Lớp Phật Pháp Căn Bản 41 Thứ Năm, ngày 07/11/2024 Lý Ngọc Nga ghi chép bài Sư Giác Nguyên giảng. 🌸 PHÁP THIỆN Tuần trước là chúng ta học về mấy điều bất thiện, điều ác, điều xấu. Kỳ này để giảng bài 41 này nè, thì chúng ta học về điều lành, điều thiện, điều tốt, điều hay. Thì Phật Pháp của Chư Phật ba đời gom lại có ba điều là: 1- Không làm ác. 2- Làm điều lành. 3- Giữ tâm thanh tịnh. Đối với một người mà tinh thông kinh điển thì ba câu này, không làm ác, làm điều lành, và giữ tâm trong sạch, cho người mà tinh thông kinh điển họ có thể giải thích ba câu này bằng cả Tam Tạng. Còn nếu mà làm gọn thì là cũng cỡ quyển bộ Thanh Tịnh Đạo, đó là làm gọn, còn mà giải thích cho đầy đủ là nguyên bộ Tam Tạng, nội dung là chỉ gom gọn ba cái này thôi. Nhưng mà đó là người tinh thông kinh điển, còn đối với người mà không có tinh thông kinh điển, mới sơ cơ vào đạo, thì chúng ta vẫn có cái cách hiểu, chứ không lẽ bây giờ là mình mù tịch về Phật Pháp hay sao? Thì mình không có điều kiện nhớ nhiều, biết nhiều, thì mình cũng ít nhất là hiểu được căn bản nội dung của ba điều cần thiết đó. Một là tránh ác hành thiện và tịnh tâm. Thì cái tránh ác ở đây, ác kỳ trước tôi có nói rồi, phiền não là bất thiện, tất cả những gì mình nói, mình làm là đều bị tác động bởi tâm. Nếu mà nó được tác động bởi tâm lành thì đó là nghiệp thiện, là phước báo, là công đức. Còn nếu mình nói, mình làm, bằng tâm ác, tâm xấu, tâm bất thiện, thì đó gọi là tội lỗi, phải không? Chỉ vậy thôi. Thì tuần trước chúng ta định nghĩa thế nào là tâm xấu? Tâm xấu thì tùy chỗ, có chỗ Đức Phật Ngài dạy tâm xấu gồm có hai thôi, đó là: - Thích và ghét. - Tham và ưu. Ở trong kinh Đại Niệm Xứ. Có chỗ Ngài kể rộng ra thành là Tham, Sân, Si, nghĩa là do si mê không hiểu được Bốn Đế cho nên mới có thích, có ghét. Cái Si nó làm nền cho cái thích và ghét. Rồi có chỗ Ngài kể bốn, phiền não kể hai, kể một là Vô Minh là được rồi. - Do vô minh trong Bốn Đế nó ra tất cả. - Rồi kể hai là Tham, Ưu, là thích và ghét. - Kể ba là Tham, Sân, Si. - Rồi kể bốn thì mình thấy là Tứ lậu, Tứ phối, Tứ phược... V.v.... Kể bốn thì gồm có cái gì ta? Thích hưởng thụ, thích hiện hữu, rồi gì nữa? Thích hưởng thụ, thích hiện hữu, bám chặt vào quan điểm hành trì, bám chặt vào quan điểm chấp ngã tôi và của tôi, phải không? Bốn cái đó. Phiền não gom lại có bốn. Nói ra thành bốn là vậy đó. - (Một) là thích hưởng thụ. Có nghĩa là Dục Ái. - (Hai) là thích hiện hữu Có nghĩa là Hữu Ái. - (Ba) là Giới Cấm Thủ. Tức là chấp chặc vào đường lối hành trì, tức là ai ở đời này cũng ham sướng, sợ khổ, và có nhiều hướng để thực hiện lý tưởng đó. Lý tưởng mà trốn khổ tìm vui đó. Và trong những hướng đó, nó có hướng sai lầm mà mình cứ tưởng đó là con đường đúng, thì đó gọi là Giới Cấm Thủ. Đặc biệt về mặt tôn giáo. Cầu giải thoát mà lại đi trên một con đường không có đúng với Bát Chánh Đạo. Cầu giải thoát mà lại đi trên con đường không đúng với Bát Chánh Đạo, thì cái đó được gọi là Giới Cấm Thủ. Nói vắn tắt như vậy, phải không? Không nhắm tới Diệt Đế là Niết Bàn và bản thân lộ trình đó cũng không có nội dung của Bát Chánh Đạo thì được gọi là Giới Cấm Thủ. Thì về kể có nhiều lắm, phiền não có nhiều cách kể 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, thì cách kể rộng nhất là mình thấy có 10. Phải không? Kể có 10. Gồm có: - Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, Dục ái, rồi Sân, rồi Hữu ái, Vô hữu ái, Phóng dật, Ngã mạn, Vô minh. Mình thấy tất cả chục phiền não, thì gom chung lại đó, cái này tôi chỉ ôn lại thôi. Gom chung lại đó, tất cả là do Vô minh. Do không thấy được mọi thứ là khổ. Không thấy được bốn cái sau đây, tức là: - Thiện, ác, sướng, khổ, đều là khổ. Do không thấy bốn cái này là khổ, cho nên mới có các cái phản ứng tâm lý thích cái này, ghét cái kia. Và cái thích, ghét, nó được gọi chung là phiền não. Chỉ vậy thôi. Còn thế nào là Tâm Thiện? Sáng nay nè. Trong bài giảng sáng nay nè, mình nói về Tâm Thiện. Thì chúng tôi cũng được phản hồi là trong nước cũng có nhiều tay là mọt sách, rồi cứ hiểu sách theo cái kiểu mặt chữ, chống đối đủ thứ, nhưng mà chuyện đó không sao. Bởi vì mình không bị chống là mình hơn Phật, đúng không? Đời này mà mình không bị chống là mình hơn Phật. Mà có ai hơn được đâu? Có ai hơn Đức Phật không? Không có. Không ai hơn Phật. Người nào mà không bị chống là người đó phải hơn Phật. Mà người hơn Phật thì không có. Cho nên là ai cũng phải bị chống. Đức Phật còn bị chống mà. Phải không? Thì là sáng nay tôi nói về cái thiện. Cái thiện này đó là trong cả Chánh Tạng lẫn Chú Giải dạy đều nói thiện là nó đều đi ra từ một nền tảng tâm thức, đó là cái gì ta? đó là................. (18:21) [bổ sung sau], tức là "lưu tâm đúng cách". Còn ba cái chữ "như lý tác ý" đó, quý vị thích thì quý vị xài, nha. Thích thì xài. Nhưng mà tôi đó, thì tôi xài chữ tiếng Việt của tôi. Đó là "lưu ý đúng cách". Ừ. Lưu ý đúng cách có nghĩa là cũng quang cảnh đó, cũng màu trời đó, màu nước đó, cũng con người đó, âm thanh, hình ảnh, màu sắc đó, nhưng mà mình nghĩ sao, để rồi mình buồn, mình giận, đó gọi là "lưu tâm sai cách". Còn cũng người, cũng vật, cũng cảnh, sự kiện, sự cố đó, mà mình nghĩ sao mà lòng nó thanh thản. Nghĩ sao mà nó tiếp tục nó có Chánh niệm, nó có Trí tuệ, nó có Từ tâm, nó có Kham nhẫn, nó có Thiền định. Đấy. Thì cái đó gọi là "lưu tâm đúng cách", do mình nghĩ tới khía cạnh nào thôi. Phải không? Cảnh nào? Thí dụ như chúng ta có một câu chuyện rất là ngắn: "Có hai anh em Việt kiều nước ngoài về thăm quê, có bà Mẹ già, có bà Ngoại, bà Ngoại chắc chắn là phải già rồi. Bà Mẹ già, rồi có bà Ngoại, cô, dì, thiếm, mợ, cậu, dượng, chú, bác, ở dưới quê miền Tây. Thì cái ông em hồi ổng đi nhỏ tuổi lắm. Em cách anh 6, 7 tuổi gì đó. Hồi ổng đi ổng nhỏ lắm, cách ông anh 6, 7 tuổi, thì hai anh em về đó là thấy bà Ngoại, thấy Má, thấy dì bày rau rác, cá tép gì bày lên trên cái nền xi măng rửa, rửa rồi đại khái là bằm bằm, xắt xắt, ở trên cái nền xi măng rêu, rêu đóng xanh xanh, xanh, xanh. Em nó ớn quá đi. Nó thấy nó ớn quá vô nói ông anh, nói trời ơi, chắc em ra tiệm quá, em ăn, em ớn quá. Thấy ghê. Em ăn không nổi. Anh nói thế này, ổng nói là em biết không? Anh em mình mấy chục năm mà ở bên ngoài, có bao giờ mình ăn một bữa ăn mà từng cọng rau, từng hạt cơm, là được làm bằng tình thương không? Có không? Không có. Mà bữa nay từng cọng rau, từng hạt cơm mà vô miệng tụi mình, nó là tình nghĩa không. Anh nghĩ tới đó anh không thấy ghê gì hết. Thứ hai, em có chắc là ở nhà mình nè, là dơ hơn tiệm không? Ở nhà mình là làm bằng tình thương Mẹ làm cho con. Bà làm cho cháu. Cô, dì làm cho cháu, phải không? Chị làm cho em mà mình còn thấy như vậy. Còn ngoài kia đó, làm tới cỡ nào nữa? Phải không? Ở đây là em thấy toàn người nhà mình không mà em còn thấy ớn, còn quán tiệm em không gớm là vì em không có thấy. Chứ em nghĩ đi. Em nghĩ đi. Ở đây là mấy người thương mình mà họ còn dơ vậy, hỏi ngoài tiệm họ dựa vô cái gì, mà họ sạch hơn mình? Thì chuyện đó tôi đọc ở đâu lâu lắm rồi. Chuyện nó dài lắm. Nó hay, nó có duyên chứ không phải vô duyên như tôi cắt khúc đó đâu. Đại khái chuyện nó dài lắm. Kể chuyện ngày xưa hai anh em vượt biên sao, sao, sao. Đấy. Dài lắm. Tình cảm, đọc cuối chuyện cũng buồn lắm. Rồi một ngày kia hai anh em nghe nói Má mất, bà Ngoại mất, rồi trở về muốn tìm lại bữa ăn mà dơ dơ đó, không có nữa. Thì chuyện đó dài lắm, chỉ cắt khúc đó thôi, cắt khúc đó, thì mình thấy cũng bữa ăn đó, do mình nghĩ, nghĩ sao á, mà mình thấy gớm. Mà mình nghĩ sao đó, mà mình thấy nó thấm đượng ân tình. Nó ngon từng miếng nhỏ, ngon từng miếng nhỏ, đại khái như vậy. Cái đó tôi chỉ ví dụ cho bà con hiểu. Thì ở đây cũng vậy. Cũng cái chuyện đời đó, mà mình nghĩ sao mà lòng nó thanh thản, nó nhẹ nhàng, nó buông bỏ mà nó bao dung. - Thương bằng Từ Tâm nhưng không dính mắc bằng Tham Ái. - Buông bỏ nhưng mà không có thiếu trách nhiệm. Đó là thiện. Còn anh bất thiện ngược lại. Một là dính mắc, không có bao dung nhưng mà lại dính mắc mới ghê chứ. Bất mãn mà không có buông bỏ. Anh bất thiện ngồi ngẫm ngẫm là ảnh khác anh thiện chỗ đó. Ảnh bất mãn, ảnh tống khứ, ảnh xô đẩy, ảnh từ khước, ảnh chối từ, ảnh xua tay, nhưng mà lại không có buông bỏ. Cái đó là về Sân. Còn về Ái đó, thì ảnh ái luyến, chấp chặc, nhưng mà lại thiếu bao dung, không có được. Trong khi đó ở bên tâm thiện nó lại khác. Nó không có ôm chặc, ghì siết, nhưng mà nó lại rất là bao dung, nó không có dính mắc nhưng mà nó rất là từ tâm. Nó khác nhau chỗ đó. Mà ở đâu ra được cái này? Là do "lưu tâm đúng cách". Tiếng Phạn là................ (23:46) [bổ sung sau]. Bữa nay chúng ta học về Tâm Lành là vậy đó quý vị. Nếu mà thấy sức nhớ mình dở, làm ơn nhớ dùm mấy điều thôi: - Tâm lành là "lưu tâm đúng cách. Chỉ vậy thôi. Thì trong kinh ghi rõ, suy tư đúng cách là sao? Suy tức là tất cả những tư duy của mình, mọi hành hoạt, hành trạng, và hoạt động của mình trong ngày, từ nói năng tới hành động, đều y cứ trên nền tảng của nhận thức Nhân Quả. Thì tôi nói không biết là bao nhiêu lần, nhận thức Nhân Quả mà kiểu mấy con mọt sách mà chưởi tôi như là cái gì trong nước đó, bây giờ lắng tai mà nghe nè, nhận thức Nhân Quả đó, nó bao trùm hết, nhưng mà tự nhiên mình đọc kinh đọc không kỹ cái cắt khúc ra. Ừ. Chứ thật ra đó là nhận thức Nhân Quả nó sâu chỗ này nè. Nhận thức Nhân Quả (một) là thấy rằng làm thiện, thấy hoặc là tin, hoặc là thấy nó hợp lý, mặc dù mình không có được chứng ngộ nha, mình chưa chứng ngộ, mình không phải là người đắc thần thông, mình không phải là người đắc tam minh, mình không phải là bậc thánh, không phải là người đắc thiền, đắc thánh. Chưa. Nhưng mà ít ra mình cũng xét thấy hợp lý rồi mình tin. Tin cái gì? - (Một) là mình xét thấy rằng Nhân lành là phải cho Quả lành, vui sướng. Mà Nhân xấu là phải cho Quả khổ, đau buồn. Đó gọi là Nhân Quả cấp một. Nhân Quả cấp một là chỉ thấy được Nhân Quả qua khía cạnh báo ứng thôi. Nhưng mà Nhân Quả cấp hai là nó sâu. Có nghĩa là thấy rằng mọi thứ ở đời này nó đều phải vận hành, hoạt động, theo nguyên tắc Nhân Quả. Chuyện mà Nhân Quả báo ứng, vụ thiện ác báo ứng sướng khổ, buồn vui, là đúng rồi. Phải thêm cấp nữa. Thấy rằng mọi thứ do Duyên mà có. Hồi nãy là mình thấy báo ứng thôi. Mới thấy Nhân Quả bảo ứng thôi. Thấy Nhân, thấy thiện ác ở khía cạnh một, ở cấp một là thấy Nhân lành là cho Quả vui, rồi Nhân xấu cho Quả khổ. Nhưng mà ở cấp hai, mình thấy mọi thứ nó do Duyên mà có, nó do vô số điều kiện mà có, chứ không phải là một vài, một chục, một trăm, một ngàn. No. Vô số. Tôi nhấn mạnh là vô số điều kiện. Nha. Còn trong khi trong kinh mình thấy kể 8 điều kiện, hay là 10 điều kiện, đó là người ta nói tổng quát cho mình dễ nhớ thôi, chứ thật ra một sự cố, một sự kiện, một sự vật, nha. Sự cố, sự kiện, sự vật, mà nó diễn ra được trên đời nó phải cần đến vô số điều kiện. Vô số đây tôi nói nghĩa đen á, chứ không phải nghĩa bóng. Vô số nhều lắm. Tôi nhớ tôi giảng cái này chắc cũng cả mấy ngàn lần. Chữ vô số này. Vô số là sao? Là mình muốn có được một nụ cười không phải dễ. Nó phải vô số điều kiện. Có nghĩa là cơ thể phải Ok nè, mà trong cơ thể nó gồm có cái gì là mình thấy nó vô số rồi. Răng cỏ, huyết áp, đường huyết, tim gan, phèo phổi, trĩ nội, trĩ ngoại, bệnh ngoài da.... Nói chung là vô số. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ trong cơ thể là mình cười không nổi. Yeah. Cười không có nổi. Bị trục trặc tự nhiên nó chóng mặt quá, máu lên chóng mặt làm sao cười? Ừ. Lúc đó nó lo, nó sợ thôi đó. Hoặc nghe nó mệt tim sao cười? Phải không? Còn mà xa hơn một chút, thì mình thấy đó là trong nhà mình, vợ chồng, con cái, cha mẹ, ông bà, anh em, quyến thuộc, láng giềng, bạn bè, người cùng công sở với mình mà họ có chuyện, họ nhắn tin mình một cái tin là mình cười không nổi. Phải không? Chỉ cần mình cầm cái phone, nghe cái "beng", mình liếc vô là mình đọc cái tin mình cười không nổi. Dễ sợ không? Chỉ một tin nhắn thôi. Rồi bắt đầu nói xa hơn, xã hội, đất nước, khu vực, vùng miền và thế giới. Chẳng hạn như hôm nay chúng ta thấy rằng cuộc bầu cử của Mỹ, mới có cách đây 24 giờ đồng hồ, thì là lâu rồi đó, chứ ngay sau khi mà dân Mỹ và một phần nhân loại trên toàn cầu, mà biết được kết quả bầu cử của Tổng Thống Mỹ, là rất nhiều người họ nhảy cỡn lên tới nóc họ vui, bởi vì nó có ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Nhưng mà có những người là muốn điên lên được. Muốn điên lên được là bởi vì đó là ảnh hưởng quyền lợi của họ. Chỉ nghĩ đến kết quả bầu cử Tổng Thống là mình vui không nổi. Vui không nổi chứ đừng có nói là cái răng cỏ, bệnh hoạn trên cơ thể của mình, một kết quả, một sự kiện xa vời, tưởng chừng như là nó không có mắc mớ liên cang gì tới mình hết, nhưng mà nó còn có thể gây ảnh hưởng vậy. Cười không nổi. Bởi nãy tôi nói cái Trí Nhân Quả là xét thấy rằng mọi thứ do Duyên mà có. Mà Duyên ở đây là vô số điều kiện. Như vậy thì thấy được, thứ nhất là thấy rằng, có thiện ác là có buồn vui. Đó là Nhân Quả. Thứ hai, thấy rằng ngoài thiện ác ra, thì bất cứ cái gì nó cũng do các Duyên mà có, kể cả những Duyên không thuộc thiện ác. Thí dụ như mình dựng cái cuốc ở ngoài hè, mình dựng không có cẩn thận là bật ra nó ngã trúng mình, còn không mình dựng sao không biết, mà mình đi mình đạp cái lưỡi là nó quất gõ vô đầu mình liền, đúng không? Cái đó không phải là thiện ác, nó chỉ là phần Nhân Quả thôi. Báo ứng nó là một phần của Nhân Quả. Nhớ nha. Báo ứng nó là một phần của Nhân Quả. Ở trong kinh Pāḷi có hai cặp chữ rõ ràng lắm. Trường hợp mà thiện ác, buồn vui, nó gọi là báo ứng............. (29:29) [bổ sung sau], một cái thiện ác là.......... quả báo thiện ác là ...............