← Giáo Lý Căn Bản



[001] [002] [003] [004] [005] [006] [007] [008] [009] [010] [011] [012]
[013] [014] [015] [016] [017] [018] [019] [020] [021] [022] [023] [024]
[025] [026] [027] [028] [029] [030] [031] [032] [033] [034] [035] [036]
[037] [038] [039] [040] [041] [042] [043] [044] [045] [046] [047] [048]

Lớp Phật Pháp Căn Bản 43

Thứ Năm, ngày 21/11/2024

🌸 Tài liệu Giáo trình

Trong buổi giảng sáng nay chúng ta bàn về một vấn đề rất là quan trọng đó là toàn bộ chương trình của lớp thứ năm này nè, nó phải đáp ứng được tinh thần chính thống của Phật Pháp.

Chính thống đây có nghĩa là chúng ta không có bàn lan man về các đề tài tùy thích, và phải có một nguồn tham khảo rõ ràng, thì vừa rồi là chúng ta đã đi qua bộ là (Abhidhammatthasaṅgaha), tức là bộ Thắng Pháp Tập Yếu, đương nhiên là xét từ góc chuyên môn thì chúng ta chỉ đi phớt ngoài da thôi, nhưng điều mà chúng tôi muốn, điều chúng tôi nhắm tới đó là đối tượng thính chúng không chuyên, họ biết rằng là trong kho tàng kinh Phật có cái gì? Và ba Tạng nói tới cái gì? Muốn tìm hiểu góc cạnh giáo lý nào thì phải tìm đến những nguồn tham khảo nào? Cái đó là tâm nguyện của chúng tôi.

Thì vừa qua là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu ngoài da khái lược một cách rất là khái niệm về bộ (Abhidhammatthasaṅgaha), bộ gọi là nội dung tổng quát của A Tỳ Đàm được tác giả (Anuruddha) là một trưởng lão miền Nam Ấn biên soạn vào thế kỷ thứ V.

Thì trong bài nói chuyện sáng nay, chúng tôi đặc biệt muốn giới thiệu bà con một số tài liệu, mà từ lâu lắm rồi chúng tôi thỉnh thoảng hay có dịp vẫn nhắc, nhắc là chắc cũng nhiều năm nay rồi, đó là ba Tạng, thì mình thấy Tạng Luật hầu như là chỉ có Chư Tăng thôi, Cư Sĩ không có nhu cầu, thì mình chỉ cũng biết đại khái Tạng Luật nó gồm có mấy phần, phần đầu nói về Giới Bổn Tỳ Kheo. Đấy. Rồi sau đó là bàn về các Tăng Sự, rồi bàn về Giới Luật Tỳ Kheo Ni, và cuối cùng, quyển cuối cùng là quyển chốt lại nội dung Giới Bổn Tăng Ni, đó đại khái Tạng Luật. Nhưng mà đặc biệt là Tạng A Tỳ Đàm và Tạng Kinh, Tạng Kinh thì mình thấy nó có năm phần, ở đây tôi tránh nói chuyên môn làm cho thính chúng, mà thính chúng không chuyên họ nghe họ ngán, cho nên tôi chỉ nói sơ sơ thôi.

Gồm có 5 phần, Tạng Kinh gồm có 5 phần:
1- Trường Bộ
2- Trung Bộ
3- Tăng Chi
4- Tương Ưng
5- Tiểu Bộ.

Chỉ riêng Tiểu Bộ là mình thấy có tới 15 phần, riêng Tiểu Bộ. Rồi còn Trường Bộ thì mình có 32 bài, đấy. Trung Bộ có 152. Tương Ưng là 7 ngàn 7 trăm mấy bài. Rồi Tăng Chi thì 9 ngàn mấy trăm bài. Đó là:

- Trường - Trung - Tương Ưng và Tăng Chi.

Còn Tiểu Bộ thì có tới 15 phần, đặc biệt như thế này, điểm đặc biệt ở đây đó là nội dung tổng quát của pháp môn tu tập đương nhiên là được dàn trải trong cả 5 bộ, nhưng có một điều đặc biệt đó là riêng trong Tiểu Bộ, trước hết là Trường - Trung - Tăng Chi và Tương Ưng là có cái đặc sắc mình không có bàn rồi, cái đó bà con ai cũng thấy rồi, nhưng mà có một bộ phận ở trong Tiểu Bộ cực kỳ quan trọng, mà cho đến hôm nay theo chỗ quan sát của chúng tôi, thì tuyệt đại đa số Phật-tử Việt Nam vẫn chưa có cơ hội biết tới, và đó chính là nội dung mà chúng tôi muốn cùng với các vị đi qua trong thời gian sắp tới.

Đó là bộ "Cūlaniddesa", rồi "Mahāniddesa", hai bộ này cùng với bộ "Nettippakaraņa",
được xem là Mẹ của các Chú-giải. Có nghĩa là các bảng Chú-giải Tam Tạng đều y cứ trên ba tài liệu này, "Nettippakaraņa" là của đời sau thì người ta gán ghép rồi áp đặt đó là của Ngài.............. (20:22) cái đó là mình bàn tới nó mệt lắm. Nhưng mà mình thấy rõ ràng là bộ "Mahāniddesa", "Cūlaniddesa" là nằm ở trong Chánh Tạng, nằm trong Tiểu Bộ Kinh, và bộ nữa là "Pațisambhidāmagga" cũng nằm ở trong Tiểu Bộ Kinh. Thì ba cuốn này nè, thì trong đó có hai cuốn......... (20:44) giải thích những bài kinh quan trọng, quan trọng là sao ta? Quan trọng là giải thích nguyên một bài kinh.........(20:55), giải thích nguyên một bài...........(20:56) tức là kinh Sừng Tê Ngưu, rồi giải thích luôn một loạt các kinh ở trong.............(21:10) lại là một phần của Tiểu Bộ, trong Tiểu Bộ có một phần là Chánh Tạng và một phần là Chú Giải của Chánh Tạng đó, thì ở trong đó mình thấy, đặc biệt trong đó ngoài chuyện mà Chú Giải kinh .......(21:30) bài kinh này quan trọng lắm, bài kinh này được xem là cốt lõi của Phật Pháp mình, bài kinh......... rồi kinh...........(21:40) tức là mấy câu kệ của chư Phật Độc Giác và trong đó đặc biệt đó là có sáu bài kinh mà được nhắc đến trong kinh Đại Hội. Tức là Đức Thế Tôn, tôi chỉ nói vắn tắc là có một lần đó Thiên Chúng từ nhiều nơi về chầu hầu và thính pháp, thì Ngài xét thấy căn cơ của họ có thể chia thành sáu nhóm. Ừ. Sáu nhóm. Mà chẳng những có Thiên Chúng ở trong pháp hội đó, mà là tất cả chúng sinh trong cuộc đời này nè, trong vô lượng vũ trụ, thì cũng có thể gom lại trong sáu nhóm. Thông thường, gọi cái từ thông thường là Tham - Sân - Si - Tầm - Tín - Giác. Còn từ mới sau này tôi dịch lại đó là:
- Dục tánh: Tức là nặng về thích, nặng về thích này, thích kia.
- Nộ tánh: Là bất mãn này, bất mãn nọ.
- Độn tánh: Tức là chậm lụt, rị mọ, tăm tăm mù mù, là độn tính. (Dục tánh - Nộ tánh - Độn tánh)
- Đãng tánh: Có nghĩa là đãng này là (g) đãng là (lãng đãng) đó, đãng tính đây có nghĩa là không có xác định được lập trường, nay này mai kia.
- Mộ tánh: Có nghĩa là nặng về niềm tin, tốt thì chánh tín mà xấu thì bạ đâu tin đó, rất dễ dàng mắc vô cái cuồng tín mê tín. Và cuối cùng là:
- Ngộ tánh: Ngộ tánh này có
nghĩa là chúng sanh trí nhiều luôn luôn biết phản biện, luôn luôn biết nghi ngờ con đường dưới chân của mình, luôn luôn biết nghi ngờ các thần tượng, luôn luôn biết nghi ngờ về những quan điểm lập trường, chủ trương nhận thức của mình, biết nghi ngờ, biết tìm hiểu, biết phản biện. Thì tổng cộng là sáu nhóm.

