất nhiều vật liệu gỗ hoặc là kim loại, hoặc là nhựa hoặc là cái thứ mà vật liệu tổng hợp, nhớ. Thì trong trường hợp đó mình thấy họ không có trải qua những cái công đoạn mà phần thô như là cái nhà đúc bê tông, và mình thấy cái cấu trúc của người Nhật, cái kết cấu nhà gỗ của người Nhật nó không giống cái kết cấu nhà gỗ của người Việt Nam. Mặc dù như tôi đã từng nói tất cả phải tôn trọng những nguyên tắc vật lý, đúng. Nhưng mà trong lúc thực hiện, để thực hiện cái công thức vật lý đó có nhiều cách thực hiện chứ không phải chỉ có một cách, rồi. Cho nên mình cứ khư khư, khư khư cứ biết một công thức ai mà đụng tới cái mình biết, ai mà nói khác cái mình biết là mình nhảy dựng như là bị phỏng nước sôi vậy đó. Mà bệnh lắm. Tôi gọi là bệnh, mà hại mình hại người. Bây giờ tôi già rồi tôi mới hiểu thế nào cái kiểu sống mà hại mình, hại người. Nó có những người chỉ là hại bản thân thôi. Có những người là họ kiêm luôn cái chuyện hại mình và hại người nữa. Cái đó rất là độc nha. Mà quần chúng thì cũng tùy duyên thôi. Chúng ta cũng không nên mất thời giờ mà cho những cái lăn tăn nha, chúng ta tập trung coi người ta nói cái gì, chưa gì hết đã nhảy dựng lên, tôi nhắc lại nha, cái tinh thần sáng nay mình học về Thất tịnh là mình học lại cái tinh thần, cái trật tự của cái nguyên tắc Tam học giới đi trước, nhưng làm ơn nhớ nó giống như chữa bệnh vậy, không thể nào đem cái liệu trình, cái phác đồ của người này mà đem áp dụng cho người kia mà cứ biết có một hai mẫu thôi rồi cứ hễ gặp bệnh là cứ bèn áp dụng y chang như vậy mà may đó là chuyện sơ đẳng mà mình đã thấy nó bậy rồi. [15:25] Ngay cái chuyện chữa bệnh thôi, rồi ngay cái chuyện nấu ăn, mình không thể nào mà mình áp dụng 100% cái nguyên tắc của bà tám, bà tư cho mọi tình huống. Nó có bao nhiêu cách để ra được nồi canh chua chứ phải chỉ có một cách. Có bao nhiêu cách để ra một cái nồi canh khoai, canh khổ qua, canh bầu, canh mướp, nó có bao nhiêu cách chứ đâu phải chỉ có một cách, phải cứ là bà nào, ông nào, cậu nào, cô nào cũng phải đi theo đúng cái bài đó nó mới ra cái nồi canh đó thì tôi cũng có biết chút ít về chuyện nấu ăn tôi biết thì tôi thấy rằng không phải cái cách bắt đầu giống nhau, không có, không có. Thí dụ như mình thấy có người …nước màu, có người là họ phải mua nước màu riêng, mua nước màu trong market nhưng có người thì không, mỗi lần họ thắng sẵn, họ không bao giờ họ mua nước màu ngoài chợ nha, họ phải thắng ở nhà họ, họ là sẳn một keo nước màu, họ làm sẵn họ để dành khi nào cần họ lấy ra họ xài. Vậy thì mình thấy nước màu đã có mấy trường hợp rồi. Một là mua ngoài chợ, hai là ở nhà mình làm sẳn một keo, trường hợp ba là mỗi lần cần nước màu là họ bỏ đường vô trong chảo, trong nồi họ làm nước màu ngay lúc đó, trực tiếp ngay lúc đó và nước màu đủ cho cái nồi cho cái chảo đó thôi. Sau khi cái món đó nấu xong thì trong nhà bếp không có nước màu nữa, có và người đó chính là tôi. Nói tới đây là nhẩy dựng nữa. Tại sao ông Tỳ kheo lại đi rành về nấu ăn, nó đủ thứ 100 triệu cái đầu mà cái não trạng trong đó làm sao mà nghe mấy cái này chịu nổi. Vậy tôi chỉ xin hé một chút xíu thôi, tất cả các..tôi bỏ tôi ra, tôi bỏ tôi ra, tất cả các vị tôn túc mà xuất thân từ Ấn Độ thì các vị biết tôi nói ai rồi, cả tôn túc Việt Nam xuất thân từ Ấn Độ đều phải có khả năng tự nấu ăn và Ngài Kashmir Kashop là Viện trưởng Nava Nalanda sư phụ của Ngài Thích Minh Châu cũng phải là người tự nấu ăn, ai hầu. Tức là sau cái giờ đứng trên bục giảng, Ngài bước xuống, Ngài vẫn phải nấu ăn, ai hầu? Đó là một người ngoại quốc đó. Còn mà tôi nhấn mạnh làcả tôn túc người Việt Nam mà từng đi du học Ấn Độ, ở nước ngoài, ra khỏi Việt Nam đều có khả năng tự nấu ăn mà tiến sỹ không, tôi nói thêm chi tiết chắc các vị biết, đều là tiến sĩ không, tiến sỹ Ấn độ hết đều phải tự nấu ăn hết. Cho nên sáng nay có những chuyện mà bà con nhảy dựng lên, nhảy dựng lên nghe rất là sốc. Như vậy