(29:33) [bổ sung sau]. Nhưng mà nó có trường hợp thứ hai, đó là Nhân Quả Báo Ứng. Trường hợp thứ hai là Nhân Quả Kỹ Thuật. Thì ở đây được gọi là............... (29:43) [bổ sung sau], nghĩa nó rộng hơn. Thí dụ như Đức Phật, các vị A La Hán nói chung, các Ngài không có còn thiện ác nữa, nằm ngoài thiện ác, nhưng mà các Ngài còn nằm trong..........(29:53) [bổ sung sau] thì không còn, các Ngài chỉ bị................. thôi, chứ các ngài không còn tạo............... nữa (29:57) [bổ sung sau], phải không? Nhưng mà................(30:00) các Ngài có. Thí dụ như các Ngài ngồi lâu cũng bị đau, ngồi ngoài nắng, ngoài mưa, ngoài sương thì cũng bị sốt, bị bệnh, bị đau, bị, nhớ không? Cho nên: 1- Nhân Quả Báo Ứng. 2- Nhân Quả Kỹ Thuật. Thì mình thấy Nhân Quả Kỹ Thuật là sao? Nhân Quả Kỹ Thuật nó gồm có cái gì? - (Một) là mọi thứ do Duyên mà có. - (Hai) là thấy rằng mọi thứ nó phải có mặt trong hình thức tổng hợp. Không có gì là một khối thuần nhất. No. Tất cả là một khối tổng hợp. Vị đó phải thấy như vậy đó. - (Ba) vị đó thấy rằng là mọi thứ nó phải tồn tại xuất hiện, xuất hiện và tồn tại, vận hành theo nguyên tắc là gì ta? Tam tướng. Không có cái gì đứng yên mà tồn tại hết. Phải luôn luôn vận hành. Nó phải luôn luôn sinh diệt. Cái cũ nó thay thế, một đống thành tố nó tạo nên một khối tổng hợp, và khối tổng hợp này nè, nó liên tục bị thay thế, cái cũ nó bị thay thế bởi cái mới. Nguyên một bộ sậu, nguyên một bộ tư lệnh, nguyên một chính phủ Danh Sắc nó phải liên tục, nó phải là đăng quang, thoái vị liên tục, liên tục, liên tục, liên tục nhậm chức và từ chức. Liên tục cái buồn vui, cái sướng khổ, cái khỏe, cái bệnh, của mình nó phải là một hành trình gọi là chuyển giao, hành trình chuyển giao quyền lực, cái sau nó thay thế cho cái trước. Cho nên vị đó thấy rõ rằng Nhân Quả đây nó nghĩa rộng là gì? Nghĩa rộng là ngoài cái thiện ác nó cho Quả sướng khổ, thì còn tiếp theo là những cái nguyên tắc Nhân Quả khác. Đó là mọi thứ phải tồn tại trong hình thức tổng hợp. Đó là Nhân Quả đó. Và toàn bộ cái gọi là nền khoa học, ví dụ như toán, lý, hóa, phải không? Tất cả đều là Nhân Quả hết. Ai ở trong đây biết toán, đại số, hình học, phải không? ba cái lượng giác gì đó, rồi cả bên vật lý, bên hóa học, tất cả là Nhân Quả hết. Cái này nó cộng với cái này, nó ra cái phản ứng vậy, đó là nhân quả. Rồi những nguyên tắc vật lý, khi anh áp dụng, anh ứng dụng nguyên tắc này, thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng thế này. Đó là Nhân Quả đó. Toàn bộ vũ trụ này nó vận hành theo nguyên tắc Nhân Quả hết. Phải không? Rồi. Thì người hành giả nói riêng, mà toàn bộ những người tu Phật nói chung, luôn luôn ý thức được là bản thân mình, là hệ quả của một chuỗi Nhân Quả quá khứ, và nó đang là một cổ máy vận hành theo nguyên tắc Nhân Quả. Và nếu không chứng La Hán mình tiếp tục luân hồi, thì mình cũng sẽ tiếp tục có mặt trong nguyên tắc Nhân Quả đó. Cứ nhớ như vậy. Thì nó cho được mấy điều lợi sau đây: 1- Thấy mọi thứ là Vô Ngã. Ở đây không có cái gì "tôi" và "của tôi". Tất cả là do Nhân Quả. 2- Khi mình thường trực sống trong cái ý thức về Nhân Quả, mình sẽ sống trách nhiệm hơn. 3- Khi mà mình liên tục thường trực sống trong nhận thức Nhân Quả, mình rất dễ dàng tìm ra được những giải pháp hợp lý cho những vấn đề trùng trùng đang xảy ra trong mình, ngoài mình, quanh mình, trên mình, dưới mình. Yeah. Phải luôn luôn sống trong nhận thức về Nhân Quả. Cái này ở đâu nó ra? Cái này từ đâu nó tới? Và cái này nó sẽ dẫn tới cái gì? Liên tục sống như vậy. Cái này nè, ở đâu nó tới cái này? Và cái này nè, nó sẽ dẫn tới cái gì? Trí Nhân Quả là chỗ đó. Có Trí Nhân Quả là mình thấy, Trí Nhân Quả rốt ráo: - (Một) là mình mới có khả năng buông bỏ, vì thấy mọi thứ không có cái gì "tôi" và "của tôi". Nó chỉ là một guồng máy của Nhân Quả thôi. - (Hai) là mình sẽ sống có trách nhiệm hơn. Tức là những gì mình nói, mình làm, mình ý thức được rằng không có gì là nhỏ hết. Cái gì mình nói, làm, và tư duy, nó đều sẽ dẫn tới những hệ quả nhất định. Đấy. Phải lựa đường mà sống, lựa điều mà nói, lựa cách mà nói, lựa cách mà làm, lựa cách mà hành động. Cho nên: 1- Là mình khả năng buông bỏ. 2- Là sống có trách nhiệm hơn. 3- Là mới có thể dễ dàng tìm ra giải pháp thông minh. Đó là ba cái lợi của người mà sống liên tục trong nhận thức Nhân Quả. Sống có trách nhiệm, trách nhiệm đối với bản thân, trách nhiệm đối với cuộc đời. Chứ còn mà thiếu ba cái này đó là không được. Người mà thiếu ba khả năng nhận thức này, thiếu ba cái: - (Một) là không khả năng buông bỏ. - (Hai) sống không có trách nhiệm. - (Ba) bế tắc trong giải pháp. Làm sao sống? Phải không? Cho nên sáng nay tôi đang giảng về Thiện. Thiện là gì? Thiện nghĩa là "lưu tâm đúng cách" thôi. Tức là mình thấy, nghe, ngưởi, nếm, đụng, tư duy, gặp gỡ, tiếp xúc, hành động, cảm thụ đời sống, phải không? Hoàn toàn trong cái nhận thức về Nhân Quả. Nhờ vậy ta sẽ sống có trách nhiệm, sống thông minh hơn, sống trách nhiệm hơn, và sống nhẹ nhàng hơn. Ừ. Thì toàn bộ những pháp lành theo trong A Tỳ Đàm thì nó gồm 25 Tâm Sở. 25 Tâm Sở này bà con phải coi trong quyển bộ A Tỳ Đàm của chúng tôi, phải coi trong đó, thì 25 Tâm Sở nó là 25 thành tố tâm lý tích cực. 25 khía cạnh hay là 25 thành tố tâm lý tích cực. Thí dụ như là Từ Tâm. Từ Tâm có khả năng yêu thương được chúng sinh khác. Mình thấy thí dụ như đó giờ mình không biết đạo là mình chỉ biết sống cho mình, cho người thân của mình, như tôi đã nói rất là nhiều lần là tất cả chúng sinh trong đời chỉ có 5 hạng thôi: 1- Chỉ biết có mình thôi. 2- Là biết thêm được những ai có trực tiếp liên quan đến quyền lợi và cảm xúc của mình. 3- Là thương được những kẻ mà không có ân oán với mình. 4- Là thương được kẻ thù, thương được bạn của kẻ thù. 5- Là thương được kẻ thù. Thì đa phần chúng ta là chỉ có lọt vô hai hạng đầu thôi. (Một) là chỉ biết có mình thôi. (Hai) là biết đến người thân của mình, người có liên quan đến quyền lợi và cảm xúc của mình. Đấy. Vậy còn hạng thứ ba, tư, năm, là khó lắm. Phải không? Nhưng mà bây giờ nhờ có tâm thiện, mình sao ta? Mình có Tứ Vô Lượng Tâm. Đối với cuộc đời mình có Tứ Vô Lượng Tâm, mình có thể có được Từ Tâm là mong cho người ta luôn sống trong Nhân lành, Quả lành. Bi Tâm là luôn luôn biết xúc động, biết trắc ẩn, biết chạnh lòng, biết xót xa, khi mà nhìn thấy người ta sống với Nhân xấu, Quả xấu. Như vậy thì Từ - Bi - Hỷ - Xả, phải hiểu như vậy. - TỪ là mong cho người ta sống trong Nhân lành, Quả lành. - BI là mong cho người ta đừng có tiếp tục sống trong Nhân xấu, Quả xấu. - HỶ là vui khi người ta sống trong Nhân lành, Quả lành. - XẢ là ý thức liên tục và thường trực rằng mỗi người sướng khổ, buồn vui, thiện ác theo nghiệp riêng của mình. Thì bốn cái này được gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Thì nhờ có 25 Tâm Sở Tích Cực mà đối với cuộc đời chúng ta có được Tứ Vô Lượng Tâm. Đối với bản thân chúng ta có Tàm, có Úy, có Chánh Niệm, có Trí Tuệ. Phải không? Tức là sống là có ta, có người, rồi cái gì nữa ta? Hễ hiện tại tốt thì sẽ có tương lai tốt. Mà hễ có hiện tại, có tương lai, thì đương nhiên có quá khứ. Là sao ta? Hiện giờ là 8:15 đúng không? 