Lớp Phật Pháp Căn Bản 45 Thứ Năm, ngày 05/12/2024 Kalama tri ân đh Nguyễn Thị Ngọc Ánh ghi chép. Sắc uẩn & Sắc pháp Kể từ buổi học hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo cái bộ Sammohavinodanī, sớ giải của cái bộ Vibhanga. Bộ A Tỳ Đàm thứ hai trong tạng A Tỳ Đàm. Trong cái bộ này, thì có cái nội dung là giải thích về 18 vấn đề giáo lý căn bản nhất. Có nghĩa là một cái người không biết gì hết về Phật pháp thì có thể thông qua 18 cái chủ đề này để có thể hiểu được cái gì là Phật pháp. Hiểu được những vấn đề căn bản: - Mình ở đâu mình tới. - Mình là ai trong cuộc đời này. - Mình là cái gì trong cuộc đời này. - Từ đâu mình tới, mình sẽ về đâu. - Và cuối cùng, ngay bây giờ mình phải làm gì? Và sống ra sao? Đó là những cái câu hỏi lớn. Còn những vị học ba mớ. Thí dụ như là bắt chước Thánh Hiền nói là bị trúng tên rồi không lo tháo mũi tên, rồi đi tìm hiểu cái này, cái kia chi. Đó là bắt chước Thánh Hiền. Và họ không hề hiểu câu đó, họ không hề hiểu câu đó. Cho nên họ chủ trương là không cần học gì hết, cứ ăn rồi cứ chơi nhỏng nhỏng vậy đó. Ai kêu học thì nói học làm chi. Uẩn ,Xứ, Giới, Đế, rồi Bát Chánh Đạo, Thất giác Chi, học làm chi bởi vì mình đang bị trúng mũi tên phiền não thì mình cứ lo nhổ mũi tên đó ra. Còn học cái đó giống như mình học cái vô ích. Mình tìm hiểu coi ai bắn mình, rồi người đó là nam hay nữ, già hay trẻ. Họ hiểu cái câu đó như vậy. Cho nên dầu là ông sư hay cư sĩ không cần học gì hết, ăn rồi cứ nhỏng nhỏng vậy đó. Ai kêu học thì nói tôi đang nhổ mũi tên thôi. Nhưng thật ra mình muốn nhổ mũi tên mình cũng phải có cái cách, đấy. Cái phần này họ lại quên. Tôi đã nghe nhiều lắm, tôi nghe nhiều lắm. Học được có mấy câu hà. Thí dụ: “tiền bạc là phù vân” cho nên là vợ con đùm đề chớ không lo đi làm ăn gì hết, cứ lượm được có câu “tiền bạc là phù vân”, cứ không thèm làm ăn, rồi cứ đi nhậu, uống cà phê, cà nhỏng, cà nhỏng, cầm cây tăm, cầm tờ báo vậy đó, mà ai kêu đi làm ăn thì nói trời ơi “tiền bạc là phù vân”. Đó là bắt chước người ta nói mà mình không hiểu câu ý nghĩa là gì. Đó “tiền bạc là phù vân”. Rồi tới hồi vô đạo thì học được mấy câu thí dụ như là học mà, “tu mà không học là tu mù. Học mà không có tu chỉ là cái tủ sách biết đi”. Họ học có câu đó thôi nhưng mà họ quên cái câu sau, họ quên cái câu mà “tu mà không học là tu mù” họ không biết, họ chỉ biết có một câu “học không tu là cái tủ sách”. Cứ học ba mớ, ba mớ vậy đó. Rồi học được cái câu của Ngài Trần Nhân Tôn là: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch. Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. Không cần học hành, không cần tu hành gì hết, cứ đói thì ăn, mệt thì ngủ, thì trong nhà có sẵn châu báo rồi cần gì đi tìm ở đâu, thì sống như vậy đó, đói ăn khát uống đó chính là thiền. Họ hiểu vậy đó, không cần học gì hết, cứ đói ăn khát uống sống… xin lỗi nha, sống như con thú vậy đó, gọi là thiền. Hiểu vậy đó. Thì 100 triệu dân Việt nam là mình qua tiếp xúc, mình không tiếp xúc hết nhưng mà mình có thể đánh giá một cách tổng quát là 99% dân Việt nam là thích tiếp cận vấn đề theo cái kiểu đó. Lười tư duy, ngán tư duy, và từ đó nó dẫn đến thiếu nền tảng, thiếu tư duy, cái này nó làm duyên cho cái kia. Do lười cho nên không có trang bị nền tảng, mà do thiếu nền tảng nên nó lười, mà do lười nên nó thiếu, do thiếu nên nó lười. Bây giờ mình không biết cái nào nó bắt đầu cho cái nào, mình không biết. Nhưng mà cái não trạng của người Việt Nam mình là 99,9% thích tư duy cái kiểu đó cho nó nhẹ cái đầu. Cho nên mình cái gì chứ chính trị là một, tôn giáo là hai, triết học là ba, là mình không nên đụng tới. Mình chỉ là kinh tế, khoa học thôi. Kinh tế để kiếm tiền sống hưởng thụ. Còn khoa học là để nghiên cứu này kia cho vui với quốc tế cho vui vậy thôi. Chứ còn chính trị, tôn giáo, triết học, tư tưởng là đừng có rớ tới, bởi vì cái não trạng của mình vốn dĩ là nếu mà nói một cách hơi tâm linh là mình nằm trên cái cuộc đất đại kỵ cái sự minh triết và thông tuệ. Cuộc đất của mình là “sơn bất cao, thủy bất thâm”. Đất Việt Nam là “sơn bất cao, thủy bất thâm”. Núi của mình so với trong khu vực nó không có đủ cao, và nước của mình thì nó không đủ sâu. Thí dụ như mình thấy Thụy Sỹ đi, nó nhỏ xíu nhưng mà nó những cái hồ trên 300m như lake Leman trên 300m, còn như cái hồ Brienz hay hồ Thun là hai trăm mấy không, 250, 260 hay 210. Còn cái Hạ Long mình đó thì tầm tầm dao động đó là khoảng 3m, 2 đến 3m. Cái độ sâu của Hạ Long tương đương với hồ Inle của Miến Điện vậy, nó là cái vũng, chứ nó không phải là cái hồ, nó là cái vũng, tệ lắm. Bây giờ cộng với 1m50 rác nữa thì Việt Nam, cái Hạ Long của mình còn khoảng chừng 1m50 nước. 1m50 nước, còn 1m50 rác. Mình là “sơn bất cao, thủy bất thâm”. Thì tôi bắt đầu bài giảng A Tỳ Đàm mà tôi nói những cái chuyện rất là đời thì bà con sốc, nhưng mà mình phải cam phận như vậy, rồi nguyện chuyển kiếp, chứ còn mà tiếp tục trong cái não trạng hiện tại thì không khá nổi, cứ ba mớ, ba mớ vậy đó, OK. Cái vấn đề đầu tiên trong 18, vấn đề đầu tiên trong cái 18 cái chủ đề lớn của cái bộ này nè, đầu tiên nói về UẨN. Tôi xin nói trước, Đức Phật có rất là nhiều cách để mà phân tích, giải thích, để mà trình bày về cái gọi là vũ trụ và chúng sinh mà để làm chi? Để chúng sanh họ chán, họ buông, họ chán, họ buông khi mà không còn thích cái gì nữa đó thì không có tiếp tục tạo dựng ra cái mới để mà tiếp tục khổ, đó là nói xa, còn nói gần là khi mà không có tiếp tục thích nữa thì sẽ không có cái ghét, không có cái bất mãn. Mà trên đời này, không có ai hạnh phúc cho bằng cái người mà không còn thích và không còn ghét. Mình học cho nhiều, mình học gọi là thiên kinh vạn quyển nhưng mà cuối cùng mình quên một chuyện rất là quan trọng đó là lời Phật. Phật dạy rằng do mình không hiểu đúng cái bản chất của vạn vật cho nên mình mới có thích cái này và ghét cái kia, mà thích ở đâu thì cái ghét nằm dính chùm ở chỗ đó, hễ có thích là có ghét, mình thích cái gì thì mình sẽ ghét cái ngược lại, mà mình ghét cái gì thì mình sẽ thích cái ngược lại. Mà hễ mà mình không theo đuổi được cái mình thích bèn khổ, mà không trốn chạy được cái mình ghét bèn khổ. Mà có mấy ai trên cuộc đời này từ con heo, con lừa cho tới ông hoàng bà chúa, từ con heo, con lừa, con lợn, con lừa đó, cho tới ông hoàng, bà chúa có mấy ai, có mấy ai mà có được cái mình thích, và tránh được cái mình ghét. Thế là đời đương nhiên, mặc nhiên trở thành biển khổ là chỗ đó, mà ở đâu nó ra cái mới vừa nói xong là do không hiểu Bốn Đế, không hiểu được mọi sự