thì tôi nói về Thất Tịnh là trong cái bài này, trong cái nội dung Thất Tịnh, Ngài Xá Lợi Phất, Ngài trình bày cái hệ thống Tam học rộng hơn, thay vì ở chỗ khác người ta chỉ nói Giới, Định, Tuệ, thì ở đây cái phần Tuệ Ngài tách nó ra rộng lắm, rộng lắm từ cái đoạn Nghi Tịnh Đạo, Phi đạo tri kiến tịnh, tiến hành Tịnh và Tri Kiến Tịnh. Cái này các vị phải mua sách thôi, mua cái bộ giáo trình A Tì Đàm, giáo lý A Tì Đàm phải mua thôi, chứ còn trong bài giảng cho đại chúng mà bắt tôi nói là chết nha. Cứ nói là tôi đi quảng cáo bán sách cũng được, nhưng mấy cái này không có rảnh nói mệt lắm nha. Bà con mua cái bộ đó trong thời gian mà trước khi mà in lần một chúng tôi dò rất kỹ, mỗi lần tái bản chúng tôi đã dò tới dò lui cái phần Thất Tịnh và 24 Duyên hệ với phần Chỉ Quán, ba phần chúng tôi dò rất kỹ và có bổ sung, có bổ sung Thất Tịnh, Chỉ Quán và phần Duyên, phần Duyên, Duyên sinh và Duyên hệ. Rồi sáng nay chúng ta học về Thất Tịnh là học lại cái lộ trình Tam học mà ở một cái mức độ sâu rộng thì về chi tiết bắt buộc bà con phải mua, phải thỉnh, phải có, phải mượn, phải photo cái bộ A Tì Đàm 2 cuốn mà bây giờ gom lại còn cuốn thôi. Thì tôi chỉ nhắc cho đại chúng thôi, nhắc một cái khái niệm về Thất Tịnh, có nghĩa là vô số kiếp luân hồi, vô số kiếp luân hồi, chúng ta có thiện, có ác và từ đó, có sướng có khổ. Nghe cho kỹ nha, trong từ vô lượng kiếp luân hồi quá khứ chúng ta đã từng có thiện, có ác và từ đó có sướng, có khổ. Theo cái tinh thần rốt ráo đó thì làm gì có cái tịnh và bất tịnh, không có. Cái tịnh và bất tịnh là nó có từ cái chuyện mà so sánh nó có cái tịnh và bất tịnh cái suci và asuci, cái Visuddhi và cái Asuci có, khái niệm đó nó là mala, nimmala, tịnh và bất tịnh, sạch và dơ là khái niệm đó là nó đi ra từ cái chuyện mà trong trường hợp mà phải so sánh. Ngay cả các bậc Thánh các Ngài không có so sánh nằm ngoài mọi so sánh nhưng mà khi cần, khi cần các Ngài cũng tư duy và cũng sử dụng ngôn từ như chúng ta vậy, và sẳn ở đây chúng tôi lạc đề một chút, lạc đề cho cái đám chống phá đó, cho nó nhảy dựng lên cái nữa, là cái chữ subha và asubha chỉ trong một ít thôi, chỉ trong một ít trường hợp thì cái chữ đó nó có nghĩa là sạch dơ mà chỉ trong một ít thôi, nó ít đến mức mà chúng tôi cũng thình lình không nhớ ở đâu phải đi dò lại, không nhớ luôn. Nhưng mà 99,9%. 99,9% trường hợp chữ subha và asubha chỉ cho cái đẹp và xấu, giống như cái Việt Nam mình cứ mở miệng ra là đề mục bất tịnh không, quán thân bất tịnh, NO, không phải bất tịnh, đẹp và xấu. Bởi vì cái khái niệm đẹp xấu nó mới rộng. Thí dụ mình nghe một cái giai điệu đẹp, ở đó không có vấn đề gì sạch dơ mà vấn đề cái giai điệu đó nó hay hay là dở thì cái hay dở đó chính là đẹp và không đẹp, một nghĩa cử đẹp, một cái giai điệu, một cái làng điệu, một cái tiết tấu đẹp, đẹp, một cái nhân cách đẹp, một cái nếp sống đẹp, một nhân cách, một nghĩa cử đẹp, một cái sinh phong đẹp đó là những cái trừu tượng đấy. Còn trong cái thế giới vật lý chung quanh chúng ta thì cái khái niệm đẹp xấu nó bao trùm lên mọi thứ nhưng mà riêng cái sạch dơ thì hẹp lắm, hẹp lắm, rất ít trường hợp trong đời sống này mà nó động đến cái chữ sạch và dơ, hiếm lắm quý vị, hiếm lắm. Cho nên trong chú giải ghi rất rõ và đặc biệt ở đây bà con đọc được tiếng Âu Mỹ, Âu Mỹ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, Ý, bà con coi con người khi mà đúng ra trong chú giải người ta có nói tác quát rồi. Nhưng mà cái não trạng Việt Nam, cái não trạng Việt Nam, một phần người Việt mình không có mấy người đọc được Pali, một phần mình khoái ba cái chocolat đúng không? phải Rolex đúng không? Thôi bây giờ mình dò mình đọc mấy cái bản dịch Kinh bằng mấy cái ngôn ngữ Âu Mỹ thì người ta cái chữ subha và asubha là xấu, đẹp thôi, chứ người ta không có dịch, sạch dơ, chỉ có mình, chỉ có mình ôm chân ông tàu, ôm chân ông tàu, ông dịch sao mình ôm vậy mình xài, xài riết, xài bao nhiêu thế