Lớp Phật Pháp Căn Bản 50 Thứ Năm, ngày 16/01/2025 🟠 Giới (dhātu) Lý Ngọc Nga ghi chép bài. Tử Du hỗ trợ chữ Pāḷi. Thưa đại chúng, trưa nay chúng ta học sang chương thứ ba của 18 tiêu đề A Tỳ Đàm gồm có Uẩn - Xứ - Giới...V.v... đó là 18 tiêu đề của A Tỳ Đàm nói riêng và của toàn bộ giáo lý Phật Pháp nói chung. Thì chúng ta đã học xong hai tiêu đề đầu tiên là Uẩn - Xứ và tiếp theo chúng ta học về Giới. Giới là Dhātu, chữ Dhātu đây có nhiều nghĩa, mà nghĩa tiêu biểu nhất là cái gì đó nó thuộc về tinh túy hay là bản chất. Cho nên chữ Dhātu nó còn có nghĩa là "xương". Tiếng Pāḷi có chữ aṭṭhi hai chấm dưới, aṭṭhi là "xương", nhưng mà chữ Dhātu nó cũng có nghĩa là "xương". Thế giới này nói chung và từng thứ trong trời đất này nói riêng. Thì cái gì nó cũng phải có phần hạt nhân hay là phần cốt lõi của nó. Thì thế giới này nếu mà nói theo khía cạnh là dân gian thì nó gồm có đất, đá, cây cỏ, con người, chim muôn, súc vật, nhật nguyệt, tinh tú, phải không? Nhưng mà nếu nói rốt ráo về mặt bản chất như chúng ta vẫn thường biết, đó là thế giới này nó có hai góc nhìn, góc nhìn về hiện tượng và góc nhìn về bản thể. Nhìn về hiện tượng thì như những thứ tôi vừa nói đó, gồm có nam nữ, đực cái, trống mái, rồi thiên nhiên, cây cỏ, đất đá, kinh rạch, đại dương, núi non, hay là các tinh tú thiên thể. Nhưng mà về mặt hiện tượng thì cốt lõi của cái gọi là vũ trụ hay là chúng sinh thì nó nằm gọn ở trong 5 Uẩn cũng được, mà nói là 12 Xứ cũng được, mà có trường hợp thì Đức Phật Ngài không có nói đến Uẩn, đến Xứ, mà Ngài nói đến chữ Giới. Chữ Giới đây là theo Tàu, nha, Giới theo Tàu chứ còn Hòa Thượng Bổn Sư của chúng tôi ngày xưa đó, người dịch là "chất", người dịch là chất, cái Essence của vạn vật, chữ Dhātu là chất, tinh chất, thì tất cả mọi thứ trong vũ trụ này gồm có chúng sanh và trời đất nó nằm ở trong 18 Dhātu hay là 18 chất. 18 tinh chất mà cấu tạo nên nó, gồm có cái gì? Nó gồm có, trước mắt đi, mình nói trước mắt, nói theo Tạng Kinh đi, thì chỉ còn có 6 Dhātu hay là 6 chất. Có chỗ gọi là 6 Đại, đó là đất, nước, lửa, gió, là 4, hư không và thức là 6. Tức là 6 cái này nó làm nên cái gọi là Vũ trụ và Chúng sinh. Tất cả những gì thuộc về vật chất thì gồm có 5 thứ, đó là: - Đất, nước, lửa, gió và hư không. Còn riêng về thứ 6 là một thành tố rất là đặc biệt, chỉ có ở chúng sinh mà thôi. Cho nên hôm nay chúng ta nói rằng ai đó đẹp, xấu, bệnh hay là khỏe, nhà cao cửa rộng hay là chòi tranh vách đất gì đi nữa, thì cũng không nằm ngoài 6 cái này. Không nằm ngoài cái gọi là đất, nước, lửa, gió, hư không. Còn hễ chúng sinh từ con giun, con dế, lên đến vị Phạm Thiên hay là Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đế Thích thì là thêm cái thứ 6 nữa đó là Thức, tức là tâm hồn hay là tâm linh, hay là ý thức, thêm phần đó nữa, đó là một cách kể. Cách kể thứ hai, chữ "giới" hay là chữ "chất", ở trong kinh được dùng ở nhiều trường hợp, nhiều nghĩa khác nhau. Thí dụ như là có trường hợp tất cả vạn pháp hữu vi trong đời này được Đức Phật gọi là Dhamma Dhātu có nghĩa là Pháp Giới. Nhưng có trường hợp, thí dụ như mình nghe trong kinh Bắc Truyền có câu là "Nhất thiết pháp giới", thì có trường hợp pháp giới là chỉ cho tất cả mọi thứ ở đời này, vô hình hay là hữu hình đều là Pháp Giới hết. Nhưng mà có trường hợp ở trong A Tỳ Đàm thì Dhamma Dhātu đây là chỉ cho các pháp, là chỉ cho đối tượng của tâm thức. Nhớ nha. Như vậy thì chuyện đầu tiên mình phải nói thế này, chương này là nói về những thành tố căn bản để cấu tạo nên chúng sinh và vũ trụ. Thì thành tố đó có nhiều cách kể, kể 6 cũng được, đó là: - Đất, nước, lửa, gió, hư không và thức. Rồi có một cách kể nữa đó là kể thành 18, nghĩa là 6 Căn - 6 Cảnh - 6 Thức. Nhiều lần và rất nhiều lần chúng tôi nói 6 Thức chỉ được gọi là 6 Thức khi mà nó kết hợp với 6 Căn để biết 6 Trần. 6 Thức là gì? Tâm thì chỉ có 1 thôi, mà tại sao kể tới 6 Thức? Là bởi vì như thế này, mỗi tâm nó có một điểm tựa khác nhau, và đối tượng nhận biết của nó cũng khác nhau, từ đó nó mới ra tới 6 Thức. Tâm là biết thôi, nhưng mà cái "biết" đó dựa vào thần kinh thị giác để mà nhận biết hình dáng, màu sắc thì ta gọi đó là "Tâm nhãn thức". - Cũng là cái "biết" nhưng mà nó phải dựa trên thần kinh thị giác để nhận biết âm thanh, tiếng động, thì ta gọi đó là "Tâm nhĩ thức". - Cũng cái "biết" đó mà nó phải dựa vào cái gọi là thần kinh khứu giác, để nhận biết các mùi dễ ngửi hay khó ngửi, phải không? Thì ta gọi đó là "Tâm tỷ thức". - Cái "biết" mà dựa vào thần kinh vị giác để nhận biết các vị chua