← Giáo Lý Căn Bản



[001] [002] [003] [004] [005] [006] [007] [008] [009] [010] [011] [012]
[013] [014] [015] [016] [017] [018] [019] [020] [021] [022] [023] [024]
[025] [026] [027] [028] [029] [030] [031] [032] [033] [034] [035] [036]
[037] [038] [039] [040] [041] [042] [043] [044] [045] [046] [047] [048]
[049] [050] [051]

Lớp Phật Pháp Căn Bản 49

Thứ Năm, ngày 02/01/2025

(Lý Ngọc Nga ghi chép bài).

🟠 12 XỨ

Chúng ta đang học tới chương thứ hai trong 18 chương, cũng tức là tiêu đề thứ hai trong 18 tiêu đề của A Tỳ Đàm. Và đương nhiên của A Tỳ Đàm cũng có nghĩa là của toàn bộ Phật Pháp, 18 tiêu đề, có nghĩa là tất cả vấn đề của thế giới, của chúng sinh, của vô lượng vũ trụ, được Đức Phật Ngài dùng vô lượng phương tiện để Ngài trình bày nhắm đến một ý nghĩa duy nhất thôi, đó là chỉ cho mình thấy rằng mọi thứ ở đời nó đều là khổ, dù là khổ cảm giác hay là khổ bản chất. Tất cả do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất đi. Có một điều là duyên đó nếu mà nó mất, và nó được tái hiện thì cái khổ kia tiếp tục được tái hiện. Chỉ vậy thôi.

Thì cái đó nó làm nên cái gọi là dòng chảy luân hồi, còn một ngày nào đó mà gọi là công thành quả mãn, công đức tu tập viên mãn, tức là ngày mà chúng ta thấy được mấy điều mà tôi vừa nói đó, thấy được bằng kiến thức thân chứng thực nghiệm không thông qua cái sự vay mượn từ những gì mình nghe mình đọc từ người khác, thì giây phút đó được gọi là giây phút giải thoát.

Chúng ta không bàn nhiều về cái gì đằng sau đó, nha, không phải là chỗ này, điều quan trọng nhất là thông qua 18 tiêu đề này Đức Phật Ngài cho mình thấy rằng thế giới đã được Ngài gọi là vận dụng vô lượng phương tiện, để Ngài giải thích cho mình biết cái gọi là Vũ trụ và Chúng sinh thật ra nó là cái gì? Nó là cái gì? Cái gọi là Vũ trụ và Chúng sinh là cái gì? Mình là cái gì trong trời đất này? Và cái gọi là trời đất này nó là gì? Và mỗi cá nhân chúng sinh nó là cái gì trong trời đất ấy? Cái gọi là thánh, phàm, siêu, đọa, sướng, khổ, thiện, ác, thực ra nó là cái gì? Mình phải biết mình là cái gì trong trời đất này? Và trời đất này nó là gì? Và mình là cái gì trong trời đất đó? Và chuyện mình phải làm trước mắt là cái gì? Thì phải nắm được cái này nè, mới được gọi là người tu Phật. Còn đằng này mình cứ gọi là lan man, lan man đi theo đủ thứ trường phái hết, mà chuyện căn bản nhất là để hiểu mình là cái gì thì mình mơ hồ, cái đáng sợ nhất của phàm phu chính là không có biết mình là ai và chuyện mình cần phải làm là gì.

Rồi từ đó nó mới nảy ra bao nhiêu là cái rối rắm, thì 18 tiêu đề đó, tiêu đề (một) Đức Phật Ngài dạy cho mình biết rằng cái gọi là Chúng sinh hay là Vũ trụ nó gom gọn ở trong 5 Uẩn, ngoài 5 Uẩn ra không còn gì hết.

Thì bao nhiêu khái niệm của mình về chính trị, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, triết học, bla, bla, bla, rồi mình tung tăng trong đó, rồi mình có thế nghiệp, có đạo nghiệp, rồi một vị trí nào đó trong đời hay là một nếp sống vô danh bé mọn ở trong bóng đêm của lịch sử nhân loại. Từ con ong cái kiến, con giun con dế, cho đến những nhân vật lớn nhất hàng đầu ở trong thế giới loài người, hay là trong vũ trụ như là Đế Thích, Phạm Thiên, Ác Ma Thiên Chủ, thì tất cả cái đó chỉ là những cuộc chơi, những biến tướng của cái gọi là 5 Uẩn thôi.

Và cái gọi là viên thành Phật Quả là ngày mà người ta thấy được mỗi thứ nó là cái gì, người ta buông nó ra là buông xuống, buông ở đây có nghĩa là không tiếp tục thích và ghét nó nữa. Không có tiếp tục thích và ghét bất cứ cái gì nữa. Chỉ vậy thôi, đó là viên thành Phật Quả.

Mà viên thành ở đây có nghĩa là có hai trường hợp, viên thành đây là hiểu ra sự thật và có khả năng rao giảng sự thật đó cho người khác. Đó gọi là Phật Tổ Như Lai.

Còn có vị là họ thấy ra sự thật đó nhưng mà họ không có khả năng rao giảng thì gọi là Độc Giác.

Còn đệ tử của Phật Tổ Như Lai thì học được cách rao giảng của Ngài thì gọi là Thinh Văn, nghĩa là tự họ đã giải thoát và họ có khả năng rao giảng, nhưng ngay cả giải thoát và rao giảng đó cũng phải được học từ Đức Phật. Mà nhớ học thôi nha, chỉ học thôi, chứ họ vẫn phải đi bằng đôi chân của họ, tay của họ vẫn cầm ngọn đuốc của chính họ thắp lên, chứ Đức Phật không có thắp đuốc giùm, Đức Phật không có giùm nha, làm ơn nhớ giùm, Chư Phật không có giùm, bởi vì nếu mà mình nói là Chư Phật có giùm, có làm giùm cho mình, thì mình tưởng như vậy là mình tán thán, chứ thật ra đó là phỉ báng, là vì sao? Là vì nếu mà Chư Phật có giùm, có làm giùm mình, có đắc giùm, có ngộ giùm, có hiểu giùm, có giải thoát giùm, thì tại sao mà không giùm cho tất cả mà giùm cho có mớ là sao? Như vậy đâu còn gọi là
.................... (23:40) có nghĩa là vô lượng, gọi là cảnh giới vô lượng của Chư Phật nữa, vì các Ngài có lựa mà, đúng không? Có lựa.

Trong khi đó tại sao Ngài không biến tất cả chúng sanh thành Phật hết, hoặc chí ít cũng biến tất cả thành Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên hết. Tại sao mà có người là Đề Bà Đạt Đa? Tại sao? Tại sao vậy? Rồi sao
mà bây giờ mình còn lũ khủ đây là sao? Vô lượng chúng sinh trong vô lượng vũ trụ, tại sao Chư Phật ba đời trong vô lượng cơ hội, mà lại sao không độ mà lại độ có mớ là sao? Nhớ cái đó. Chỗ đó quan trọng lắm.

Thì tiêu đề tôi nói lòng vòng đó là tôi muốn làm cái nền cho bài giảng sáng nay, trong một số trường hợp Đức Phật Ngài dạy rằng Vũ trụ và Chúng sinh nó chỉ nằm trong 5 Uẩn thôi, bà con nghe lại bài giảng vừa rồi, đợt bài vừa rồi tôi tách hẳn ra, tách hẳn tiêu đề thành 5 bài giảng liên tục, thì hôm nay chúng tôi giảng tiếp tiêu đề thứ hai là 12 Xứ.

Tức là ở trường hợp này Đức Phật Ngài dạy rằng vô lượng chúng sinh, vô lượng vũ trụ chỉ gom gọn trong số 12 thôi. Kỳ trước là số 5, còn giờ số 12, đó là 6 Căn và 6 Trần. Không sót một cái gì từ Chư Phật, Bồ Tát tới những chúng sanh thấp kém bé mọn, cho đến những vật vô tri, ngọn cỏ, giọt sương, núi cao, biển rộng, thiên hà, tinh tú, tinh vân, thì tất cả đều nằm gọn trong 12 Xứ. Có nghĩa là gì? Có nghĩa là 6 Căn và 6 Trần.

Một Đức Phật quá khứ đã ra đời Hoằng Pháp và viên tịch cách đây gọi là 1000 tỷ A Tăng Kỳ, thì bây giờ mình không thấy được, mình không có sờ chạm được, nhưng mình thông qua kinh sách thì mình vẫn có thể hình dung liên tưởng và tưởng tượng được.

Như vậy thì một vị Phật đã cách mình 1000 tỷ A Tăng Kỳ vẫn có thể là nằm ở trong 6 Trần của mình, đúng không? Nằm trong Pháp Trần, được phải không? Một hạt cát ở trên sa mạc Sahara hay là Gobi chúng ta chưa từng thấy, nhưng mà chúng ta chỉ cần nghĩ đến một hạt cát nào đó bây giờ nó đang nằm ở đó thì nó cũng vẫn có thể là Cảnh Pháp Trần. Hạt cát ở dưới đáy biển sâu trong rảnh Marine, một tí bụi ở trên sao Mars, trên sao hỏa, trên mặt trăng, mình chưa có từng tận mắt thấy, chưa có từng tận tay sờ, nhưng mình vẫn có thể nghĩ về nó. Đấy. Một người Châu Phi, một người Eskimo mà mình chưa từng tận mắt sờ chạm và nhìn thấy, thì mình vẫn có thể nghĩ về họ. Như vậy có nghĩa rằng là vô lượng vũ trụ và tất cả chúng sinh dầu cách chúng ta 1 tỷ năm ánh sáng, 1 tỷ, 1 ngàn tỷ năm thời gian, 1 tỷ năm ánh sáng về không gian thì họ vẫn nằm ở trong cái gọi là Pháp Trần. Tức là trong cái gọi là đối tượng suy tưởng của mình, phải không? Tôi nhắc lại, thế giới này tùy thuộc vào căn cơ, trình độ của mỗi cá nhân, mỗi chủng loại, mỗi cảnh giới, mà chúng ta có bao nhiêu cánh cửa để nhìn ra cái gọi là thế giới và vũ trụ.