là khổ. Khổ cảm giác và khổ bản chất không hiểu, từ đó nó mới có thích và ghét. Không hiểu rằng mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất đi và mọi hiện hữu, mọi thứ tồn tại trên đời này từ con người cho đến vạn vật vô tri. Mọi hiện hữu nó đều tồn tại trong cái hình thức một khối tổng hợp không có gì là một. Cái này rất là quan trọng, mọi thứ chỉ là một khối tổng hợp do Duyên mà có, rồi cũng do Duyên mà nó mất đi, rồi nó tái hiện lại, tái hiện, tái hiện và người ta gọi cái vòng tròn tái hiện đó là luân hồi chỉ vậy thôi. Cho nên Đức Phật, Ngài tùy trường hợp, tùy cái căn cơ của người đối diện mà Ngài tìm đủ cách để mà phân tích, giải thích về cái thế giới này, cái vũ trụ này và từng hạt cát, từng ngọn núi, từng chúng sinh, Ngài nói rất rõ, Ngài nói tất cả chỉ nằm gọn trong 5 UẨN thôi, không có cái gì nằm ngoài 5 UẨN. Ở một lúc khác Ngài nói rằng từng cái ngọn cỏ, từng cái hạt cát cho đến vô lượng vũ trụ, mặt trăng, mặt trời, tinh tú, thiên thể, kinh rạch, sông ngòi, bò bay máy cựa, phi cầm tẩu thú tất cả đều không nằm ngoài 6 căn, 6 trần, tùy chỗ, tùy chỗ mà Ngài nói. Thì hôm nay mình học về 5 UẨN là cái trường hợp mà Đức Phật Ngài trình bày cái thế giới này, cái vũ trụ này và vô lượng chúng sinh thông qua con số 5 nhớ. Dầu chúng ta có là một ông Tiến sĩ vật lý hay là một ông Tiến sĩ sinh vật, Tiến sĩ hóa học. Ba cái vật lý, hóa học và sinh vật, thì cái cách hiểu của chúng ta về thế giới này không đủ để chúng ta chán sợ, buông bỏ, không đủ, phải thông qua cách nói của Đức Phật mình mới buông, có nhiều cách nói. Một vấn đề mà có nhiều cách nói nó sẽ cho ra chúng ta những cái tâm trạng, những cái nhận thức, những cảm xúc khác nhau. Nó có nhiều lý do để Đức Phật giảng về thế giới này theo cái cách mà mình thấy trong Kinh, nó có nhiểu lý do lắm: - Một là theo căn cơ của người đối diện thời đó, lúc đó, chỗ đó thì phải nói như vậy họ mới hiểu, thời Ngài đó. - Thứ hai phải có cách nói riêng như vậy đó để không có bị nhầm lẫn với cách nói của thế gian. - Thứ ba trong cái cách nhìn mà rốt ráo nhất thì phải nói như vậy, phải nói như vậy, một cách nói mà nó nằm ngoài mọi cái biên tế, bờ mé, nó nằm ngoài mọi cái biên kiến, lề phải, lề trái, một cái cách nói hoàn toàn vô tư, vô tâm và trung lập, độc lập, đấy. Toàn bộ Phật pháp không hề có một chỗ nào mà Ngài kêu gọi mình thích cái này, ghét cái kia, mà Ngài chỉ kêu gọi mình tháo gỡ thôi. Ngài chỉ cho mình thấy cái thích cái ghét này là ảo giác, là vọng tưởng. Ngài chỉ xác định cái điều đó để mà mình buông. Buông này có hai: - Không tiếp tục thích nữa. - Không có tiếp tục bất mãn nữa. Mà nó xui một chỗ, là như tôi đã nói do cái tiền nghiệp và cái khuynh hướng tâm lý chúng ta đã sinh vào mảnh đất chữ S, chúng ta lớn lên trong một cái môi trường tôn giáo, xã hội và chính trị không cho phép chúng ta tư duy như là bao nhiêu đồng loại trên hành tinh. Chúng ta có kiểu tư duy rất là lạ. Tại sao người ta chống tôi bởi vì cái cách nghĩ của tôi nó không thuộc về Âu Lạc, nó không thuộc về tư duy của Âu Lạc, nó không thuộc về tư duy của con rồng cháu tiên, nó không thuộc về cái mảnh đất có hình chữ S. Và nó có hai cái trường phái: - Trường phái một, chủ trương không học gì hết, ăn rồi nhỏng nhỏng nhỏng theo cái tinh thần của cái hiểu sai đó, tinh thần của câu kệ mà “Cư trần lạc đạo” mà hiểu sai, không cần làm gì hết, mà ăn rồi nhỏng nhỏng đó là Thiền đó. Đó là nhóm một. - Cón nhóm hai là hiểu Phật pháp theo kiểu mọt sách, tôi xin nói rõ, trong bài giảng này dù có thể rất là nặng lời. Đó là cái giáo lý về 5 UẨN nói riêng và tất cả những vấn đề khác nói chung. Khi mà chúng ta…,cái giáo lý về 5 UẨN nói riêng và tất cả những vấn đề giáo lý khác nói chung, nếu mà chúng ta tiếp cận nó mà bằng cái bệnh, mang cái bệnh học giả trong người đó, thì học cho vui chứ nó không có tu được. Nó kẹt vậy đó, đấy. Mà tìm hiểu Phật pháp theo cái cách mà thăm ghé và tham quan thì cũng không tu được, nó kẹt lắm luôn, thăm ghé và tham quan không được mà chuyên sâu, chuyên sâu bằng cái tâm thế của một học giả đó, đào xới, bươi móc theo cái kiểu học giả thì nghe nó sang lắm, cũng không tu được, cũng không tu được mà theo lời Phật, phải được tiếp cận bằng cái tâm tình của một cái người mà khát nước đi tìm nước, lạc đường mà đang dò bản đồ, một người bệnh mà đang đi tìm thuốc. Đang đi lạc đường trong rừng thì mình phải toàn tâm, toàn ý để tìm cách ra khỏi rừng, đang bị bệnh thì phải toàn tâm, toàn ý để mà chữa bệnh, thì trong tâm tình đó thì mình có thể tránh được những cái lỗi không cần thiết. Còn đằng này nếu mà mình đến với Phật pháp bằng cách tâm thế của một cái người mà thỉnh thoảng thăm ghé và tham quan hay là của một con mọt sách thì mình làm sơ cứng chân lý. Chân lý vốn dĩ nó không có vuông cạnh, vuông góc như là mình thấy. Đây là lý do tại sao mà có những vị họ có ác cảm với A Tỳ Đàm, ác cảm với cả cái người học A Tỳ Đàm, là vì sao? Là vì có người họ đến vói A Tỳ Đàm xong họ văng ra họ vuông vứt, họ có cạnh, có cạnh, có góc là chết rồi. Trong A Tỳ Đàm có đến những thực tại sinh động mà đằng này mình học sao đó.. Bữa nay cho tôi nói một bữa là không có dám về Việt Nam luôn, nha, đó là: Tam Tạng, cái Tạng Luật nguyên thủy thông minh lắm, minh triết lắm, Đức phật cấm Tỳ Kheo không có giữ thức ăn qua đêm, xong. Không có giữ y dư tức là anh chỉ đủ để mặc thôi, anh không có cần, không có nên giữ dư, xong, xong chưa. Rồi anh là anh không có được tiếp xúc riêng với phụ nữ, xong. Anh không có sở hữu tài sản, ruộng đất, nhà cửa, chỉ nói vậy thôi. Và nếu anh thật sự anh có lòng tu, anh chỉ thấy có một câu vậy là anh hiểu rồi: - Không giữ thức ăn qua đêm. - Rồi không ăn quá giờ nè. - Không tiếp xúc phụ nữ nè. - Không giữ tiền bạc châu báo nè, - Không sở hữu ruộng đất, xong. Đằng này là tiếp cận mấy cái đó bằng cái đầu học giả, các vị coi cái bộ Vinayamuka của Thái và vô vàng những cái thi ca của Tạng luật. Tôi biết tôi nói cái này là tôi đụng tới một rừng người gọi là học giả. Nếu mình có lòng tu, người ta nói vậy là đủ rồi, NO. - Phân tích ra đủ thứ, thí dụ như không ăn chiều, là cái chuyện thứ nước trái cây là xay ra rồi giả, rồi đâm rồi phải đi lọc, đi lượt 8 lần, 15 bận chi vậy? chi vậy? mình phải hiểu không ăn là được rồi, mắc cái chứng gì mà phải bày ra rồi. - Bắt đầu khi không có tiếp xúc với phụ nữ là thế nào là không tiếp xúc với phụ nữ là ngồi cách nhau bao nhiêu gang, bao nhiêu tấc, bao nhiêu cm, bao nhiêu inch, bao nhiêu yard, bao nhiêu feet chi vậy? tránh là được rồi, mà hiểu tại