cay, mặn ngọt, thì ta gọi đó là "Thiệt thức". - Cái "biết" dựa vào thần kinh xúc giác để nhận biết cái gì là lạnh nóng, nặng nhẹ, cứng mềm, thì ta gọi đó là "Tâm thân thức". - Còn cái "biết" mà nó dựa vào "Sắc ý vật", phải không? Hoặc là nó dựa vào "Tâm hữu phần" để mà nó biết tất cả những đối tượng, những trần cảnh trừu tượng, trừu tượng là sao? Trừu tượng có nghĩa là 5 giác quan vật chất không biết được, thì lúc bấy giờ cái "biết" đó được gọi là "Tâm ý thức", cái biết bằng cảnh trừu tượng thì gọi là "Tâm ý thức", gọi là ý thức, gọi là "Ý thức giới" đó. Nhưng mà ở đây nó có cái đặc biệt vầy, ở trong A Tỳ Đàm nó còn có một Giới nữa, tức là: - Nhãn thức giới, - Nhĩ thức giới, - Tỷ thức giới, - Thiệt thức giới, - Thân thức giới. Và có cái thức nữa đó là "Thức ý giới", ý giới đây là chỉ cho khai ngũ môn và 2 "Tâm tiếp thâu", cái này nói ra nó hơi khô khan, người nào không học A Tỳ Đàm thì không có biết, còn người nào có học A Tỳ Đàm thì biết. Giới này nó có chức năng, nó có tính năng là hỗ trợ cho "Ngũ song thức" nhận biết "Trần Cảnh vật chất", gọi là "Ý giới". Còn "Ý thức giới" đó là cái "biết" mà coi như là thuần túy biết cảnh trừu tượng. Cảnh trừu tượng đây gồm có hai, đó là: - Cảnh danh pháp, - Cảnh sắc tế. "Cảnh danh pháp" gồm có tâm nè, tâm sở nè, niết bàn nè, đó gọi là "Cảnh danh pháp". Còn "Cảnh sắc pháp" đây có nghĩa là những sắc tế, những thứ sắc mang tiếng là vật chất nhưng mà nó chỉ được nhận biết bằng cách hình dung, liên tưởng. Thí dụ như mình thấy trong thế giới vật lý hôm nay, những cái proton electron, thì những cái đó là mình chỉ có liên tưởng, hình dung thôi, chứ còn mình không thấy bằng mắt thường được, phải không? Thì đó là ngoài đời, còn trong đạo Đức Phật Ngài dạy rằng sắc tế là những thứ Sắc Pháp mà nó chỉ có tính chất, có trạng thái mình hiểu ngầm thôi. Cho nên tuy nó là vật chất, nhưng nó vẫn là đối tượng nhận biết của "Ý thức giới". Như vậy thì chốt lại chữ "giới", chữ "chất", nó gồm có nhiều trường hợp, (một), thôi bây giờ tôi quyết định bỏ chữ chất đi cho nói một cách hơi kinh viện thì mình xài cả hai chữ giới và chữ chất. Thôi giờ xài chữ giới cho nó dễ, phải không? Uẩn - Xứ - Giới - Đế, thì ở đây đó là mình, cái giới đây nó gồm, giới đây không phải là giới luật nha. Giới đây nó là tính chất. Ở đây có nghĩa là tính chất. Thì chúng sinh có lúc Đức Phật ngày chia ra có hai thôi, tức là phần hồn, phần xác. Tức là danh và sắc. Có chỗ Ngài chia ra thành 5 đó là: - 5 Uẩn, Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức, cái này giải thích rồi. Rồi có trường hợp Ngài chia thành 12 Xứ, có nghĩa là: - 6 nội Xứ, 6 ngoại Xứ, 6 Căn và 6 Trần, nhưng có chỗ Ngài chia ra thành 18, đó là: - 6 Căn, 6 Cảnh, 6 Thức. Căn tức là cái điểm tựa của Thức. Còn Thức chỉ là cái biết dựa trên Căn, để chi? Để nhận biết 6 Trần. Như vậy thì 18 Giới đây nó gồm có: - 6 Căn, 6 Cảnh và 6 Thức. Chính 18 cái này nè nó làm nên vũ trụ, ở đây có nhiều vị trong room này rất là khó chịu, hỏi ủa? Có 18 cái này thôi hả? 18 làm sao nó làm thành vũ trụ? Dạ đúng. Mặt trăng, mặt trời nó cũng nằm ở trong 18 Giới này. Thí dụ như là Sắc nè, Thinh nè, Khí nè, Vị nè, Xúc nè, Pháp, thì mặt trăng, mặt trời đó, mình không có rờ nó được, nhưng mà mình thấy nó được. Như vậy nó thuộc về Sắc giới - Sắc trần. Mà mình chẳng những thấy nó được mà mình còn suy nghĩ về nó được. Nó có thể là đối tượng tư duy trừu tượng, phải không? Và mình thấy trong đời sống mình nó có rất là nhiều thứ mà mình không thể nhận biết bằng các giác quan vật chất, mà phải nhận biết nó bằng tinh thần, bằng tư tưởng, bằng ý thức, thí dụ như là mình nói nghe nhạc đi, mình nghe nhạc hoặc là mình xem tranh đi, phải không? Nghe nhạc và xem tranh, thì rõ ràng mình nghe nhạc mình nghe bằng lỗ tai chứ? Như vậy thì tiếng nhạc đó là thuộc về âm thanh đúng không? Rồi. Nhưng mà không, không có đơn giản vậy đâu. Nếu mà nói nhạc chỉ đơn giản là âm thanh đó là "Thinh trần" thì kẹt quá, là bởi vì nó còn có cái là "Pháp trần" nữa, là vì sao? Là vì không phải nhạc nào ai cũng nghe được. Anh phải có kiến thức về âm nhạc tây phương, giao hưởng, cổ điển, phải không? Bao nhiêu cái là nhạc cụ của tây phương, anh biết nhạc của Tây có gọi là 7 cung, đồ-rê-mi-pha-sol-la-si, nhưng mà nhạc Châu Á nó có 5 cung, xàng-xê-cống-líu, phải không? 