8:15 đúng không? Mà quý vị sống thiện đúng không? Như vậy thì ngày mai, các vị là người có một quá khứ đẹp, đúng không? Nếu hôm nay ta sống đẹp, thì ngày mai ta sẽ có một quá khứ đẹp. Sẽ có một quá khứ đẹp, vì ngày mai nó chưa xảy ra mà, đúng không? Nếu hôm nay ta sống đẹp, thì ngày mai ta sẽ có quá khứ đẹp. Và chính quá khứ đẹp nó sẽ đem lại một hiện tại đẹp. Xong chưa? Và cái ngày mai nó lại là tương lai của hôm nay. Như vậy thì khi mà mình sống đẹp, mình có được: - Quá khứ đẹp, - Hiện tại đẹp, - Tương lai đẹp. Nhớ nha. Thì cái thiện nó là như vậy đó. Thiện nó là chỉ là cái sự "lưu tâm đúng cách" thôi. Sự lưu tâm, sự quan tâm, sự lưu ý đúng cách thôi. Đúng cách là mình có, coi trong đó mình thấy, mà hỏi tôi đúng cách là sao? Đúng cách tức là ba cái đó, là nhận thức về Nhân Quả đó. Nhận thức rằng mọi thứ đều do Duyên mà có. Thiện lành thì nó cho Quả vui sướng. Còn Nhân ác, Nhân xấu thì nó cho buồn khổ. Đó là thấy Nhân Quả ở cấp một. - Cấp hai là thấy rằng mọi thứ do Duyên mà có. - Cấp ba, thấy rằng mọi thứ nó phải tồn tại trong hình thức của khối tổng hợp. Và mọi thứ đã có mặt thì phải mất đi. Cái sau nó thay thế cho cái trước, chứ không có cái gì mà nó đứng hoài. Mọi thứ luôn luôn ở trong tình trạng trở thành một thứ khác. Luôn luôn ở trong tình trạng bị thay thế một cái khác, trở thành một thứ khác, và bị thay thế bởi một cái khác. Luôn luôn sống ở trong cái nhận thức, nó qua cả khái niệm luôn nha, nó nhận thức, nhận thức, thì chúng ta biết rằng là hành trình giải thoát nó gồm có ba bước: 1- Bước một là "kiến thức", tức là Trí Văn. 2- Bước hai là "nhận thức", tức là Trí Tư. 3- Thứ ba là "thật chứng", là Trí Tu. Thì bây giờ tạm thời đó mình chưa chứng thánh thì ít nhất mình cũng có được hai Trí đầu tiên. Đó là "kiến thức" và "nhận thức". Kiến thức và nhận thức, nền tảng tâm thức, thì nhờ vậy mình mới có thể có được tư duy đúng cách, suy tư đúng cách, lưu tâm đúng cách. Đối với đời mình thương mà không dính mắc. Đối với vật, nếu đó là trách nhiệm, là bổn phận, mình phải làm việc, nhưng mà không dính mắc. Sống có trách nhiệm mà không dính mắc. Sống buông bỏ mà không bất mãn. Yêu thương mà không có hệ lụy ái luyến. Đấy. Còn không biết đạo nè, không có buông bỏ nhưng mà có bất mãn, người ta buông bỏ người ta cũng đẩy nó ra, nhưng mà người ta đẩy ra là vì người ta không muốn cầm nữa. Còn mình đẩy nó ra là vì mình bất mãn. Hai cái khác nhau xa lắm, nha. Ừ. Rồi. Người ta có thể ôm chặc cả vũ trụ và chúng sinh vào lòng vì yêu thương, nhưng mà người ta không có một miếng keo nào trên người hết, nó không có dính cái gì hết. Người ta ôm xong, người ta buông ra thì người ta đi. Còn mình thì sao? Mình không có khả năng ôm vũ trụ vào lòng, không có khả năng ôm nhất thiết chúng sanh vào lòng. Mà mình ôm ôm lựa. Ôm mấy cái đứa mình khoái với thích thôi. Mà đã vậy trên tay mình lúc nào cũng dính đầy keo, mà keo dán sắt mới ghê. Ôm lựa là thấy thua rồi. Ôm lựa là thua. Âu Mỹ có những quốc gia người ta gặp nhau cái người ta ôm chào, cũng có một số việt kiều bắt chước mà ôm lựa, ôm lựa thấy người nào không thích cái không ôm, bắt tay. Bắt tay hoặc là vỗ vai, gật đầu vậy đó. Còn thấy ai mà vừa ý cái nhào vô ôm. Mà trường hợp này tôi nghe nhiều lắm. Mấy người mà ở Mỹ lâu ngày họ khó chịu, họ biết mình mà, biết mình mới ra cái câu "bánh mì phải có patê" là từ đó mà ra đó. Không có được. Mình ôm xã giao nó khác. Còn mình ôm có ý đồ nó khác. Nhớ không? Rồi. Cho nên mình thấy rõ ràng hai cái khác nhau. Một cái là người ta buông bỏ nhưng người ta không có bất mãn. Người ta bao dung, ôm mọi thứ vào lòng nhưng để mà yêu thương và rồi đặt xuống, buông ra đặt xuống một cách nhẹ nhàng. Còn mình sống bằng tâm bất thiện, do lưu tâm không đúng cách, thiếu đi cái nhận thức về Nhân Quả, cho nên (một) là bất mãn, tống khứ. (Hai) là dính mắc, hệ lụy. Chứ mình không có được thái độ (ba). Mình chỉ được hai cái đó thôi. Và mình chỉ nghe qua cái mùi đó thấy nó tanh tanh biết nó khổ. Bởi vì sao? Vì mình tống khứ và trốn chạy có thành công hay không? Có mấy ai trong cuộc đời này mà thành công trong chuyện tống khứ, lìa bỏ, cái mình ghét? Có ai thành công? Tôi nè. Tôi nè. Tôi đang nói chuyện nè. Tôi thất bại trong chuyện đó. Tôi đâu có muốn giữ cái hình hài này đâu. Tôi đâu có muốn. Trời ơi bây giờ nó già, nó xấu, nó bệnh, bây giờ sao? Bây giờ tôi muốn bỏ, muốn đổi khác đổi không được. Rồi có rất là nhiều thứ trong công việc tôi muốn thay đổi mà tôi đổi không được. Rồi bao nhiêu chống phá, tấn công tùm lum, chiêu trò đòn phép, tôi đâu có muốn đâu? Mà tôi đâu có tránh được. Không tránh được. Yeah. Rồi bây giờ qua tới cái tôi thích nè. Tôi thích biết bao nhiêu thứ cũng đâu có được. Thứ nhất là tôi muốn, bây giờ nói tới cái ghét đi. Tôi muốn bỏ cái thân xấu hoắc già bệnh này đi, bỏ không được. Rồi bây giờ tôi muốn có cái thân khác Ok nè. 1m8 phải không? Răng cỏ, màu da, 6 múi, rồi tùm lum hết, muốn cũng không được, khi mà mình sống mình đánh vật với cái thích và ghét là mình đã thấy khổ rồi. Trốn cái mình ghét không được. Mà tìm cái mình thích không được là khổ. Trong khi người ta sống bằng tâm thiện chưa biết quả báo ra sao, mà chuyện sống bằng tâm thiện là thấy sướng rồi. Tâm thiện là ôm vũ trụ vào lòng để mà yêu thương, để mà chăm sóc, để mà trách nhiệm, rồi thì đặt nó xuống, hai tay phủi nhẹ hều. Thứ hai, buông bỏ không nắm cái gì nhưng mà không có bất mãn. Buông bỏ chứ không có bất mãn. Từ Bi nhưng mà không có dính mắc. Đó là Tâm Thiện. Thì thiện nói rộng có 25, trong đó mình thấy tùm lum hết, nhưng mà mình cứ nhớ gọn lại nè, thiện là sao? Nhớ gọn chứ mà nhớ 25 dễ khùng lắm, nhiều quá. Thiện là: - Yêu thương, trách nhiệm, nhưng không dính mắc. - Buông bỏ nhưng không có bất mãn. Rồi cái gì nữa? Không bao giờ ngơi tỉnh thức. Không bao giờ lơi tỉnh thức. Không bao giờ thiếu cảnh giác. Không bao giờ thiếu, không bao giờ sống trong mù mờ. Có nghĩa là phải có Từ Tâm, phải có Tàm, Úy, phải có niềm tin, phải có Trí Tuệ. đấy. Phải có. Phải có, có để mà hành động đúng mức, đúng cách, có nghĩa là, hỏi đúng cách là sao? Thì nãy nói rồi đó. Đúng cách có nghĩa là: - Sống trách nhiệm nhưng không dính mắc. - Sống buông bỏ nhưng không bất mãn. Thì toàn bộ mấy cái thiện có nhiêu đó thôi. Nhờ có Chánh Niệm cho nên chúng ta luôn thường trực Tỉnh Thức. Nhờ có Trí Tuệ cho nên chúng ta biết rõ những thứ mà nó đang có trước mặt mình đó là cái gì? Rồi biết rõ cái này từ đâu nó đến? Và nó sẽ dẫn về đâu? Mỗi thứ trong đời sống này tự thân nó là Quả của vô số điều kiện. Và tự thân nó lại là điều kiện cho vô số thứ khác. Mỗi thứ trên đời này đều như vậy hết. Nhớ nha. Hành giả nhớ luôn luôn nhớ mỗi thứ trên đời này là hệ quả của vô số điều kiện. Và bản thân nó lại là điều kiện do vô số hệ quả. Muốn có được một trái ớt thì nó cần đến vô số điều kiện, nhiều