Có chủng loại, có những cảnh giới mà chúng ta có tới 6 cánh cửa để nhìn ra, đó là:
- Mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác, và tư tưởng.
Nhưng mà có những cảnh giới nó chỉ có 3 cửa thôi, tức là:
- Nhãn, nhĩ và ý thức.
Và có những cảnh giới là chỉ có ý thức thôi chứ không có 5 giác quan trước, 5 giác quan đầu không có.
Thì thôi chuyện đó bàn hồi mình dễ khùng lắm, bây giờ tôi chỉ nói vắn tắt cái gọi là vũ trụ hay là chúng sinh nó đều nằm gọn ở trong cái 12 này nè, mình thấy ghê gớm lắm, nhưng mà quý vị ngồi nghĩ kỹ lại coi, nghĩ kỹ ngay bây giờ, phải không? Bản thân quý vị, rồi cái bàn trước mặt quý vị, cái bình hoa, cái ly nước, cái máy laptop, hay là cái iPad, cái iPhone Samsung gì ha, rồi xa hơn nữa là nhà bếp, phòng ăn, buồng ngủ của mình, phải không? Rồi phố xá, tiệm tùng chung quanh mình, không có cái gì mà nó nằm ngoài 12 Xứ hết.

Bản thân mình 6 giác quan thì là ở đây, đúng không? Nhưng mà 6 Trần thì bất cứ cái gì mình thấy được hay là không thấy được, miễn là nó có ở đời thì nó đều nằm ở trong cái gọi là 6 Trần. Ừ. 6 Trần.

Và tùy thuộc vào căn cơ, trình độ, phước nghiệp, khuynh hướng tâm lý nhiều đời của mình mà đối với 6 Căn đó mình đón nhận 6 Trần bằng thái độ tâm lý như thế nào? Cái này là lớn chuyện, lớn chuyện lắm luôn. Phải không? Tức là trong vô số kiếp luân hồi, thời gian sinh tử nó lâu đến mức mà máu lệ và sữa Mẹ, mồ hôi của mình đổ ra, nó nhiều hơn nước trong bốn biển. Trong suốt thời gian đó chúng ta đã làm gì với 6 Căn của mình? Toàn là lấy 6 Căn của mình thưởng thức hoặc là chịu đựng 6 Trần. Thưởng thức gọi là 6 Trần như ý và chịu đựng 6 Trần bất toại trong suốt thời gian như vậy. Và cái phản ứng tâm lý đương nhiên của phàm phu không biết Phật Pháp là gì? Đó là khi mà gặp 6 Trần như ý là mình tham đắm, theo đuổi, kiếm tìm, đầu tư, tích lũy, và đương nhiên làm những chuyện đó toàn là bằng ngộ nhận không. Tưởng nó đẹp, tưởng nó ngon, tưởng nó bền, tưởng nó là mình, và của mình, đấy. Còn đối với những cái gì 6 Trần mà mình ghét thì mình đón nhận nó bằng tâm trạng bất mãn, trốn chạy, tống khứ, xô đẩy, từ chối, mà bằng tâm gì? Tâm Sân.

Cái mình thích, mình thu gom, tích lũy, theo đuổi bằng tâm Tham.

Còn bây giờ mình bất mãn, mình chống đối, xô đẩy, tống khứ, trốn chạy bằng tâm Sân.

Thì Tham và Sân này được Đức Phật Ngài gọi bằng hai chữ đó là Tham - Ưu ở trong Kinh Đại Niệm Xứ. Ở đây vị Tỷ Kheo chánh niệm tỉnh giác đoạn trừ Tham - Ưu ở đời. Tham - Ưu là vậy. Chỉ vậy thôi, thái độ tâm lý.

Bây giờ biết Phật Pháp rồi mình hiểu, thì ra đó là, thế giới này có lúc ở trong một hình hài, một thân phận nào đó, chúng ta có đủ 6 Căn, chuyện này nó dài đến mức mà nó luân hồi là một vòng tròn khép kín không có điểm khởi đầu.

Cho nên là mình chỉ có thể nói như thế này, tức là từ cái đam mê ở trong 6 Trần, mình sinh ra mình có 6 Căn, còn khi mình có 6 Căn rồi mà mình đón nhận 6 Trần như thế nào đó lại là chuyện khác. Mình đam mê trong 6 Trần mà mình có tu tạo công đức, phước báo, có bao dung, có từ bi, có chánh niệm, trí tuệ, thiền định, thì mình sanh ra 6 Trần của mình là 6 Trần như ý. 6 Căn nó biết được 6 Trần như ý.

Còn nếu mà có đam mê nhưng mà không có tu tập, thì sanh ra 6 Trần là cái kiểu như là chó, lợn, giun, dế, vậy đó. Nó cũng có biết được 6 Trần nhưng 6 Trần của nó như vậy đó.

Hoặc là như mình thấy trong thế giới của loài người mình, người mà nghèo đó là cái 6 Trần của họ nó ngộ lắm, nó không có giống cái 6 Trần của người giàu. Thí dụ như có rất là nhiều thứ mà người giàu họ muốn thấy là họ thấy, nhưng mà người nghèo không có điều kiện để thấy, có những thứ người nghèo không có điều kiện để nghe. Thí dụ như bây giờ mình thấy Opera là anh phải có tiền, anh được ăn học, anh phải có kiến thức anh mới nghe được Opera, đúng không? Rồi chưa kể là, thí dụ như mình nói ba cái thứ âm nhạc dân gian anh cũng phải có trình độ chứ, chứ không anh là người miền Tây anh chỉ nghe được cải lương tài tử thôi. Anh là người Đà Nẵng thì anh nghe chỉ hát được bài "chòi", anh nghe được bài "chòi" thôi, anh là người huế thì anh chỉ biết được "nam ai", rồi ba cái "mái nhì", "mái đẩy" vậy thôi, anh là người Bắc thì tùy địa phương mà anh biết "quan họ Bắc Ninh" hay là "chầu văn", hay là anh biết hát "sẩm" gì đó, còn nếu mà anh phải có kiến thức rộng thì anh mới biết được tất cả. Và cuối cùng, nếu mà anh phải có điều kiện kiến thức, điều kiện tài chánh, điều kiện sức khỏe, rồi đam mê bản thân, anh mới thưởng thức được ba cái cổ điển giao hưởng của Tây Phương, anh mới nghe được Opera, anh mới nghe được mấy cái Mozart, ......... (33:04) được chứ, chứ còn làm sao mà ở đâu mà anh nghe được? Hả? Ở đâu anh có anh nghe? Chưa kể ngay chuyện mà ngâm thơ của Việt Nam đó, "bồng mạc" với "sa mạc" mình có phân biệt được không? Có phân biệt được cái "bồng mạc", "sa mạc" không? Có phân biệt được mấy giọng Nam, Huế, Bắc và Nam bộ không? Rồi trong cái giọng tụng kinh của mấy ông thầy mình á, mình có biết là giọng tụng kinh mà giọng tán, giọng ai, mình có biết không? Cũng phải có đi học. Đấy. Phải đi học mình mới biết, chỉ riêng cái âm thanh thôi đó. Âm thanh.

Âm thanh là anh phải có được vô số điều kiện thì nó mới rộng được, còn không là anh cứ thu hẹp trong cái thế giới rất là nghèo túng của anh. Ok. Rồi cái mùi của quý vị cái "Chanel N°5" đâu phải ai cũng có khả năng thưởng thức, cái mùi, đó là mùi nhân tạo, còn bao nhiêu mùi hoa trong thiên nhiên, đó là mình đâu phải, nếu mình không có khả năng đi xa mình chỉ biết chung quanh mình thôi, một hai mùi nhẹ nhẹ thôi. Cù là, song thập, nhị thiên đường vậy thôi, dầu xanh, dầu gió chơi cho vui.

Như vậy thì tôi chốt lại, tùy thuộc vào niềm đam mê của mình trong 6 Trần, mà 6 Trần nó 6 Trần gì đó, 6 Trần cao cấp hay là 6 Trần rẻ tiền, mà mỗi người có một cơ hội để tiếp tục có 6 Căn của đời sau. Rồi khi anh có 6 Căn của đời sau cũng tùy thuộc vào vô số loại phước báo mà anh có, đủ thứ phước báo, tôi gọi là vô số, nghĩa là anh phải có bố thí, phục vụ, nghe pháp, ngồi thiền tùm lum hết, thì anh mới có 6 Căn, 6 Trần như ý.

Còn không anh sanh ra bị tật nguyền 6 Căn anh bị gọi là khiếm khuyết, còn 6 Trần của anh là nó hạn chế, phải không? Nhưng mà dầu khiếm khuyết, hạn chế, hay là nó được như ý, thì nó vẫn quẩn quanh trong cái cõi khổ.

Thì sáng hôm nay trong bài giảng tiếp theo, tôi đang nói về tiêu đề thứ hai, tôi đánh một vòng rộng cho bà con thấy, tức là vô lượng vũ trụ và vô lượng chúng sinh được gom gọn ở trong 12 Xứ - 6 Căn - 6 Trần. Mình tu hành là mình Chánh niệm và Trí tuệ. Chánh niệm là biết rõ hoạt động của 6 Căn, thấy chỉ đơn giản là thấy, không có thêm gì hết. Nghe chỉ biết là nghe, đó là Niệm. Còn Tuệ là biết rõ cái gì nó đang có mặt và nó đang diễn ra.