Thì trong đêm đó, trong pháp hội đó, Đức Phật xét thấy Thiên Chúng về chầu hầu có rất là đông, nhưng mà gom lại chỉ nằm trong sáu nhóm này thôi. Và Ngài đã chọn ra sáu bài kinh để Ngài thuyết giảng trong đêm đó. Và sáu bài kinh này cũng được giải thích rất là kỹ từng chữ, từng chữ một trong bộ............... và .............(24:03), và tiếp theo đó là bộ............ (24:06), bộ này nè có một nội dung rất là độc đáo là bàn về 73 Trí, trong đó đó trừ ra sáu cái là Như Lai Biệt Trí (Trí riêng của Chư Phật), thì còn lại là 67 Trí phổ thông của chư Thinh Văn.
Thì tôi biết rằng nãy giờ đó là có rất nhiều bà con thính chúng ở đây, thính chúng không chuyên nghe rất là nhức đầu, nhưng mà tôi chốt lại, tôi muốn nói cái gì? Tôi muốn nói rằng chúng ta sơ sơ là chúng ta có sáu cuốn, sáu nguồn tài liệu mà tôi cho rằng nếu bà con mà không có thời gian, sức khỏe, trí nhớ để mà đọc hết Tam Tạng, thì nếu mà đọc kỹ sáu cuốn này nè, thì tôi tuyệt đối tin rằng bà con có thể thành tựu được ba thắng hạnh sau đây:
1- Là bản thân có thể tự tu tập được, và có thể xác định được cái gì đúng, cái gì sai, khi mình đọc hoặc mình nghe.
- Chuyện đầu tiên là có thể tự tu học được.
- Thứ nhất là về nhận thức về kiến giải.
2- Là về hành trì, đương nhiên là hễ có kiến thức, có kiến giải, có cái nhận thức có kiến giải đàng hoàng đó, thì cái vấn đề hành trì mình không ngán.
3- Tức là ngoài chuyện "học đạo", "hành đạo", tới cái thứ ba là "hoằng đạo" tôi rất là yên tâm, rất là yên tâm.

Xin thưa với bà con đó là tôi không có thời giờ nhiều lắm như nhiều người tưởng lầm ấy, tưởng tôi rảnh, tôi không có vợ con, tôi không có chùa miểu tôi rảnh, tôi bận chứ, bận chứ, kinh điển mênh mông, đầu thai 15 kiếp nữa tôi cũng không có đủ để mà học hết kinh điển đâu. Thì mỗi lần thỉnh thoảng mà có nghe mấy cái clip, ở đó không có thời gian nha, thỉnh thoảng thôi, nghe mấy cái clip giảng, mấy cái clip thiên hạ trong đời mà nói về đạo tôi run, tôi run, run là không biết họ sẽ nói cái gì và nói kiểu nào đây? Nói cái gì? Nghĩa là cái chủ đề, cái đề tài mà họ nhắm tới là đề tài gì? Và thứ hai, nếu mà họ chọn đúng đề tài rồi đó, thì đề tài chính thống, đề tài được nhắc đến trong kinh điển, cách trình bày họ nói như thế nào? Họ sẽ nói về cái đó như thế nào? Cái đó là làm tôi run. Mà về điểm này mình phải nhìn nhận là Chư Tăng các xứ Nam Truyền, thì đặc biệt là Chư Tăng Miến Điện là mình có thể tin tưởng, Chư tăng Thái, Chư Tăng Tích thì có nhiều khi có những cái quảng diễn, có những cái suy diễn tư kiến nhiều, nhưng riêng Chư Tăng Miến Điện mình phải thấy đó là các vị đi sâu, đi sát vào kinh điển chính thống.

Và sáng nay chúng ta cũng, đương nhiên cũng phải nói đến một cái chuyện nó rất là dễ gây sóng gió nhưng mà không thể không nói, đó là Trí-tuệ và Niềm-tin cái nào đi trước? Ừ. Trí-tuệ và Niềm-tin cái nào đi trước? Anh không có Niềm-tin thì anh lấy cái gì làm động lực để anh học? Đấy. Nhưng mà nếu nói rằng Niềm-tin đi trước thì nguy quá. Ừ. Nguy quá. Mà nếu nói là Trí-tuệ đi trước đó thì đối với một số người họ sẽ không đồng ý, bởi vì không có "tin" làm sao mà "trí" làm việc? Nhưng mà không có "trí" thì nguy lắm. Nguy lắm. Thì cái này phải nói thế này, chuyện này phải nói là có nhiều cách học đạo. Thì đương nhiên động cơ chủ lực ở đây chính là Niềm-tin và Trí-tuệ.
-Mình tin cái điều mình thấy,
-Mình thấy cái điều mình tin.
Phải không? Nhưng có điều là đối với kinh điển chúng ta có nhiều kiểu tin. Ở đây mình có thể tạm thời đưa ra ba kiểu tin:
1- (Một) là sơ cơ không biết gì hết, cứ nghe cái gì mà nó vừa bụng mình là mình thích, mình mê, mình tin. Đó là sơ cơ.
2- (Hai) đi sâu vô một chút, có nhiều điểm mình hoang mang nghi hoặc, cứ đi tiếp lên thêm bước nữa đi.
3- Tới bước ba đó, thì tự nhiên mình sẽ thấy ra một chuyện, cái gì mà bản thân mình không có thể lý giải được thì để nó qua một bên, mình chỉ đặc biệt tập chú vào cái gì mà nó là cấp thiết thôi. Cái gì là cấp thiết, cái gì là cốt lõi trong cái nhận thức giáo lý, trong cái gọi là tinh thần hành trì, mình chú ý cái đó thôi. Còn cái gì râu ria thấy không cần thiết mình bỏ qua, chứ không phải là bỏ mặc, mà là bỏ để qua một bên, thì đến một lúc nào đó thì nó bừng, nó sáng ra được cái phần nào thì hay phần đó. Phải không? Chứ không phải mình bỏ luôn nha. Không có bỏ. Nhưng mà tạm thời mình gác nó qua một bên.