sao Ngài dạy mình trách? không, phân tích tùm lum hết. - Rồi Sīmā, Ngài quy định một vị Tỳ kheo, các vị Tỳ kheo vì cái tinh thần hoà hợp và thanh tịnh, thì khi mà có mặt cùng trên một cái mảnh đất mà người ta cúng dường, thì mỗi khi làm tăng sự có một cái sự vụ gì cần phải giải quyết thì cùng ngồi lại với nhau, chứ không có nên vị nhúm, nhúm, nhúm thiếu tình đoàn kết mà làm sao mà làm được cái chuyện mà ngồi lại với nhau đây, dựa vào đâu mà ngồi lại với nhau. Thế là Ngài quy định thôi bây giờ làm cái Sīmā, làm cái cương giới Tăng sự đi, anh em mỗi lần có chuyện gì cần làm việc chung với nhau thì thôi cứ tập trung hết trong cái miếng đất quy định đó. Cái đó gọi là Sīmā là cái cương giới để mà làm việc, cái khu vực để mà hội họp đấy. Công ty, hãng xưởng người ta còn có cái văn phòng, có cái hội trường, có cái conference room mà phải không? thì ở đây cũng vậy, thì Chư Tăng xác định đây, chỗ này nha, chỗ này gọi là Sīmā nè, đây. Nhớ nha, Anh em có chuyện gì là vô trong đây nha, xong. Đằng này chỉ riêng cái vụ sīmā đó là không biết bao nhiêu ngàn cái, nói mênh mông hà xứ, tôi biết tôi nói này ra nó chạm tới mấy ngàn năm lịch sử phật giáo, rảnh quá, rốt cuộc cái chuyện rất là đơn giản chỉ xác định với nhau đây là mảnh đất cương giới tăng sự anh em có chuyện gì cứ vào trong đây ngồi chứ, đừng có lang bang cha này ngồi đây, cha kia ngồi đằng kia nó mất cái tình, nó mất đi cái hòa hợp và thanh tịnh. Thanh tịnh thì có thể có nhưng mà nó thiếu hòa hợp làm sao mà được gọi là Tăng, cái bản thể của Tăng là gì? Là hòa hợp và thanh tịnh. Anh thanh tịnh bản thân anh là OK, nhưng mà anh thiếu đoàn kết hòa hợp thì anh làm sao làm nên là Đức chúng như hải, làm sao làm nên cái biển biển Tăng đoàn được. Tăng đoàn là một cái biển, biển đạo tình, cái biển giải thoát. Trăm mối phải gom về một mối, chỉ đơn giản vậy thôi, mà vẽ vời riết bây giờ nó nẩy ra những cái dị kiến rất là quái đản. Thí dụ như là muốn làm cái Sīmā là phải cắt dây điện bởi vì không muốn cho nó liên hệ cái gì bên ngoài hết, cắt dây điện, cắt ống nước, rồi mé, rồi tỉa mấy cái nhánh cây mà đưa vô cái khu vực mà đang làm lễ Sīmā đó cũng không được, mấy nhánh cây đưa vào cắt luôn, rồi dây điện, dây đốp cắt hết, mà xin lỗi chứ cắt được bao nhiêu thì miếng đất của anh nó nằm ở trên đại địa sơn hà, anh cắt anh tách là tách được cái gì? Anh chỉ tách là tách được ba cái dây điện với nhánh cây thôi, vậy đó mà cũng nghĩ ra được để mà ghi trong sách Luật, Luật của đời sau, chứ Luật Nguyên Thủy không có rối như vậy, đấy. - Còn y dư nếu anh có lòng cầu giải thoát không muốn tích lũy tài sản thì anh chỉ cần một bộ y trên người và một cái bộ y secours (dự phòng) đủ rồi, OK, không, chỉ riêng về cái phần mà giảng cái y, thế nào là y dư, là bao nhiêu ngàn trang, rồi còn bài ra bao nhiêu chuyện rối. Thí dụ trong luật có cho phép mình trường hợp ngoài cái mùa Tăng y nó có cái akālacīvara y ngoại thời. Y ngoại thời thì là ngoài bộ y trên người, ngoài cái bộ secours, giả sử có người cho thêm thì mình nên làm phước hết, vậy thôi, mình cho hết đừng có giữ. Rồi trong luật, luật đời sau mới cho thêm cái vụ là được quyền gửi. Gửi có nghĩa là bây giờ tôi không được quyền giữ, cho tôi gửi ai đó, mai mốt tôi cần tôi lấy lại tôi xài, gọi là Kappiya, chi vậy. Mình nghĩ tinh thần của Đức Phật, tinh thần của Ngài Xá Lợi Phất, tinh thần của Ngài Ca Diếp có cái việc đó không? không, không có. Còn đằng này mình tìm cách, bây giờ mà mình gửi, mình gửi có nghĩa là bây giờ trên nguyên tắc tôi đâu có giữ nhiều, tôi giữ cái trên người tôi với cái extra thôi mà bây giờ người ta cho nhiều quá tôi kiếm người tôi gửi đặng cho tôi đừng có phạm. Như vậy mình đã hiểu sai rồi, hiểu sai cái câu, cái điều luật là không giữ y dư, rồi mình không cho giữ tài sản cái mình có đi đâu mình dắt cái thằng Kappiya theo nhờ nó cất dùm, mà rồi mình cho đó là luật, lạ lắm, rất là lạ cho nên bữa nay tôi cố ý, cố ý tôi nói lạc đề. Cái vấn đề 5 UẨN cũng vậy, mình hiểu theo kiểu mọt sách là chết rồi, người ta nói rất là đơn giản thế giới này chỉ có lúc Ngài nói thế giới này và vô lượng chúng sinh nó chỉ là Danh sắc thôi, nó chỉ là Hồn với Xác thôi, hết. Có chỗ Ngài nói 5 UẨN, có chỗ 6 Căn, 6 Trần, chỗ Ngài nói là 18 Giới, 6 Căn, 6 Trần và 6 Thức, đấy. Chỉ vậy thôi. Rồi còn có chỗ Ngài nói gọn đó là ba cái mẫu đề tam, có lúc Ngài nói thế giới này chỉ có thiện, ác và vô ký. Có lúc Ngài nói thế giới này nó chỉ là vấn đề cảm thọ thôi, [22:20] [22/12/2024 - 03:07 - anhlibrary] gọi là thế giới này nó chỉ là đường ra và đường vào [pali] chỉ vậy thôi. Mà đằng này đó là mình vẽ vời, mình thêu dệt, riết rồi cái kẻ mà sơ cơ nó bước vào đạo nó bị rối. Họ nhìn vô, trời ơi cái đạo đọc cả buổi mà không thấy cái đường giải thoát, đọc cả buổi không thấy đường giải thoát, mà nó xui một chỗ, chứ phải mà họ dời con mắt qua 1mm họ đọc vào Chánh kinh lời Phật thì nó trong sáng mà nó gọn gàng mà nó căn bản biết là bao nhiêu. Mà nó xui một chỗ, không có sớ giải thì có nhiều cái điểm gút mắc người ta không có hiểu, nhưng, đọc cái chú giải của đời sau nhiều quá làm mình rời xa cái bản gốc của lời Phật. Chẳng hạn như hôm nay để giảng cái phần này bắt buộc tôi phải đọc sớ giải, chứ cái đầu bư của tôi làm sao mà có thể giảng về 5 UẨN cho bà con được, tôi phải đọc sớ giải. Nhưng tôi có một chuyện mà tôi cố ý tôi lạc đề và làm mất thời gian đó là xin bà con nhớ, tất cả cái gì là tham khảo thì mình dừng lại ở mức tham khảo chứ không có nên nâng nó lên cái chân lý tuyệt đối là hằng số bất biến là chết, nha. Thì ở trong …tôi đọc, tôi giựt mình là ở trong sớ giải người ta có nhiều cái chỗ ngoài những cái râu ria mà mình cần phải xét lại đó, thì cũng của đời sau thôi, thì có những cái chỗ cực kỳ minh triết, chẳng hạn như mình thấy cái cách hiểu về 5 UẨN cực kỳ máy móc, cực kỳ là kinh viện, đấy. Cực kỳ kinh viện, cực kỳ máy móc của đời sau, nó không thể là cái lộ trình, cái hiểu biết đó không thể là cái nhận thức, nó không đủ là cái lộ trình giải thoát, nó không đủ, vì mình học rất là máy móc. Mình học sao mà người ta liếc vô A Tỳ Đàm người ta nhìn người ta thấy: sao không có nghe cái mùi giải thoát và không thấy bóng dáng Đức Phật ở đâu hết, mình thấy toàn là đọc như là đọc giống như là đọc cuốn sách đại số vậy đó. Nhiều lắm quý vị không có tin. Quý vị vào trong Internet quý vị đánh dùm tôi cái chữ Vi Diệu Pháp, A Tì Đàm dùm tôi đi, mình không khéo mình liếc vô mình thấy mình dội liền, đấy. Trong khi đó cái giáo lý A Tỳ Đàm là một trời, một biển, một trời, minh