Có người cứ thắc mắc, họ nói sao hai cái có mặt cùng lúc? Thì tôi dùng ví dụ thế này, mình nhắc nhở một người làm bếp, nói trưa nay có khách nha, làm ơn nấu cho nó ngon, phải không? Nấu cho nó ngon, coi chừng khét, coi chừng sống, đúng chưa? Nêm nếm cho tới, hạn chế tám lại chút, hạn chế buông dưa lê, tập trung nấu ăn giùm, trưa nay nhà có khách, khách này khách quý à, mấy món nguyên liệu mà nấu ăn bữa nay toàn đồ đắt tiền không, phải không? Đắt tiền không, nấu hư một cái là coi như phí, phải không? Coi như đốt tiền, mình dặn một rổ vậy đó, mình dặn một rổ vậy xong xuôi rồi cái là tự người làm bếp họ hiểu.

Còn người mà không biết, "trời ơi, sao ông dặn nhiều quá sao tôi nhớ?". Yên tâm, cứ dặn hết đi, dặn mấy chuyện sau đây:
- (Một) là hôm nay ở nhà mình có khách quý.
- (Hai) nữa là cái món bữa nay, món này nó hơi khó
nấu, phải canh lửa rồi nêm nếm cho nó tới, nha.
- (Ba) nữa là mấy cái món này, mấy nguyên liệu nấu ăn bữa nay toàn là đồ đắt tiền không đó. Nhớ nha. Rồi.

Dặn xong xuôi cái là tự nhiên mấy người nấu ăn họ biết phải làm gì, tự nhiên họ biết, họ nhớ hết, họ vẫn tập trung trong chuyện nấu nha, vẫn tập trung, nhưng mà trong cái tập trung đó nó có đủ cả ba cái nhận thức, ba cái ghi nhớ, mà hồi nãy mình mới nói với họ đó:
- Khách quý,
- Nguyên liệu đắt tiền,
- Và món này là món rất là
khó nấu. Đấy. Nhớ nha.

Ở đây cũng vậy, nói rằng hành giả là phải có Niệm, có Tuệ, nói trời ơi sao rối quá vây? Yên tâm. Khi mà hành giả có (tôi đã nói 1 tỷ lần) có học giáo lý, và có một cái tâm tu, phải có tâm tu nữa. Tâm tu là tâm chán sợ sanh tử và cầu giải thoát thiết tha. Phải không? Và thấy rằng ngoài chuyện này ra thì cái gì cũng là rác. Phải không? Hành giả phải thấy cái đó mới được, phải thấy cái đó cho bằng được. Cái đó tâm tu. Tâm tu. Phải có một nhận thức tại sao mình tu? Phải có cái hiểu biết tại sao mình có mặt ở đây? Mình là gì? Mấy cái này nó là cái nền để cho hành giả sống Chánh niệm và Trí tuệ. Có tiếng Pāḷi đàng hoàng, gọi là ................ (38:18) đời sống chỉ có Niệm và Tuệ thôi. .. ....... .....(38:25) chỉ có hai cái đó thôi.

Hai chữ này của Đức Phật nha, của Đức Phật Ngài dùng ở trong kinh Đại Niệm Xứ
................... (38:35).

Thì tôi quay lại, tùy thuộc vào cái đam mê của mình có hay không có trong 6 Trần mà bây giờ mình sanh ra có đủ 6 Căn hay không. Tùy thuộc vào cái công đức của mình có hay không, nhiều hay ít, mà đời sau sinh ra 6 Trần của mình á, thế giới này vẫn vậy thôi, nhưng mà 6 Trần, cái mà mình nhận được là cái gì? Đắng hay là ngọt. Tôi nhắc lại, thế giới vẫn vậy thôi, trái đất vẫn quay thôi, trời đất càn khôn vẫn thế thôi, nhưng mà cái khả năng đón nhận, điều kiện đón nhận, hoàn cảnh, môi trường đón nhận thì không giống nhau.

Cũng là một trái táo, cũng là một dĩa bánh xèo, mà mình thứ nhất là mình có để mình ăn hay không? Thứ hai nữa là cái đó do ai nấu? Ngon dở? Đồ mới hay đồ thiu, đồ nguội? Rồi tiếp theo đó mình ăn trong cái bối cảnh nào? Ăn trong nhà hàng đắt tiền hay là mình ăn ở chòi lá ngoài đồng? Thấy chưa? Cho nên là có đam mê thích thú trong 6 Trần thì mình có 6 Căn, và từ đó đương nhiên mình phải có 6 Trần, hễ có 6 Căn là đương nhiên phải có 6 Trần, bởi vì 6 Căn chỉ được gọi là 6 Căn vì nó biết được 6 Trần, và 6 Trần chỉ được gọi là 6 Trần vì nó là đối tượng của 6 Căn, phải không? Và sẵn ở đây tôi nói luôn, loạt bài giảng này là dành cho đại chúng không chuyên, cho nên tôi xin nói riêng đó là, ở trong tiêu đề này mà ở Chú Giải bộ "Sammohavinodanī" giảng rất là sâu về Tam tướng, Tam tướng là Vô thường - Khổ - Vô ngã đó, trong 12 Xứ cho hành giả Niệm Xứ, mà đòi hỏi chúng ta phải có một kiến thức căn bản về A Tỳ Đàm thì chúng ta đọc
và nghe mới hiểu, còn không mà giảng mênh mông là chỉ có chết thôi.

Thì giống như bây giờ mình chưa có học cấp ba mà bắt, mình mới lớp ba mà bắt nghe học, nghe giảng toàn cấp ba thì ngán quá, nha. Ừ. Thì 12 Xứ ở đây nó sâu chỗ này nè, là thế giới vẫn vậy thôi, nhưng chúng ta đón nhận nó bằng Căn nào trong 6 Căn? Và đón nhận nó bằng tâm thái, tâm thế, cảm xúc và tâm trạng như thế nào? Thế giới vẫn vậy thôi. Nha. Ví dụ như khi mình nhìn thấy một con chim ở trên cành, thì có người họ mê tiếng hát, tiếng hót của nó, có người họ mê màu lông của nó, có người họ mê dáng của nó, tại nhiều con nó sặc sở mà dáng nó không có đẹp, ví dụ Két Nam Mỹ màu nó đẹp thiệt, nhưng mà nhìn nó không có đẹp bằng con chim Trỉ hay là chim Thiên Đường, hay là con Khứu Bách Thanh của Việt Nam mình đẹp lắm. Khứu Bách Thanh hoặc là con Trỉ, con chim Thiên Đường nó đẹp lắm, nó đẹp mà nó đẹp sang, nó đẹp dịu dàng, nó đẹp nhìn nó nghệ thuật lắm. Còn cái ông két mà két Nam Mỹ nó giống như họa sĩ mà làm đổ nguyên một cái giá màu lên người nó vậy đó. Cho nên có người nhìn con chim họ để ý màu của nó, có người nhìn họ nghe tiếng hót của nó, có người nhìn cái dáng của nó, chỉ con chim thôi đó.

Cũng con chim mà có lúc nó là Cảnh-sắc, có lúc nó là Cảnh-thinh, có lúc nó là Sắc-trần, có lúc nó là Thinh-trần, đấy.

Còn con người mình có nhiều khi mình còn thêm tùm lum Trần nữa, mình còn thêm Hương-trần, Vị-trần,
Xúc-trần, Pháp-trần. Thí dụ như mình nhìn một người như vậy đó là mình liên tưởng đến họ ở một thời điểm đặc biệt nào đó. Ừ. Mình thấy họ đứng mình nghĩ đến lúc họ ngồi, mình nhìn họ ngồi mình nghĩ đến lúc họ nằm, lúc đó họ đang ngồi đó chứ, mà mình nghĩ lúc họ nằm, mà cái đó hoàn toàn là do tưởng tượng thôi. Đó là Pháp-trần, phải không? Rồi gần một con người mà mình nhìn ánh mắt, ánh mắt thì thật ra ánh mắt mà đẹp xấu cũng do mình nghĩ thôi. Thí dụ như có người thì họ thích mi cong, có người không quan tâm mi cong, có người thích mắt đen, mắt xanh, có người thì họ thích mắt lá răm, có người thì họ thích mắt ướt, mắt hồ thu, mắt biết nói, mắt không cho từ chối. Thí dụ như vậy. Nhưng có người thấy mắt chỉ là mắt thôi. Yeah.

Cho nên là thế giới vẫn vậy thôi, nhưng mà tùy thuộc vào những điều kiện sau đây, là chúng ta có đủ 6 Căn hay không? Và phước tội của chúng ta trong tiền kiếp nó ra sao? Để rồi hôm nay chúng ta có điều kiện đón nhận thế giới này như nó là hay là thông qua màn lọc sinh học và tâm lý của chúng ta. Biết màn lọc sinh học không? Có nghĩa là khi mình bị bệnh đi, thì mình không ăn cái trái đó được, cái đó gọi là màn lọc sinh học. Còn màn lọc tâm lý là thí dụ như sở thích mình, mình thích màu tím thì mình nhìn cái gì không có phải màu tím thì mình không có thích.