5 cung thôi. Trong khi đó mình muốn nghe được nhạc ngũ cung mà không có chán là bắt buộc mình phải có học, hoặc là mình phải có quen với nó, mình đã từng kinh qua, từng trải qua nó mình mới nghe được, chứ còn nghe nhạc Campuchia, nhạc Lào nghe không nổi, nhạc Thái nghe không nổi, nhạc Ấn nghe không nổi, nếu mà mình là Tây, mà nếu mình quen nghe ngũ cung mà mình không có nghe được đồ-rê-mi-pha-sol-la-si thì mình cũng không được. Cho nên nghe được giao hưởng cổ điển Beethoven, Mozart đó là bắt buộc mình phải có kiến thức mới nghe được. Cho nên nó không đơn giản là âm thanh đâu, mà nó còn có cái trừu tượng trong đó nữa. Rồi tranh cũng vậy. Cái thứ mà dốt đặt cán cuốc thì biết cái gì là tranh siêu thực và tranh tả chân? Thứ mà dốt đặt cán cuốc là mình phải thấy trái táo phải vẽ cho giống trái táo, con người phải vẽ cho giống con người, chứ còn ba cái lập thể, ba cái trừu tượng, ba cái Abstract sao coi? Các vị có coi Picasso chưa? Coi Picasso nếu mà mình không có học về hội họa thì chịu không nổi, hoặc là Salvador Dalí mình coi không nổi, hoặc là Paul Klee mình coi cũng không nổi. Mặc dù bên Tampa, bên St. Petersburg, bên Florida gần am của tôi, am Mây có một viện bảo tàng của Salvador Dali hoặc là bên Thụy Sĩ trên đường về am của tôi trên núi, nó có một trung tâm gọi là Paul Klee, Paul Klee là một họa sĩ nổi tiếng của Đức, mà tay mơ nhìn vô là chết không có tài nào chấp nhận được, ổng vẽ phố không phải phố, rừng không phải rừng, ấy mới là rừng vậy, đấy. Ổng vẽ nhà ga, ổng vẽ xe lửa, là nhìn ta nói chỉ có chết thôi. Nha. Nhưng mà muốn thưởng thức tranh của Paul Klee bắt buộc mình phải có trình độ, hoặc là Van Gogh, hoặc là Monet bắt buộc phải có trình độ, phải có trình độ chứ không phải tranh nào cũng vẽ như là Michelangelo coi còn được, chứ còn kiểu như ông Picasso đó là mình chết, mình coi mình không hiểu, hoặc Paul Klee coi không hiểu. Nha. Cho nên là toàn bộ vũ trụ trăng sao, đất trời, hoa lá, cây cỏ, nó đều nằm gọn ở trong cái gì ta? Nằm trong 6 Trần. Còn cái gì mà nó liên hệ chúng sinh thì phải kể thêm 6 Thức, 6 Căn, nhớ nha. Rồi. Như vậy có lúc thì Đức Phật Ngài chia thế gian này thành 18 Giới, nhưng có lúc thì ngày chia còn có 6 Giới, đó là: - Đất, nước, lửa, gió, hư không và thức. Nhưng có chỗ chữ Dhātu ở đây Ngài chỉ cho cái gì? Ngài chỉ cho 6 tư duy chánh tà, như là: - Dục tư duy, - Sân tư duy, - Hại tư duy, - Ly dục tư duy, - Vô sân tư duy, - Bất hại tư duy. 6 cái này cũng được gọi là "Dhātu". Gọi là "Giới". Có trường hợp Ngài gọi các "Thọ" như là, các "Thọ" tức là các cảm giác, ví dụ như là: - Khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Ngài cũng gọi nó là "Giới". Chưa, còn nữa, có trường hợp "Giới" Ngài chia ra thành 3, có nghĩa là: - Dục giới, - Sắc giới, - Vô sắc giới. "kāmadhātu, rūpadhātu, arūpadhātu". Có trường hợp Ngài chia 3 mà chia kiểu khác, đó là: - Giới hạ liệt, - Giới trung đẳng, - Giới thượng phẩm. "Giới hạ liệt" là cái gì? Là chỉ cho các "Tâm bất thiện", còn "Giới trung đẳng" là gì? là chỉ cho các "Tâm lành dục giới", còn "Giới thượng phẩm" ở đây là chỉ cho "Tâm siêu thế". Thí dụ như vậy. Cho nên là mình thấy rõ ràng chữ Dhātu đây đó là nó ám chỉ cho tinh chất hay là thành tố mà cấu tạo nên vũ trụ này. Thì tùy chỗ, như chúng tôi nói rất là nhiều lần, có nhiều khi Đức Phật Ngài dạy thế giới nó được quy định bằng chữ "Thọ" và chữ "cảm giác". Có lúc thế giới này nó là chỗ gặp nhau của 6 Xúc, của 6 Tưởng, của 6 Tư, tùy chỗ, tùy căn cơ của người ngồi trước mặt mà Ngài có cách phân tích và tên gọi khái niệm khác nhau. Thí dụ như hôm nay mình nói đến sức khỏe của một con người hay là sự tồn vong của một đất nước thì mình có nhiều cách phân tích lắm. Thí dụ như nói với một con người mình chỉ cần nói đơn giản là phần hồn, phần xác ổn định là con người Ok. Nhưng mà có một trường hợp khác mình nói người khác, mình nói con người phải có cái gì ta? Đầu óc, rồi thể xác, rồi cái gì nữa? Tiền bạc, rồi có chỗ họ kể thêm là gì? Kiến thức. Rồi cái gì nữa? Quan hệ xã hội. Yeah. Có chỗ họ kể như vậy, tùy mình thôi. Ừ. Có trường hợp thì mình chỉ kể có một thứ, sống mà không có cái đầu là không được. Câu đó không có sai, câu này không có sai, nhiều khi mình nghe ai nói làm người mà không có cái đầu là không được. Đầu đây nghĩa là khả năng tư duy, khả năng trí tuệ. - Nhưng có chỗ người ta lại kể thêm, người ta nói không có sức khỏe không làm được gì hết. - Có chỗ người ta nói không tiền là chỉ có điên thôi. - Có chỗ người ta nói không có quan hệ xã hội là không được. - Có chỗ người ta nói không có kiến thức là không được. - Có chỗ người ta nói cả 5 cái này thiếu cái là không được, đúng, phải không? Đúng. Thì tùy trường hợp mà một cá nhân, hay là một đất nước, một đoàn thể, mà nó được