triết và thông tuệ giáo pháp được trình bày rất là, không phải rất là mà sâu sắc nhất như có thể, thế giới được trình bày sâu sắc. Nhưng phải là nguyên thủy thôi. Thí dụ bài kinh Tứ Niệm Xứ, mình đọc Kinh gốc, nó đỡ nhức đầu. Còn mà đọc ba cái mà của đời sau họ tán, kinh nghiệm cá nhân của mấy thiền sư đó, đem dò, đem so lại với kinh gốc nổi da gà. Mình không ngờ, là biết bao nhiêu người cũng nhân danh là Tứ Niệm Xứ mà họ đã đẩy Tứ Niệm Xứ đi về cuối trời miên viễn chiêm bao, đấy, OK. Bây giờ mới bắt đầu vô trong cái bài giảng nè. Tức quá mà phải cho nói, tức quá phải cho nói, mà không phải nói để giải tỏa đâu mà cũng để hỗ trợ cho những bà con sơ cơ, sơ cơ khi mà mở Kinh lên khi mà sao không có cái mùi tu hành phải biết là mình: một là mình có vấn đề, hai là mình đang coi nhầm tài liệu rồi. Coi nhầm của mấy cha học giả, mấy cha mọt sách, mấy cha tán tụng mà về Kinh điển mà tán riết hồi đẩy Kinh điển rời xa Phật. Y Kinh giải nghĩa thì Tam Thế Phật oan. Ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết. Giảng y từng chữ, từng chữ “one by one”, là nói oan chư Phật. Mà Chư Phật không có cạn như vậy đâu, nhưng mà rời Kinh một cái là thành lời ma liền “Ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. OK. Rồi bây giờ mình nói đến cái 5 UẨN, cái lộ trình giải thoát không thể nào, không thể nào có được khi mà mình mù tịch về bản thân, chuyện đó không có. Bởi vì luân hồi là vấn đề của bản thân, mà anh muốn giải thoát là anh phải thay đổi cách nhìn về bản thân, để mà buông nó, anh buông nó anh mới giải thoát được. Thì có nhiều cách để anh hiểu về nó, thì cái 5 UẨN, cái trình bày 5 UẨN là một trong những cách để mà anh hiểu về con người của anh, đấy. Thì ở đây trong trường hợp này thì Đức Phật Ngài dạy là cái gọi là vô lượng vũ trụ, vô lượng vũ trụ và tất cả chúng sinh, nhớ nha, nhớ 8 chữ này: vô lượng vũ trụ là 4, rồi tất cả chúng sinh là 4, cộng lại là 8, 8 chữ này. Tôi nhấn mạnh 8 cái này nó đều nằm gọn trong 5 UẨN: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc ở đây là gì? Là tất cả những gì mà nó không thuộc về tinh thần, nó có mặt và tồn tại và vận hành, hoạt động, xuất hiện, tồn tại, vận hành, hoạt động không có tùy thuộc vào những điều kiện tâm lý, kể cả cái gọi là sắc tâm, cái sắc đó không có thật, cái đó nó sâu lắm. Cái đó tôi sẽ nói ở một cái lúc khác, nhưng mà ngay bây giờ tôi đang giảng cái sắc UẨN, nó là những gì thuộc về vật chất, nó là bản thân của các giác quan vật chất: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân hoặc là đối tượng, đối tượng của 5 giác quan vật chất. Và cuối cùng kể cả sắc tế tuy nó không có thể nhận biết được qua các giác quan vật chất. Nhưng mà cái điều kiện có mặt của nó vẫn là các điều kiện vật chất, đấy, nhớ. Gom chung lại nó được gọi là Sắc pháp. Thì sắc pháp ở trong đây, cái bài kinh này Ngài dạy cho mình là 11 khía cạnh. Sắc pháp nói riêng và 5 UẨN nói chung. Cần phải được quán chiếu, cần phải được quan sát, cần phải được nhận thức, cần phải được ngắm nhìn, cần phải được quán chiếu qua các khía cạnh. Tất cả Sắc pháp xa, gần, thô, tế, thắng, liệt, quá khứ, hiện tại, vị lai, trong, ngoài tất thảy đều là… hễ là SẮC UẨN thì nó có ra sao thì nó cũng là SẮC UẨN, có nghĩa là những thứ mà nó thuộc về vật chất trong và ngoài chúng sinh, trong và ngoài chúng sinh, nhớ nha, ngoài chúng sinh. Tức là những gì mình thấy được, nghe được, ngửi được thì cái đó cũng là sắc pháp, nhớ, thuộc về Sắc Uẩn là 28 sắc pháp mà. Mà tại sao mà có 11 cái khía cạnh thô, tế, xa, gần, quá khứ, hiện tại, vị lai là sao? Là bởi vì một cách căn bản, một cách rốt ráo thì sắc chỉ là những trạng thái thôi, cứng, mềm, nóng, lạnh thôi. Nhưng mà để tháo gỡ cái vọng tưởng, cái tà kiến của chúng sinh thì Đức Phật Ngài đã nhắc đến các khía cạnh thô, tế, xa, gần, thắng, liệt, quá khứ, hiện tại, vị lai, trong, ngoài là sao? Để cho mình thấy rằng bây giờ con có bay bằng cái tốc độ ánh sáng suốt 1000 tỷ năm, bay bằng tốc độ ánh sáng nha mà bay suốt 1000 tỷ năm trong vũ trụ thì những thứ mà con nhìn thấy, con sờ chạm được, nó cũng chỉ là vậy thôi. Nó cũng chỉ là những khối tổng hợp do duyên mà có, rồi cũng do duyên mà mất đi. Bay bằng tốc độ ánh sáng mà trong 1000 tỷ năm nha, tốc độ ánh sáng là 300.000km/giây mà con bay bằng tốc độ đó trong suốt 1000 tỷ (trillion years) năm, thì con cũng chỉ thấy toàn là cái đó không. Những gì con thấy trong 1000 tỷ năm đó nó cũng y chang như những gì con đang thấy trên cái trái đất này, trên cái hành tinh này, có điều nó hơi khác khác một chút. Thí dụ như có những cái hành tinh mà nó đầy kim cương, có những hành tinh nó đầy vàng, platinum, có những hành tinh thí dụ có những cái nơi chốn mà chúng sanh nó uống dầu lửa nó thế cơm, thí dụ như vậy, thí dụ thôi nha, thí dụ. Có những chúng sanh mà nó vuông vứt giống như cái hộp bánh vậy đó, có những chúng sanh nó tròn vo như cái trứng gà, thí dụ như vậy, nó quái đản như vậy. Thí dụ có những nơi mà loài người nó dài thòn như con trùn thí dụ như vậy. Thí dụ như vậy, thì là nó cũng quẩn quanh trong cái nguyên lý đó là đất, nước, lửa, gió, cứng, mềm, nóng, lạnh, nặng, nhẹ, mịn, nhám, chứ không có hơn. Tức là như nó dài thòn như con giun, nó uống dầu lửa để nó sống, ba đầu, sáu tay, mười hai con mắt, xanh nanh, mỏ đỏ thì nó cũng là sắc, thọ, tưởng, hành, thức thôi. Cho nên Ngài nói là xa, gần, quá khứ, hiện tại, vị lai, nó có nhiêu đó thôi. Nó là những cái khối tổng hợp do duyên mà có, rồi cũng do duyên mà mất đi. Cái khối tổng hợp đó ở trong tiếng phạn gọi là khandha, khandha là UẨN, mấy cái em mà bị cái máu học giả tra coi phải không? nó là một khối tổng hợp, nó là một khối tổng hợp dù nó là một sợi tóc, tệ hơn một sợi, một đoạn tóc, một đoạn tóc, một hạt cát, một hạt bụi, bụi mà bụi nhỏ xíu, bụi mà bụi bay trong gió, bụi mà nó lợn cợn trong không khí thì nó vẫn là một khối tổng hợp của các thành tố vật chất, nhớ, nhớ cái đó. Thì tôi cố ý tôi giảng cái bộ này bằng cái ngôn ngữ mà khái niệm cho cái người sơ cơ mù tịt Phật pháp cho họ có cái nền rồi bà con nào muốn sâu thì chỉ có cách thôi, học trực tiếp, thì trực tiếp nó là trực tiếp với bao nhiêu thầy bà mà các vị tin, còn nếu muốn học trực tiếp với chúng tôi thì chỉ có hai nơi thôi đó là Thụy Sỹ, về Thụy Sỹ hoặc là về Kalama và xin nói rõ là phải tháng, phải học tháng thôi, một tháng, 2 tháng chứ còn cái thứ mà tuần học ngày, học ngày cuối tuần đó là không có được. Thứ hai nữa là cũng phải nói thiệt tôi già lắm rồi, tôi già lắm rồi. Mấy ngày nay là nó xuống ký quá