Và tôi nhắc lại là, tôi thiết tha kêu gọi bà con bằng cách nào đó mà đọc được toàn bộ phần giải thích của tiêu đề này trong bản gốc, thì quý vị mới thấy là thứ nhất, chúng ta đã hoang phí thời gian biết là bao nhiêu, trong thời gian đi chùa, không cần nguyên một tủ kinh chỉ có phần giải thích tiêu đề này thôi, là toàn bộ Phật Pháp trong đó rồi, nha. Mà chúng ta không có dành thời giờ cho cái này, mà dành thờ giờ cho toàn là những tào lao, phải xài chữ tào lao đó, và tôi nói rất là nặng nha, tức là cái cơ hội mà nghe được Chánh Pháp đó, cực kỳ hiếm hoi. Hiếm hoi như là việc mà được gặp Phật vậy đó, hiếm hoi vô cùng. Mà chỉ có loài chúng sinh mà thấp kém, thì nó mới làm lơ cái cơ hội đó thôi. Nhiều khi mình nghĩ là mình là Phật tử, mà trong khi đó là có bao nhiêu người có cơ hội, có đủ phước
duyên để mà chạm tay, mà ghé mắt vào mấy chỗ này. Tôi nói rất là dễ bị ném đá, đó là hôm nay trên toàn cầu chứ không phải riêng Việt Nam, cái gọi là sách vở Phật Học đa phần là thứ phẩm, tức là do mấy học giả, mấy người đời sau tu học rồi viết xuống cái điều họ tâm đắc, chứ còn mà kinh gốc, tài liệu tham khảo, nghiên cứu bậc một, là chúng ta hiếm có người có cơ hội chạm tới lắm. Toàn là chúng ta đọc, nói theo Chế Lan Viên, sách vở Việt Nam bây giờ là tán nhiều hơn là thông tin, tán nhiều hơn. Thí dụ như có nguyên cuốn mà cái tựa nó về phong thủy, về trà đạo, nghe đã lắm, mà đọc vô trong thông tin mà quan trọng nó cung cấp gom lại chưa được muỗng cà phê nữa, mà trong khi nguyên cuốn sách đó là cả một cái tô vung chùng như núi, phải không? Nguyên một cái tô vung chùng như cái thau vậy đó, mà trong khi đó thông tin mà quan trọng gom chưa được muỗng cà phê.

Thì đa phần hôm nay cái mình gọi là kinh Phật, đa phần cái gọi là kinh Phật hôm nay mình đọc mà nó trôi nổi trên thị trường sách vở toàn cầu, đa phần là thứ phẩm thôi, chứ không phải là cái original, phải không? Thứ phẩm có nghĩa là có một miếng góc thôi, rồi bắt đầu bỏ bột mì, rồi vani, rồi dầu chuối, rồi đường phèn, rồi phẩm màu vô, nhìn đã vậy thôi, thật ra cái phần mà gọi là đông trùng hạ thảo, nhân sâm linh chi, nó có chưa được tới muỗng nữa. Mà trong khi đó toàn là bột mì không, bột mì, vani, dầu chuối với đường cát, chứ không có gì hết trơn. Tôi biết tôi nói cái này là mệt mỏi đó, nhưng mà tôi là
"Vị Pháp Vong Thân", đấy.

"Vị Pháp Vong Thân" đó là bị bắn phá là tan nát, biết hết, không phải là không biết, nhưng mà ngày xưa thì buồn, bây giờ thì không, thứ nhất cũng gần đi rồi, sáng nay ngủ dậy thấy cái bụng nó to không quá, bụng to quá, bây giờ mình đâu, tôi đâu có ngồi chồm hỗm được, bụng to quá mà không ngồi chồm hỗm được, gần đi rồi. May mắn là không có đau đớn gì hết, mà cái quan trọng nhất là bây giờ nè, phải dành thời giờ để mà đọc cho bằng hết những cái mà mình có thể đọc được. Đấy.

Mà hôm nay quý vị biết là chúng ta có vô số điều kiện để nghiên cứu tham khảo, chúng ta làm lơ, thì tiêu đề này nè là giảng rất sâu, rất rộng, đó là cho mình thấy thế nào là 12 Xứ tiêu biểu cho toàn bộ Vũ trụ và Chúng sinh.

Thì nãy tôi mới nói đó, tất cả cái gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, nó cộng ghép để nó làm nên cái hành tinh này chứ không có gì hết. Nói ra nhiều người sốc, tất cả những gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, là nó làm nên cái hành tinh này, thí dụ như đỉnh núi Everest, rảnh Mariana ở dưới Thái Bình Dương, hay là đỉnh Lhasa của Tây Tạng, Chomolungma của Tây Tạng, hoặc là ba cái kim tự tháp hay là New York, Paris, Luân Đôn hay là nam cực, bắc cực, tất cả những cái đó nó cộng lại làm nên trái đất này, núi non, hồ nước, kinh rạch, sông suối, con người, chim muôn, cầm thú, bò bay, máy cựa, tất cả những cái gì mà nó làm nên cái hành tinh này nó chỉ nằm gọn trong 6 Trần và 6 Căn thôi, không có gì hết.

Thì tùy thuộc vào màn lọc tâm lý và màn lọc sinh học, mà chúng ta đón nhận được bao nhiêu và đón nhận kiểu nào? Ừ. có hai chữ "What" và chữ "How" rất là quan trọng. Chúng ta đón nhận được cái gì? Và đón nhận như thế nào? Đắng hay là ngọt? Là một chuyện. Và đón nhận kiểu nào mà thêm công đức, mà đón nhận kiểu nào là thêm tội khổ trầm luân.

-Cũng 6 Trần đó mà đón nhận nó bằng Chánh niệm và Trí tuệ đó là tiến gần đến quả vị Giải thoát.
-Cũng 6 Trần đó mà mình đón nhận bằng cái gọi là Tham chấp hay là Bất mãn thì coi như mình chỉ kéo dài cuộc luân hồi thôi.
Và tôi biết tôi nói cái này rất là nhiều người bà con ở đây, cho tới bây giờ các vị cũng không hình dung tại sao tiêu đề này tôi cho là quan trọng? Quan trọng lắm. Bởi vì chúng ta, nói ra nó hơi nặng nha, (nói hơi nặng), chúng ta là những con cá mà ở trong một đáy hồ, mà trên đầu mình đó là có 18 lớp bùn, 18 lớp nước cặn, rồi bèo nó che, quý vị có thấy lòng biển đêm chưa? Tôi đã nói rất là nhiều lần, những hình ảnh đẹp mà ở ngoài biển mình thấy đó, có san hô, rồi có nền cát, rồi nước xanh ngắt, phải không? Rồi các loại cá, rồi cua, rùa, rắn đẹp bơi lội, thật ra nó toàn là những vùng biển mà coi như dưới 200m tính từ mặt nước, dưới 200m ánh nắng nó mới đủ xuyên tới để cho mình quay phim chụp hình, chứ còn sau 200m đó là ánh nắng nó xuống không tới, coi như ở dưới một cõi mịt mù ở dưới đó, cặn cáu rồi con này con kia, rồi áp suất nước, rồi nhiệt độ, coi như lạnh kinh hồn ở dưới mình không có biết. Thì cuộc luân hồi cũng vậy đó, lâu lâu mà có Chư Phật ra đời đó, thì nếu mình hữu duyên ấy, thì có một tia nắng rọi xuyên qua bên dưới thì mình mới à, đây là lối thoát mình ngoi lên, còn không thì coi như xong, mịt mù tối thui ở dưới vậy đó, tối thui nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa đen và nghĩa bóng tối thui vậy đó. Không biết gì hết. Rồi cứ hễ mà sanh làm con giun, con dế, thì mình chỉ biết hài lòng với vuông đất nhỏ xíu vậy đó, 1m vuông đối với mình vậy là đủ rồi.

Và đối với mình toàn bộ vũ trụ, toàn bộ cái gọi là tôi và của tôi nó chỉ nằm trong 1m vuông đó thôi, mà mét vuông đó sạch dơ là hoàn toàn mình không biết, mà đã vậy sạch dơ là nằm trong cái nhận thức của người ta chứ không phải là không có gì dơ hay sạch tuyệt đối, không có, có vụ đó nữa, nhớ nha.

Mà cái này ghê gớm nhất chỗ này nè, tôi đọc chỗ này mà tôi ngán, tức là trong đây nói rất rõ, ngoài 12 Xứ này ra không còn cái gì gọi là Chúng sinh và Vũ trụ.

Thứ hai, tất cả chỉ nằm ở trong dòng chảy của Tam Tướng:
- Đã vô thường,
- Đang vô thường,
- Sẽ vô thường.
Rồi cái gì nữa? Tất cả đều gọi là Khổ là bởi vì cả 12 Xứ, trong đó gồm có 6 Căn, 6 Trần, Khổ là bởi vì nó không có đứng yên, nó vô thường mà, mà chính vì nó không đứng yên cho nên nó ngọt cách mấy thì nó cũng phải có lúc nó mất, nó nhường chỗ cho cái khác, mà nó đắng, cái đắng là Khổ đã đành rồi, nhưng mà nó cũng không bền, nó phải mất để nó nhường chỗ cho cái đắng khác vậy đó.

Rồi cái ngọt nó cũng không có lâu, nó cũng phải mất để nhường chỗ cái khác, mà cái khác là cái gì? Đa phần là đắng. Khổ vậy đó. Cái ngọt nó vô thường, và nó sớm muộn gì nó cũng phải mất đi thì nó nhường chỗ cái khác, mà cái khác là cái gì? Hiếm bao giờ là cái ngọt này nó nhường chỗ chỗ cái ngọt khác lắm, mà thường là nó nhường cho cái đắng, còn cái đắng thì coi như bền à, hết cái đắng này nó nhường chỗ cái đắng khác, đắng kiểu khác, đắng của "xuyên tâm liên", đắng của "khổ hoa", đắng của lá "sầu đâu", đắng của "rau đắng", mỗi cái đắng nó có đắng riêng.

Còn riêng về cái ngọt thì cái ngọt nó rất dễ dàng, không phải rất dễ dàng mà nó luôn luôn phải nhường chỗ cho một vị khác, mà hiếm bao giờ ngọt này nhường chỗ cho ngọt kia lắm, thường là cái ngọt nó nhường chỗ cho đắng. Mà tại sao vậy? Tại sao? Là bởi vì khuynh hướng tâm lý của chúng sinh đa phần tuyệt đại đa số 99,9% là bất thiện.