hệ từ đời Tằng, Công, Tằng, Tổ, Khảo gì xài tới bây giờ. Cứ là mở miệng ra là tịnh và bất tịnh, NO, nó là đẹp và xấu, mỹ và bất mỹ, nhớ cái đó, nhớ. Cái vấn đề ở đây cũng vậy, tôi đang học, tôi đang giảng về cái chữ Thất Tịnh thì thật ra trong vô số kiếp luân hồi đó là mình từng có thiện, có ác, có sướng, có khổ, nhưng mà tại sao có chữ tịnh ở đây là bởi vì bao nhiêu cái thiện ác sướng khổ nó chỉ là quẩn quanh thôi, quẩn quanh. Tại sao tôi đang giảng tôi lại nghe có âm thanh, tạp âm là sao ta? Chúng ta đang bị quấy nhiễu hả, bị ác ma thiên tử quấy nhiễu. Tại sao có tiếng động, mất thời gian lắm nha, bây giờ tôi không có giảng một tiếng đâu nha, tôi chỉ còn 45 phút thôi, thì bao nhiêu kiếp sống của mình, bao nhiêu kiếp sống của mình thì thiện ác, buồn vui, nhưng mà bốn cái này nè nó chỉ quẩn quanh ở trong sinh tử, mà đã là sinh tử thì có siêu, có đọa, có sướng, có khổ và đương nhiên, đương nhiên nói là có đủ bốn: thiện, ác, buồn, vui, nhưng mà đương nhiên cái ác nó nhiều hơn cái thiện. Cho nên cái khổ nó nhiều hơn cái sướng, cái hỷ lạc nó ít hơn cái khổ ưu. Rồi cái gì nữa? cái thời gian mình bị đọa nó nhiều hơn thời gian mình ở nhân thiên, đó, nó chỗ đó. Cho nên là cái con đường thiện ác của mình, cái thiện của mình cũng chỉ là làm nền cho cái ác thôi. Nếu mà không có phải là tu tập hướng đến giải thoát, thì bao nhiêu cái thiện của mình nó chỉ làm nền cho cái ác thôi. Chỉ đến lúc nào mình gặp được Đức phật, gặp được giáo pháp, gặp được minh sư thiện hữu, biết đến cái lý tưởng giải thoát thì kể từ giây phút đó, cái thiện mới làm cái nền cho giải thoát. Chứ còn trước khi mà chúng ta là sơ phát bồ đề tâm, sơ phát là phát lần đầu, thì từ đó trở về trước là bao nhiêu cái thiện ác của mình nó chỉ nuôi nhau, cái sướng khổ nó nuôi nhau, chứ không có được cái gì hết và cái con đường mà Đức Phật nói riêng và các đệ tử Ngài Xá Lợi Phất nói chung, thì các vị đề nghị con đường không còn quẩn quanh trong cái bóng tối đó nữa, các Ngài gọi nó là con đường Thanh tịnh, con đường không có quay lui, không có quay lui về cái chỗ dơ, không quay lui về chỗ xấu, không quay lui về bóng tối. Không còn tiếp tục dơ, xấu và tối nữa thì được gọi là con đường Tịnh đạo. Con đường gọi là Visuddhimagga, con đường Visuddhimagga. Mà cái chữ Visuddhimagga này là mình biết mình cũng phải nói luôn, nó có hai chỗ được nhắc tới: - Một là trong Pháp cú, trong Pháp cú. - Hai nữa là mình thấy chính Ngài Buddhaghosa Ngài cũng lấy cái chữ đó đặt tên cho bộ luận nổi tiếng cũng như là cái bộ đúc kết tinh hoa, nhận thức của Ngài về giáo pháp, về Kinh điển, bộ Thanh Tịnh Đạo. Thì tôi nhắc lại, sở dĩ mà có chữ Thanh tịnh ở đây là từ đó mà ra, tức là nó đi ngược lại những cái lộ trình dơ bẩn, rồi cái gì nữa, bóng tối, xấu xí, xấu xa, xấu, dơ và tối, thì cái lộ trình đi ngược lại ba cái đó được gọi là Tịnh, nhớ. Tịnh hay là mỹ, rồi. Tôi nhắc lại có tùy thuộc vào căn cơ của chúng sinh mà có những chúng sinh có lộ trình giải thoát nó phải theo cái nguyên tắc, theo cái công thức là Giới, Định, Tuệ, có nghĩa là trước phải dàn xếp thân, khẩu, nghiệp, trước rồi sau đó mới tới cái gọi là nuôi lớn, bồi dưỡng cái khả năng định Tâm và trên cái nền tảng định Tâm đó, cái cội cây Tuệ giác mới mọc được, nó mới đâm chồi nảy lộc được. Cái lộ trình nó như vậy. Nhưng không phải ai cũng như vậy, rồi mình cứ biết cái một cái bài Kinh một: Giới năng sinh Định, Định năng sinh Tuệ đó, rồi lượm hai ba câu như là người không có Định thì làm gì có Tuệ, cứ lượm hai ba câu đó, nhưng mình phải nhớ rằng trường hợp đó là nói cho ai? Chứ như trường hợp Ngài Xá Lợi Phất, Ngài nghe xong Ngài đắc, thì hỏi vậy cái lộ trình mà Giới Định Tuệ của Ngài nó nằm.., cái Giới Định Tuệ của Ngài nó nằm ở đâu. Trong khi theo A Tì Đàm thì cứ hễ thiện là phải 38 thôi. Thiện hợp trí là phải 38, tức là 13 cộng với 25 bắt buộc. Mà có cái 25 nào? có cái 38 nào? có cái 38 nào mà thiếu Giới, Định, Tuệ không? không có, đã 38 là phải có Giới, Định, Tuệ, hễ 38 là phải có Giới, Định, Tuệ, nhớ. Nhưng mà tùy trường hợp có những người mà Ngài phải nhấn mạnh như vậy. Tôi ví dụ nha, ví dụ có trường hợp mình nghe nói nè, phải có sức khỏe, phải có kiến thức, phải có quan hệ xã hội, phải có một cái nền tảng gia đình tốt. Như vậy gia đình nè, kiến thức, sức khỏe và xã hội, đó, thì phải có bốn cái này mới làm nên sự nghiệp, nhưng mà không phải là công thức chết, không phải, đối với ai thì mới cần đủ bốn cái này cho cái công thức lập nghiệp, công thức khởi nghiệp. Đó là sức khỏe, học thức, gia đình và quan hệ xã hội. Nhưng mà có những người không cần vì sức khỏe họ quá tốt đi, mình không… trời ơi nó vạch cái áo ra sáu múi, hỏi là mình không có cần đặt vấn đề sức khỏe, mình chỉ nói nó là học thức, gia đình và quan hệ xã hội, nhưng mà có những tên mình cũng dẹp bớt luôn. Nó là con của ông Lý Gia Thành là cái vụ gia đình là mình dẹp luôn, dẹp luôn, cái vụ quan hệ xã hội là mình dẹp luôn, mình chỉ cần sức khỏe thôi. Mình gặp thiếu gia của ông Lý Gia Thành mình nói: Cậu phải khỏe mới được, cậu khỏe là cậu có tất cả, bởi vì ổng học bên Mỹ mới về mà. Học bên Mỹ mới về nè, nhân thân gia thế cở ổng nè, quan hệ xã hội là ông già đã có rồi. Vậy thì ông này chốt lại ổng còn có một đúng một cái là sức khỏe. Bây giờ cậu không có sức khỏe là cậu mất sạch. Cậu có sức khỏe cái gì cậu cũng có, thì mình mà mình nghe cái câu này là mình lại xách về mình xài cho mình lại sai nữa, bởi vì mình không phải thiếu gia của Lý Gia Thành, không phải, không phải mình không phải là thiếu gia, không phải, không phải, mình không phải con em của Jack Ma, không phải. Thế là mình phải có đủ bốn cái: sức khỏe nè, rồi phải có gia đình ủng hộ nè, quan hệ xã hội, phải có trình độ, phải có trình độ đại học, kiến thức chuyên môn phải có. Nhưng mà có những người thì không, có những người hễ nói đến công thức lập nghiệp là người ta chỉ cần có 1, 2, 3 thôi, có người chỉ có 2, có người chỉ có một thôi, chỉ cần sức khỏe là đủ rồi. Và có người thì dẹp luôn không có xài tới sức khỏe luôn đó chỉ cần cậu bớt chơi, bớt mê chơi là xong, chỉ một câu đó thôi, cậu bớt lỏn mọn là xong, cậu bớt lỏn mọn là xong chứ không có cần cái vụ mà sức khỏe, rồi cái gì mà gia đình, NO. Mà đây là những cái kiến thức rất là sơ đẳng, rất là tiểu học mà nó xui, nó xui, những người đi học đạo, học vẹt, cái đầu vẹt mà gặp sư phụ cũng vẹt, là cứ thế đi đâu cũng xách cái công thức đó đem đi xài tùm lum, cứ gặp ai cũng là sức khỏe, cũng quan hệ xã hội, nền tảng gia đình và trình độ chuyên môn, gặp ai cứ xách bốn cái đó ra, nhưng có những người mình không thể áp dụng bốn cái này được hết, bởi vì cái thân phận của mỗi người, cái trình độ của mỗi người, cái xuất thân, cái nền tảng của mỗi người không giống nhau, đấy. Mình thấy Ngài A Nan, cái lộ trình giác ngộ Ngài A Nan không có giống như Ngài Xá Lợi Phất. Có ai dám nói Ngài A Nan Ngài dở hơn các vị kia không? Ngài Bākula đệ nhất về thân lực, về vô bệnh, xuất gia thêm 7 ngày thì đắc A La Hán, lục thông, Tam minh và bốn trí vô ngại. Còn Ngài A Nan thì sao? Còn Ngài A Nan thì sao? mấy chục năm có đắc cái gì đâu. Hồi đầu là được ngài Punna Mantàniputa Ngài thuyết cho một thời pháp đắc sơ quả rồi cứ ôm sơ quả đó xài coi như mấy chục năm luôn, cho đến ngày mà Thế Tôn viên tịch, Ngài phải mất một đêm cho đến rạng sáng hôm sau mới chứng La Hán, như vậy là Ngài dở ẹt à, Ngài dở hơn quá nhiều người đúng không? tệ quá, kém cỏi quá đúng không? sao được, không phải, không phải kém, cái kiểu Ngài phải như vậy, cái kiểu Ngài phải như vậy. Có người họ đi chậm là vì họ giàu, họ đi chậm là vì cái gia thế họ là gia thế khủng, còn có người đó họ đi nhanh là vì họ giàu, có người họ đi nhanh là vì họ nghèo, các vị tưởng tượng như mà bây giờ mà đi… có người mời chúng tôi đi Tây Tạng tháng 4 này nè, thì tiền đâu đi? tiền đâu đi, thì bây giờ phải ké