người ta giải thích, người ta phân tích theo một hướng nào đó, chứ không phải là thiếu, cũng không phải là dư mà tùy chỗ, nha. Thì ở đây tôi chốt lại bài giảng trưa nay tôi nói cái gì? Ở tiêu đề này, ở chủ đề này, ở chương này, Đức Phật Ngài dạy cho mình biết cái gọi là thế giới mênh mông thiên hình vạn trạng, nói chốt lại nó được cấu tạo bởi những thứ rất là buồn cười, mà mình không có học mình không có biết. Như ở ngoài đời mấy người mà học sinh hóa người ta biết, biết theo kiểu thế gian, nhưng cũng là biết, mấy người học vật lý người ta cũng biết cấu tạo đại khái của vũ trụ đó là cái gì? Tay vật lý nó nói khác, mà cấu tạo đại khái của thế giới này là gì? Tay hóa học nó nói khác. Thí dụ như vậy. Thì trong đạo mình trên hành trình mà dẫn đến giải thoát, trong lộ trình mà tu tập Tuệ Quán để dứt trừ phiền não, thì Đức Phật Ngài cũng nói cho chúng sinh biết về cái gọi là bản chất hay là cấu tố, thành tố nào mà đã làm nên cái gọi là vũ trụ mà mình yêu mê hoặc là khó chịu, bực mình, bất mãn. Cấu tố thành tố nào nó làm nên cái thân xác này của mình và của người khác? Tại vì là người không học thì ngạc nhiên nói: -"Ủa tại sao mình tu hành giải thoát mà phải học mấy cái này?" À! Trong khi không cho tôi Niệm Phật, tôi nghe cả buổi tôi không có thấy cái nào, chữ nào là Từ bi, Hỷ xả, Chánh niệm, Thiền định, Trí tuệ, mà cả buổi trời tôi nghe ổng nói toàn là lục Căn, lục Trần, lục Thức, không à. Vậy chứ tu ở chỗ nào? Dạ. Nó nằm ở chỗ này, anh phải học cho biết rốt ráo và triệt để cái gọi là "anh" và "của anh". Phải không? Đời và của đời, người và của người, anh phải biết cấu tạo của nó thì bắt đầu anh mới chán, anh mới buông. Mà khi có chán có buông thì anh mới không có bất mãn, không có gọi là gì ta? Ghét sợ. Ừ. Không có ghét sợ, không có bất mãn, là vì sao? Vì anh biết nó là cái gì rồi. Còn đằng này nếu mà mình không có chẻ nhỏ thế giới này ra, mình cứ nghĩ nó là cái gì đó ghê gớm lắm, ngọt ngào lắm, hoặc là đáng sợ lắm, hoặc là cay đắng, chát chua lắm, không được. Đức Phật Ngài không, (tôi đã nói rất là nhiều lần) Đức Phật Ngài không có nói thế giới này là đắng 100%, ngọt 100%, phải không? Ngài không nói thế giới này là khổ hay là sướng, mà Ngài chỉ cho mình biết rằng nó đáng chán. Các vị hỏi kinh nào? Dạ, trong Pháp Cú, ai giỏi Google tra giùm tôi câu này: - "sabbe saṅkhārā aniccā ti yadā paññāya passati" Tất cả vạn hữu ở đời đều là vô thường, khổ. "yadā paññāya passati", khi nào mình thấy rõ nó bằng Trí Tuệ thì "atha nibbindati dukkhe" thì tự nhiên sanh tâm nhàm chán, "atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyā" nhàm chán trong cái gì? Nhàm chán trong cái khổ, "atha nibbindati dukkhe" khi mà mọi thứ mình thấy bản chất nó là gì? Nó được cấu tạo ra sao? Mỗi thứ là do Duyên mà có, có rồi phải mất đi và nó hiện hữu trong hình thức là lắp ráp, ghép nối, hiểu như vậy thì mới là "atha nibbindati dukkhe" mới nhàm chán trong khổ "esa maggo visuddhiyā" đây chính là con đường thanh tịnh vậy. Đây chính là con đường thanh tịnh. Pháp tu trong kinh Pháp Cú tôi đọc chậm lại cho viết nè: - Tất cả các hữu vi là vô thường. - Tất cả các hữu vi là khổ, khổ cảm giác và khổ bản chất. "sabbe saṅkhārā aniccā ti yadā paññāya passati atha nibbindati dukkhe esa maggo visuddhiyā" Nhớ nha. Thì khi nào thấy mọi thứ nó là vậy đó, thấy mọi thứ nó là Vô thường - Khổ - Vô ngã, là Sóng và Hạt, là chớp nhoáng, có đó mất đó, cái sau nó thừa tiếp cái trước, thấy rằng mọi thứ không khổ cảm giác thì cũng khổ bản chất, thấy rằng mọi thứ là do lắp ráp mà thành chứ không có cái gì là một, là liền khối, là nguyên khối, là không có. Tất cả những khái niệm mà mình chấp dính để mà thích, thương, ghét, sợ, tất cả là do mình ảo giác, chứ nếu mà sống có Niệm, có Tuệ, thấy rõ cái gì đang diễn ra, biết cái gì đang diễn ra, cái gì, rồi đang diễn ra, hai cái, và nó đang vận hành như thế nào? Biết rõ What & How, thì coi như là lâu ngày, lâu ngày, nếu không đủ duyên chứng đạo thì chí chúng ta cũng buông dần, buông dần, buông dần, buông đó buông trong cái gì? Tùy người, có người họ buông bằng cách là họ phải bị đau mới buông, có người là chán buông, có người mà có huệ căn sâu dày, ngay trong cái ngọt ngào, họ thấy nó vô thường, họ chán họ buông. Còn người huệ căn yếu một chút thì phải bị đau, bị khổ, họ sợ, họ buông. Nha. Nghĩa là: - Do chán mà buông là bậc thượng căn - Do sợ, do ghét mà buông đó là bậc hạ căn. Cái kia là bậc thượng căn, mà dầu thượng hay hạ miễn buông là tốt, còn đằng này không có chẻ nhỏ thân phận hình