lắm luôn, chứ đừng có nói đơn giản là tại vì nhờ đất, nhờ nước, nhờ gió, nhờ nắng, nhờ sương. No. Nó có nhiều điều kiện. Thí dụ như bây giờ tôi nói nè, có thằng khùng nào đó tự nhiên mình đang trồng tự nhiên lại nó nhổ dục, thì cây ớt làm sao mà còn? Không có ớt làm gì có trái ớt? Không có cây ớt làm gì có trái ớt, phải không? Cho nên phải cần vô số điều kiện, thì nó mới có trái ớt để mình ăn. Hành giả cứ nhớ như vậy. Hảnh giả cứ nhớ mọi thứ là luôn luôn nó cần vô số điều kiện. Nhờ vậy sẽ sống trách nhiệm hơn nhiều lắm, phải thấy luôn luôn tỉnh thức, bởi vì tỉnh thức nó là niệm. Tỉnh thức nó là một cái nền. Nó luôn luôn biết rõ rằng mình đang hoạt động gì. Đó là niệm. Đang hoạt động, đang tư duy, đang nói gì, đó là Niệm. Còn Tuệ là biết những thứ nó vừa xảy ra, nó đang xảy ra, và đang mất đi, đó là cái gì? Đó là Tuệ, là Trí. Trên nền tảng của Niệm và Tuệ này nè, chúng ta mới có thể dễ dàng có được Từ - Bi - Hỷ - Xả với chúng sinh. Thì gom lại, bây giờ mình dốt, mình thấy mình dốt thôi mình cứ nhớ thế này: - Tu là phải có Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ. Đây là năm thứ mà làm nền cho lộ trình Giải Thoát. Và có điều này phải nhớ nè. Anh tu sao mà những gì anh làm, nó lợi ích cho mình, cho người, đời này, đời sau, đó là tu đúng. Còn nó chỉ có mình mà không có người, hoặc chỉ có đời này mà không có đời sau, là sai. Một tư duy, một hành động, một câu nói thiện đúng mức, phải bảo đảm nó có nội dung như sau là: - Đem lại lợi lạc cho mình, người, (là hai), phải không? - Đời này và kiếp khác, (là bốn). Thì cái đó mới gọi là Thiện. Còn cái gì mà nó chỉ đem lại niềm vui cho một phía mình hoặc người khác, chứ không cho cả hai, và đã vậy nó chỉ cho đời này thôi, chứ không có gì cho đời sau hết, thì cái đó chưa kể là thiện. Mà tự thân cái thiện nó phải hội đủ bốn điều kiện, (một) là tự thân nó có lợi cho đương sự, có lợi cho kẻ khác, ít hay nhiều thì bất luận, nhưng mà đại khác là có kẻ khác. Đem lợi ích cho mình, cho kẻ khác, rồi cái gì nữa? Điều thiện đời này và kiếp sau. Phải có đời này và kiếp sau. Thí dụ mình trồng cái bông, mà mình trồng cho mình thì chỉ có đời này thôi, mà nếu mình trồng mình nghĩ đến chúng sinh khác, trồng cho Tam Bảo, trồng cho Phật Tử, cho đại chúng có bóng mát, có hoa đẹp để ngắm, có hoa đẹp, có hoa thơm để ngửi. Thì cũng cái hoa đó mà do mình nghĩ vậy đó. Nghĩ cho mình, cho đời này kiếp sau, thì cái đó mới gọi là thiện. Còn bất cứ cái nào mà hay cách mấy, đẹp cách mấy, mà tự thân nó không có được bốn nội dung này, cái đó không phải là thiện. Tôi khẳng định như vậy. Tôi chịu trách nhiệm câu nói này, phải không? Cái thiện dầu chỉ là một suy nghĩ thoáng qua tự thân nó đã hội đủ bốn cái này, lợi mình, lợi người, đời này, kiếp sau. Đó gọi là thiện. Còn cái chuyện chưa gì hết mình phủ nhận kiếp sau thì thua. Nhưng mà nhớ cái này. Tôi tuyệt đối chưa bao giờ và sẽ không bao giờ tuyên truyền ba cái vụ mà Phật Pháp rồi Nhân Quả báo ứng hù cho người ta sợ. No. Chuyện đó chuyện bậy. Chuyện đi tuyên truyền trước khi mà mình giải thích là bậy. Tôi chỉ gợi ý nhẹ thôi. Cứ luôn luôn nhớ câu này: - Nếu có thì sao? Chỉ vậy thôi. Phải không? Trong khi, đang khi, và sau khi nghe bài giảng bà con cứ nhớ đó, ổng không hề kêu mình tin Phật. Ổng không hề kêu mình e sợ trong Nhân Quả. Ổng chỉ nhắc mình chuyện thôi. Suy nghĩ cho tới đi, phải không? Suy nghĩ cho tới, suy nghĩ theo Nhân Quả đó. Thứ hai nữa là cẩn thận không bao giờ thừa, nếu có đời sau kiếp khác thì người mà sống thiện dứt khoát Ok. Người sống ác dứt khoát là có nguy cơ. Cứ nhớ nhiều đó thôi. Nếu. Nếu có đời sau kiếp khác. Còn chuyện mà các vị nghĩ sâu thêm nữa, vì sao mình tin có kiếp sau? Thì đó là chuyện nhiều tập à. Nhưng mà cứ nhớ rằng mọi thứ nó do Duyên mà có. Rồi cái gì nữa? Hiện hữu trong một hình thức tổng hợp. Và đã có rồi phải mất đi. Đó là những nguyên tắc phải nhớ. -Thứ hai, mọi thứ trên đời này đều là hệ quả của vô số điều kiện, và bản thân nó lại là điều kiện cho vô số hệ quả. -Thứ ba, đã gọi là thiện thì phải hội đủ được bốn khía cạnh lợi lạc cho mình, cho người, đời này và kiếp khác. Cái đó mới gọi là thiện. Thiếu một cái không gọi là Thiện. Thiện ở đây không hẳn là phải làm một cái gì đó cụ thể cho thiên hạ quay phim, chụp hình, phải không? Mà nó chỉ là một suy nghĩ lành cũng là thiện. Đấy. Một suy nghĩ lành cũng là thiện, một câu nói xuất phát từ thiện chí, từ hảo ý đã là thiện, một động thái, một nghĩa cử nhẹ mà bằng thiện chí, bằng hảo ý thì cũng là thiện. Ừ. Nhặt một miếng rác, phủi cái ghế công viên, lấy tay phủi sạch để người sau tới họ ngồi. Đó là công đức. Thì cái công đức đó nó được thực hiện bởi 25 Tâm Sở. Và bản thân 25 Tâm Sở là cho mình bốn lợi ích là: 1- Cho mình, 2- Cho người, 3- Cho đời này, 4- Cho kiếp khác. Tôi nhắc lại lần nữa, các vị tuyệt đối có quyền không có tin Phật. Tuyệt đối có quyền không có tin kiếp trước, kiếp sau. Tuyệt đối có quyền không tin Nhân Quả báo ứng. Nhưng làm ơn nhớ dùm mấy chuyện sau đây: 1- Không biết có báo ứng hay không, chỉ biết là ai mà sống thiện người đó dứt khoát sống vui. 2- Người sống thiện dứt khoát là phải chết sướng, trừ ra chết bất đắc kỳ tử, chết thảm, hoặc chết quá nhanh thì thôi. Chứ còn người sống thiện đó là sống vui, rồi chết cũng nhẹ. Mà nếu có đời sau, kiếp khác, "nếu", chữ "nếu" này bằng mực đỏ, viết hoa rất lớn. Phải viết thật lớn nha. "NẾU" có đời sau, kiếp khác, thì người sống thiện cũng được bảo đảm, chốn về đẹp nhất, thơm nhất, sạch nhất, lộng lẫy, lung linh và lấp lánh nhất, phải là cho cái anh thiện, anh sống thiện, buộc như vậy rồi. Nha. Nếu có. Nhớ. Cẩn thận. Tôi tuyệt đối không kêu gọi, nhồi sọ, tuyên truyền, tẩy não bà con phải tin Phật, rồi phải tin Nhân Quả báo ứng. (Tôi mở mắt ra tôi thấy màn hình khác, các vị còn nghe không?) (Pt: Dạ còn nghe Sư ạh). Và có một chuyện rất là quan trọng, (khoan khoan tôi muốn hỏi, khi tôi thay đổi màn hình các vị có còn nghe tôi nói không? Còn thấy tôi không?), (Pt: Dạ có vẫn đang thấy, hiện tại vẫn đang thấy Sư ạh). (Hiện giờ còn thấy không ạ?) (Pt: Dạ còn ạ), (Ok cảm ơn). Thì ở đây chúng ta có một số chuyện, hễ nói tới thiện ác chúng ta nhớ thế này. Có một ông Thiền Sư đó, (các vị còn thấy phải không ạ), (Pt: Dạ vâng ạ, vẫn thấy). Có một vị Thiền Sư hỏi đệ tử vậy chứ, hãy cho Thầy biết, mỗi đứa trong các con có kinh nghiệm nào để mà loại trừ, loại bỏ cỏ dại trong sân chùa này hay không? Các con cho Thầy biết cách tốt nhất. Thì có người ở trong đám đệ tử họ đề nghị là phải cuốc lên, bươi móc lấy từng cái rễ lên, có người họ đề nghị là dùng thuốc xịt, có người đề nghị dùng lửa đốt, đủ thứ hết. Thì Sư Phụ nói cách nào cũng hay hết. Nhưng mà theo Thầy có một cách nữa, mấy cái cách của các con toàn là tống khứ, tiêu diệt, loại trừ, đào thải, phải không? Tống khứ, tiêu diệt, loại trừ, đào thải. Nhưng mà Thầy biết có một cách nữa là cái cách vun xới, thì học trò nghe rất