Khi mà mình sống bất thiện, bất thiện đây là cái gì ta? Bất thiện đây là 6 Căn biết 6 Trần bằng tâm xấu, bất thiện. Mà đây chính là vốn liếng sinh tử của chúng sinh, cho nên là khi mà mình sống với quá nhiều bất thiện, đời đời sanh ra đó, hiếm bao giờ đời sống
mình nó được ngọt lắm, toàn là chua đắng, chát cay, chứ đừng có nói đời là bi quan, không phải, không phải đạo Phật là bi quan, không phải. Đạo Phật không phải bi quan, mà đời nó là biển khổ hay không là do chính mình nè, mình sống bất thiện nhiều quá, cho nên đẻ ra đó là thường phải gặp cảnh bất toại, còn mà cảnh ngọt, ngọt ngào đã ít rồi, trên thực tế nó ít, đúng, nhưng mà còn về mặt là kỹ thuật, lý luận thì nó ít là như thế này, cái gì mà mình mong đợi nó quá đó, mong nó đến và mong nó đừng đi đó, mong nó đến thì nó càng lâu đến, mà mong nó đừng đi thì nó đi rất là nhanh. Mà cái gì ngọt mình luôn muốn nó nhiều đúng không? Thì hễ mình muốn nó nhiều thì nó tới có chút xíu, nó khổ vậy đó. Mình không mong gì hết, thì cái gì ít nhiều nó không quan trọng, nhưng khi mà mình có lòng mong thì nó tới bao nhiêu cũng thấy ít. Khổ lắm nha. Mấy chỗ này rất là sâu. Sâu lắm.

Cho nên trong đây mới nói Tam Tướng là cái gì? Thứ nhất là vô thường. Tức là mọi thứ trong đời này không có gì nằm ngoài 12 Xứ, và bản thân 12 Xứ nó tuyệt đối không có đứng yên, nó liên tục thay đổi, mắt, tai, mũi, lưỡi, mình luôn liên tục thay đổi, và 6 Trần-Cảnh bên trong và bên ngoài của mình nó cũng liên tục thay đổi, không có gì đứng yên hết, cái đó quan trọng lắm. Và một chuyện nữa mà tôi nhắc đi, nhắc lại rất là nhiều lần, đó là, cái này mới ghê, mà tôi không biết có ai chia sẻ cái này hay không? Đó là tất cả những cái gì mình thấy vàng son chói lọi nhất là tại chẳng qua trong hình hài này mình chỉ biết có tới đó thôi. Trong cái hình hài này mình chỉ biết có tới đó thôi. Tức là thế giới này mình có thể chia ra nhiều cấp, có những người là đói lạnh triền miên, thì thế giới này trong mắt của họ nó đen thui xám xịt vậy đó.

Rồi có một số người thì đủ ăn đủ mặc, thì thế giới này đối với họ nó khác đi chút, có những người có của ăn của để thì thế giới này nó khác đi chút.

Có những người mà tài sản thừa mứa, tiền muôn bạc vạn, thì thế giới này nó khác đi chút. Chưa, còn nữa, đó là mới nói về tài chánh thôi, rồi sức khỏe, thế giới mà đối với người bệnh hoài đó nó khác, mà đối với người khỏe mạnh nó khác, có những người tới bữa ăn múc nuốt miếng không nổi mà, nhớ nha.

Tôi nhắc lại, cũng 6 Căn đó, mà 6 Căn đó của ai? Của người phước nhiều, phước ít, tội nhiều, tội ít, trí nhiều, trí ít, của người cầu giải thoát hay kẻ đam mê sinh tử. Là 6 Căn đó.

Còn 6 Trần nó không phải là những giá trị tuyệt đối hằng hữu, mà nó được nhận thức như thế nào? Nó được đón nhận thế nào? Còn tùy nữa. Tùy người đón nhận nó là ai? Nó có trường hợp, như mình thấy đứa bé đó mà mình đưa nó miếng khổ hoa là nó chịu thua rồi. Tôi biết có những người không ăn canh khổ hoa được, có những người không ăn lá sầu đâu được, có người họ không ăn rau đắng được, rồi có người là họ nghe nói tới ngọt là họ ớn lên tới óc, nghe nói ngọt là ớn lên tới óc, không phải là kiêng, không phải là họ ăn kiêng tiểu đường, không phải, họ sợ ngọt, bẩm sinh họ là người sợ ngọt.

Có những người nghe nói tới ngọt là họ yêu mê cuồng nhiệt, có những người là nghe nói tới chua là bắt đầu là họ quýnh tay quýnh chân lên, mà có những người nghe tới chua là họ ớn, ớn ngang vậy đó, có người họ sợ chua, có người mê chua. Rồi mùi, có những cái mùi mà người này thích cực kỳ mà người kia chịu không nổi. Thí dụ như mình thấy chuyện nhẹ là mấy ông Mỹ đen, hoặc là bên Việt Nam mà nó có Mỹ đen nó xài mùi gì mà nó gắt chịu không nổi.

Còn Việt Nam mình có nhiều người họ mê dầu xanh, mê đắm mê đuối, họ
chấm vô trong trong lưỡi họ, rồi họ bôi lên mũi, rồi họ còn chọt nguyên dầu vô trong mũi của họ, nó mê đến mức vậy đó. Đi đâu cũng lận trong người vậy đó, mình ở gần họ mình muốn chết luôn vậy đó, mà họ mê, có người là quanh năm xức dầu gió, quý vị thấy không? Từ ăn rồi tới mặc, có người thì sặc sở, lòe loẹt, diêm dúa, có người thì đơn giản, nhẹ nhàng, thì 6 Trần ở đây nó là cái gì còn tùy thuộc vào đương sự nữa, trình độ đã đành, mà còn phước duyên, điều kiện sức khỏe, điều kiện tài chánh, điều kiện học thức, có điều kiện học thức, khi họ biết nhiều quá tự nhiên họ cũng tránh mấy cái mà sến xúa, có, họ biết nhiều họ ngán mấy cái sến xúa, rồi người đi nhiều thì họ ngại mấy màu mà nó dễ dơ, rồi người đi nhiều thì họ biết mặc mùa nào thức nấy. Thí dụ như vậy. Còn người bệnh thì có những thứ họ ăn được, có những thứ họ không ăn được.

Hồi nãy giờ nói luẩn quẩn cảnh dục, bây giờ nói lên cảnh thiền, thì chỉ có những người nào chán dục tu tập thiền định, nếu đủ duyên chứng Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền, thì lúc bấy giờ họ mới thấy an lạc, sự ngọt ngào của Thiền-Định nó vượt khỏi, nó vượt xa cái sung sướng hạnh phúc ở trong 5 Dục rất là nhiều. Sơ-Thiền, rồi người ta thấy, bậc mà cao hơn họ thấy Nhị-Thiền nó hơn Sơ-Thiền rất là nhiều, cứ như vậy lên tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, họ thấy rằng tầng dưới nó thô thiển, nó thô lậu, thấp kém, luôn luôn có vấn đề, đại khái như vậy.

Qua tới người biết Phật Pháp, thì họ thấy rằng ngày nào mà còn có thích, có ghét, là ngày đó còn khổ. Phải như vậy mới được. Học Phật là phải đến cảnh giới này, thấy rằng còn có thích, còn có ghét, còn có buồn, còn có vui, là còn khổ, luôn luôn niệm câu thần chú này. Câu này nghe rất là kỳ. Rất là kỳ luôn. Nha. Nhưng mà tôi, nếu mà tôi có người nào tôi thương nhất, thì tôi vẫn khuyên họ niệm mấy câu đó, "ngày nào mà còn thích, còn ghét, còn sướng, khổ, buồn, vui, thiện, ác, là ngày đó còn khổ". Nhưng mà bây giờ sao? Bây giờ mình còn phàm mà. Bắt đầu mình bỏ ra bớt nè, thích, ghét, rồi cái gì nữa? Sướng, khổ, buồn, vui, đúng không? Hễ còn mấy cái này là còn khổ. Mà bây giờ mình muốn muốn hết khổ mình phải làm sao? Bớt cái thích lại. Mình để chung rổ 6 món, thích, ghét, buồn, vui, sướng, khổ, nhân, quả, đúng rồi.

Thì Nhân-Quả ở đây đó, mình nói rằng mình còn là phàm mình tránh không được. Sai. Có những Nhân mình tránh được chứ. Ví dụ như mình đi nhậu nè, nhậu có phải là Nhân không? Mình đi đánh bài nó phải là một Nhân không? Thì mình tránh được bao nhiêu Nhân thì tránh. Cuối cùng mình chỉ còn lại Nhân thiện thôi. Chỉ còn có đi chùa, nghe pháp, ngồi thiền, phục vụ, bố thí thôi, chứ đừng có nghe người ta nói ba mớ rồi bắt chước nói là mình còn bị kẹt trong dòng Nhân-Quả là mình phải bó tay. No. Mình vẫn làm việc được với nó chứ, mình tránh được, những Nhân nào trong khả năng của mình tránh được mình tránh, mà hễ mình tránh được Nhân là đương nhiên tránh được Quả.

Mà tránh Quả đó là sao ta? Tức là Quả của quá khứ là nó trổ rồi, Phật còn né không nổi mà nói gì mình, đấy. Nhưng mà tránh bằng cách nào? Tránh Nhân tức là mình tránh những Nhân ác, đúng không? Còn bây giờ tránh Quả tránh sao? Tránh Quả có nghĩa là gặp ngọt không mê, gặp đắng không khổ, đó gọi là tránh Quả. Tức cứ để nó xảy ra bình thường, chúng nó chửi cứ để cho nó chửi, nhưng mà vấn đề là thái độ mà mình đón nhận, mình đón nhận ra sao đó là chuyện khác.

Có những người họ đón nhận Quả lành mà bằng tâm bất thiện. Trong khi có những người họ đón nhận Quả xấu bằng tâm lành mới ghê chứ. Đấy.