hài, không chẻ nhỏ, không giải ảo, không giải thiên, những cái ảo tưởng của mình xưa giờ về bản thân, về con người, về vũ trụ, thì tha hồ thích và ghét, rồi từ đó nó sanh ra khổ. - Thích không được là khổ. - Được rồi phải giữ, giữ không được là khổ. Còn cái ghét cũng vậy. - Ghét là đã khổ, mà tránh không được cũng khổ. Hễ có thích, có ghét là có khổ là vậy đó. Thì lý do mà mình phải học những cái chia chẻ, những cái phân tích của Đức Phật về từng chúng sinh, về bản thân mình và người, về vũ trụ thế giới lớn bé, từ những thiên thể cho đến những thứ vi sinh, vi mạch, những thứ mà cực vi, những phân tử, nguyên tử, điện tử, quang tử, những đơn bào, tế bào ở mức độ rốt ráo nhất. Tại sao phải học cái đó? Học để là chán. Chán thấy rằng ngày nào mình còn trẻ, còn đẹp, còn giàu, thì mình u mê, mình không có chịu tin lời Phật. Nhưng khi mà, bậc thượng căn khi mà họ bị sốc nhẹ cái là họ buông. Thái tử Tất Đạt sau chuyến đi chơi về đi xuất gia. Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên sau khi coi người ta diễn kịch về đi xuất gia. Còn có nhiều vị phải tan nhà nát cửa, phải không? Rồi thất tình, lỡ vận công danh mới chịu đi tu, có vị phải trọng bệnh nan y tuyệt chứng mới chịu đi tu, có vị cùi hủi sứt mẻ mới chịu đi tu, nhưng mà có vị thì, coi như Bồ Tát Tất Đạt mình đi dạo cửa thành thấy người già, người bệnh chán đi tu. Ngài em Ngài Xá Lợi Phất trong đám cưới nhìn bà ngoại mình thấy ớn quá rồi cũng đi tu. Vậy đó. Rồi còn có nhiều vị người ta đi tu bằng một duyên cớ rất là đơn giản, có nghĩa là chỉ cần nghe một câu hợp lý là đi tu không cần bị sốc. Như Ngài Bakula thanh niên Dá Xá người ta chỉ nghe câu hợp lý người ta đi, rất là đơn giản, nha. Rồi. Thì hồi nãy giờ tôi có nói mỗi chúng sinh nói riêng, và vũ trụ nói chung, có nhiều cách phân tích, phân tích qua 18 Giới như tôi nói là: - 6 Căn, 6 Trần, 6 Thức, và cách phân tích nữa, đó là gồm có 6 Thức: - Đất, nước, lửa, gió, hư không và thức. - Cách phân tích nữa là, tất cả những thiện niệm và ác niệm, tức là chánh tà tư duy cũng kể là Giới. Rồi cái gì nữa? Các cảm giác khổ, lạc, ưu, hỷ, xả cũng là Giới. - Các cấp độ tâm linh của chúng sanh gồm có Dục sắc, Vô sắc giới cũng là Giới. Rồi cái lộ trình mà tôi kêu là lộ trình sống đời đó, gồm có hàng hạ cấp, trung cấp và thượng phẩm, hạ cấp, trung đẳng và thượng phẩm. Hạ cấp, trung đẳng và thượng phẩm, thì cũng là Giới, gồm có thiện ác và vượt khỏi thiện ác. Hồi đó chờ mình học đạo mình chỉ biết có thiện với ác thôi, nhưng mình không biết rằng trong đạo nó có cái cảnh giới nữa là cảnh giới vượt ngoài thiện ác. Ngày nào mà mình chưa chịu thấy một cách rốt ráo bằng Trí Tuệ bản thân, chữ bản thân này "gạch dưới", ngày nào chưa có thấy rốt ráo bằng Trí Tuệ bản thân rằng mọi thứ là khổ, thì ngày đó là mình chưa có gọi là thấm đâu. Chưa thấm nghĩa là sao ta? Có nghĩa là còn, cái hạng mà bậc thấp thì nó còn thấy là, có thấy là cái gì mà sướng, cái gì làm cho mình vui là mình theo cái đó, thiện ác bất kể. Nhưng hạng thứ hai, ảnh thấy sống là phải hơn con thú, phải biết cái gì vui buồn, nhưng mà cái vui nào nên, cái vui nào không nên, biết, phải biết. Rồi hành động, việc mình thích làm và việc không thích làm nó cũng có hai, chuyện nên và chuyện không nên. - Hạng thứ nhất là chỉ biết thích, ghét, buồn, vui thôi. - Hạng thứ hai là nó lên được bậc nữa là biết cái gì thiện, cái gì ác, để chi ta? Để làm lành lánh dữ. Để chi ta? Để trốn khổ tìm vui, nhưng tới hạng thứ ba mới ghê: - Nó thấy khổ là đáng sợ, mà vui cũng đáng sợ, bởi vì sao? Vì cái vui giữ hoài đâu có ai giữ hoài được, đúng không? Kiếm cái vui đã khổ mà giữ cái vui còn khổ hơn, rồi giữ không được càng khổ nữa. Cho nên thấy vậy người ta ngán, rồi chưa kể người ta thấy rằng cái gì vui, cái gì thích nó đều do ảo giác mà ra, tự thân mỗi sự vật trên đời nó không có tuyệt đối là đắng hay ngọt, mà hoàn toàn là do thái độ tâm lý chủ quan của ta mà ra. Chủ quan là sao ta? Là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống, mà ta thích cái gì đó, mà ta ghét cay, ghét đắng cái gì đó, đam mê, thích thú mê mệt một thứ gì đó, là hoàn toàn do cái nhìn chủ quan của mình. Thì có hiểu như vậy người đó mới thấy rằng, thì ra cái khổ hay cái sướng của đời này nó là ảo giác, khi mình thích cái gì mình sẽ ghét cái ngược lại, có được cái mình thích, mình gọi nó là sướng, mà khi hễ mình thích cái gì mình sẽ ghét cái ngược lại, mà khi không tránh cái mình ghét thì mình bèn khổ, người học đạo chỉ nhớ như con nít vậy, nhớ hoài nhiêu đó: - "Tất cả thích, ghét đều là ảo giác, đều là thái độ tâm lý chủ quan, những thích ghét". Rồi từ cái thích ghét là tâm lý chủ quan đó mới nảy ra sướng khổ, - "Có được cái mình thích ta gọi đó là sướng, phải gánh chịu cái mình ghét ta gọi đó là khổ". Mà trong khi cái sướng và khổ này nó lại đi ra từ cái thích ghét. Mà thích ghét đó là hai trạng thái tâm lý rất là chủ quan. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần, người mà sợ cô đơn, (trời đất ơi), trong vòng 24 giờ mà không thấy ai là họ đuối luôn, khô máu luôn, khô máu, tôi biết, tôi biết có người họ sợ lắm, sợ cô đơn, sợ cô độc, sợ lắm, sợ đến mức mà họ phải mở tivi mà, móc phone ra gọi tứ tung ngũ hoành, còn không là ở nhà phải mở tivi lên, không coi cũng được miễn là trong nhà có tiếng động thôi, có, có người như vậy. Rồi còn có người đó thì coi như là họ sợ đám đông. Trời đất ơi, tôi nói cuối tuần mà gặp con cháu tụ họp về, tôi nói họ ớn muốn chết luôn, cứ ngó đồng hồ hoài không biết chừng nào tụi nó chịu rút. Có, có người này luôn, tôi có biết, tôi thấy mặt người đó luôn, họ sợ con cháu đến mức như vậy, nó tới nó chơi mà cứ dòm đồng hồ hoài à. Tại nó hứa chiều nay nó về đó, 5 giờ nó đi. Họ sợ, con cháu mà họ còn sợ nói gì là người dưng. Cho nên cái thích ghét mình hoàn toàn là chủ quan, mà từ cái nền tảng chủ quan này nó dẫn đến cái gì ta? Thích ghét cũng rất là chủ quen, vậy đó là đồ giả rồi, chủ quan là đồ giả đúng không? Rồi. Từ chỗ thích ghét chủ quan nó là giả, nó mới dẫn đến sướng khổ cũng là giả, vì sao? Vì sướng khổ nó là lâu đài trên cát. Đấy. Cho nên đây là lý do vì sao mà chúng ta phải chia chẻ con người, chúng sanh, vũ trụ ra cho nó tan nát, để chi? Để thấy cái vô lý của mình, khi mà mình gọi là sống trong thích ghét và buồn vui. Nhớ nha. Rồi. Như vậy tôi nhắc lại chữ Uẩn - Xứ - Giới. Chữ Giới này nè, nó có nhiều trường hợp phải nghe cho kỹ, mai mốt đừng có đi cãi người ta, nói tôi biết chỉ có 18 Giới. Sai. 18 Giới là một trong vô vàn Giới. 18 là chỉ là 18/vô vàn. Thì Giới đây nãy tôi có kể đó, - 5 Thọ cũng là Giới, - 6 Tư duy thiện ác cũng là Giới, - Các tầng cảnh giới Dục sắc và Vô sắc cũng là Giới, - Hiệp thế, Siêu thế cũng là Giới, - Vô vi, Hữu vi cũng là Giới, Giới đây nghĩa là tinh chất thôi chứ không có gì hết. Cái mà làm nên. Thì phải học cho biết trong Chánh Tạng lẫn Chú Giải thì cho chúng ta biết là Đức Phật ra đời đó, thì Ngài tùy duyên của chúng sanh mà Ngài thuyết giảng ba Tạng, Tạng Luật là dành riêng cho giới luật Tăng Ni, thôi mình để qua bên đi, đó là phương tiện để mà giúp Tăng Ni thúc liễm thân khẩu, nhưng mà riêng Tạng Kinh A Tỳ Đàm thì tùy duyên của chúng sinh mà Đức Phật lúc thuyết, lúc không, phải không? Và ở mỗi người thì Ngài nhìn vào căn cơ của họ mà Ngài có những cách phân tích, giải thích, dạy dỗ, hướng dẫn khác nhau, để cho người ta chứng đạo, nói nôm na vậy đi. Chứng đạo đây là chứng liền sau khi nghe, hoặc là thấm thía rồi về tu ngày dài, tháng rộng cũng có lúc đắc. Đại khái như vậy. Thì mình học về Uẩn, về Xứ, về Giới, về Đế, mình thấy được cái gọi là cấu tạo của bản thân mình và thế giới, thấy được cái gì gọi là thích ghét, buồn vui, sướng khổ. Thật ra bản chất của mấy cái đó đó, mấy cái vừa kể, nó rất là tương đối, nó chỉ là những giá trị mặc định, chứ nó không có phải là một hằng số bất biến như hồi đó giờ mình trông đợi, phải không? Cho nên nhiều người cứ ngạc nhiên tại sao mà học A Tỳ Đàm mà bắt học ba cái gì lạ quá. Không có thấy cái gì mà Niệm Phật. Không thấy cái gì từ bi, hỷ xả, kham nhẫn, thiền định, không thấy. Cứ học toàn là người, cõi, tâm này, tâm kia, tâm sở, tâm vương, tâm thức, tâm thiết gì tùm lum. Thật ra đó là mục đích mình học để mình chẻ nhỏ nó ra. Các vị biết mà, các vị biết mình làm chính trị á, chính trị nó không liên quan gì tới khoa học, nhưng người làm chính trị mà có cái đầu khoa học nó vẫn khác cái thằng làm chính trị mà dốt, anh họa sĩ, anh nhạc sĩ, họa sĩ vẽ tranh và nhạc sĩ viết nhạc cũng phải có kiến thức về khoa học, kiến thức về lịch sử, phải không? Thì tác phẩm của ảnh nó khác, còn đằng này mình cũng bắt chước làm họa sĩ, làm nhạc sĩ, làm thị sĩ, mà kiến thức của mình nó nghèo quá. Thì đây cũng vậy, chuyện tu hành là mình phải học, học để chẻ nhỏ vấn đề nó ra, học để chẻ nhỏ vấn đề chứ không biết lấy gì buông? Nghe người ta kêu buông, chứ biết cái gì mà buông? Mà cứ chê không học giáo lý, học nhiều cũng vậy thôi, mà họ không hề biết một chuyện rất là quan trọng, đó là anh làm cái gì anh cũng phải có kiến thức. Tối thiểu là kiến thức căn bản. Tôi