Cho nên mình thấy rõ ràng ở đây nó có ba kiểu tin Phật. Kiểu thứ nhất mới vô đó, thì cái giống gì cũng tin. Giai đoạn này rất là nguy hiểm. Bởi vì thầy bà ta nói tới một tỷ, phải không? Thì mỗi vị họ có một sở trường, họ có một sở thích riêng, có sở trường riêng, họ có một nền tảng riêng, và họ đem hết mấy cái riêng đó họ đem họ gả cho mình, thì hên xui, nếu mà mình sơ cơ, mà mình ôm chân Sư Phụ đó là có nhiều khi mất mấy chục năm chỉ vì cái kiến giải, một cái nhận thức nào đó của Sư Phụ là mình mất mấy chục năm. Mà trong khi đó Đức Phật là Cha chung. Ngài để lại một gia tài quá lớn. Mà trong khi mình lại đi ôm chân Sư Phụ để trông đợi Sư Phụ ban phát cho mình cái này, cái kia, có phải vô lý không? Đức Phật là một tỷ phú, là một vị đại đế, Ngài để lại một núi vàng và kim cương, rồi bây giờ mình nè, Bố mình mất để lại một núi vàng, một núi kim cương, mà bây giờ mình phải đi, tự nhiên cái mình đi mình thích một ông nào đó, thì ổng thích ổng cho mình được nhiêu nhận nhiêu thì nghĩ coi có phải oan ức không? Mà nếu ổng là người tốt bụng, ổng là người có kiến thức thì không nói gì. Còn đằng này là không biết gì hết. Mà thêm nữa ổng là người cũng không phải là người lành nữa, thí dụ vậy. Thì ông Bố mình để lại cho một núi vàng, núi kim cương mà ổng cứ cho mình ăn bánh mì gói suốt, với ổng cho mình mớ đồng nát do ổng lụm ở đâu đó, rồi ổng nói ổng khai thác trong núi ra ổng đưa mình mớ đồng nát. Cứ mệt ăn mì gói, mì gói xong rồi đi lụm đồng nát. Mà trong khi đó Bố mình để lại cho mình một núi kim cương. Vấn đề chỗ đó.

Cho nên khi mà mình cứ học phải có thầy, có bạn, nhưng mà cẩn thận. Cẩn thận ở chỗ là đừng có đem rác người ta về thờ lạy trên đầu của mình, cái đó rất là oan uổng, oan uổng lắm luôn.

Cho nên ở đây đó là chúng tôi có một tâm nguyện thiết tha, là mong giới thiệu đến bà con những nguồn tham khảo kinh điển, như tôi đã nói chắc cũng ngàn lần rồi, đó là kinh Phật thì không có phần nào tôi dám coi nhẹ hết nha. Không có nha. Xin nói rõ toàn bộ kinh Phật không có phần nào mà tôi, bản thân chúng tôi coi nhẹ, không có.

Nhưng mà nếu mà hỏi chúng tôi vậy chứ nếu phải tập chú phần nào trước để mà hiểu được phần còn lại, thì tôi xin đề nghị sáu tài liệu chính thống:
- Bộ Cūlaniddesa,
- Mahāniddesa,
Bộ này đó là đặc biệt chỗ này nè, bộ này nói về mấy chục loại trí, mình mới nghe thấy nó kỳ kỳ phải không? Nhưng mà không, sâu lắm. Sâu chỗ này nè, thế giới này luôn luôn là nằm trong bóng đêm, nếu mà nói về thế giới vật lý không có mặt trăng, không có mặt trời, thì thế giới này coi như là tối thui. Còn nếu nói về tâm linh tinh thần ấy, thì không có trí tuệ là thế giới này thua. Đó là thế giới của súc vật. Nếu mà không có trí tuệ là thế giới của súc vật. Cho nên ngoài ánh nắng và ngoài ánh trăng cho đời sống sinh học vật lý thì chúng ta còn cần đến ánh sáng tâm linh. Nghĩ cái đó mới thấy ghê. Và tùy thuộc vào cái khả năng gọi là soi rọi của mỗi người, mà cái thế giới này nó rộng hay là hẹp, sâu cạn, nó màu hồng hay là nó màu đen. Đấy. Tùy vào khả năng nhận thức của mình. Bây giờ mình mới thấy trí nó quan trọng cỡ nào. Ừ. Mình thấy những động vật mà cấp thấp ấy, nó so với những động vật cao cấp, mấy con linh trưởng, hoặc như mình thấy các loại thủy tộc như là cá heo chẳng hạn, thấy rõ ràng là mình thấy loài động vật nào mà nó thông minh tí thì đời sống nó có khác. Đấy. Nó có khác.

Còn qua tới loài người cũng vậy. "The world is what you see", thế giới này nó chính là cái gì mà anh nhìn thấy. Anh tưởng rằng anh có mắt, tai, mũi, miệng, là anh giống thiên hạ? Chưa chắc. Cái sở thích của anh, cái sở tri của anh, cái chỗ anh thích, cái chỗ anh biết, cái chỗ anh hướng tới, cái chỗ anh nhắm đến, đấy, nó mới quyết định rằng cái thế giới này nè, thế giới của anh nó cao thấp, rộng hẹp, sâu cạn. Chứ còn bây giờ anh có giàu bằng trời đi nữa, nhưng mà sở thích của anh rẻ tiền, nhận thức thì hạn hẹp cục bộ, phiến diện, một chiều, một lề, thì anh vẫn tiếp tục là một người tù, một con chim, một con cá trong lồng chậu thôi. Ừ. Giàu, đẹp, nổi tiếng. Và ở đây cũng cho tôi nói câu dễ bị ném đá, là mình thấy đó, chuyện này rất là bậy, nhưng mà nói tới đây tự nhiên tôi chực nhớ cái đó, tức là mình có thể nói mạnh miệng là tuyệt đại đa số những cái "celebrity" những người tiếng tăm của Âu Mỹ, học lực của họ đó, có thể chênh lệch nhau rất xa. Chênh lệch nhau rất nhiều. Nhưng mà đã là "celebrity" diễn viên, người mẫu, hoa hậu, ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn, thậm chí người thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, kiến trúc sư, thậm chí là "chefcook" đầu bếp, miễn là lừng lẫy thế giới họ đều có những cái tư duy có những câu nói rất là thông minh đáng để được đưa vào trong cái gọi là tự điển danh ngôn. Nhưng mà trong khi ở Châu Á thì mình phải nói là chỉ trong giới học giả, trong giới mà trí thức trường lớp thì còn may ra, chứ còn trong giới văn nghệ sĩ thì không có câu nói nào hết.