là ngạc nhiên. Đã nó tiêu diệt cỏ dại thì phải tống khứ, đào thải, loại trừ, phải không? Tiêu diệt chứ có đâu mà tự nhiên Thầy nói vun xới. Đó cũng là cách con à. Thì ông Thầy ổng mới chia ra tất cả là mấy khu đất, nó đây, cái đứa nào mà xịt thuốc là đây. Đứa nào mà nhổ từng cọng rễ là đây. Đứa nào dùng lửa đốt là đây. Còn đây là miếng đất của Thầy, ổng già cho nên ổng làm miếng nhỏ nhỏ thôi. Thì ổng nói xong rồi ổng tịch. Ổng dặn dò ông thị giả đó, lúc Sư Phụ còn sống làm sao thì Thầy tịch rồi con cứ làm vậy. Đúng một năm sau, thì cả Thiền Viện nhìn lại, thì miếng đất của Sư Phụ không có cỏ dại mà toàn là hoa trái, rau củ không. Thì lúc đó họ thấy ngạc nhiên, họ mới hỏi ông thị giả, họ nói: - Cái này là của Sư Phụ kêu ông trồng? - Đúng. Sư Phụ kêu trồng. Sư Phụ nói có nhiều cách để mình diệt cỏ lắm, phải không? Thì đốt lửa hay là móc rể, hay là xịt thuốc, hay là đổ vôi bột, đủ cách hết, phải không? Nhưng mà Sư Phụ nói mệt lắm, mình cứ tập trung mà diệt cỏ nó mệt lắm. Mình thay thế cỏ, mình xen vào cỏ những thứ không phải cỏ, thì có được nhiều cái lợi sau đây: - Thứ nhất là chỉ diệt cỏ cũng là một cách. Mà cách thứ hai là mình trồng những thứ lợi ích, thì mình nhờ những thứ rau trái, củ quả, nó chen với cỏ, nó chiếm bớt diện tích sinh sôi của cỏ, là mình đi được hết bước rồi. - Bước hai, vì mình cứ nghĩ đến chuyện rau trái, củ quả, cho nên là mình sẽ dễ dàng ngồi xuống mà dọn cỏ lắm. Đó cũng là một cách tu, phải không? Ở đó cũng là cách làm vườn đó. Thì ở đây cũng vậy. Do khuynh hướng tâm lý của chúng sinh. Nhớ nha. Do khuynh hướng tâm lý chúng sinh, có người tu hành vì sợ khổ, vì sợ đoạ. Có người tu hành là vì thích sướng, thích siêu, thích về cõi nào đó. Tùy. Còn có người tu hành là vì họ chán sợ cả siêu lẫn đọa. Bởi vì họ thấy siêu cách mấy cũng có lúc bị đọa. Còn đọa cỡ nào cũng là khổ. Đọa cỡ nào, đọa kiểu nào, ở đâu, cũng là khổ đã đành rồi. Còn siêu, mình có về cõi gì đi nữa, thì nó hết tuổi thọ nó cũng rớt xuống cõi đọa thôi. Cho nên hạng thứ ba đó là tu để mà không còn gì hết. Thì mỗi người có cách tu. Cả ba anh này. Một anh thì sợ khổ nên là tránh ác. Anh thích sướng nên hành thiện. Còn anh thì muốn chấm dứt sinh tử nên ảnh vừa hành thiện mà vừa lánh ác. Đúng không? Thì cách nào cũng được. Nhưng miễn sao. Miễn sao, nói theo A Tỳ Đàm, khi mà 25, theo cách của ông Thiền Sư nãy đó, 25 mà nó nhiều quá tự nhiên cái 24 nó bị đẩy ra. Luật tự nhiên như vậy. Anh tu mà lý tưởng gì tôi không biết, nhưng mà khi 25 anh mà nó nhiều nó đẩy ra, nó đẩy cái nó choáng chỗ. Thay vì mình đuổi người ta đi, mình chỉ cần mình thêm người thôi, là tự nhiên người ta chật cái người ta đi à. Trường hợp chuyện đó có. Có. Có đó cũng cái kinh nghiệm, có nhiều khi mình không tiện đuổi, mình nhét người, mình nhét chừng nào nó chịu không nổi nó đi thôi. Trường hợp đó có. Có trường hợp đó có. Nhớ nha. Các vị nhớ nguyên tắc acsimet đó, nguyên tắc acsimet là vậy đó. Tức là mình cứ chen vô thì cái trọng lượng này, trọng lượng của A nó sẽ đẩy cái B văng ra. Chỉ vậy thôi. Phải không? Nói vậy có nghĩa là mỗi người có một kiểu khởi hành, khởi sự, cho chuyện tu tập của mình. - (Một) là lưu tâm đến cái ác, cái xấu, để bỏ nó. - (Hai) là chỉ đặc biệt lưu tâm tới cái thiện thôi. Thì tự nhiên cái đầu mình không còn chỗ trống cho cái ác nữa. Nhớ nha. Nhớ có hai cách tu: 1- Một là tu là cứ dòm cái ác của mình, cái này là ganh tỵ nè, cái này là bủn xỉn nè, cái này là ích kỷ nè, cái này là tiểu tâm nè, cái này là nhỏ mọn nè, cái này là tà kiến nè, cái này là hoài nghi, cái này là hôn thụy nè. Đó là cách tu. 2- Luôn luôn chỉ nhớ pháp thiện thôi cũng được, sao lúc này Niệm mình yếu, sao lúc này Trí mình nó chậm, sao lúc này niềm tin của mình nó bị dao động. Tại sao vậy? Đó cũng là một cách tu. Cho nên nhớ dùm cái này, toàn bộ cái gọi là thiện nó chỉ là "lưu tâm đúng cách", mà tiếng Phạn gọi là........... (1:01:21) [bổ sung sau], mà đúng cách đây là gì? Là lưu tâm đến khía cạnh Nhân Quả, gồm các bước sau đây: - Thấy cái này biết nó đến từ điều kiện Nhân Quả nào? Và biết nó đến từ đâu, và nó sẽ dẫn về cái gì? Đó là trí Nhân Quả, phải không? - Biết rằng mọi thứ do vô số điều kiện mà có. Đó là trí Nhân Quả. - Biết rằng mọi thứ đã có rồi phải mất đi. Đó là trí Nhân Quả. - Biết rằng mọi thứ nó phải tồn tại, phải xuất hiện, phải vận hành trong hình thức một khối tổng hợp, không có gì là một. Nói như vậy có nghĩa là mọi thứ không có gì là "tôi" hay "của tôi", bởi vì nó là một khối tổng hợp. Không có chiếc xe trong đống phụ tùng, mà cũng không có phụ tùng trong chiếc xe. Khi đã nói tới xe rồi, thì lúc đó phụ tùng mới biến mất, chỉ còn chiếc xe thôi. Còn hễ khi nào nói đến phụ tùng thì lúc đó xe biến mất. Bởi vì chiếc xe nó chính là cái đống phụ tùng. Mà phụ tùng nó chính là chiếc xe. Nước chính là sóng, mà sóng chính là nước. Mình không thể tách rời nước ra khỏi sóng được. Ừ. Hiểu như vậy. Hiểu rằng Vô thường - Khổ - Vô ngã, chính là Thân - Tâm này. Và Thân - Tâm này chính là Vô thường - Khổ - Vô ngã. Chứ mình không có tách riêng ra, bởi vì sóng chính là nước, và nước chính là sóng. Nhớ không? Rồi mấy cái tay mọt sách mà nghe cái này bắt đầu nhảy vô xăn tay áo cãi. Thì Ok tùy hỉ công đức thôi. Nhưng mà mình hiểu sao đó để tu được chứ không phải hiểu kiểu lý luận. Nha. Và mình hiểu sao mà mình có thể kết nối, có thể giao thoa được với những hệ tư duy khác một cách cảm thông. Chứ còn mà học kiểu đóng khung nó bốn chân lắm. Nó rất là bốn chân. Nha. Bởi vì chỉ có bốn chân thì chúng ta mới thiếu, mới không đủ cái nhìn gọi là 360 độ, và chúng ta không thể có được cái nhận thức về các chiều không gian. Đấy. Ba chiều, bốn chiều không gian. Mình chỉ biết có hai chiều thôi. Một chiều không gian, hai chiều không gian, mà lẽ ra phải biết bốn chiều, ba chiều không gian thì nó mới đủ. Còn đằng này nói về toán hình học mình biết không đủ, cái nhìn mình không đủ 360 độ, nhìn không đủ. Và bên vật lý thì chúng ta cũng không thấy được đủ các chiều không gian, thấy không đủ. Mà các vị biết là khi không thấy đủ các chiều gian thì cái nhìn của mình bị đóng khung. Chúng ta chỉ thấy trên mặt phẳng thôi, không thấy được cái sâu của nó. Không thấy được chiều sâu của nó, chỉ thấy được mặt nổi đó thôi. Không thấy cái sâu, cái cao, cái dày, cái bề ngang, bề rộng, không thấy. Thấy có một mặt, một cạnh không gian thôi. Uổng lắm. Mà Ok. Thì tùy các vị tin hay không thì tùy. Nhưng mà tôi chỉ gợi ý một chuyện thôi. Ai nói cái gì, chuyện đầu tiên mình nghe kỹ coi họ nói cái gì? Chứ còn mà chuyện đầu tiên mình thích, mình đem mình so coi cái suy nghĩ người ta có giống cái mình hay không? Và mình lấy cái biết của mình nè, làm cái mực thước, làm cái định mức, để mà nhận xét, để mà đánh giá là chết. Phải coi người ta nói cái gì? Giống như bây giờ các vị đem đến cho tôi một món, một hộp đồ ăn thì chuyện đầu tiên là tôi phải coi coi cái đó là cái gì? Mà tôi ăn