xuống, nó xuống không phanh, không biết sao kỳ, mình có cảm giác là tại vì mình là 70% là nước, không biết tại sao nước nó rút, nước nó rút giữ lắm luôn, nước rút thì là đương nhiên nói vậy là mấy cái thành phần mà thù ghét, gọi là các thế lực thù địch thì nói rằng tôi đang kêu gọi tình thương, cũng không phải biết nói sao kỳ, nói để mà xác định rằng thời gian mà chúng tôi làm việc với các vị không còn nhiều lắm đâu, chỉ vậy thôi, để các vị rốt ráo nếu mà muốn học với tôi, muốn gặp mặt tôi để mà trau đổi đó, tham khảo chúng ta không còn nhiều. Tôi đã từng nói là 55 tuổi là tôi ngưng đó mà bữa nay nó còn lết tới bây giờ là đã thất hứa, lỗi nguyện rồi đó. Chúng ta ở đây chỉ học cho cái học tìm hiểu theo cái kiểu mà chung chung, nôm na cho đại chúng nhưng mà vẫn xài được nha, đấy. Trước hết mình học về SẮC UẨN là vậy đó. Học về toàn bộ những cái gì gọi là cơ chế sinh học, cái cơ chế sinh học, rồi cái những thành tố sinh học, những thành tố vật chất trong và ngoài chúng ta, tất cả nó đều gọi chung là Sắc pháp, dầu là sắc pháp đời xưa, ngàn tỷ năm về trước, ngàn tỷ năm sau này, xa cách mấy, gần cách mấy, vi tế hay là thô thiển lộ liễu, trần trụi đến mấy thì vật chất nó muôn thuở nó chỉ là vật chất thôi. Nó có mặt do các điều kiện vật chất, nó vận hành, nó hoạt động, nó tồn tại do các điều kiện vật chất. Rồi mai này cũng từ những tác động vật chất mà nó biến mất. Cái mai này ở đây có thể là trong một phần nghìn giây, trong một phần triệu giây, trong một phút, hai phút, trong một ngày, hai ngày, một tuần, hai tuần rồi nó sẽ mất, nguyên tắc là như vậy. Nó đến do những điều kiện vật chất mà những điều kiện đó nó gồm có mấy? nó gồm: - Do là tiền nghiệp - Do cái đời sống tâm lý - Do môi trường thiên nhiên - Và do cái điều kiện dưỡng tố, nhớ cái đó. Do những cái đó mà nó tạo nên cái gọi là vật chất gọi là trong và ngoài chúng sinh. Rồi tùy thuộc vào cái phiền não, cái thiện ác của mình, đấy, mà chúng ta sanh ra trong cái cảnh giới có hay không có vật chất. - Tùy vào cái tiền nghiệp thiện ác và khuynh hướng tâm lý mà chúng ta sẽ sanh ra trong một cái thế giới có hay không có vật chất, và nếu có thì vật chất đó là vật chất như thế nào? và chúng ta sẽ thích cái thứ vật chất nào, sẽ ghét cái thứ vật chất nào? dễ sợ chưa, nó sâu chỗ đó. - Tùy thuộc vào cái tiền nghiệp và khuynh hướng tâm lý mà chúng ta sẽ sanh về cảnh giới nào, sanh vào cái chủng loại nào, để ở đó chúng ta có vật chất hay không có vật chất, và nếu có là có loại vật chất nào và không có loại vật chất nào và sẽ thích cái loại vật chất nào và không thích cái loại vật chất nào, đấy. Cho nên những cái mình thích ở trong vật chất nó rất là tương đối, nó chỉ là những cái ước lệ và mặc định thôi, mặc định thôi. Thí dụ như mình làm con chim thì mình thấy mình có học về sinh vật mình thấy, mấy nhà sinh vật họ nhìn cái mỏ là họ biết, cái mỏ, với cái móng của con chim, cái con chim mà nó ăn thịt sống, cái mỏ và cái móng của nó khác. Cái con chim mà nó ăn hạt, cái mỏ nó khác. Con chim mà nó ăn côn trùng cái mỏ nó khác. Con chim mà nó ăn cá, cái mỏ nó khác, cái mỏ nó phải dài, rất là đặc biệt, con cò, con vạc cái mỏ nó rất là đặc biệt nó mới ăn cá được. Rồi cái con mà đại bàng, chim ưng nó ăn thịt sống, thịt động vật cái mỏ nó phải khác nó mới xé được, nó mới rứt được, rứt thịt được. Còn cái con ăn hạt, ăn côn trùng, cái mỏ nó phầm, nó khác một tí, đấy. Mà khi mà nó mê, nó sinh ra trong cái hình hài đó thì nó có những cái thích và ghét tương ứng, mình cũng vậy thôi. Mình sinh ra làm con người trong gia đình nào? sắc dân, chủng tộc nào? sanh ra ở vùng miền, khu vực quốc gia, Châu lục nào, bán cầu nào? trong cái môi trường gia đình, môi trường xã hội nào? trong cái bối cảnh, kinh tế và chính trị nào? Thế là, tất cả những thứ đó nó làm nên cái gọi là nền tảng sinh học để mà mình thích cái này, mình ghét cái kia. Hai chị em đều là gái hết, đều là con gái hết. Nhưng mà con chị nó ở phố, con em nó ở quê. Thế là, cái đứa ở quê nó thích những cái lạ lắm, rất là quê, mà cái đứa chị nó ở phố nó thích những cái rất là phố và nó tưởng là nó sang, sai rồi, sai rồi. Tại vì you ở phố, you thích cái đó, you có nhiều thứ để you ngắm nghía so sánh, để mà you chọn lọc, mà you đua đòi. Còn tôi, tôi là một đứa con gái ở dưới quê, tôi em ruột của you nhưng mà tại vì tôi ở dưới quê thì cái thích của tôi, tôi có cái sang riêng, tôi có cái sang riêng, tôi có cái đẹp riêng, tôi có cái chọn lọc của tôi, tôi có cái chọn lọc, có chọn lựa, nha. Chị đừng có nói với tôi là chị nói tôi là cái thứ chân phèn, chân đất, nhà quê. Chị đừng có nói như vậy, bậy lắm, bậy lắm. Chẳng qua là cái môi trường sống của chị do cái bối cảnh, cái hoàn cảnh gia đình của chị, được hay là bị đưa về phố. Thế là chị có những cái thích ghét không giống tôi. Chứ còn nguyên ủy nguồn gốc thì tất thảy đều là đất, nước, lửa, gió, cứng, mềm, nóng, lạnh, nặng, nhẹ, mịn nhám, chứ không có khỉ gì hết. Nhưng mà do cái vọng tưởng chúng sinh, do cái tiền nghiệp và khuynh hướng tâm lý. Chúng ta có mặt ở cái vùng miền, cái không gian nào, ở cái bối cảnh nền tảng nào và cộng với cái khuynh hướng tâm lý. Thế là, chúng ta mới gọi là dán nhãn lên từ từng thứ vật chất, cái này là đẹp, xấu, sang, hèn, cao, thấp, dài, ngắn, trắng, đen, mập, ốm, trong, ngoài v..v. .và trên cái nền tảng đó, chúng ta một đời đấu tranh, chạy vạy, kiếm tìm, và trốn chạy cái này, cái khác. Tưởng là hay lắm, nhưng mà thật ra từ trên trời cao chục mét, 200 mét nhìn xuống nó buồn cười lắm, nó loi nhoi, lúc nhúc, một bầy kiến trên một trái cam, chỉ vậy thôi. Con này thấy nó thấy nó đẹp hơn con kia, thấy cái càng nó khỏe hơn, thấy cái chân nó đẹp hơn, nhưng mà nó là một bầy kiến loi nhoi trên cái vỏ cam sành không có gì ghê gớm hết. Uẩn là phải học như vậy đó, bản chất nó không có gì hết, nhưng mà thông qua cái giả niệm, cái vọng tưởng của chúng sinh, mà chúng ta hình thành nên những tên gọi và khái niệm, chúng ta áp đặt lên đó, gán ghép lên đó cái bảng hiệu và thế là một đời đấu tranh những bảng hiệu đó, một đời trốn chạy với những bảng hiệu đó, đấu tranh để mà trốn chạy cái này, và kiếm tìm cái kia. Xác lập những thang giá trị, đấy, tưởng hay lắm, Sắc Uẩn là vậy. Cái này quan trọng lắm, tùy thuộc vào cái tiền nghiệp của mình. Phước nhiều là sao? Phước có hai loại, có hai loại. Phước đi kèm với Trí và Phước không có đi kèm với Trí, đấy. Cái này mới mệt nè. Có Trí Tuệ nó sanh ra nó biết phải quấy, nó biết tư duy, nó biết thắc mắc, nó biết đặt dấu hỏi, nó biết đặt vấn đề