Thái độ tâm lý của mình thôi nha. Có những người đón nhận Quả lành bằng tâm bất thiện là sao? Ngọt ngào là Quả lành đúng không? Có nhan sắc, có tiền bạc, có sức khỏe, có học thức, có gia cảnh Ok, thì họ đón nhận nó bằng niềm yêu mê, đắm đuổi, tiếp tục trầm luân đọa lạc, nhưng mà có những người họ đón nhận Quả xấu bằng tâm lành là sao? Có nghĩa là trong bệnh, trong đói, trong nghèo, trong thị phi, nhưng mà họ vẫn thanh thản tự tại được. Nhớ nha.

Như vậy thì mình phải lên lịch, mình phải minh họa cuộc tu mình tu mới dễ, chứ còn tự nhiên nó mông lung nó khó lắm. Như cái tiêu đề này nó 12 Xứ, vậy là nó liên hệ gì tới cuộc tu? Có chứ. Có. Thứ nhất là mình hiểu rằng vũ trụ này nó được là kết dính, được tạo tác bằng 12 thứ 6 Căn, 6 Trần, và thứ nữa mình biết mình khổ là vì mình không có biết gì về 12 Xứ. Đấy.

Chứ còn pháp tu như tôi vừa nói đó, tôi nghĩ mình cứ nhớ câu bùa này, nhớ câu thần chú này:
- "Còn Thích là còn Ghét, mà còn Thích - Ghét là còn Sướng - Khổ".
Tại sao? Còn thích là còn ghét là sao? Hễ mình thích cái này mình sẽ ghét cái ngược lại, đúng không? Mà có mấy ai trên đời này có được cái mình thích và né được cái mình ghét? Có mấy ai? Hả? Cho nên thích càng nhiều thì ghét càng nhiều, mà thích ghét càng nhiều thì khổ càng nhiều là chỗ đó. Tại vì mình thích
tùm lum mà mình được bao nhiêu phần trăm? Rồi mình ghét tùm lum mà mình né được bao nhiêu phần trăm? Cho nên ở đây mình cứ nhớ hễ mà còn thích, còn ghét là còn khổ, còn buồn, còn vui là còn khổ. Cái vui nó cũng nằm trong cái khổ là vì sao? Vì hễ có vui thì có lúc cái vui nó mất mình chịu không nổi. Yeah. Còn buồn, còn vui là khổ. Rồi cái gì nữa? Còn Nhân-Quả là còn khổ. Có nghĩa là bây giờ mình còn sanh tử, còn phàm, bắt buộc mình phải sống trong biển Nhân-Quả. Nhưng nói vậy không có nghĩa là mình xuôi tay trước chữ Nhân-Quả. Mà Nhân-Quả đây là gì? Là không có tiếp tục tạo Nhân xấu nữa.

Thứ hai, khi mà nhận Quả xấu, Quả tốt, không có tiếp tục tạo Nhân khác nữa, tạo Nhân khác để trầm luân nữa. Người không biết đạo, (tôi nhắc lại) người không biết đạo nhận Quả lành bằng tâm tham, nhận Quả xấu bằng tâm sân.

Còn người biết đạo rồi thì Quả lành hay Quả xấu vị ấy đều ghi nhận bằng tâm lành hết. Đó là một chuyện. Chuyện nữa là trong đời sống thường nhật của mình, hãy nhớ rằng mình chức vụ như thế nào, học vị, tài chánh, sức khỏe, nhan sắc, gia đạo như thế nào, thì gom gọn lại mình chỉ có 6 Trần thôi. 6 Căn và 6 Trần chứ mình không có gì hết. Bảo đảm 1000% - 1000% chứ không phải là 100% - 1000% mà chúng ta chỉ có 12 cái này thôi.

Cứ sống Chánh niệm và Trí tuệ, thì hễ đủ duyên thì chứng thánh, còn không đủ duyên thì trước mắt mình được an lạc, và xa hơn một chút, có một tuổi già, một cái chết rất là Ok, xa hơn một chút được tái sanh có tí ti bảo đảm, đấy. Nhớ nha. Có tí ti bảo đảm, còn cái mà nguy nhất là lo đi tìm pháp môn này pháp môn kia ghê gớm mà quên một chuyện anh phải luôn luôn nhận thức anh được tạo ra bởi cái gì? Thế giới này nó gồm có cái gì? Và anh cần phải làm gì trong cái thế giới này? Đó. Nhớ. Và anh tu trong 12 Xứ là tu như vậy đó.

Tức là thế giới nó cứ vận hành, trái đất vẫn cứ quay, vấn đề là thái độ tâm lý của mình khi mà 6 Căn nó tiếp xúc với 6 Trần, cái đó mới là chuyện quan trọng.

Chứ đừng mong là cãi sửa, chỉnh sửa người thân của mình, đừng mong chỉnh sửa xã hội, đất nước, dân tộc, đừng mong chỉnh sửa vũ trụ thái dương hệ này, đừng hòng, phải không? Và Tây nó có câu rất là hay, tức là:
- "Anh hãy thay đổi anh theo cách mà anh muốn thế giới thay đổi".
Có nghĩa là anh muốn mọi người phải yêu thương nhau, sống trách nhiệm hơn, đừng có vị kỹ, ích kỹ nữa, đúng không? Anh muốn thế giới vậy, đúng không? Thì chuyện đầu tiên là anh phải như vậy trước, anh trước là thế giới sẽ Ok. Nên tâm bình thế giới bình là phải hiểu tại sao? Chứ đừng có bắt chước nói vẹt, nói két mà không hiểu. Tức là mỗi cá nhân cứ an lạc một cách dễ thương, dễ thương là sao ta? Sống lành mà trong trách nhiệm đối với người chung quanh. Sống lành với mình, sống lành mà sống lành trong tinh thần trách nhiệm đối với người chung quanh. Chuyện nhẹ thôi, đừng xả rác, nhà tôi ở trên núi, bên Mỹ, Thụy Sĩ, bên Mỹ tôi ở ngoài biển, lạ lắm, bên Mỹ tôi ở ngoài biển mà bên Thụy Sĩ tôi ở trên núi, tôi tính mai mốt tôi về Châu Á chắc tôi ra ngoài ruộng cho nó đủ, phải không? Về ruộng. Mà cứ mỗi lần có khách tới nó ngán muốn chết luôn vậy đó, mới kỳ rồi tôi về Mỹ, tôi có một tách trà nó cũng rẻ tiền thôi, nhưng mà tách đó nó vừa tay tôi lắm, khách tới rồi cứ loay hoay, loay hoay, vừa nói chuyện vừa dở vầy, rớt "beng" bể. Đó.

Tức là mình sống trách nhiệm là sao? Tức là mình làm sao mà mình bước vô Toilet người ta mình đi ra người ta không có phiền, người ta cho mình mượn phòng ngủ mình đi ra người ta không có phiền, mình ra công viên mình ngồi sao không biết, mà tới hồi mình đi mình không để lại cái của nợ nào hết, dầu một miếng gâm hay là một cái tăm xỉa răng hay là một tờ giấy, một lon nước, một chai nhựa, không để lại, đó là trách nhiệm. Sống trong tỉnh thức với chính mình, nhưng mà luôn luôn sống trong trách nhiệm với người khác, với thế giới, với cuộc đời. Tôi không có mong anh gì hơn, chỉ mong có nhiêu đó thôi, anh đừng có nghĩ chuyện mà dời non lấp biển, chưa tới cửa anh đâu, chưa tới lượt anh đâu, làm ơn, làm ơn đừng nói chuyện trên mây, anh cứ tùy sức mà anh sống lợi tha ngay ở trong tầm mắt của anh thôi. Nha. Anh phải luôn luôn tâm niệm rằng tất cả có hay là không, thật hay là hư, ảo hay là thiệt, thì là do mình nè. Nó đắng hay là ngọt là do mình, mình đón nhận thế giới nó ra làm sao, thì cách đẹp nhất của đạo Phật là gì? Sống có Niệm và có Tuệ. Chứ còn không đó thì tôi nói một lần nữa, mình bị quay cuồng trong 6 Xứ, nói ra thì dễ sợ lắm, chúng ta thật sự, trừ ra những giây phút mà sống bằng Niệm và Tuệ, chúng ta thật sự là những con giun trong đất mà mình không biết, bốn bề mình đó là những bức tường đất dày cui, mình không có ra khỏi, tối thui vậy đó.

Tôi có bị một cái chứng tâm lý giống như là "phobia" đó, tôi sợ ở trong chỗ tối lắm, vậy mà có những cái loài nó chỉ ở trong tối thôi ra ngoài sáng nó chịu không nổi. Ừ. Tối mà tối mịt, tối mà giơ lên không có thấy bàn tay là tôi ngán lắm, có thể tôi bị khùng luôn á. Cho nên có nhiều nhà tù bên Âu Mỹ, chắc thế giới chứ không Âu Mỹ đâu, như tôi biết bên Pháp có mấy cái kiểu tra tấn rất là độc, đó là họ nhốt mình trong một phòng tối mà thiệt là yên tĩnh, đã tối mà còn yên tĩnh mới ghê chứ, tối thui vậy đó, mà êm ru không có một tiếng động, không ai kêu réo nói chuyện gì mình hết, tức là mình hoàn toàn sống trong một thế giới gọi là không cảnh sắc, không cảnh thinh, không cảnh khí, không cảnh vị, trong đó chỉ còn lại có cảnh xúc, tức là tự mình sờ mình và sờ bức tường thôi, và cảnh pháp nghĩa là suy nghĩ này kia thôi. Chỉ còn lại có hai cảnh, chứ còn ngoài ra là coi như là tối thui, im ru.

Hoặc là người Pháp họ có cách tra tấn nữa đó là trong im lặng đó, cho nước nhiễu tỏn, tỏn, tỏn. Còn cách độc nữa, đó là nó cạo đầu của mình, cạo trên chóp sọ khỉ mình, cạo sát xong nó cho nước nhiễu trển, trời ơi nó nhức, nước nó nhiễu từ ở trên cao nó nhiễu ton, ton, nó vừa lạnh mà nó vừa nhức, nó lạnh mà nó nhức, nhiều lắm, nhiều cách lắm.