được hay không? Mà nó có hại hay có lợi cho tôi. Còn đằng này đó là tôi chỉ biết có mì gói thôi. Cho nên tôi mở ra, tôi thấy không phải mì gói là bắt đầu tôi chống. Tôi chỉ biết có mì gói thôi, mì ăn liền, mì tôm, tôi chỉ biết có loại đó thôi. Cả đời tôi chỉ ăn có loại mì gói. Cho nên chưa gì hết là tôi mở ra tôi thấy không phải mì gói bắt đầu tôi chống. Tôi nói đó là độc dược. Các vị nghĩ coi chịu nổi không? Mà trong vũ trụ này nó bao nhiêu thứ thức ăn, mà tôi chỉ biết đúng một món mì gói, đúng một món cám lợn thôi. Hễ mở ra thấy không phải cám lợn là bắt đầu tôi chống, là vì tôi là con lợn. Yeah. Khi mình là một con lợn thì mình sẽ chống tất cả những thứ gì nó không phải là cám lợn, nó không phải là rau lợn, là mình chống. Trong khi mình nghĩ mình mang thân phận con người mà mình cục bộ, mình hạn chế như vậy, thì chuyện đầu tiên là có hoang phí lắm không? Hoang phí gọi là không có tư duy đúng cách. Không có lưu tâm đúng cách. Thì tự nhiên là chúng ta rớt xuống thành một loài động vật khác trong hình hài con người, chúng ta biết con người nó có nhiều thứ nó khác con thú. Mình chỉ lấy một chuyện rất là nhỏ, con người là thứ động vật duy nhất trên trái đất này, có lúc biết cay, mà có lúc thích cay. Đấy. Có lúc sợ nóng, mà có lúc thích nóng. Có lúc sợ lạnh, mà có lúc thích lạnh. Đấy. Có nghĩa là có thể sống được ở hai cực tâm lý, ở hai cực cảm giác, ở hai cực cảm xúc. Nó phong phú như vậy, nó mới được gọi là con người. Còn đằng này con thú chỉ đóng khung thôi. Nó chỉ thích đúng cái đó, ngoài cái đó ra là không được. Thí dụ nó có những loài chim nó ăn ớt, ngoài ớt ra là cái gì nó cũng nhạt nhẽo quá nó ăn không được. Có những loại chim ở dưới quê miền Tây có loại chim, hình như tôi nhớ hình như "chim khách" hay "chim sáo" gì đó, nó ăn ớt, ăn ớt, nó gặp ớt nó mê lắm. Nó ăn ớt. Trong khi con người mình lại khác, có lúc rất là thích cay, có lúc sợ cay, có lúc thích ngọt, có lúc sợ ngọt, có lúc thích chua, có lúc sợ chua, chỗ nào là phải chua. Ừ. Thí dụ như nước chanh, mình pha nước chanh đưa cho họ uống, sao chua quá vậy. Nhưng mà tới lát nữa họ đi nấu canh chua, họ lại nấu chua. Bởi vì họ là con người. Họ không có bị đóng khung. Đấy. Thí dụ mình đi tắm hơi là mình phải chấp nhận nóng. Mình đi xông, mình bị bệnh, mình bị cảm, mình xông là mình phải chấp nhận nó nóng. Có ai thích cái chuyện mà ngột ngạt chun vô cái mền chùm lại, hơi nước dày đặc có ai muốn đâu. No. Không ai muốn. Nhưng mình đi tắm hơi, hoặc là mình xông để mà chữa bệnh, thì lúc đó càng nóng là càng tốt. Chứ còn cái nồi mà nó nguội ngắt mình thấy không ổn rồi, thấy nó sai sai rồi, phải không? Cho nên chỉ phải là con người mới có thể sống được ở các cực tâm lý, ở các cực cảm xúc. Và có thể bỏ được càng nhiều càng tốt những chuồng củi lồng chậu, không tự đóng khung, không có đi chỉ biết một lề phải, lề trái, phải cả hai lề. Phải biết ngã tư, ngã năm, ngã bảy, chứ không phải đi đường một chiều. Phải biết bùng binh. Đấy. Đó là con người. Nhớ nha. Thì đó được gọi là Trí Nhân Quả, gọi là tư duy đúng cách. Nghĩa là có lúc phải vầy, có lúc phải vầy, linh động, phải có khả năng đó. Chỉ có con người mới có khả năng đó. Đi thì đi có hai chân. Mà tư duy thì có đông, tây, nam bắc. Còn con thú đi thì đi bốn chân, mà tư duy chỉ có một hướng một. Khác nhau chỗ đó. Khác nhau. Đi là đi bốn chân, mà tư duy chỉ có một hướng. Còn con người đi chỉ có hai chân, mà tư duy tới mười hướng. Nhớ cái đó. Khác cái đó. Gọi là tư duy đúng cách thì phải như vậy đó, thì mình mới sống đúng với bản thân, mới sống đem lợi lích cho bản thân, lợi ích cho người khác, cho đời này và kiếp sau. Thì cái đó mới gọi là thiện. Bữa nay tôi đang nói về chữ thiện, tôi muốn nói từ một góc độ khác, khác với những gì các vị vẫn nghe. Nha. Từ đó giờ mình nghe nó chữ thiện, mình cứ hiểu theo kiểu ethical đạo đức thôi. Nhưng mà không. Chữ thiện ở trong Phật Pháp nó không hề mang ý nghĩa đạo đức. Nó không hề mang ý nghĩa tôn giáo, mà nó mang nghĩa kỹ thuật. Tôi biết trong room này nghe là nhảy dựng lên. Khái niệm Thiện ở trong A Tỳ Đàm không có mang ý nghĩa tôn giáo, bởi vì tôn giáo nghĩa là đạo này có đạo kia không, đúng không? Mà nó cũng không hề mang ý nghĩa đạo đức. Bởi vì đạo đức nó cũng là một cái gì đó rất là mặc định, nó là ước lệ, mà nó là khoa học. Khoa học là sao? Anh phải áp dụng đúng nguyên tắc vật lý đó, nguyên tắc hóa học đó, thì nó sẽ tạo ra phản ứng này. Lúc bây giờ đạo đức nó không phải là tôn giáo, nó không phải là văn học, nghệ thuật nữa, mà nó là khoa học. Ở đây cũng vậy. Chữ Thiện nó không hề có nghĩa đạo đức. Chữ Thiện ở trong tiếng Hán nghĩa là "khéo". Chữ............(1:10:24) [bổ sung sau] trong tiếng Phạn nhiều người hiểu lầm, họ cứ tưởng............ là điều lành, là đạo đức. Không có. ........... - ...............(1:10:34) [bổ sung sau] đều là ....., trong tiếng Mỹ là khéo thôi chứ không gì hết. Khéo có nghĩa là ai cũng thích sướng, sợ khổ, thì khi mà mình sống bằng tâm thiện, mình hành động bằng tâm thiện, mình nói năng, phát biểu bằng tâm thiện, mình tư duy bằng tâm thiện, thì lúc đó gọi "đúng cách", là "khéo". Thì chính cái khéo đó đó, nó mới cho ra Quả vui. Còn ai cũng thích sướng, sợ khổ, nhưng mà lại sống bằng tâm bất thiện, nói năng hành động bằng tâm bất thiện, thì cái đó gọi là không khéo, không có đúng cách. Nhớ cái đó. Nhớ. Chứ chữ thiện hay là bất thiện đây nó nghĩa là khéo hay không khéo. Thiện là khéo. Chứ nhiều người cứ hiểu lầm thiện là đạo đức, là điều lành, là tâm linh, nó dẹp, dẹp, dẹp, không có. Nó thuần tí là technical, chứ không là................, mà nó là technical, nó tuần túy là kỹ thuật. Tức là dòng điện như vậy, với những cơ phận như vậy, nó sẽ tạo ra hơi lạnh của máy lạnh, với những điều kiện như vậy, với những thiết bị, với những kết cấu, những cơ cấu như vậy, nó tạo ra hơi nóng của lò sưởi, của lò nướng. Đó là khoa học. Ở đây cũng vậy. Anh sống bằng tư duy như vậy, với những thành tố tâm lý như vậy, thì anh sẽ có được niềm vui về thân, về tâm. Anh có những cảnh giới đẹp, thơm ngát và mát lạnh để anh về. Còn anh sống với những thành tố tâm lý tiêu cực, thì anh tắt hơi rồi anh sẽ phải đi về một cái chỗ mà tanh tưởi, hôi hám, lạnh lẽo, hoặc nóng bức. Chuyện đó rất là khoa học. Chúng ta có tới bốn mùa để sống, tâm tư của mình cũng vậy, cũng có bốn mùa. Cũng có thiện, ác, buồn, vui. Chúng ta mùa nào thức nấy, mỗi mùa nó có những điều kiện thiên nhiên tương ứng, để trong mùa đó có những hoa trái củ rể sinh sôi một cách thích hợp. Mỗi mùa đó, nhiệt độ mỗi mùa đó, nó tương ứng với những cái gọi là thảm sinh vật khác nhau, môi trường sinh thái khác nhau cho mỗi mùa. Thì tâm lý của mình y chang như vậy. Nó rất là khoa học. Anh sống bằng nền tảng tâm lý đó, thì anh sẽ phải như vậy, như vậy, như vậy. Và tôi nhắc lại lần nữa. Tôi tuyệt đối không hề kêu gọi, tuyên truyền, tẩy não, nhồi sọ, buộc bà con phải tin Phật. No. Không