nói hoài, nấu một nồi canh chua thì cũng phải biết mặt mũi của trái đậu bắp nó ra làm sao, phải biết trái me nó ra làm sao, phải biết cọng giá nó ra làm sao, phải biết trái khóm, trái cà chua nó ra làm sao, phải biết chứ. Chứ còn mình nấu canh chua mà mình hoàn toàn mù tịch về các nguyên liệu, mình nhìn mấy nguyên liệu mà mình mù tịch giống như cái thằng dốt mà nó nhìn thang thuốc bắc vậy đó. Thì mình biết cái nào bỏ vô trước, cái nào bỏ vô sau? Hả? Sao biết? Cho nên là mình phải học A Tỳ Đàm nói riêng và giáo lý nói chung, phải học. Thì trưa nay, trong bài giảng trưa nay tôi chỉ nói vắn tắt thôi, tức là mình học về các Giới. Tôi tính nói 18 nhưng mà không, Giới nó có nhiều lắm, cái gọi là thành tố cấu tạo nên thế giới nó gồm có nhiều, thì tùy trường hợp mà Đức Phật giảng dạy, Giới đây gồm có 3 có, 6 có, phải không? Rồi 5 có, Giới đây gồm có 2 có, và Giới đây gồm có 18 cũng có. Phải học cái đó để biết, nha. Chứ còn mà mình không có học mấy con số tôi vừa nói đó, thì cũng có thể giữ giới ngon lành đó, phải không? Giữ Giới, cũng Niệm Phật, nhưng mà cái này nói thiệt nhen, nói thiệt mình hoan hỉ một góc giáo lý nào đó, thí dụ như mình thích giữ giới, thích bố thí, thích đầu đà, rồi cái mình dẹp hết mọi thứ mình chỉ cắm đầu vô cái đó, nhìn thì đã thiệt, nhưng mà về lâu về dài, nó nảy ra vô số hệ lụy, trong đầu của một người mà nghèo nàn giáo lý đó, thì nó nảy ra những hệ lụy sau đây: - (Một) bản thân không tự giải quyết những điểm nghi nan, hoang mang ngờ vực. - (Hai) người ta thấy mình đạo hạnh ngút trời mà lại gần hỏi về Phật mình trả lời ấm ớ, lúc đó nó mới đổ nợ, bản thân mình chụp hình quay phim thì rất là đẹp, đúng là "chơn tăng tu hành, bần tăng khổ sãi", đúng. Nhưng mà nó xui một chỗ, người ta tới hỏi về đạo ấm a ấm ớ. Tôi biết tôi nói cái này tôi bị ném đá tôi vẫn nói. Thà tôi đi tìm đạo mà tôi gặp ông bê bối mà biết giáo lý, ít ra chỉ giảng tôi đúng. Còn theo cái ông nội mà kể như là sạch sẽ, trang nghiêm không tì vết, mà dốt giáo lý rất là sợ. Nó giống như một người ăn kiêng rất là giỏi, đời sống rất là lành mạnh mà mù tịch về y dược, thì tôi bị bệnh tôi không có dám tới người đó. Tôi nhìn người đó tôi thấy cũng ngưỡng mộ lắm à, có, có ngưỡng mộ, thấy người đó có đời sống lành mạnh, kiêng khem tôi cũng nể lắm, nhưng mà bị bệnh hoạn thì tôi kiếm mấy cái tên mà nó có kiến thức về y, về dược. Còn bản thân nó có bê bối gì nữa đó là chuyện của nó, mặc xác, nha. Chứ còn mà thấy một tên nó ăn kiêng, nó ăn Osawa, nó kiêng ăn số 7, số 5 gì đó, rồi chạy theo nó để mà hỏi ba cái thuốc men, ba cái trị liệu, tôi không, tôi không bao giờ làm chuyện đó. Tôi hỏi cái đứa biết chứ tôi không có hỏi đứa mà không biết. Phải không? Mà ở đây tôi biết bị ném đá tôi vẫn nói, tôi nguyện đời đời kiếp kiếp nếu mà sanh ra gặp người mà có học, có hành, thì quá tuyệt, còn thôi tối thiểu cho em gặp đứa có học đi, chứ còn có học mà không hành nó cũng đỡ hơn đứa có hành nó không học. Nhìn thì đã thiệt, quay phim chụp hình thì đã thiệt đó, nhưng mà trong khi gia tài tôi có mấy chục năm, mà lại hỏi nói ảnh im re, ảnh ngậm họng như hến, ảnh không nói cũng mệt. Mà ảnh vì tự ái mà ảnh phang ẩu tôi cũng mệt. Mất mấy chục năm trời đi theo thờ một thần tượng mà coi như chỉ khác tượng là biết đi thôi, thì kẹt quá. Nghe. Rồi chưa kể là vì tự ái mà ảnh phang ẩu là tôi ăn cho hết. Cho nên tôi chốt lại, phải học, Uẩn nè, Xứ nè, Giới nè, Đế nè, Duyên Khởi nè, Duyên Hệ nè, phải học về 37 Bồ Đề Phần nè, học về Thiền Chỉ, Thiền Quán nè, phải học. Phải học. Thì trong 18 tiêu đề chúng ta sẽ lần lượt từng bước, từng bước, cùng nhau tìm hiểu thôi, tìm hiểu đại khái, và sẵn đây tôi nói luôn, trong phần Sớ Giải Commentary của chương tiêu đề này, chương này nè, chương 18 Giới này nè, ở trong room này ai là người có nhu cầu mà tìm hiểu về đề mục 32 thể trược, thì tôi xin trân trọng giới thiệu phần Sớ Giải của tiêu đề 18 Giới này nè, nói về đề mục 32 thế trược hay không thể tả, đầy đủ cực kỳ, phải không? Chứ còn mà theo tôi biết thì trong tài liệu tiếng Việt Nam mình cho đến hôm nay thì, trong chỗ biết của tôi, nhấn mạnh "trong chỗ biết của tôi" thì không có một tài liệu nào mà nó đầy đủ, mà nó sâu rộng như là quyển này, như là trong chỗ này, phải không? Mà chúng ta biết rồi, tùy căn cơ của chúng sanh mà chúng ta có những đề mục tu tập khác nhau. Có người thì hợp với đề mục hơi thở vào ra. Có người thì thích hợp với chuyện là niệm Phật. Phải không? Nhưng mà cũng có người thích hợp với đề mục tâm Từ, (Từ, Bi, Hỷ, Xả), rồi cũng có