thôi, thì bây giờ mượn cái cớ về Kalama, thì đã có mặt ở Châu Á thì dọt luôn từ ở Mandalay là bay luôn, thí dụ như vậy. Cho nên chúng tôi đi rất là gọn, gọn lắm, cứ xách ba lô lên và đi, đấy và mình coi mình xài cái gì: mình có chè, chén, massage, mua sắm trầm hương, cẩm thạch, lụa là, có không? có sắm không? không phải không? rồi vậy là khỏe lắm luôn, rồi đó chúng tôi nhanh là vì chúng tôi không có gì hết rất là nhanh. Nhưng mà trường hợp có người họ nhanh là vì sao? Là vì có người lo hết, lo hết, cứ chỉ báo thưa thiếu gia vào ngày đó thì sẽ có một chiếc Rolls Royce tới đưa thiếu gia ra phi trường, rồi thiếu gia cứ đi First class là tới chỗ cứ tới Bangkok rồi sẽ có chuyến bay đi thẳng qua bên Baiyun hoặc là từ Dubai bay bay thẳng về Quảng Châu rồi sẽ có người rước thiếu gia, gọn lắm. Họ gọn là vì họ là đại gia, họ là thiếu gia, còn tôi gọn là vì tôi không có gì hết. Các vị nghe kịp chưa, đấy. Như vậy có những người họ gọn, họ nhanh là vì họ nghèo, có những người họ gọn, họ nhanh là vì họ giàu, có người họ chậm là vì họ nghèo, giờ đó mà còn chạy đi kiếm tiền mua vé máy bay, mượn đầu này, xin đầu kia. Nhưng có người họ chậm là vì họ đi bề thế lắm, họ chuẩn bị ghê lắm, họ phải có nguyên một cái bộ sậu, đi phải có bác sĩ, có y tá, có vệ sĩ rồi có đầu bếp, có chuyên gia trang điểm, chuyên gia thời trang đi theo, rồi có người osin riêng ở trong phòng, rồi có quản gia rồi có người quản lý, người đại diện để mà làm việc với đối tác, với những khách mời, đó. Cho nên một lần đi họ rối lắm, có những người họ chậm là vì họ giàu, họ bảnh, có người họ chậm là vì họ nghèo, cái gì cũng thiếu. Còn có những người họ nhanh là vì họ giàu, có người họ nhanh là vì họ nghèo. Cho nên nhớ, cho nên là không thể nào đem một câu công thức học vẹt mà đem xài cho mọi trường hợp là sai, nhớ. Ở đây cũng vậy. Ở bên cái Thất Tịnh nè, chúng ta thấy Ngài phân tích: trước hết là phải có giới: giới đây là gì? Nó có hai cách hiểu: - Một là giới số. - Hai là cái giới nết hay là giới Tâm. Giới số là sao ta? Giới của cư sĩ là 05, với 08 hoặc là 10. Còn người xuất gia, Sa Di 105 mà Tỳ kheo 227 mà Tỳ kheo ni là 311. Đó là giới số. Còn giới Tâm hay là giới nết là sao? Cái gì, cái ngôn ngữ nào, cái câu nói nào, cái hành động nào, cái tư duy nào mà nó từ cái Tâm xấu ra đều phải được ghi nhận, đều phải được kiểm soát. Vấn đề đây là nó nằm ở cái Tâm thôi. Dầu là thân nghiệp, khẩu nghiệp đi nữa thì cũng phải được quan sát từ cái tâm, coi mình nói câu này từ cái dụng ý gì? Cái hành động này có phải được điều động, được tác động, được điều hướng bởi tâm xấu không? đó là giới nết là vậy. Giới nết là cái giới tâm, còn cái giới số có nhiều tay thấy ghê, thấy ngầu, thực ra là chỉ giữ giới số thôi, mà giới số thì có nhiều cái…tôi nói một ngàn lần hay mấy chục ngàn lần, có nhiều người hiểu lầm không phạm là giữ, cứ tưởng không phạm là giữ, giới số. Giới số anh không phạm là được gọi là giữ giới, nhưng mà cái giới nết là không. Giới nết là không được, không phạm là anh phải chánh niệm và trí tuệ liên tục, cái giới Tâm, nó khó vậy đó, anh phải chánh niệm và trí tuệ liên tục, còn cái giới số chỉ cần anh không phạm mấy cái điều khoản được quy định ở trong luật là anh yên tâm là anh không có phạm: cứ là mờ sáng là có đệ tử xách đồ ăn tới hầu tận họng, xong rồi y, áo phật tử đem về giặt dùm, rồi nấu nước sôi là đệ tử cử osin tới hầu nước sôi, cụ là không làm cỏ, không nấu ăn, rồi không quét dọn thì cũng sợ chết côn trùng, cứ ăn rồi cái đắp y ngồi uống trà là không có phạm, uống trà mà kiểu Long Tĩnh loại 100 dollars một lạng không có phạm, luật đâu có cấm, cầm phone quẹt quẹt thì trong luật đâu có cấm, đấy. Rồi cơm bưng, nước rót, hầu hạ ta nói tới nơi tới chốn thì tôi thề độc là không có phạm, bởi vì đâu có luật nào cấm người ta hầu mình đâu, thì cứ yên tâm là không có phạm, rồi cứ thờ lạy, giáo lý thì mình dốt đâu có luật nào cấm mình dốt đâu, không có