bao giờ tôi ngu xuẩn làm chuyện đó, không kêu gọi ai tin Phật hết. Tôi cũng chẳng có hề kêu gọi các vị hãy tin vào kiếp trước, kiếp sau, luân hồi quả báo. No. Tôi không có kêu. Tôi chỉ đề nghị một cách rất là nhỏ nhẹ và lễ phép thôi. Rất là lễ phép. Đó là anh để ý anh dùm tôi, khi anh sống bằng những thành tố tâm lý này nè anh vui hơn, đúng không? Và những cái tên mà nó lãng vãng chung quanh anh hình như nó cũng ké được cái thiện của anh. Còn anh sống bằng tâm ác, tâm xấu, cái chuyện đầu tiên là anh khổ, mà cái tên nào nó lãng vãng chung quanh anh nó cũng khổ lây. Đó là nhãn tiền. Còn cái thứ hai là "nếu", nếu có đời sau, kiếp khác, thì chắc chắn chỗ lành, chỗ thơm, chỗ đẹp, chỗ sạch, chỗ sáng phải dành cho cái thằng thiện thôi. Nó cũng là khoa học. Rất là khoa học. Tại sao mùa xuân hoa nhiều? Bởi vì điều kiện nhiệt độ, điều kiện không khí lúc đó nó hợp với hoa. Tại sao mà mùa thu lá rụng? Tại sao mùa đông nó lạnh? Thì trời đất nó phải tương ứng sao để cho lạnh, và khi trong cái lạnh đó thì trời đất nó âm u, nó tăm tăm, mù mù, nó lạnh lẽo như vậy. Rồi mùa thu, rồi mùa hè, rồi mùa xuân, trong môi trường nào thì thảm sinh vật, môi trường sinh thái cũng theo đó mà nó được quyết định. Nó rất là khoa học. Khoa học lắm luôn. Và tự nhiên khi mình hiểu được như vậy, thì mình tự mình hiểu, mình có thấy mình có tin Phật được không? Mình có tin lời của Ngài được không? Chỉ vậy thôi. Nên nhớ Chư Phật là người phát hiện chứ không phải là người sáng tạo ra các nguyên tắc, các định lý của Chánh Pháp. No. Chư Phật không có sáng tạo ra nguyên tắc nào hết. Chư Phật là người phát hiện và rao giảng. Nha. Rao giảng chứ không có tuyên truyền, không có nhồi sọ, không có. Và chính Ngài cũng xác định cho chúng ta biết, đây cảnh giới của ác ma, cảnh giới của sinh tử, xem lại đi. Trong kinh Chuyển Luân Vương của Trường Bộ xác định rất rõ. Đây, hãy sống trong cảnh giới của các Tổ Phụ của mình đó là Chư Phật Chánh Đẳng Giác ba đời đi đường này, còn nếu không, thất niệm, thiếu trí, thì đây, đây là cảnh giới của ác ma. Ngài nói rất là rõ. Thì tùy thích thôi. Phải không? Nếu mình không muốn chấm dứt sinh tử thì đi theo Phật Pháp là sai. Tôi chịu trách nhiệm của câu nói này. Nếu mà mình không sợ sinh tử, mà mình muốn tiếp tục luân hồi, thì đi theo Phật Pháp là sai. Bởi vì đi theo Phật Pháp sớm muộn gì cũng Niết Bàn, cũng chấm dứt sanh tử. Thấy không? Nó sai là sai chỗ đó. Vấn đề rất khoa học. Còn nếu mà anh sợ sinh tử, anh không muốn luân hồi nữa, thì anh đi theo con đường thế gian là sai. Lúc bấy giờ Phật Pháp là chọn lựa duy nhất và đúng nhất. Còn nếu mà anh sợ giải thoát, anh không muốn giải thoát, anh thích tiếp tục luân hồi, thì tôi xác định Phật Pháp là con đường anh phải né. Né từ xa. Né từ xa. Bởi vì Phật Pháp kêu gọi anh một cái nhìn trung thực, thế giới nó làm sao phải thấy nó như vậy. Mà khi anh thấy nó như là nó, thì anh không còn lý do anh ở lại với nó. Có một ông nghệ sĩ, ông nhạc sĩ vẽ tranh đẹp, vẽ tranh đẹp, hát hay, chơi được mấy chục nhạc khí. Vẽ tranh đẹp, vẽ được các trường phái siêu thực, trừu tượng, tả chân. Còn âm nhạc là coi như cỡ nào từ sến sẩm, thính phòng, cao sang, Jazz Blues gì ổng làm ráo hết. Giỏi cực kỳ. Thì ổng hào hoa phong nhã, lãng mạn đa tình, đệ nhất tài tử, khi về ổng già mệt mỏi, thì có cô phóng viên tới phỏng vấn ổng, hỏi ổng: "Đời ông viên mãn tràn trề, chói ngời rực rỡ, lung linh và lấp lánh, lộng lẫy, ông có một chút gì tiếc nuối không? Chắc không có phải không?" Ông nói: "Có chứ, có", ông nói: "Người ta đánh giá bác ra sao thì bác không màng vì đó chuyện của người ta, mà riêng bác, bác thấy bác đã sống cuộc đời rất là phù phiếm, có biết bao nhiêu cái nó thật hơn mà bác không sống, mà bác cả đời theo đuổi cái ảo, từ danh vọng đến tình cảm, đến cả giàu, sang là ảo, mà bác biết nó có những cái thật hơn nhiều lắm. Nhưng mà cháu à, đời sống này thà là sống ảo, chứ còn nếu thấy được cái thật thì không có gì để sống nữa hết". Vị A La Hán không có bi quan, nhưng mà vị A La Hán cũng không có lạc quan như là chúng sinh phàm phu. Ngài thấy nó là nó như nó là, Ngài thấy rằng cái mà ta gọi là đắng là do người ta so với cái ngọt. Mà cái người ta gọi là ngọt là do người ta so nó với cái đắng. Ngài thấy như vậy cho nên khi Ngài nhận cái đắng, Ngài cũng tỉnh bơ. Và khi Ngài nhận cái ngọt, Ngài cũng tỉnh bơ. Còn mình thì mình coi cái đắng nó rất là lớn chuyện. Mà coi cái ngọt nó rất là lớn chuyện. Cho nên khi mà mình tìm không được cái ngọt khổ ghê lắm. Mà vì mình coi cái đắng nó lớn chuyện lắm cho nên khi không né được cái đắng mình cũng khổ ghê lắm. Còn bậc thánh, bậc A La Hán thì không. Ngài không thấy cái đắng nó lớn chuyện, cũng không thấy cái ngọt nó lớn chuyện, mà Ngài thấy rõ rằng mọi thứ là những mặc định, ước lệ, rất là tương đối. Đấy. Mọi thứ do Duyên mà có, rồi cũng do Duyên mất đi. Còn cái chuyện nó là đẹp, là xấu, là sướng, là khổ, là do cái gì? Do hoàn cảnh. Hoàn cảnh hiện hữu, hoàn cảnh chất lượng tâm lý của mỗi chúng sinh, mà mỗi thứ trên đời nó được mặc định là đắng ngọt, là sướng khổ. Đối với Ngài cái gì cũng chớp tắt, cái gì cũng là sóng và hạt. Thì sống thiện là vậy đó quý vị. Sống thiện là khi chưa chứng thánh La Hán thì cũng làm ơn thấy được nó như nó là ở cái trình độ nhất định nào đó. Tư duy đúng cách. Tư duy theo hướng Nhân Quả. Tôi nhắc lại nha. Hướng Nhân Quả mà cấp một: - Nhân lành cho Quả vui. - Nhân ác cho Quả xấu. Nhưng mà Nhân Quả cấp hai là: - Thấy rằng mọi thứ bắt buộc nó phải tồn tại theo hình thức tổng hợp, một khối tổng hợp. - Thứ ba là thấy mọi thứ do Duyên mà có. Phải thấy như vậy. Phải thấy, và trong cái nhận thức này nè, thì mình mới có thể sống trách nhiệm hơn, mới có khả năng sống nhẹ nhàng hơn, và có thể sống thông tuệ hơn, dễ dàng tìm ra những giải pháp cho những vấn đề của mình. Thì ở đời có gì mà bằng cái này? Một là sống trách nhiệm hơn. Rồi cái gì nữa? Sống thanh thản hơn. Rồi cái gì nữa? Thông tuệ hơn, minh triết hơn. Thì chỉ cần ba cái này thôi, chỉ cần ba cái này không cần gì hơn hết. Còn người ta cần sang, cần giàu, cần sướng, cần đẹp là chuyện người ta. Chứ thật ra nếu mà nói rốt ráo người ta chỉ cần ba cái này: 1- Thanh thản. 2- Trách nhiệm. 3- Thông tuệ. Thì ba này được rồi. (Biết mấy giờ rồi?), bây giờ là đúng một giờ đồng hồ rồi. Chúc các vị một ngày vui và hẹn lại nhau kỳ sau. 🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. ☘️ Kính mời nghe trực tiếp bài giảng tại đây: https://www.youtube.com/live/TBOsmctFSGs?si=4Zs9pFWltMMVc-_7 --------------------------- Chúng con xin Cúng dường Đức Thế Tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự hành đạo. Con nguyện sự chia sẻ Giáo Pháp nầy là nhân duyên giúp cho hàng Phật-tử chúng con và gia quyến thoát khỏi sự Khổ Thân, thoát khỏi sự Khổ Tâm, đoạn tận Phiền Não, tránh mọi sự cám dỗ hướng Tâm Đến Giác Ngộ, Giải Thoát Niết Bàn. 🙏🙏🙏 |
Youtube video Xem thêm: |