thì nó bớt lún phiền não. Phiền não là gì? Là lún, lún trong những gì thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng và tư duy. Thì cái đứa mà nó bố thí, trì giới, ngồi thiền kiếp trước ấy, mà lúc nó làm mà nó cộng với Trí, nó được ở gần Minh Sư Thiện hữu thì nó sanh ra nó có biết phân tích, nó có biết nghi ngờ, nó có biết đặt vấn đề, nó biết đặt dấu hỏi, thì nó đỡ lún sâu. Còn cái thứ mà nó chỉ biết tạo chút ít công đức mà cái đầu nó không vận dụng đúng mức, nó sanh ra được ba mớ, rồi có một tí màu da đẹp, một tí cái răng đẹp, cặp mắt buồn, môi hờn dỗi, một tí gia cảnh, một tí bối cảnh là nó bèn lún vào trong đó và thậm chí nó làm con giun, nó làm con lợn, nó làm con lừa, nó vẫn thấy nó hay, đấy, nó khổ vậy. Cho nên cái công đức có hai. Người mà không làm công đức thì khỏi nói rồi, chỉ là giun, dế, chó và lợn thôi. Nhưng mà mình đang nói cái loại người mà có làm công đức mà nếu có trí thì nó biết nó còn có thể có khả năng vùng thoát, vùng thoát và vượt khỏi cái vũng lầy, cái vùng tối mà nó đang có mặt. Còn không, là nó loi nhoi ở trong cái đống lầy đó, cái đống lầy đó, cái vũng lầy đó, đấy. Cho nên là tùy thuộc vào cái tiền nghiệp và cái trình độ tâm thức, khuynh hướng tâm thức mà chúng ta sẽ sinh ra trong một cái cảnh giới, trong một cái chủng loại, trong một cái hình hài, trong một cái thân phận mà có hay không có vật chất. Thích và ghét cái thứ vật chất nào và trên cái nền tảng của thích và ghét này nè, trên nền tảng của cái có và không này nè, chúng ta lại tiếp tục mở ra những con đường mới cho một cái hành trình mới, một cái lộ trình mới, một thân phận hình hài mới, một hiện hữu, một cái kiểu tồn tại mới và cứ vậy mà là một cuộc đi không có điểm dừng. Khiếp như vậy, khiếp lắm quý vị, khiếp lắm luôn nha. Cho nên là những cái bậc mà thượng căn, đại trí, người ta thấy cái chỗ này nè, người ta chán cái vật chất, người ta chuyển qua người ta tu thiền. Thay vì hồi đó là người ta thấy là cái này mịn, nhám, nặng, nhẹ, nóng, lạnh, xanh, vàng, đỏ, tím, nam, nữ, đực, cái, trống, mái. Bây giờ họ chỉ còn nhìn nó trên mấy thứ thôi: xanh, vàng, đỏ, trắng và nhìn nó để mà tập trung tinh thần, như cái lá đó kệ cha nó, cái lá me hay lá bàng không thành vấn đề, họ chỉ chú ý đến xanh, xanh, chỉ niệm màu xanh thôi để họ đắc Thiền. Lá me hay lá bàng, lá sen, từ cái lá me cho tới lá sen đối với họ chỉ là màu xanh thôi. Còn mình, mình hưởng thụ vật chất, mình không có tu, là mình thấy là bàng, là sen nó khác lá me cực kỳ nhiều luôn. Nhưng mà đối với anh mà tu thiền thì cái lá me cũng đắc thiền được, ảnh nhìn cái lá me màu xanh, lá me nó nhỏ xíu như cái hột dưa vậy đó cũng đắc thiền được, mà nhìn cái lá bàng, cái lá sen nó to như cái thúng, anh cũng tu thiền được, the same, đấy, the same, nhớ. Ảnh phải vượt thoát khỏi cái niềm đam mê ở trong cái vật chất, phải vượt thoát khỏi nó, đấy. Đây là một nguyện tắc rất là tiểu học, anh muốn vượt thoát cái gì chuyện đầu tiên là anh phải chán được nó cái đã, đấy. Anh phải chán cái tầng hai anh mới lên cái tầng ba, còn đằng này mà anh bị chôn chân, anh bị ghì chặt, bị ôm siết ở cái tầng hai thì làm sao anh lên được tầng ba, chỉ đơn giản vậy thôi. Bữa nay mà giảng hết 5 UẨN nó uổng, uổng lắm luôn, bởi vì nói phớt phớt, chẳng hạn như tên tôi đang nói về thọ uẩn đây. THỌ UẨN là gì? Là toàn bộ cảm giác của chúng ta về tinh thần, về tâm hồn hay là thể xác. Những cái khó chịu, dễ chịu của thân và tâm được gọi chung là Thọ Uẩn. Tôi nói nhanh chút xíu, chắc mấy kỳ giảng sau tôi mới tán ra. Thì 5 Uẩn là gì? Sắc Uẩn là toàn bộ vật chất trong và ngoài chúng sinh. Chúng là bản thân giác quan vật chất hay là đối tượng được nhận biết bởi vật chất, hoặc chí ít cũng là có quan hệ gián tiếp với những điều kiện vật chất thì ta gọi đó là Sắc Pháp, đấy. Thứ hai đó được gọi là Sắc pháp, là Sắc Uẩn hay là Thọ Uẩn, tức là toàn bộ những cảm giác, cảm xúc, tiêu cực và tích cực của thân tâm của chúng sinh. Cái thứ ba là Tưởng Uẩn là toàn bộ những hồi ức, kiến thức, kinh nghiệm, khái niệm, nghe kỹ nha: kinh nghiệm, khái niệm, hồi ức, kiến thức của chúng sinh cho nên gọi là Tưởng Uẩn. Còn Hành Uẩn là toàn bộ những cái gì thuộc về thiện ác: từ bi, trí tuệ, bao dung, chánh niệm, thiền định, trí tuệ hay là tham, sân, si, ái, mạn, kiến nghi. Tất cả những cái đó gọi là Hành Uẩn. Còn Thức Uẩn chỉ đơn giản là cái biết của 6 giác quan, nhớ. Thì tôi chỉ riêng về cái Sắc Uẩn, và riêng về cái phần dạo đầu là nó mất biết bao nhiêu thời gian, là tôi tìm cách tôi trình bày cho bằng được cái gọi là cái bệnh học giả, và thứ hai nữa là đó là cái bệnh của thằng làm biếng: - Một là chủ trương tu không cần học gì hết đó là cái bệnh - Cái bệnh thứ hai nữa là làm con mọt sách và thấy đây là chân lý tuyệt đối, thấy từng con chữ là vũ trụ, và thấy cái biết này nè là số một. Không cần chỉnh sửa, không cần thắc mắc nghi ngờ nữa. Mà trong khi đó cái biết của phàm phu đôi khi phải đập hết xây lại, chứ đừng có nói mà chỉnh sửa. Có trường hợp phải đập hết xây lại. Chúng ta có cái gan xây và phá, đấy, chứ còn mà “cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, mà tiếc công cầm vàng”. Tức là lỡ theo đuổi một cái trường phái học thuật, một cái đường lối tư duy nào đó, một ngày, một buổi mà kêu chỉnh sửa không đành, không cam thì cái đó không khá, bởi vì chỉ có trâu mới quen ngỏ, chó mới quen đường, chứ con người mình không, con người mình là phải biết thắc mắc bản thân, phải biết nghi ngờ cái con đường dưới chân của mình thì mới đúng mức gọi là con người, đấy. Còn trâu mới quen ngỏ, chó mới quen đường đó là chuyện bình thường, bình thường. Mình thấy nó đi đâu nó dở cái chân sau nó lên cái, nó đi rồi nó dở cái chân sau để chi, để nó nhớ đường nó về, đó. Mình là không có được, nhớ làm phước nguyện một câu rất là abstract rất là trừu tượng đó là đời đời con xin nguyện là không bao giờ dở chân sau, cái câu nguyện đó đó, đời đời ngày nào chưa có chứng Thánh giải thoát con đừng bao giờ dở chân sau. Có nghĩa là sao? là xin cho con đừng bao giờ đi theo lối mòn, đi theo cái mùi khai khai, cứ nghe cái mùi khai khai bèn quay về lối cũ, NO. Mình là con người, mình xài tới 6 giác quan chứ mình không có cần xài cái khứu giác mà rẻ tiền như mấy cái anh đó. Nguyện là đừng bao giờ dở chân sau là vậy đó. Mà nhiều người cứ tưởng chỉ có con chó nó mới dở chân, NO. Con người mình là 99,9% đều là tư duy theo cái đường hướng dở chân sau, đấy, cứ nghe cái mùi thuộc về trường phái của mình, cái tổ chức, cái đường lối của mình, cái đoàn thể của