Thì hoàn toàn thế giới này nếu mà mình sống mà không có ánh sáng vật lý đó, là thế giới mù lòa, phải không? Ánh sáng vật lý là không có ánh trăng, ánh nắng, và ánh lửa, ánh điện, phải không? Ánh đèn nói chung. Ánh trăng, ánh nắng, ánh lửa, ánh điện, ánh đèn là thế giới mù lòa. Nhưng mà đó là mù lòa sinh học. Người ta chỉ sợ mù lòa sinh học chứ người ta không có sợ mù lòa tâm lý. Nó khổ như vậy đó. Người ta sợ "Sida" sinh lý chứ người ta không có sợ "Sida" tâm lý.

"Sida" tâm lý là gì? Là mất hẳn khả năng miễn nhiễm đối với thiện ác, tâm linh, tinh thần là mình bất chấp. Mình không có khả năng miễn nhiễm, không có còn đam mê thích thú gì hết, cũng không có khả năng tiến bộ, không có khả năng nhận thức, thì đó gọi là "Sida" tâm lý. Mà cái đó ít ai sợ lắm.

Thì tôi lại cái mù nó có hai, đó là:
- "Mù sinh học" là không có mắt, không có nhìn thấy gì hết.
- "Mù tâm lý" là không có thấy, không có hiểu gì hết, rất là dễ sợ.
Thì tiêu đề này nói về 12 Xứ là nói đến nội dung nãy giờ tôi nói đó:
- (Một) là phải nhớ rằng nguồn gốc của 12 Xứ là gì? Chính là niềm đam mê trong 6 Trần của đời trước mà có 6 Căn.
- (Hai) nguồn gốc của 6 Trần là gì? Chính là do phước tội thiện ác mà mình đã tạo đời trước, bây giờ mình sanh ra 6 Trần của mình nó như thế nào? Mà 6 Trần của mình nó không phải là một cục riêng, không phải. Nó cũng chính là hành tinh này, cũng chính là ánh nắng, cũng chính là đại dương, núi cao như mọi người vậy đó. Nhưng mà trong điều kiện của mình nó khiến cho 6 Trần của mình nó không giống người ta, không biết nói trong room có hiểu không? Trong cùng một nhà, một Cha, một Mẹ, một điều kiện tài chánh, một mái che, rồi một phòng ngủ, một phòng ăn, một nhà bếp, tất cả cái gì một, một hết nhưng mà 6 Trần của người này so với người kia khác nhau, vẫn là khác, chứ đừng có nói là điều kiện hoàn cảnh sống khác nhau, kiểu giàu nghèo, sang hèn, thì là khỏi nói rồi.

Chỉ riêng chuyện trong nhà thôi đó, nam với nữ đón nhận thế giới nó khác nhau, rồi già trẻ khác nhau, thằng có học đại học với thằng mà không biết chữ nó đón nhận thế giới khác nhau, thằng bi quan và thằng lạc quan nó khác nhau, rồi đứa mà biết đạo và đứa không biết đạo nó khác nhau, đứa là hành giả và không phải hành giả nó nhìn thế giới này khác nhau. Tin tôi đi. Cái đó một ngàn phần trăm. Và sau cùng thế giới nó vẫn vậy, trái đất nó vẫn quay, nhưng mà ta có thấy được gì hay không là do:
- (Một) là ta có con mắt hay
không?
- (Thứ hai) ánh sáng có đủ hay không?
- (Thứ ba) về tinh thần ta có Ok hay không?
Chứ còn thằng khùng là thua, phải không? Thằng khùng nó đi ra biển nó nhìn khác mình nha. Khác à. Thằng tâm thần cười cười đó nó nhìn thế giới khác à. Tôi có tiếp xúc người khùng tôi biết, tức là họ nhìn xe chạy họ nghĩ cái gì đó, không phải nghĩ giống như mình. Bởi vậy họ có những phản ứng mà rất là kỳ cục. Khùng á. Ừ. Nhớ.

6 Căn có hay không?
6 Trần có hay không?
Rồi thêm nữa, sau cùng cả hai cái này nó cộng lại, cho ta một nhận thức như thế nào nó còn tùy thuộc vào vô số duyên, vô số nhân duyên nữa. Nha.

Và tất cả dầu 6 Căn hay 6 Trần đều là vô thường, đều là do duyên tạo ra, cũng do duyên mà mất đi, rồi cái gì nữa? Tất cả nó có thể là đường giải thoát hay là đường sa đọa, sanh tử, hoàn toàn là do mình, do thái độ tâm lý của mình đối với 6 Trần. Cái đó rất quan trọng. Và tôi nhắc lại lần nữa, cái này tôi đặc biệt tâm đắc khi tôi đọc Chú Giải này, tôi đọc tới đọc lui tôi tâm đắc một chuyện đó là:
- Hãy nhớ rằng ta không có ngon lành như mình nghĩ đâu, ta chỉ là một con giun đang hài lòng với cái chậu đất, đường kính một gang tay đó thôi. Nói cho biết như vậy, phải không? Đừng có tưởng mình ngon, mình chỉ là một con giun trong một chậu đất mà đường kính một gang tay thôi, rồi mình coi đó là vũ trụ. Mà đây là tôi đang nói nghĩa đen thôi, chứ tôi không hề nói nghĩa bóng chỗ này, nghĩa đen luôn, Đúng. Nó là nghĩa đen, chứ còn nghĩa bóng thì nó xa xôi lắm. Đúng là nghĩa đen. Chúng ta, thế giới mà chúng ta cảm nhận đó, nó không giống như nó là, nó không như nó là đâu, chúng ta bị giam nhốt ở trong cái gì? Trong bóng tối của nhận thức, trong bóng tối của tiền nghiệp, trong bóng tối của khuynh hướng tâm lý, và chưa kể là môi trường sống. Chúng ta bị giam nhốt trong đó mà chúng ta không biết. Chúng ta cứ tưởng mình có bằng đại học không hà, rồi nghĩ rằng mình có điều kiện bay nước này, nước kia, rồi biết chuyện thế giới, rồi nay Paris, mốt Luân Đôn, bữa nọ là Roma, New York, rồi mình tưởng mình sang, chứ trời ơi khổ quá, nó có cái chậu đất một gang tay thôi. Cái chậu đất. Cái mình tung tăng nó chỉ là một cái chậu đất một gang tay, rồi mình là một con giun trong đó, hoặc thậm chí chúng ta có một cái Villa mà 5000 tỷ dát vàng thì chúng ta cũng chỉ là con ong tò vò thôi, ong tò vò ở cửa mà mình không có biết. Tại vì sao? Tại sao tôi gọi là tò vò? Bởi vì cái nhận thức của mình về thế giới, về vũ trụ, về bản thân nó nghèo lắm, chừng hột mè, rồi biết đạo thì đi học ba mớ lem nhem, lôm côm, chứ nếu quý vị biết Phật Pháp cho tới nơi quý vị không phải như vậy.

Cho nên là mình làm chủ nguyên cái Villa ngàn tỷ, thật ra mình chỉ là con ong tò vò ở trên cánh cửa mà mình tưởng mình ghê gớm. Mà con ong tò vò làm tổ là cái gì ta? miếng đất sét ngay trên chính đất của chủ nhà đó mà nó không biết, rồi nó tưởng là nó ngon, nó sang thật ra chẳng là gì hết.
Cái mà tôi thấy tâm đắc nhất, cái mà đánh động tôi nhiều nhất, đó chính là chúng ta chỉ là một con giun trong chậu đất có đường kính một gang tay, rồi tùy thuộc vào tập khí sinh tử nhiều đời mà có người thấy mình là ông hoàng, bà chúa, thấy mình là danh nhân, là vĩ nhân, thấy mình là đẹp, là giỏi, là khôn, là giàu, là sang, là học thức, bla, bla.... vậy đó. Nhưng mà toàn bộ những cái đó là do mình hiểu lầm. Tôi biết trong đây nhiều người không đồng ý, quý vị nói rõ ràng tôi có bằng Tiến Sĩ mà nói là tại sao hiểu lầm? Hiểu lầm đây là vậy nè, mình tưởng nó ghê gớm chứ thật ra so với sự thật của vũ trụ thì cái Tiến sĩ Sinh vật, Tiến sĩ Hóa học của mình nó là cái gì? Tiến sĩ Vật lý của mình mà hiểu được cái gì ở trong cái vũ trụ này? Hả? Mình hiểu được cái gì? Mình tưởng mình có cái bằng là ngon, đừng nói bằng giả, còn có thứ bằng giả còn thảm nữa. Tại sao mà người ta mê bằng Tiến sĩ? Cái đó là một thứ bệnh. Là bởi vì có ba chuyện rất là căn bản liên hệ tới bằng Tiến sĩ mà rất nhiều người không biết.
- (Một) Tiến sĩ phải là người có một kiến thức là chuyên môn về một lĩnh vực nào đó đủ để đứng lớp dạy đại học cho mấy sinh viên. Nói thẳng là sinh viên nào luôn, đó là cho những sinh viên "BA" (Bachelor) là cử nhân và "MA" (Master) là thạc sĩ, thì mình phải có đủ kiến thức chuyên môn để đứng lớp dạy cho mấy cái tên đó mới gọi là Tiến sĩ, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nào đó.

- (Hai) là luận án Tiến sĩ của mình nó phải có nội dung đột phá, nó phải là một cái phát hiện chứ nó không phải là một sự sao chép mà buồn tẻ, vô vị, vô nghĩa. Không phải. Không có phải là sự phát hiện, kể cả đề tài luận án nó rất là ruồi bu, thí dụ nó rất là bình thường. Thí dụ như mình nói là, tôi ví dụ như bây giờ đó là lợi ích của vai trò, vị trí lợi ích của chuyện mà mình thường ăn táo, thí dụ như vậy, nghe nó rất là thường, hoặc là ý nghĩa hiếu đạo trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, mình nghe là thấy nản rồi, nhưng nếu mà đúng là bằng luận án thứ thiệt là người ta lọc ra trong đó, người ta sẽ thấy ra rất nhiều phát hiện, phát kiến mà xưa giờ người khác không có thấy. Bằng Tiến sĩ, luận án Tiến sĩ nó phải như vậy.