Mình thấy rõ ràng cũng là con người, cũng trong một làng nghệ thuật, mình thấy rõ ràng cũng con người, bói cũng không ra cái câu nói thông minh. Thì đương nhiên làm sao tôi dám kể cụ thể, nha. Nhưng mà đại khái. Chứ bên người ta đó, như mình thấy là ......... (36:37) hay là Madonna, hay là Jennifer robet, họ đều có những câu nói rất là thông minh, thông minh lắm luôn. Thậm chí là Mike Tyson hoặc là Mohammed Ali mấy võ sĩ quyền anh, hoặc là Diego Maradona, hoặc là ông............ , mấy ông vua bóng đá họ đều có những câu nói cực kỳ thông minh, cái tư duy đời sống quan trọng lắm. Cho nên mình mới quay lại bài kinh, bộ kinh.............. (37:08) là gì? Là trong đó nói đến các cấp độ trí tuệ của người cầu đạo giải thoát. Các cấp độ đó là nội dung và lộ trình nào đã có dẫn đến Trí Tuệ đó. Và Trí Tuệ đó nó giúp cho mình được cái gì trong đời sống, trong nhận thức? Dễ sợ như vậy. Trí Tuệ là quan trọng lắm luôn. Đấy.

Thì nguyên bộ đó là nói đến Trí Tuệ, và trong một cách nói nào đó, mình hoàn toàn có thể nói rằng, mình tuyệt đối có thể nói rằng hành trình giải thoát chính là lộ trình của các thứ Trí Tuệ.

Hành Trình Giải Thoát nó chính là Lộ Trình của các thứ Trí Tuệ.

Cái đầu anh phải làm sao anh mới bố thí được, anh mới giữ giới được, anh mới tu thiền định được, anh mới tu thiền tuệ được, anh phải làm sao mà anh mới có thể tu tâm từ được, anh mới có thể tu tập đề mục bất tịnh được, tử thi nè, đấy. Anh phải có trình độ làm sao anh mới có thể tu tập các đề mục, nghe nó trớt quớt à, như là xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, hư không, ánh sáng, anh phải có một khả năng nhất định nào đó anh mới có thể tu được. Là vì sao? Là vì anh phải thấy cái gì đó anh mới nhàm chán khoái lạc vật chất, để mà anh ngồi lại anh nhìn vào cục đất anh niệm đất, đất, đất, đất, đất... anh nhìn và cái tô nước anh niệm nước, nước, nước nước, nước.... Thấy nó đơn giản nhưng nó khó lắm, anh phải có một cái nhận thức làm sao, anh mới từ bỏ gọi là vô số cái gọi là vật chất, để gom bao nhiêu thứ về còn lại có 10 đề mục thôi.

Vấn đề nó không phải đơn giản, khó ghê lắm. Giống như mà mình thấy một cậu bé mà siêng học đó, mình thấy mình chỉ thấy chữ "siêng" thôi, nhưng mà để có được cái chữ "siêng" này nè là cậu bé đó phải có được một nền giáo dưỡng, giáo dục kèm cặp như thế nào đó, và tự thân cậu bé phải có những tố chất đặc biệt như thế nào đó, mới là một cậu học trò siêng được. Chứ không phải chữ "siêng" đó là một thực thể, là độc lập cá biệt. No. Nó là một phần của một toàn thể, của một khối tổng hợp các đức tánh khác nó mới có được cái siêng này.

Mà trí tuệ mình kể riêng nó ra thì nó là một thực thể độc lập cá biệt, nhưng mà không, tùy cách nói, tùy cách hiểu, tất cả hạnh lành của chúng ta, tất cả những thành tựu trong đạo và ngoài đời của chúng ta, nếu cần là chúng ta cũng có thể tuyệt đối nói rằng đó là lộ trình của các thứ nhận thức. Lộ trình của các thứ hiểu biết. Tùy cách hiểu của mình, tùy cách nhận thức của mình mà mình làm được cái gì? Mình bỏ được cái gì? Và mình có được cái gì? Mình thành tựu cái gì? Mình đắc cái gì? Mình chứng cái gì? Ghê không? Thì là mình thấy trong cái thế giới hôm nay, mình thấy Tesla nè, Amazon nè, Ebay nè, Google nè, Microsoft, cái đó không phải là trí tuệ chứ cái gì? Trí tuệ đó. Ngay cả Uber nó cũng là một phát minh thông tuệ của con người đó. Cái Uber đó. Uber hoặc Grap đó, phải là cái tên thông minh nó mới nghĩ ra được cái đó, quá tiện lợi. Trong khi bao nhiêu năm qua rồi, xe hơi đã ra đời bao nhiêu năm mà bây giờ người ta mới biết cái gì là Grap, cái gì là Uber, chứ còn Taxi nó dở ẹt à, Taxi nó dỡ lắm. Nó dở lắm. Taxi nó dở ẹt à. Cái giá nó rất là đắt mà rất là bất tiện. Từ ở bên Bình Lợi, bên băng ki đó, mà phải chạy về tới quận một để rước, rất là phiền. Cho nên là nó chém chặt khách hàng. Trong khi mình thấy Uber nó hay vô cùng, nhà nhà người người đều có thể chạy Uber, và hê một tiếng là coi như một rừng nó nhào tới nó rước, tiện dữ lắm luôn. Mà thấy người ta làm thì nó đơn giản, nhưng mà mình có nghĩ ra hay không? Thế giới được vận hành với những cái đầu như vậy đó. Bộ.......... nó quan trọng vậy đó.

Rồi Tiếp theo là ba bộ nữa là cái gì ta? Ba bộ nữa đó là Sớ Giải Commentary của bộ đầu tiên, bộ A Tỳ Đàm đầu tiên, bộ A Tỳ Đàm đầu tiên là............... (41:53) là Sớ Giải, cuốn Chú Giải đó tên là...............(42:00).

- Bộ A Tỳ Đàm thứ hai đó là ................. bộ Chú Giải đó là...............(42:05).

- Bộ thứ ba đó là bộ ..................(42:17), thì Chú Giải đó thì ngắn, Chú Giải bộ này ngắn thôi, nó nằm ở trong cái gọi là........... (42:23), nhưng mà đặc biệt đó, tôi quay lại nha, Chú Giải mà...... ....(42:28) đó, nó cho mình một cái nền để mình biết A Tỳ Đàm nói cái
gì? Đó là nói chuyên môn, mà nói dễ hiểu nôm na chút, là chính bộ đó nói cho mình biết thế nào là cái vậnhành, cái bản chất, điều kiện hoạt động, vận hành, bản chất, và điều kiện hoạt động của cái gọi là tâm sinh lý của chúng sinh. Tức là về Danh và Sắc.

Và bộ tiếp theo là bộ ...........(43:10) bàn về 18 vấn đề lớn nhất, cốt lõi nhất của Phật Pháp, 18 vấn đề cốt lõi nhất, căn bản nhất, cần thiết nhất, căn cơ nhất của cái gọi là Phật Pháp. 18 vấn đề lớn, lớn lắm luôn. Bộ này rất là quan trọng. Thí dụ như nói về Thất Giác Chi. Trong đó nói về Tứ Niệm Xứ, nói về Uẩn - Xứ - Giới, nói về Duyên Khởi, nói về Chỉ - Quán rất là sâu, rất là rộng. Rộng lắm luôn. Nha.