luật nào cấm mình dốt nha, không có. Rồi thầy dốt mình mới truyền lại cho đệ tử cái quan điểm mà tu học tật nguyền của mình thì cái này luật cũng đâu có cấm đâu. Cả thầy bệnh mà trò cũng bệnh trong luật cũng đâu có cấm đâu. Nhìn thì đẹp, nhìn đẹp lắm luôn, nhìn đẹp lắm luôn, trước sau tinh tươm, chỉnh chu đấy, không có phạm cái gì trong 227 hết, không có phạm. Nhưng mà cái này xài không được. Cái giới này nè, cái giới này, cái giới kiểu này nó không làm nền cho Định được, phải là giới Tâm, phải là giới nết mới là được, phải nói như vậy. Chứ còn nếu mà giới mà đè mấy con số ra mà nói nó không phạm là ngon lành mà hễ không phạm nghĩa là làm nền cho Định thì cái đó cho em xin, cho em xin, không có nha, cái đó không có. Phải là giới Tâm, chứ cái giới số là kẹt lắm, và các vị dò lại trong cái giới số, nếu mà như tôi nói trong một cái điều kiện mà đặc biệt có kẻ hầu, người hạ mà đặc biệt là có…Việt Nam có khái niệm là có kappiya giữ giới dùm sư thì đó thì làm sao mà phạm, làm sao mà phạm, ăn rồi cứ ngồi đó quẹt quẹt máy. Rồi sẳn đây cũng cho tôi nói cái này dễ bị chém nè, cẩn thận với cái chuyện mà ngồi thiền lâu nha, cẩn thận lắm luôn nha, Nếu mà anh không có giáo lý, một là anh không có giáo lý, hai là anh không có khả năng trung thực với chính mình, phải nhớ cái đó nha. Không có khách quan trung thực mà lại dốt giáo lý là cẩn thận cái vụ mà ngồi thiền, ngồi lâu. Có những người họ ngồi 3, 4 tiếng nhưng mà hỏi thiệt, anh có chắc là 3, 4 tiếng đó anh đúng là thiền không? chỉ hoặc quán không? Bài giảng này là gieo rắc hận thù dữ lắm luôn. Anh có chắc không? thứ nhất anh có học giáo lý không? Anh có biết rằng khi mà anh ngồi như vậy cái tâm của anh như vậy là thiền, hay anh ngồi yên không nhúc nhích không lúc lắc là thiền? cái Tâm làm sao mới gọi là thiền? Mà thiền gì? Chỉ hay quán, định hay là niệm, tuệ? Anh có biết không? anh có biết có một cái loại ngủ gọi là ngủ thiền, anh có biết không? Ngủ thiền là trong một cái tư thế rất là ổn định nó quen, nó quen. Chỉ cần anh giữ dùm tôi cái vai thôi, vai cho nó ngang, cái lưng anh cho thẳng, nếu mà anh tập cho quen là anh có thể ngủ như vậy trong nhiều giờ đồng hồ. Còn cái người mà không có tập luyện thì ngủ xấu nết lắm, ngủ xấu nết lắm, ngủ là phải lắc, phải giật, phải gật, phải nghiêng, phải đổ, phải lệch. Nhưng mà nếu mà mình có kiểm soát lâu ngày nó quen thì chỉ cần..là nó có nhiều loại thiền: Thiền Ấn, thiền Việt, Thiền Thái, đặc biệt là Thiền Mông Cổ. - Thiền Ấn: là thiền theo Phật, thiền Tam Tạng, thiền mà có Định, có Tuệ, có Niệm. Gọi là Thiền Ấn. - Cỏn cái Thiền Việt của mình là thiền diễn, có đồng phục, rồi có chuỗi, có pháp danh, rồi có thiền viện, rồi có nội qui sinh hoạt ngon lành lắm nhưng mà cái đầu thì trớt quớt. Đó là Thiền Việt. - Còn cái Thiền Thái: thì thiền niệm, thiền Thái đau nhất như thiền Dhammakaya, rầu lắm, thiền mà chỉ quán không rõ. - Còn vui nhất là Thiền Mông Cổ: thiền mông cổ là giữ cho thẳng cái cổ thẳng và cái mông cho nó vững, vững, rồi cứ vậy mà ngủ thôi, cứ vậy mà ngủ, thì cái thiền này tôi nói rất là nhiều lần, cái thiền này coi như là mình gieo cái chủng tử là làm con cháu của Hốt Tất Liệt là Thành Cát Tư Hãn đó thì cái thiền đó về sau là chỉ gieo cái chủng tử vững vàng để cưỡi ngựa ở trên thảo nguyên thôi chứ không có đắc cái gì hết trơn. Thiền Ấn mới là thiền phải giống Phật phải là TÂM mà muốn có được cái thiền chỉ và thiền quán thì cái giới nó phải là cái giới tương ứng, phải là cái giới tương ứng thì nó mới ra được cái Chỉ và Quán. Giới tương ứng là giới Tâm, giới nết, chứ còn dừng lại ở giới số là chết rồi. Còn cái chuyện mà Định thì làm ơn nhớ dùm, học giáo lý cho em nhờ phải biết cái gì là ganh tị, cái gì là bủn xỉn, cái gì là tùy hỉ, cái gì là xu phụ, cái gì là xu hướng. Nó có một cái ranh giới cực nhỏ, cực nhỏ, nhỏ đến mức gọi là mắt phàm không thấy. Đó là cái ranh giới giữa cái tham và cái thiện, và cái