- Thứ nhất là người mà có bằng đó họ phải có kiến thức chuyên môn về lãnh vực nào đó, mà cái này phải có cái mở ngoặc mới ghê, phải mở ngoặc nữa, đó là kiến thức chuyên môn này phải nói là do tham khảo chứ không phải là do Copy nha, tham khảo khác mà Copy khác.

- Thứ hai là cái bằng luận án Tiến sĩ.
- Thứ ba là mình phải có khả năng tra cứu, tham khảo cụ thể, chứ còn Tiến sĩ mà coi như không có xài được Computer, Tiến sĩ không có xài được một ngoại ngữ nào hết thì Tiến sĩ với ai? Tiến sĩ với ai thời này nè, mình Computer có thể dốt nhưng mà cũng dốt ở mức nào đó thôi, chứ thời này mà mù tịch Computer mà nhất là ngoại ngữ, cho nên đừng có ham Tiến sĩ nếu mà mình không có đáp ứng được ba cái đó. Cho nên tôi nói giả là giả vậy đó. Có nghĩa là mình giàu với ai? Mình giỏi với ai? Mình đẹp với ai? Mình khỏe là khỏe với ai? Tất cả là giả, mình chỉ là con giun ở trong cái chậu đất đường kính một gang tay thôi. Một gang hoặc là thậm chí một tấc thôi.

Thì mình học về tiêu đề 12 Xứ để mình thấy cái đó, nãy giờ tôi nói hết lòng dốc sức, tôi nói đó là trong đây một tài liệu nói giảng về Tam Tướng rất sâu và hay không tả được, hay đến mức độ hoang đường, nó hay lắm luôn, hay lắm luôn. Nhưng mà cái này đặc biệt dành riêng cho hành giả. Thí dụ như nay mai mà trong một lớp nhỏ nào đó mà có những vị đã qua mấy lớp intensive thì cái phần này là cái phần chúng ta bắt buộc phải quay lại, hay lắm luôn. Và tôi có lấy note ở trong cái Phone của tôi là Sớ Giải của 12 Xứ, phải không? Ở trong bộ...............(1:21:40) nói sâu về Tam Tướng và 6 Căn, để chi ta? Để mai sau khi tôi cần lấy cái note, note của tôi nó quan trọng lắm, note ở trong cái Phone tôi là tinh hoa đó, tinh hoa một đời đó, cứ lâu lâu tôi móc nó ra tôi đọc cái này, cái kia là đọc bằng note nhiều khi tôi giữ lại mấy cái link thôi, đặc biệt là thí dụ như Chú Giải của bài kinh Đa Giới..................(1:22:15) ở trong Trung Bộ Kinh, khó có ai ngờ được là Chú Giải đó nói về vũ trụ quang "Cosmology" và về Phật đạo rất là sâu, nói rất là sâu, rất là rộng, mà bây giờ mình đọc mình không có lấy note làm sao mai mốt mà mình tìm đây? Có ai mà ngờ được Chú Giải mà nói về Vũ trụ và về Phật đạo lại nằm ở trong phần Chú Giải của bài Kinh đó ai mà biết, khổ vậy đó.

Thí dụ như bây giờ một món bún hay là món đồ khô mà xuống bếp mình tìm thì nó dễ rồi, còn đằng này là cái hộp lúa mạch đó bây giờ là được để ở trong "Closet" của buồng ngủ á, làm sao mà nhớ, rồi mấy cái hộp đựng đồ thun, đồ búa kềm nó lại để trong cái ngăn kéo của phòng khách làm sao nó nhớ, nhưng mình không có trách được, là bởi vì trong Chú Giải hay có trường hợp này lắm. Tức là có nhiều khi bài kinh nó rõ ràng nếu mà tán rộng ra rất là hay về cái đó, thí dụ bài kinh đó nói về 12 Xứ thì giảng rất là sơ sài, mà trong khi ít bữa sau đó tới cái chỗ mà kể chuyện thành ...............(1:23:30) là chỗ đó các Ngài gọi là nói một đoạn là các Ngài bèn đưa ra một khúc Chú Giải rất là sâu, đang nói về thành ..................(1:23:37) nhưng mà các Ngài quẹo qua đó rất là sâu. Nha.

Còn về lý do thì chúng ta sẽ có dịp nói chuyện với nhau, lý do đó không phải là các Ngài ngớ ngẩn, không phải đâu, người ta có lý do đó, có, có lý do, lý do rất là sâu. Nhưng mà thôi thì mình chỉ biết như vậy, đó là đọc trong Chú Giải thấy chỗ nào hay là mình phải ghi hoặc chụp hình ghi cái note lại, và sẵn ở trong đây tôi nhớ nhiêu tôi nói nhiêu, đặc biệt chúng tôi nghiêm giọng, nghiêm mặt, nghiêm giọng và nghiêm mặt thưa với bà con, gần đây nó đang rộ lên phong trào mà sử dụng chat GPT thì tôi, tôi chẳng là gì hết, kêu bằng "thằng" đi, tôi chẳng là cái "thằng" gì trong cuộc đời này hết, nhưng mà từ góc độ học thuật thì tôi xin thưa bà con hãy cẩn trọng đừng tin nó quá, hãy thử đi, thử lãnh vực nào mình biết rồi mình thử nó, rồi thì coi chat GPT nó đáp ứng được bao nhiêu, nha.

Chứ còn mà, tôi nhấn mạnh lại hãy thử, trước hết hãy thử bằng một lĩnh vực nào mà mình biết giỏi, biết khá, mình thử, chứ còn một, hai lần mà thấy hay quá rồi xài nó là không có được. Tôi ví dụ nha, như tôi về Mỹ có một người quen của tôi họ thử đưa cho nó một chủ đề, một đề tài đó là hãy làm một bài thơ mà kể lại cuộc chia tay của hai người bạn sau 10 năm gặp lại, thì người nào biết làm thơ mới hiểu là nó chỉ ráp chữ thôi, chứ nó,
- Thứ nhất nó không biết xài điển cố, điển cố nó không biết, cái dạng như Ngưu Lang Chức Nữ nó không biết.
- Thứ hai thơ của nó là cái thơ không có tình.
- Thứ ba nữa là người nào biết viết văn thì sẽ đồng ý văn và thơ và nhạc nó đều cần có cái "thi tính" và "nhạc tính". Nhạc tính nghĩa là dầu là câu văn xuôi nhưng mà có những chỗ người ta cần đồ, rê, mí, la, ngầm ở trong đầu mình, nếu mà người viết văn biết cái đó, thì đó kêu là "nhạc tính". Thì về cái khoản này chat GPT tuyệt đối không làm được.

Cho nên tôi quay trở lại, nghiên cứu kinh điển cẩn thận nha, nghiên cứu kinh điển cẩn thận đừng có khiêng nguyên con mà cho nó dịch như là một số sách Chú Giải, một số sách trong nước bây giờ nè, tôi không biết là thuê người không chuyên hay là do dùng công cụ Google nó dịch mà đọc vô muốn điếc con rái luôn, và thà đọc bản gốc còn dễ hiểu hơn lấy mấy bản dịch kiểu đó. Cho nên nhớ bao nhiêu nói cho bà con nhiêu, đó là chúng ta, bản thân sự hiện hữu của chúng ta là hiện hữu của 6 Căn, 6 Trần, thế giới này đang bị quay cuồng trong 6 Căn, 6 Trần, và hết lượt này đến lượt khác chúng ta bị lừa dối trước hết là bởi chính mình, bởi thiên nhiên, bởi xã hội, bởi đất nước, và sau cùng là chúng ta bị lừa dối bởi những thành tựu khoa học, mà chỉ cần thiếu một chút tỉnh táo thôi, là chúng ta trở thành con rối, trở thành con chuột bạch cho người khác. Chuyện đó là chuyện mà tuyệt đối không nên để nó xảy ra, tôi đang giảng về 12 Xứ mà tôi đem lùm lum ba cái chuyện chat GPT để tôi nói cho bà con biết đừng có tưởng là cái đó xài được. Cẩn thận cái đó. Nha. Tùy chuyện, và cái thế giới này nó dễ sợ lắm, thế giới ảo ngày một trở nên ảo diệu và nguy hiểm hơn, ba cái trò game, ba cái phim ảnh, tất cả những cái kỹ xảo công nghệ đó rất là đáng ngại, nha. Mình dùng nó là dùng con dao hai lưỡi đó, bà con phải cẩn thận cái đó.

Và tôi nhắc lại, chúng ta đang quay cuồng ở trong cái thế giới mù mịt của 12 Xứ. Ok. Chúc các vị một ngày vui.

🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

☘️ Kính mời nghe trực tiếp bài giảng tại đây:
https://www.youtube.com/live/M4ZaBupZIUI?si=ufF4Cgtek0b_P0-9

---------------------------
Chúng con xin Cúng dường Đức Thế Tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự hành đạo. Con nguyện sự chia sẻ Giáo Pháp nầy là nhân duyên giúp cho hàng Phật-tử chúng con và gia quyến thoát khỏi sự Khổ Thân, thoát khỏi sự Khổ Tâm, đoạn tận Phiền Não, tránh mọi sự cám dỗ hướng Tâm Đến Giác Ngộ, Giải Thoát Niết Bàn. 🙏🙏🙏

Youtube video
Xem thêm:
← Giáo Lý Căn Bản

Youtube video
Xem thêm:

← Giáo Lý Căn Bản