Rồi bộ cuối cùng đó là bộ ....................(43:54), bộ này nó có nội dung đặc biệt thế này, tức là khi mà Đức Thế Tôn còn tại tiền, bộ này không có nhiều, một phần nhỏ thôi, nhưng mà khi mà Ngài viên tịch được 300 năm sau thì có một vị trưởng lão tên là, Tàu kêu là Mục Liên Đế Tu, tên tiếng Pāḷi là "Moggaliputta-tissa" để gọi là làm cái việc thanh lọc tăng già, chỉnh đốn giáo hội, và đặc biệt là xác định được tinh thần chính thống của cái gọi là lời Phật. Rồi cái gì nữa? Là cái này nói dẹp loạn sứ quân, trong đoàn Phật Giáo mà có tới mấy chục nhánh, anh em hiểu lầm nhau, mâu thuẫn chống trái xung đột nhau, thì các Ngài "Moggaliputta-tissa"
với sự hỗ trợ của Vua A Dục, Ngài đã mời thỉnh tất cả đại diện của mấy chục nhánh Phật Giáo lúc đó về để nói chuyện với nhau, để xác định coi cái gì là lời Phật. Các Ngài hướng dẫn lung tung hết, mỗi cha nói một cách, thì đây, đây là cái buổi nói chuyện sẽ được ghi lại trong sử sách, trong kinh điển đây nè. Đấy.

Thì hôm nay mình sẽ đem từng chuyện ra mình bàn. Đấy. Bây giờ nhiều bộ phái A, B, C, F, các Ngài dò dùm cái gọi là Phật Ngôn Kinh Điển Tam Tạng của các Ngài có giống với mọi người hay không. Và có cái chủ trương, có cái quan điểm nào của các Ngài mà không giống người ta hay không? Mình đem ra mình mổ xẻ, và nội dung của toàn bộ cuộc đối thoại đó được đưa vào ở trong bộ A Tỳ Đàm thứ năm, đó là bộ ............... (46:00), rất là đáng để bà con tham khảo, nghiên cứu, và A Tỳ Đàm này có tên là bảy bộ. Thì theo bản thân chúng tôi, thì bà con nắm cứng ba cái này nè, nắm cứng ba bộ này thì bà con có thể thông được bốn bộ kia. Phải nắm cứng nha. Nắm cứng. Những ai học A Tỳ Đàm thì biết nắm cứng, nắm cứng Pháp Tụ Phân Tích, thêm được bộ Ngữ Tông nữa đó là coi như đối với mấy bộ kia trong A Tỳ Đàm không thành vấn đề.

Nãy giờ tôi biết nhiều người mệt mỏi mà ngáp rách miệng cho đề tài sáng nay, mà không thể không nói. Đó là chúng ta sẽ từng bước, từng bước, đi vào các bộ kinh đó.

Bữa nay tôi chỉ làm việc giới thiệu và giải thích tại sao mà mấy bộ đó quan trọng. Quan trọng lắm luôn. Tức là chuyện thứ nhất là mấy bộ đó giải thích những bài kinh quan trọng, những vấn đề giáo lý quan trọng, và Phật Giáo sở dĩ hôm nay mà vẫn còn đó sừng sửng, lừng lửng, giữa cuộc đời mặc cho bao nhiêu thứ gió táp mưa sa, là bởi vì Phật Giáo có một nền tảng giáo lý.

Mình là người thờ Phật, tin Phật, mà trong khi đó mình lơ là giáo lý, thì mình thử tưởng tượng 2600 năm qua mà các thế hệ tiền nhân, mà họ coi thường giáo lý, tùy ý bày vẽ thêu thắt, thêm thắt kinh điển, thêu dệt rồi thêm thắt, thì hôm nay đạo Phật mình có nó ra làm sao? Chẳng hạn như mình thấy, ai đọc tiếng được tiếng Tây Tạng sẽ thấy nó có cái này, là có một bộ phận kinh điển rất là quan trọng, được người Tàu họ rất là trân trọng, mặc dù Tăng Ni của Tàu chưởi bộ phận đó nặng lời lắm. Đó là một phần A Hàm. Bắc truyền mà Trung Quốc, và có không ít bắc truyền Việt Nam không tiếc lời nguyền rủa cái bộ phận A Hàm, nói đó là cái thứ giáo lý tiểu thừa dành cho mấy cái tay mà coi như hạ căn, độn trí, tiêu nha, bại chủng, mạ khô, giống thúi. Chưởi là chưởi vậy thôi, chứ các nhà phiên dịch, các nhà biên tập, các nhà xác định họ vẫn giữ lại bộ phận A Hàm đó ở trong Hán Tạng.

Nhưng mà trong khi đó trong kinh, trong bài ............... và ............... Tây Tạng thì không có A Hàm, bộ phận họ bỏ A Hàm, thì mình thấy, may là bên Tam Tạng, Liêu Hạ, Tây Hạ, Khiết Đan, Mông Cổ, Càn Long, Đại Tạng Đại Chính Tân Tu họ còn giữ, bên Tàu còn giữ, nhưng mà bên Tây Tạng thì không. Nhưng mà cũng may bên đây bỏ, bên kia còn giữ, cho nên hôm nay chúng ta còn có được bộ A Hàm. Mặc dù là nguyên bản tiếng Sanskrit không còn nữa. Nhưng mà người ta y cứ vào những mảnh vụn của các văn bản mà tiếng "Buddhist Hybird Sanskrit" thì người ta có thể khôi phục được một ít, ít thôi. "Buddhist Hybird" là hỗn chủng, tức là nó có giai đoạn mà tiếng Sanskrit nó pha trộn với các .. ....... phương ngữ, như là Pāḷi hoặc........... thì cái giai đoạn đó, ba cái này trộn lại người ta gọi nó là "Buddhist Hybird Sanskrit là cái Phạn Ngữ hỗn chủng. Thì hôm nay còn nhiều, còn một phần, ở trong tủ sách của tôi có một vài cuốn cũng là bằng tiếng đó, tiếng "Buddhist Hybird Sanskrit" mà ông....................ổng biên tập lại.

Cuốn mà nói về cuộc đời của Đức Phật, ................. bằng tiếng "Buddhist Hybird Sanskrit", mà dầu cho cái bảng của Tàu người ta bỏ, không phải bỏ, mà người ta đẩy A Hàm xuống vị trí rất là thảm hại, nhưng mà ổng cũng còn giữ đó. Còn bên Tây Tạng thì bỏ hẳn, thì mình thấy rõ ràng đó là, chúng ta nếu mà không có tu học theo tinh thần chính thống, mà cứ "Ôm chân Tổ mà quên Phật, theo lệ mà quên luật. Ôm chân thầy mà quên kinh điển". Thì chắc chắn trong một ngày không xa Phật Pháp sẽ không còn ở đời nữa. Cái gì là di sản của tiền nhân giữ được thì giữ. Bản thân tôi. Tôi là chúng tôi đang nói chuyện, chúng tôi thờ Phật, chúng tôi không thờ Chúa, nhưng nếu mà chúng tôi có trong tay toàn quyền sinh sát, thì chúng tôi cũng không có đành lòng mà phá hủy những công trình kiến trúc gotic của bên cơ đốc giáo, ở Âu Châu, không đành. Và chúng tôi cũng không có nở châm lửa mà đốt hết tất cả kinh sách tinh hoa của các tôn giáo khác.