mình, cái tôn giáo của mình, cái Đảng phái của mình. Mình đi đâu nghe có cái mùi khai khai đó mình mới bèn chun vào nó yên tâm, mình rất sợ những khoảng rộng, nó dễ làm mình bị choáng ngợp, đấy. Sợ lắm, sợ trời cao đất rộng, thích chuồng củi, lồng chậu quý vị ở đó nó ấm cúng và an toàn hơn, dễ sợ vậy đó. Cho nên Đức Phật mới dạy: này các Tỳ kheo, tất cả mọi hiện hữu trên đời này chỉ gói gọn ở trong Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, tất cả những cái gọi là 5 Uẩn đó dù xa, gần, thô, tế, thắng hay liệt tức là cao cấp hay là rẻ tiền thuộc về quá khứ, hiện tại hay vị lai, ngàn xưa hay ngàn sau hay ngay bây giờ, tất thảy đều là vô thường, khổ, và vô ngã. Vô thường là vì chúng không thể nào không vận động mà có thể tồn tại, Không thể nào tồn tại một cách đứng yên. Cái sau phải phủ định cái trước, cái sau phải thay thế cái trước, đấy. Và mọi thứ phải liên tục vận động không ngừng và đời sống là một quá trình gọi là tiêu thụ năng lượng và tự hủy bản thân như là hành trình của một ngọn nến, phải nhớ như vậy đó. Đó là vô thường. Khổ là sao? Khổ đây không phải là chỉ khổ cảm giác mà nó là khổ bản chất, cái gì nó là bất toàn, bất ổn, bất trắc, thì nó là khổ. Và trên cái nền tảng của cái thay đổi và cái bất trắc đó thì không có cái gì mà được gọi là tôi hay của tôi vì tất cả nó chỉ là một khối tổng hơp như là một chiếc xe với đống phụ tùng. Tháo ra từng món thì không còn xe, khi ráp lại xe thì không còn là đống phụ tùng, chỉ vậy thôi. Nó là một cuộc chơi rất là khốc liệt nhưng cũng rất là buồn cười của trẻ con, đấy. Tuần sau tôi nói, bữa nay mà giảng cái 5 Uẩn này mà nói cho sâu, đã lắm, mà nhất là 5 Uẩn mà trên cái cái góc nhìn của một hành giả đó. Mình phải học 5 uẩn thông qua góc nhìn của một hành giả thì mình có thể ứng dụng nó vào cái hành trình Tuệ quán. Chứ còn học theo kiểu học giả là chết nha, uổng lắm luôn là cô phụ cái lời Phật. Phật tu bao nhiêu kiếp, trải bao khổ nhọc ở kiếp cuối cùng, ngồi gốc Bồ đề 6 năm khổ hạnh lắm, để rồi khi Ngài đi, cái lời dạy của Ngài vô cùng sinh động, bị đệ tử của Ngài đóng khung vuông vứt hết, vuông vứt hết cho vô khuôn, khuôn bánh in, khuôn bánh bèo, khuôn bánh trung thu hết và dán cái nhãn là lời Phật. Thì có phải là mình cô phụ cái lời, cái lòng của Ngài không? bệnh, đó là bệnh nha, đó là bệnh. Thì đại khái tổng quát là như vậy đó, có cái nền là tại sao mình phải học về 5 uẩn: học về Sắc Uẩn, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là như vậy. Sắc Uẩn, tôi ôn lại nhé. Học về Sắc Uẩn là để thấy rằng, thấy được một loạt những chuyện vô cùng quan trọng như sau: - Là tùy thuộc vào cái tiền nghiệp và cái trình độ tâm thức của mình, mà mình có mặt trong cái cảnh giới nào, chủng loại nào để mà có hay không có các loại vật chất, và thiếu là thiếu cái nào mà có là có cái nào. Rồi thích cái nào, ghét cái nào. Nó có trường hợp người ta có không phải vì người ta thích mà vì công việc. Thí dụ như Bồ Tát Chánh Đẳng Giác như Ngài Bồ Tát Tất Đạt, Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Nục Kiền Liên, Ngài A Nan, Ca Diếp. Người ta có mặt trong cái cõi này không phải là vì người ta thích nó, nhưng mà vì công việc, vì cái hạnh nguyện người ta phải có mặt trong cái cõi sa bà ngũ trược ác thế này để người… nói theo bên Bắc Truyền là thị hiện, nhưng chữ thị hiện rất là dể hiểu lầm cho nên ở đây tôi tránh tôi không dùng chữ đó, nhưng mà thí dụ như trong kinh nói rất rõ Đức Thế Tôn và 80 vị Đại đệ tử của ngài, đúng là còn nữa, còn vô số, nhưng mà tôi chỉ lấy chắc ăn là Đức Thế Tôn và 80 vị Đại đệ tử Ngài, đều có cái trình độ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, và nếu mà còn có tái sinh, nếu mà còn có tái sinh, nếu mà còn có tái sinh thì toàn bộ Thế Tôn và các Đệ tử chỉ có một chỗ tạm để đi về là cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Vì các Ngài không còn thích cái gì nữa hết, chứ đừng có nói ba cái Phạm thiên, Đế Thích, dẹp, dẹp, dẹp, phải về cái cõi Vô sắc cao nhất, cái cõi mà hoàn toàn không có một dấu vết tí ti của Sắc pháp, của vật chất. Còn cái danh pháp thì cực kỳ vi tế, vi tế đến mức mà nói có cũng không được, mà nói không cũng không được, phi tưởng mà phi phi tưởng. Nếu mà còn có chỗ tái sinh, thì các Ngài chỉ còn có chỗ đó tạm tạm ghé chơi, nhưng mà sao được, các Ngài không còn thích cái gì nữa, buông sạch. Cho nên nói về Sắc Uẩn là phải nhớ cái đó. - Một, Sắc Uẩn là phải được định nghĩa là bản thân 5 giác quan và đối tượng của 5 giác quan hoặc là những gì có mặt rồi biến mất trên những điều kiện có liên hệ trực hay là gián tiếp với vật chất thì được gọi là sắc Pháp. - Cái định nghĩa thứ hai là Thọ. Cái chuyện thứ hai đó là tùy thuộc vào cái khuynh hướng tâm lý và cái tiền nghiệp thiện ác mà chúng ta sanh vào cái chủng loại nào để có và không có sắc pháp nào, thích và ghét cái nào, xong chưa. Và nó tùy thuộc vào cái tiền nghiệp và khuynh hướng tâm lý, trên nền tảng đó chúng ta thích và ghét và theo đuổi hay là trốn chạy khác nhau. Có người cả đời chỉ sợ thiếu ăn, có những người cả đời chỉ sợ mặc xấu. Tôi biết có, có những người là đối với họ chỉ có chuyện thôi là sợ mặc xấu, sợ mà ăn mặc không có đàng hoàng, ăn mặc đồ 5, 3000 đô, về tối đóng cửa, chèn kỹ rồi cái ăn mì gói cũng được nữa, đừng cho ai thấy hết miễn là bước ra khỏi nhà là phải mặc đẹp, từ trên đầu xuống là nguyên một cây hàng hiệu. Nhưng có người họ coi trọng cái ăn ngon, nói người, đó là hơi hẹp mà nói rộng có những chúng sinh cả đời nó chỉ biết lo ăn thôi, đấy. Biết lo ăn, có những chúng sinh cả đời nó chỉ sống bằng xúc giác thôi. Nó cứ nằm im, hễ chỗ nào nóng quá, lạnh quá thì nó dời qua chỗ khác, có, có những chúng sinh cả đời nó chỉ sống bằng xúc giác thôi. Mình thấy có những chúng sanh cả đời nhẫn nhơ như là ong bướm, đấy, nhớ, cả đời, ngán lắm. Và muốn giải thoát chúng ta…nghe kỹ câu này quan trọng nè. Muốn giải thoát là phải biết lìa bỏ những cái phương trời cũ, phương trời cũ ở đây nó gồm có cái gì? - Một là thế giới vật chất. Mình thấy có rất nhiều vị La Hán cũng sanh ra trong cõi người mà tại sao tôi lại nói là phải lìa bỏ thế giới vật chất. Lìa bỏ ở đây có phải được hiểu như thế nào? Lìa bỏ đây là không có thích trong nó nữa, dầu là mang thân người, nhưng mà không có thích, các Ngài chứng thiền rất là dễ. - Và thứ hai, khi mà chứng thiền rồi các Ngài chỉ coi nó là phương tiện để đi tới, coi Định là phương tiện để tới Tuệ thôi, và coi Tuệ là phương tiện để giải thoát thôi, chứ các Ngài không có coi nó là tất cả, còn mình thì sao? Mình là cái