sân, cái sân nên có và cái sân không nên có, nó có một cái ranh rất nhỏ thì Ngài Xá Lợi Phất, Ngài nói có những cái thọ ưu nên có và thọ ưu không nên có. Cái ưu mà nên có là cái ưu tư, cái băn khoăn, cái lăn tăn, cái ray rứt khi mà nghĩ về chuyện tu học của mình, nghĩ về bát nạn sanh lão bệnh tử, sa đọa, nghĩ về cái tình hình của giáo pháp, nghĩ về cái bước trầm luân, cái ưu tư đó nên có, nó là thọ ưu đó, có, nghĩ cái đọa mà ớn, sợ, cái đó thì tốt. Nhưng mà cái ưu là do hờn giận, tức tối, bủn xỉn, ghen tị, ghen ăn tức ở, GATO, chữ GATO là ghen ăn tức ở, thì cái đó mình không học giáo lý mình không biết. Hoặc có nhiều người tự lý luận thế này nè: tôi thì tánh tôi rõ ràng lắm, cái gì phải thì thôi, tôi thấy mà không nói là tôi chịu không được. Tức là họ tìm cách họ bao biện, họ tìm cách họ bao biện, vì họ nói là họ trực tính, họ là trực tính cho nên họ phải nói. Nhưng thực ra là do ganh tị. Họ ghét người ta họ chịu không nổi họ phun ra rồi nói là do họ trực tính, tôi thấy mà tôi không nói thì tôi chịu không được. Nghe thì thấy nó đẹp, nó sang, nó sang lắm, người trực tính, người trực ngôn, người chân thật, người không có nham hiểm, không có giữ trong bụng, đẹp quá, đẹp quá, nhưng mà thực ra là ganh tị, là bủn xỉn, là nhỏ mọn, là tiểu tâm, chứ không phải là hay ho gì đâu. Nhưng mà do không học giáo lý nên không có ngờ là nó tệ như vậy, nó khó ngửi như vậy, nhớ, nhớ cái đó. Quan trọng lắm luôn, quan trọng lắm luôn. Cho nên giới ở đây tôi nhắc lại, giới có hai: giới tâm và cái giới số, nhớ, chỉ có cái Giới Tâm nó mới làm nền cho Định, bởi vì Định thuộc về Tâm. Còn cái giới số thì phải cẩn thận, cái bản thân giới số nó nhiều khi nó trớt quớt, tại vì chỉ cần không phạm là mình quên, chỉ cần anh không phạm là anh có quyền quên nó, mà quên nó thì có nghĩa là nó không có trong đầu của anh. Có biết bao nhiêu chuyện trên đời này nó chỉ có khi ta nghĩ tới nó. Tôi biết có nhiều người không chịu nổi câu này, nhưng mà cái này nó có thiệt, có thiệt. Nó chỉ có khi ta nghĩ đến nó. Các vị có muốn tôi chứng minh không? Từ cái tình cảm cha mẹ, con cái, anh em máu mủ, cho đến cái tình yêu nam nữ, tình yêu dân tộc, đất nước, tất cả nó chỉ có khi ta nghĩ tới nó thôi. Nó chỉ có khi ta nghĩ tới nó thôi, có nhiều người tôi nói không biết bao nhiêu lần cũng cái người bạn hồi xưa mình thương mình quý biết bao nhiêu, mình coi như máu mủ vậy đó, nhưng mà bây giờ vì một cái lý do nào đó, do mình tự thân phát hiện hay là do một tác động thị phi nào đó, bây giờ mình không muốn nhìn mặt họ nữa. Thì kể từ giây phút đó họ đã chết trong lòng mình rồi, đã xanh cỏ rồi, mà họ vẫn còn sống phây phây đằng kia kìa, nhà họ đằng kia cách mình có cây số đằng kia kìa, nhà họ vẫn còn đó, họ vẫn còn khỏe mạnh cùi cụi đó, nhưng mà họ đã biến mất khỏi cái lòng mình rồi, đúng không? như vậy, họ chỉ có khi mà ta nghĩ tới họ, nhiều lắm. Giới luật cũng vậy, bông hoa, cây cỏ, đại dương, sông rạch, mặt trăng, mặt trời, tinh tú, nhật nguyệt y như vậy, nó chỉ có khi ta nghĩ tới nó thôi. Có những lúc mình ở ngoài nắng mình không hay, có, tôi nè, có những lúc tôi đứng ngoài nắng mà tôi không nhớ vì lúc đó tôi đang nghĩ chuyện khác, có những lúc tôi đứng trong mưa mà tôi không có nhớ, có. Vì mình đang làm gì dở dang đó, mưa nó xuống từ từ, từ từ mà mình đang làm dỡ dang mà nhất là những lúc mà mình có những cái chuyện mà nó làm cho mình phải nặng lòng. Mình đứng trong mưa mà mình tỉnh bơ. Trường hợp đó có, có. Trong mưa, trong nắng, trong sương đêm, trong trăng khuya, nhiều khi mình đứng dưới trăng đẹp, mình thấy trăng mình thích mình đi ra đó, nhưng lúc mình đứng dưới trăng mình không nghĩ về trăng nữa. Trăng nó chỉ là một chất dẫn để nó dìu mình về một cái cõi ba đào khác, lúc đó mình nghĩ về cái gì đó mình quên mất cái vầng trăng đang sáng rực trên đầu mình. Nó to đùng như vậy mà quên mất. Trăng, trời, nắng, mưa, bốn cái đó đâu phải là nhỏ đâu. Nắng, mưa, mặt