Thì đương nhiên trong room có người không đồng ý, và các vị sẽ nói với tôi là ba cái thứ tà đạo giữ làm cái gì? Nhưng mà riêng tôi là chủ trương thế này, chúng sinh hể mà cốt nó cốt tà đó, bây giờ mình có đốt mấy cái đó thì nó cũng mọc ra cái thứ tà khác, đốt chi? Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai, nếu mà ai trên thế giới này cũng cho mình cái quyền được hủy bỏ, thiêu hủy những cái thứ mà không hạp với mình, thì nền văn minh nhân loại sẽ còn gì? "Bên Chùa thì đốt kinh Chúa, mà bên Chúa đốt kinh Chùa", thì hỏi còn cái gì trên trái đất này nữa? Điều đó tôi muốn nói rằng, mình phải có sự trân trọng nhất định trên cái gọi là di sản của tiền nhân. Phải có. Phải có tinh thần đó. Phải có. Và đối riêng với Phật Pháp, người Phật tử chúng ta trân trọng bằng cách nào? Truyền thừa. Truyền thừa qua những gì mình học, hiểu, hành trì, trải nghiệm, bắt buộc. Bởi vì chúng ta phải nói rằng sinh ra ở đời này, chúng ta với hai bàn tay trắng ở hai nghĩa, nói về vật chất, có đứa bé nào nó sanh ra đời mà trên tay nó có cầm cục vàng không? Không có. Một xu cũng không có. Còn nói về mặt tâm linh, tinh thần, đứa bé nào sanh ra đời nó cũng chỉ là con búp bê thôi, nó không biết gì hết. Búp bê biết nhúc nhích thôi.
Chúng ta lớn lên chúng ta đi vào đời, chúng ta học được cái này, học được cái kia, là toàn bộ những thứ vay mượn từ tiền nhân hết. Bây giờ các vị ngồi xuống các vị cầm cái bút lên, ai? Ai dạy cho mình cái cách cầm bút vậy? Mình cầm bút nó khác mình cầm đũa, đúng không? Cầm đũa ăn cơm khác chứ. Ai dạy? Ai dạy mình viết chữ a, b, c, f.... ai dạy mình số 1, số 2, số 5, số 8..... ai dạy mình biết cái này là xanh, vàng, đỏ, tím........ cũng là tiền nhân. Tiền nhân hết. Chị mình dạy mình, Mẹ dạy cho chị, bà Ngoại dạy cho Mẹ, đại khái như vậy. Là tiền nhân hết.

Cho nên hôm nay sống ở đời chúng ta phải đồng ý với nhau mấy việc sau đây, thứ nhất thế giới này nó là trong bóng đêm, chúng ta không thể nào mà thấy được gì nếu mà không có ánh sáng. Ánh sáng mặt trăng, mặt trời, ánh sáng sinh học, ánh sáng vật lý, ánh sáng cho tấm thân sinh học.

Còn về mặt tâm linh, tinh thần, chúng ta phải có Trí. Mà Trí-tuệ là nó cần đến đường hướng, nó cần đến là cái lộ trình hoạt động, thì nếu mình là người đời đó là mình nói gì thì nói, chuyên môn của mình là cái gì không cần biết, nhưng mà bách khoa mình càng nhiều thì góc nhìn của mình về thế giới nó sẽ thông thoáng hơn.

Còn nói về đạo, chúng ta không thể nào mà dễ dãi và mạo hiểm, tôi nhấn mạnh hai chữ này. Chúng ta không thể nào "dễ dãi" và "mạo hiểm" giao cái đầu của mình cho một Sư Phụ nào hết. Tinh thần giáo dục cao cấp nhất, hiện đại nhất, không phải là nhồi sọ, không phải là tẩy não, không phải là tuyên truyền, mà là gợi ý. Đạo cũng vậy, đời cũng thế. Đó là gợi ý.

Chúng ta không thể nào đi thờ một người nào đó được, mà trong khi kinh Phật là dạy cho mình bằng những cái gợi ý thôi. Gợi ý cho mình. Chứ Đức Phật không có đặc biệt là nhồi nhét, nhồi sọ, tẩy não mình, Đức Phật Ngài không có làm chuyện đó, coi kỹ trong kinh có chuyện đó không? Ngài chỉ gợi ý thôi, thí dụ như Ngài chỉ gợi ý cho mình thấy rằng:
- Hình như con phải chịu trách nhiệm những gì mà con nói, làm, và suy nghĩ. Hình như, đấy.
- Hình như mọi thứ ở đời nó đều do "Duyên" mà có, mà đã có rồi phải mất đi.
- Hình như mọi thứ ở đời này không có cái gì là một cá thể thực tại độc lập, mà nó là một khối tổng hợp của vô số những thành tố.
- Hình như đời sống mà xô bồ thiếu kiểm soát nó chỉ làm cho con khổ thôi.
- Hình như chỉ có sống trong kiểm soát, trong tỉnh thức, trong Niệm và Tuệ con mới được an lạc và an toàn thôi.
- Hình như con có tệ cách mấy thì trong vũ trụ trời đất này vẫn có vô số người họ hơn con, họ có những thành tựu về Trí-tuệ, thành tựu về đức hạnh, họ không còn đau khổ, không còn hoảng loạn như con nữa.
Đại khái trong kinh cho mình những gợi ý như vậy. Gợi ý như vậy đó.

Và nếu mình tự xét thấy chuyện tu học nó là một nhu cầu lớn, sinh tử là đại sự, tu học là một nhu cầu lớn thì bắt buộc chúng ta phải nghiêm túc. Tuyệt đối không được dễ dãi và mạo hiểm giao mạng của mình cho một cá nhân nào đó, dù cá nhân đó khả kính bằng trời cũng không nên. Không nên. Tất cả chỉ là những tài liệu tham khảo thôi. Tất cả lời dạy chỉ là những gợi ý, những đề nghị chúng ta tự thân lên đường bằng đôi chân của chính mình, bằng ngọn đuốc trên tay của mình.