chữ [pali] là dính, mình đụng đâu dính đó, cái này là Phật nói, định nghĩa mà nói chúng sinh là dính là Kinh nói, trong Kalama, trong Kalama có trích bài Kinh này. Chúng sanh là dính, đụng đâu dính đó chứ còn mà nói một cách rốt ráo là giải thoát nghĩa là bớt dính. Nói theo rốt ráo trong Kinh là bớt dính lại. Toàn bộ cái hành trình tu học là gì ta? là liệng bỏ những cái băng keo, những týp keo, những cái hũ keo, từ keo dán giấy, dán nhựa cho đến keo dán sắt là phải liệng cho bằng được, bằng sạch ra khỏi cái ngôi nhà nội tâm của mình. Tất cả những kim băng, kim bấm, kim tây là liệng hết, cái gì nó mang tính cách là kết nối là mình liệng hết. Tu hành là gì? là tháo gỡ, là tháo cởi là giải phóng là phóng hạ, là tháo rời, không có tiếp tục kết nối nữa, làm cho nó rời rã đi. Trong Kinh Đức phật Ngài từng dạy một cái vị La hán giống như chiếc xuồng mà bị kéo lên bờ mục nát và chờ thành bụi, thành đất, còn những vị sơ quả, nhị quả, giống như những con tàu lủng nhưng mà còn được chỉnh sửa xài tạm ít lâu. Còn phàm phu là những con tàu liên liên tục được duy tu bảo trì ở cái mức độ tốt nhất và nếu cần là đổi tàu khác để đi trên biển khổ, còn vị La Hán thì không. Vị La Hán khi mà chưa có tắt thở thì chỉ là một chiếc xuồng nát được kéo lên bờ nằm chờ mục ruỗng, không còn tiếp tục những cái lộ trình trên biển nữa, không còn những chuyến hải trình chập chùng sóng gió như ngày xưa nữa, đấy, nhớ, rồi. Cho nên đầu tiên là cái vật chất nó là cái định mức thấp nhất của cái gọi là sự hiện hữu của chúng sinh, chán được cái vật chất anh mới vươn tới một cái tầm cao mới đó là gì? Đó là cái hạnh phúc của cái người chán vật chất. Cái hạnh phúc mà chán vật chất nó có cái tên gọi đó là gì? Là Thiền. Nhưng mà đã nói là hạnh phúc là mình nghe nó hơi sai sai rồi, hơi sai sai bởi vì anh còn thưởng thức có nghĩa là anh còn dính, mà anh còn dính là anh còn luân hồi và không có gì nó còn hoài, về cõi Thiền mà lâu nhất thì cũng có lúc nó rớt trở xuống. Mà cứ một lần rớt như vậy nó lên rất khó là vi sao? Là vì khi anh lọt xuống đây, cái môi trường sống của anh khó tìm được môi trường nào để mà anh có thể gợi nhớ lại cái hồi ức xưa để tiếp tục tu thiền như cũ. Thứ hai anh rờ đâu cũng đụng toàn người xấu không, anh phải lọt xuống từ cõi thiền mà lọt xuống, lọt ngay một cái môi trường lành, thiện, tốt mà có Minh sư Thiện hữu họ mới dìu dắt anh tu thiền tiếp anh mới trở lên thì cái chuyện này là cái cơ hội cực thấp, 99,99….9% là xuống rồi là di luôn, đọa luôn cho đến ngàn triệu tỷ kiếp sau đó là một lúc nào đó mà gặp được Minh sư Thiện hữu gồm có Hiền Thánh chư Phật thì các vị kéo mình lên được chút nếu mà đủ duyên giác ngộ thì khỏi nói, còn nếu không các Ngài kéo mình lên chút rồi thì các Ngài tịch, mình ở lại cũng loi nhoi như cũ nữa. Nói tới vật chất phải hiểu như vậy. Muốn vươn tới những tầm cao mới thì phải có một cái nhìn, một cái nhận thức tỉnh táo, và thông tuệ, minh triết về cái gọi là vật chất. Còn bị giam nhốt ở trong cái thích và ghét vật chất thì chúng ta không có đi xa được, không có đi xa được. Tại sao đàn bà học hành giỏi bằng trời mà tại sao không dễ dàng, rất là khó tìm thấy những cái nhà khoa học, những cái nhân tài mà tầm quốc tế mà mang thân nữ rất là khó, mặc dù đàn bà giỏi lắm luôn, phụ nữ học không có thua đàn ông, High School, rồi đại học College, rồi PM, AM, luôn có Doctor luôn, nữ là không có ngán nam, nam tới đâu nữ tới đó nhưng học cho vui thôi, học cho vui thôi. Chứ còn mà thiên hạ đệ nhất Fashion designer thiết kế thời trang hàng đầu là nam, Chef Cook mà đầu bếp mà hàng đầu phải là nam. Trang trí nội thất mà hàng đầu phải là nam. Vua tổ chức sự kiện Event phải là nam. Đó là mấy chuyện ruồi bu nha cũng phải là nam, còn nói gì những thứ nhất đại tôn sư, hướng đến tâm linh như là Osho, Krishnamurti là nam hết. Những nhà khoa học lớn, những nhà mà tài phiệt phải là nam Elon Musk, Bill Gates, Mark Zuckerberg, đều là nam hết, tại sao vậy? là vì chúng ta phải biết dời cái chủ ý, dời cái sự chú ý của mình sang hướng khác, lên một cái tầm cao mới, dời cái tầm nhìn lên tầm cao mới, các vị đừng có bị tiếp tục ám ảnh bởi những ám ảnh vật chất nữa, hãy tháo mình ra khỏi những ám ảnh vật chất, mặc cho đẹp, sang, chăm chút từ cái móng tay, từ cái đôi giày, mắt kính, đồng hồ, dây nịch, bóp đầm mà cứ ly chi như vậy đó thì làm sao đi xa được, bị giam hãm trong cái thế giới vật chất, bị ám ảnh vật chất khó mà bay lắm. Tại sao có những loại chim nó không bao giờ bay như chim cánh cụt vì cái lượng mỡ và thịt của nó không có tương ứng với cái cánh của nó, không có tương ứng. Có những loài chim một ngày nó có thể bay cả hàng trăm km, mình coi kỹ lại cái trọng lượng của nó, cái cánh, da, xương, thịt của nó rất là hợp lý, rất là hợp lý thì một cái tỷ lệ vàng nó mới có thể bay nghìn dặm được. Như chim ruồi, có một chim ruồi, có nhiều loại, nó có một cái loại một ngày nó phải tiêu thụ một lượng thực phẩm ngang với tổng trọng lượng của nó và có những loại chim nó có thể bay suốt 1000km không cần tiếp đất, ghê không, không có ngừng lại, Nonstop, 1000 cây số bay suốt. Để có thể có được cái vận tốc đó, có được một cái thời gian bay liên tục đó là nó phải có một cái cơ cấu sinh học như thế nào đó trong cái hình hài của nó, đúng không? đấy. Thì trong đời sống tâm linh tinh thần cũng vậy đó, anh phải biết vượt thoát, vùng thoát và vượt khỏi những cái giam hãm của ám ảnh vật chất thì anh mới đi xa được. Và tôi nhắc lại có hai trường hợp chúng ta quay lại với thế giới vật chất: - Một là đắm đuối đê mê quay trở lại. - Trường hợp thứ hai là vì công việc đó là cái sự quay lại các bậc Hiền Thánh, đừng có đụng tới họ. Mình nói mình nè, khi mà anh còn có cái nhu cầu quan sát thế giới, sống trong thế giới mà thông qua các cái giác quan vật chất có nghĩa là anh chưa có khá. Anh cần phải quan sát thế giới này thông qua mắt tai, mũi, lưỡi, anh còn cần đến cái chuyện mà thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng là anh chưa khá. Các vị Phạm thiên họ chỉ có ba giác quan thôi, đó là thấy, nghe, và tư duy thôi chứ họ không có nhu cầu ngửi, nếm, đụng còn cái người mà có quá nhiều nhu cầu vật chất thì đương nhiên họ không có đi xa được trong cái vùng trời tâm tưởng và tư duy, OK. Hẹn các vị kỳ sau nha, kỳ sau nói về Tưởng Uẩn đã lắm, đã lắm, nói về cái gọi là cái sự giam nhốt của những khái niệm, kinh nghiệm, kiến thức, hồi ức, chúng ta đã bị tù đày trong đó ra làm sao? phải nghe cho nó đã, OK. Chúc các vị một ngày vui |
Youtube video Xem thêm: |