trăng, mặt trời đâu phải chuyện nhỏ, nhưng mà muốn quên thì nó bèn quên, nói gì là chuyện khác. Cho nên anh đừng có nói với tôi là anh ngó trang nghiêm là anh có giới. Tôi không chắc, bởi vì anh có nhớ tới nó thì nó mới có chứ. Đúng không. Mình nói mình thờ Phật, nói thiệt nha. Một, tượng Phật đeo trên cổ, có bao giờ mình nhớ không? có không? không, rồi cái mình nói nhà mình, chùa mình có thờ Phật, một ngày mình có liếc lên đó được mấy lần? có liếc lên đó. Mà khi mình liếc lên đó mình có nghĩ về Ngài hay không hay là mình liếc lên đó mình nghĩ chuyện khác? Mình liếc mình nghĩ chuyện khác. Mà nếu mình nghĩ về Ngài thì mình nghĩ về cái gì, và nghĩ như thế nào? Chứ không phải nhớ tới Ngài là Phật là hết, NO. Có bao nhiêu cách để nghĩ về Đức Phật, có bao nhiêu cách để nghĩ về Ngài chứ không phải chỉ có một cách. Mình nhìn hình Má mình kìa, má mình, hình trên bàn thờ kìa. Mình nhìn ảnh má mình đâu phải lúc nào mình nhìn lên, mình thấy chữ Hiếu to đùng? NO, không có. Nhìn Má nhớ Ba cũng có, nhìn Má nhớ thằng cha láng giềng, nhìn Má mà nhớ đến số nợ Má để lại, nhìn má mà nhớ đến số tiền Má để lại, nhìn Má mà nhớ lại những buồn, vui, Má để lại, những cái vinh, nhục, mà Má đế lại, đấy. Bao nhiêu cái chuyện tốt xấu mà Má để lại. Chứ đâu phải nhìn Má là mình thấy chữ Hiếu to đùng trên đó đâu, NO, chưa chắc. Má mình là một hình ảnh rất là gần gủi với mình, nhớ. Cho nên, sáng nay tôi chỉ điểm sơ những cái điểm mà các vị phải mất công dò trong sách. Thì thôi tôi nói dùm, còn nội dung của Thất Tịnh là cái gì? Đó là trên cái tinh thần Giới Tâm thì nó mới có Định. Mà không có khả năng tập trung thì đừng hòng mà Tuệ Giác nó làm việc được. Đây là công thức tôi đang giảng công thức nha, tôi đang giảng công thức. Chứ có những người mà cái giai đoạn mà phải có khả năng định tâm là có những người cái phần này lướt qua, giống như hồi nãy tôi nói thiếu gia của Lý Gia Thành thì mình không cần nói nhiều, mình chỉ cần nói: cậu ơi cậu bớt chơi bời lại là xong, là xong. Chứ không có cần cái vụ mà sức khỏe rồi…ổng một ngày ổng đi tập gym 4 tiếng mà, nhưng có điều sau 4 tiếng gym đó ổng trời ơi thôi. Chứ còn một ngày 4 tiếng tập gym, gia tài của ổng đâu có thiếu gì đâu: sức khỏe nè, tiền bạc nè, quan hệ xã hội nè, bằng cấp nè, cái gì chả cũng có, chỉ xin chả chuyện thôi, bớt chơi lại, xong chưa, đại khái như vậy. Chứ mình không thể nào đem một công thức mà xài cho mọi tình huống, mọi đối tượng, mà tới giờ này mà không hiểu cái đó, lạ. Mà cứ ai mà nói khác quá cái tầm của mình hoặc nói khác kiểu của mình là nhảy dựng như là rưới nước sôi vậy. Hỏi như vậy làm sao mà không điêu linh. Nhiều khi mình thấy khổ mình thương, có, có, thấy khổ mà thương lắm luôn, nhưng mà nhớ đúng là cái não trạng tụi nó như vậy nó không khổ uổng lắm. Có, tôi có nghĩ như vậy, có thương, có thương, bởi vì mình thấy bi, bi một lúc nào đó nó đuối quá nó chuyển qua xả. Bi mình thấy tội nghiệp quá, trời ơi, thiếu điều kiện vật chất, thiếu điều kiện học đạo, thiếu điều kiện truyền thông, thiếu điều kiện tư duy, thiếu điều kiện đạo nghiệp, thấy thương quá. Nhưng rồi tới hồi mà mình va chạm, trời..trời..cái tánh đó nó không khổ là uổng, nó phải đi theo cái nghiệp của nó thôi. Thì lúc đó từ Đại Bi nó chuyển qua cái Xả. Phải Xả, phải xả, không xả là chịu không nổi với cái đám này, không xả là chịu không nổi, đấy, mà cái thứ thằng Tây nó nói một câu ghê lắm, thằng Tây nó nói thế này: “Cái người không đọc sách rất là đáng sợ. Nhưng mà đáng sợ hơn nữa là cái thằng chỉ đọc có cuốn”. Thà nó dốt, nó làm trâu làm bò không ngán, còn cái thứ làm người mà cái thứ làm người nửa vời đó, nó phiền, bởi vì nó biết nó, vì con trâu, con bò nó chỉ có rống thôi. Còn làm con người nó biết nói, mà nó nói bằng cái não trạng của con bò thì rất phiền, OK. Cho nên nhớ cẩn thận, học đạo là phải nhớ tỉnh táo, tỉnh táo. OK, chúc các vị một ngày vui. |
Youtube video Xem thêm: |