Nhìn về phía trước, nhìn lên trên, nhìn ra ngoài bằng chính cặp mắt của mình. Chúng ta là những người viễn thị, loạn thị, và cận thị. Chúng ta phải đeo đôi kính đúng với con mắt của mình.
Phải đo. Mắt phải đeo đúng kính. Chân phải mang đúng giày. Chưa kể là áo quần phải đúng ni tấc, thì mình mới thoải mái được. Mà thôi áo quần nó lỡ rộng, lỡ hẹp không sao, nhưng chân mang giày dép mà nó trật ni kỳ lắm, không có đi xa được. Tin tôi đi. Dép mà chậc quá đi xa không được, phòng rộp, chảy máu, đi không được. Tôi biết mà. Tại vì tôi là thầy nghèo mà. Cái gì chứ nghèo tôi là thầy, tôi biết cái đó, mang đôi không có vừa đi không có được. Cặp mắt kính cũng vậy. Mang không đúng kính của mình, mắt của mình mang không đúng thị lực của mình, không đúng thị lực của mình là xài không được. Chúng ta cần có sự hỗ trợ của người khác, của thầy, của bạn, đúng. Nhưng mà ở một cái chừng mực nào đó, tất cả hãy để nó dừng lại ở cái mức hỗ trợ thôi, chứ còn nguồn chủ đạo, chủ lực vẫn là bản thân chúng ta. Chúng ta vẫn phải đi bằng cái đôi chân của mình. Vẫn phải nhìn về phía trước, nhìn lên trên và nhìn ra ngoài bằng chính cặp mắt mình, và trong sương gió của cuộc đời này, chúng ta phải có một trang phục mà phải vừa vặn với mình, cái nón đội trên đầu nó lỏng quá không được, mà nó siết đầu mình như là vòng kim cô cũng không được. Từ trên đầu xuống, cái nón, cái cà vạt, thắt vừa vừa chứ thắt quá nó thở không được. Áo thun, rồi áo T-shirt bên ngoài áo sơ mi, rồi tới dây nịch, rồi tới cái quần của mình, quần dài, quần ngắn, tới đôi tất của mình. Đôi tất cũng vậy. Đôi tất mà tất chậc sao mang? Đấy. Mà mênh mông sao mang? Rồi tới đôi giày. Đấy. Cái gì cũng phải là vừa vặn, chứ mình không thể đi theo người khác, mình không thể sống bằng ni tấc của người khác được.

Cho nên sáng nay tôi đặc biệt giới thiệu với các vị sáu nguồn tài liệu quan trọng. Để kể từ bây giờ, trước khi mà cùng với chúng tôi đi vào từng bộ kinh, thì bản thân các vị có thể hoàn toàn, có thể tự mình tìm hiểu trước, để chi? Để có thể nhìn về Phật Pháp bằng con mắt của mình, đi trên con đường đạo bằng đôi chân của mình. Cái đó rất là quan trọng. Quan trọng lắm luôn. Chúng ta học đạo phải chính thống. Ngoài đời cũng vậy, đừng có nói trong đạo, ngoài đời cái gì cũng chính thống từ chuyện mà học về cơ khí công nghệ, cho đến chuyện nấu ăn may vá, làm vườn, giữ trẻ, cái gì cũng cần có một kiến thức chính thống. Các vị không tin phải không? Tôi chứng minh cho các vị chuyện mà coi trẻ đó, coi trẻ con, chăm người già đó, mình thấy rõ ràng nó có một sự khác biệt rất lớn, của một người có trình độ và người không có trình độ. Tôi biết tôi nói cái này bà con chưởi, nhưng mà giờ tôi lỡ tôi cũng nói luôn, thí dụ như mình thấy có một cái khác biệt rất lớn của những người phụ nữ miền nông thôn và phụ nữ ở phố lớn. Bây giờ tôi đem con, em bé của tôi giao cho người nông thôn tôi cũng ngán, tôi đem bà cụ của tôi giao cho người nông thôn tôi cũng ngán. Ngán. Có cái ngán, ớn lắm. Nhưng mà dân thành phố thì mình thấy nó lanh hơn, nó biết nhiều hơn, mình nhờ chăm con, mình nhờ chăm bà của mình, mình yên tâm hơn. Quý vị thấy không? Chuyện chăm thôi đó. Chăm con nít, chăm trẻ con, chăm người già, là mình thấy cũng phải có kiến thức, phải có cái kiến thức chính thống. Chăm thôi. Chỉ là vệ sinh rồi bồng ẳm, rồi cho ăn, rồi văng màn, thả mùng, đắp mền, chứ có cái gì đâu, có gì ghê gớm đâu? Nhưng mà không phải dễ đâu. Không phải đơn giản. Phải có kiến thức chính thống. Phải được đào tạo chính thống. Dù anh có bằng cấp hay không bằng cấp, tới một tỷ lần tôi đã nói, học vị, bằng cấp nó không phải là tất cả, nhưng kiến thức là tất cả. Kiến thức là tất cả. Vì trên đời này có những người có kiến thức mà không có bằng. Có những người có bằng mà kiến thức không có. Có những người có cả hai, và có những người không cả hai. Nhưng mà chốt lại thì trong bốn hạng người đó mình thấy rõ ràng, trong đó chỉ có hai hạng là xài được là:
- Có kiến thức mà không không có bằng,
- Có kiến thức mà có bằng.
Còn hai hạng kia xài không được. Nói gì thì nói, đạo hay đời, tôi nhắc lại, chăm con nít hay là chăm người già, xin lỗi, thú cưng kìa. Thú cưng có kiến thức nó khác, đừng có tưởng dễ, mấy con Chihuahua khó chìu lắm, mấy con mà mấy con chó bông, mấy chó xù khó chìu lắm, không phải là mơ mơ, không phải mình đem kiến thức nông thôn mà mình chăm được mấy con chó bông đâu, tôi biết mà, tôi biết mấy con chó bông khó lắm, thấy nó vậy chứ khó lắm.

Tôi về............. gia đình đó quen với tôi, nhiều năm rồi, 10 năm, tôi quen họ có một con chó bông xù, tôi biết hồi nó còn bé, bây giờ nó lớn, nó già rồi, nó già mà mình đi bao xa về nó vẫn nhớ mình.
Mình vừa về tới là nó thấy đứng cửa là nó cào, nó cào cửa, và mình ngồi là nó lăng quăng dưới chân mình, có nhiều khi nó tót lên người của mình, nó tót lên người mình nó ngồi, mà có cái này hay nè, nhờ gia đình đó tôi biết chuyện, tôi hỏi họ, anh chị làm gì mà nó không có mùi? Anh chị đã làm gì, đã chăm nó kiểu gì mà nó không có mùi? Tắm nó mỗi ngày thì không được. Làm sao tắm mỗi ngày được, nó là lông xù mà, thì họ mới nói cho tôi biết một chuyện, họ nói đừng cho nó ăn đồ ăn của mình. Đồ ăn của con người á, đừng cho nó ăn chung. Nó có Dog food riêng của nó, nó có thức ăn riêng của nó, ăn nó không có hôi, tắm thì trung bình tuần lễ 10 ngày tắm/ lần, đúng. Nhưng mà hãy cho nó ăn đồ ăn của tụi nó, nó không có hôi như đồ ăn của mình. Đại khái như vậy. Thì cái chuyện nhỏ xíu vậy mà cũng làm cho tôi cũng giật mình. À, thì ra mình tưởng nuôi chó nó dễ? No. Khó lắm. Mấy con mà nhất là mấy chó kiểng, chó đắt tiền mệt lắm, không phải ai cũng nuôi được.

Thì tôi nãy giờ tôi cố ý tôi lạc đề, cố ý lạc đề để cho bà con thấy, chăm người già, chăm trẻ con và coi thú cưng ấy, cũng phải kiến thức. Nói gì là chuyện khác. Cho nên kể từ sau buổi nói chuyện này, thì tuần tới chúng ta sẽ bắt đầu, vào một ở trong sáu Bộ Kinh đó. Và đương nhiên đối tượng mà tôi nhắm đến vẫn là thính chúng không chuyên. Cho nên chúng tôi chỉ giới thiệu cho các vị cái sườn tổng quát thôi. Theo cái cách mà chúng ta đã học ở bộ.... ............. (1:04:53), cách đó là gợi ý cho các vị cái sườn là trong đó đại khái như vậy.

Thì bà con nào hữu duyên và có điều kiện thì đào sâu, và tôi cũng muốn thông qua buổi học giáo lý này để bà con thấy được cái nhu cầu học ngoại ngữ của mình không hề thấp. Và Phật tử cũng phải biết ngoại ngữ. Nếu mà không biết thì dĩ nhiên cũng học được, nhưng mà nó có những hạn chế nhất định. Và cho bà con thấy Phật Pháp nó quan trọng cỡ nào trong đời sống của mình. Hồi trước giờ mình cứ hiểu Phật Pháp biết được thì tốt. Bỏ suy nghĩ đó đi. Không phải biết được thì tốt, mà là phải biết, phải học. Cho dù anh có là người xuất gia hay là cư sĩ. Và thậm chí cho dù anh có là người tin phật hay không, thì kinh Phật, anh có là người tin Phật hay không, thì kinh Phật cũng là một cái di sản tri thức mà anh cần phải biết, như là một ông thầy tu Phật Giáo cũng phải biết cái gì gọi là Lão Trang. Đương nhiên trong room thế nào cũng có người xăn tay áo nhảy vô chống, nhưng mà tôi xác định giữa hai ông Tăng, ông biết Lão Trang là cái gì, nó vẫn tốt hơn cái ông không biết gì. Và mình coi trong kinh điển mình thấy, Ngài các vị mà, như Đức Phật thì khỏi nói rồi, như Ngài A Nan, Ngài Ca Diếp, Ngài Xá Lợi Phất, các Ngài hoàn toàn có thể đối thoại với các du sĩ ngoại đạo, có thể, có thể đối thoại với các du sĩ ngoại đạo, tức là phải có vốn liếng chứ, phải có vốn liếng. Các Ngài không có cực đoan, không có cục bộ, không có phiến diện, không có một chiều. Cái đó là đúng rồi đó. Tinh thần Thánh Nhân là phải vậy. Nhưng mà các Ngài phải có kiến thức, trong Chú Giải nói Ngài Mahakassapa là 7 kiếp liên tục làm học giả Theravāda đó chứ không phải thường. Và mình thấy theo cái cách hiểu của mình bây giờ là nghe nói Đầu Đà, là nói thẳng luôn nha, chắc chuyên tu khổ hạnh, chứ chắc cũng không biết gì nhiều, nhưng mà thật ra ngài Ca Diếp trong Chú Giải nói rất rõ, Ngài là Lục Thông - Tam Minh - Bốn Trí Vô Ngại, Ngài Ca Diếp là tinh thông Tam Tạng kinh điển, Ngài Ca Diếp là tinh thông chứ không phải là biết. Không phải Ngài Ca Diếp là biết kinh Phật, mà là tinh thông kinh Phật, tinh thông chứ không phải biết, biết lơ mơ là không nha. Ngài không biết lơ mơ, tinh thông. Ngài biết không thua gì Ngài A Nan, nghĩa là không có cái gì Ngài A Nan biết mà Ngài Ca Diếp không biết, và điểm đặc biệt nữa đó là bao nhiêu vị cao đồ mà mình thấy rõ ràng là, học kiểu như mình thấy là học giả thông tuệ lung tung, nhưng mà cuối cùng người mà đứng ra tổ chức kỳ kiết tập đầu tiên lại là vị Đệ Nhất Đầu Đà từ trên núi xuống để làm cái việc đó. Các vị thấy không? Thấy người xưa họ tu học kinh khiếp không? Chuyện đó là chuyện của mấy vị Pháp Sư, chuyện đó là chuyện của mấy vị Giảng Sư, chuyện đó là chuyện của mấy cái vị mà Danh Tăng lừng lẫy ở dưới phố, đệ tử đại gia trùng điệp, người ta mới là theo cái tinh thần của mình bây giờ, theo tinh thần làm việc của chúng ta bây giờ, nhưng mà không. Một vị Đệ Nhất Đầu Đà lấm bụi đường, y áo xơ xác, từ núi cao đi chân đất xuống phố nói chuyện thẳng với Vua: "Chúng tôi cần được hỗ trợ một chỗ kiết tập Phật Ngôn, và 500 vị A La Hán dưới sự điều động của Ngài Ca Diếp đã ngồi lại với nhau làm chuyện kiết tập kinh điển xác định và trùng thuật cái gì là lời Phật, là Phật Ngôn, khiếp không? Khiếp lắm luôn. Mình đọc kỹ đó mình mới thấy khiếp. Chứ mình nghĩ Đầu Đà là chắc chỉ biết có cái bình bát, cái y rách thôi, bàn chân người ta rách bươm máu không, mình chỉ nghĩ như vậy, nhưng mà không. Đúng mức trong kinh Phật. Theo Ngài Na Tiên nói, tất cả bên Tàu nói là những người tu là Trưởng Tử của Như Lai. Còn Ngài Na Tiên Ngài nói khác. Tất cả người đi tu là Hoàng Tử của Như Lai. Coi kỹ tôi có nói đúng không? Ngài nói như vậy : " Hoàng Tử", Ngài nói những vị mà tu hành ngon lành đều là Hoàng Tử. Hoàng tử của Đức Như Lai. Còn bên Tàu kêu là "Trưởng Tử" thôi. Còn đây là Hoàng Tử. Còn giáo như bên Catholic á người ta gọi các vị Hồng Y là những vị Hoàng Tử, Hoàng Tử của tòa thánh, những vị có khả năng được bầu bán vào ghế Giáo Hoàng. Gọi là nhân tuyển thích hợp nhất, và cũng là duy nhất để được bầu và ghế Giáo Hoàng, để được người ta cân nhắc, chọn lựa vẫn phải là các vị Hồng Y. Các vị là những vị Hoàng Tử. Còn bên đạo Phật mình là những vị tu đúng, học đúng, hiểu đúng, những vị đó được gọi là những Hoàng Tử, Ngài Na Tiên gọi như vậy đó. Rồi. Ok. Để mở mắt coi bao lâu rồi? Rồi. Đúng là một tiếng đồng hồ, sáng nay đề tài nó lan man như vậy đó, để cho bà con biết rằng lộ trình sắp tới của chúng ta sẽ đi là con đường nào? Và sẽ dẫn về đâu? Ok. Chúc các vị một ngày vui.

🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
☘️ Kính mời nghe trực tiếp bài giảng tại đây:

https://www.youtube.com/live/QC5zPqMz2yo?si=q06qkaJmre_m85sj

---------------------------
Chúng con xin Cúng dường Đức Thế Tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự hành đạo. Con nguyện sự chia sẻ Giáo Pháp nầy là nhân duyên giúp cho hàng Phật-tử chúng con và gia quyến thoát khỏi sự Khổ Thân, thoát khỏi sự Khổ Tâm, đoạn tận Phiền Não, tránh mọi sự cám dỗ hướng Tâm Đến Giác Ngộ, Giải Thoát Niết Bàn. 🙏🙏🙏

Youtube video
Xem thêm:

← Giáo Lý Căn Bản