người thích hợp với đề mục gọi là tử thi, hài cốt. Rồi cái gì nữa? Bất tịnh. Bất tịnh là thấy thân này là một cái thùng rác gồm có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, thì là tùy căn cơ mà mình hợp với cái gì. Và đặc biệt đối với những hành giả mà cần đến kiến thức về đề mục thể trược thì đây, Sớ Giải của tiêu đề này là một tài liệu vô cùng quan trọng. Tôi xác nhận như vậy. Quan trọng lắm luôn. Lâu lâu mình mới gặp một cái, bản thân chúng tôi ở trong cái phone nó có phần mà note, phải không? Thì cứ mỗi lần đọc Chú Giải mà thấy chỗ gì chúng tôi hay ghi chú. Thí dụ như là Sớ Giải kinh Đa Giới nói nhiều về Vũ Trụ Quan của Phật Giáo Nguyên Thủy. Chúng tôi thấy cái gì hay hay chúng tôi chỉ ghi trong note câu đó thôi, để mai mốt mình muốn cần đọc đề tài nào thì mình sẽ vô trong ngay chóc chỗ đó. Ờ. Nhớ nha. Thì đặc biệt tôi nhắc lại, đặc biệt là trong kinh này nè, trong Sớ Giải của 18 tiêu đề, đặc biệt là trong Sớ Giải của 18 Giới này nè, nói về đề mục bất tịnh rất là hay, cũng giống như có rất nhiều bài kinh mà định nghĩa về chữ Như Lai đó, hay không thể tả. Trong Trung Bộ có chỗ để Tứ Nghĩa Như Lai và bên Bắc Truyền họ cũng chỉ thấy họ nói tới Tứ Nghĩa Như Lai. Tức là bốn ý nghĩa của chữ Như Lai. Nhưng mà thực ra chúng ta trong kinh Nam Truyền nó có Bát Nghĩa. Là có Bát Nghĩa Như Lai. Có nghĩa là có tới tám lý do vì đâu Như Lai được xưng tán là Như Lai. Đấy. Thì cái đó bắt buộc chúng ta cũng phải học để biết nha. Và trưa nay trước khi mà chúng tôi đi vào bài giảng thì chúng tôi cũng đang sửa Kālāma 4, và hy vọng chúng ta trong năm 25 có thể có được bản thảo đầy đủ hoàn chỉnh nhất như có thể, thì để mà giới thiệu với quý vị cuốn 4 của Kālāma, và đương nhiên là ở mỗi một giai đoạn tâm lý, phải không? Mỗi giai đoạn tâm lý thì chúng ta có những cái chọn lọc khác nhau, ở trong quyển Kālāma 4 có nhiều bài kinh mà tôi nghĩ bà con bắt buộc phải biết. Chúng tôi thực hiện bộ này với một thiện chí đó là mong sao những bà con muốn tìm hiểu kinh điển gốc không có ngán ngẩm khi mà nhìn vô tủ đại tạng ớn quá, phải không? Nó ngán, dày quá, nhiều quá, thì mình làm gọn lại một cuốn 500 trang nhưng mà hết phân nửa là tiếng Pāḷi rồi, thì nó chỉ còn lại trung bình đó là 250 trang, mà mình làm một bộ 5 cuốn thì mình thấy đâu có bao nhiêu, phải không? Thì chỉ 1.200 trang thôi. 5 cuốn. Cuốn 500. Đấy. Mà trong khi 500 đó chỉ có một nửa thôi. Một nửa là tiếng Việt, vậy mỗi cuốn chỉ có 250 trang tiếng Việt, thì mình thấy 5 cuốn là mình thấy có 1.200 tiếng Việt thôi, mà trong khi là cái số trang của kinh Tạng Pāḷi nguyên thủy đó, thì có tới 12.000 trang. 12.000 trang. Mà trong khi đây mình chỉ còn, đó là kinh tạng đó nha, 12.000 trang, mà ở đây mình chỉ còn có 1.200 trang thôi, mình thấy mới có 1/10 thôi, phải không. Chưa tới 1/10 nữa, thì quá ít. OK. Mong bà con, tùy duyên nha, người hữu duyên thì nên dành ít chút thời giờ để mà tìm hiểu thêm giáo lý, trước giúp mình sau là giúp người, cuối cùng đó là cái việc giúp ấy nó còn có ý nghĩa là hoằng đạo nữa. Thưa quý vị, nha. Có ý nghĩa là hoằng đạo. Bởi vì với bản thân mình là học, hành và chứng ngộ. Nhưng mà đối với cuộc đời nói chung, thì mình cái học, cái hành, học đạo, hành đạo, và hoằng đạo, phải có cái hoằng đạo nữa, nha. Chứ không phải mình tu cho riêng mình không. Ừ. Cái đó rất là quan trọng. Rồi. Thì chúng ta vừa học xong một cách đại khái trường hợp nào mà Đức Phật đã chia thế giới ra làm 5. Trường hợp nào chia thế giới ra thành 12. Trường hợp nào thì Ngài chia thế giới ra thành 18. Và chữ Dhātu này có nhiều trường hợp chứ không phải chỉ có 18 không. Nha. Thì nói đi cũng phải nói lại, cuối cùng chốt lại Ngài dạy cái gì? Ngài chỉ mong đợi chúng ta là một cái nhìn thấu suốt về các vấn đề sau đây: 1- (Một) mọi thứ do vô số điều kiện mà có. 2- (Hai) mọi thứ được lắp ráp bởi vô số thành tố. 3- (Ba) cái gì có mặt rồi cũng phải mất đi, cho dầu đó là tâm tư hình hài của một vị Phật Tổ Như Lai, cho đến một con giun, con dế tầm thường bé mọn nhất trong vũ trụ, thì hình hài đó cũng là do duyên mà tạo, có rồi cũng mất đi, nha. Ok. Bữa nay nói vắn tắt bao nhiêu đó, và tôi thiết tha mong rằng sẽ có một ngày bà con gặp chúng tôi tại Thụy Sĩ hay là tại Kālāma, hay là một nơi chốn nào đó, chúng ta sẽ học lại 18 chương này một cách chuyên môn, chứ không phải sơ sài như vầy, cách hướng dẫn này là dành cho mấy người mù tịch không biết gì, chứ còn nếu mà một người đã có biết qua thì nội dung trình bày trưa nay rất, rất là sơ sài. Ok. Chúc các vị một ngày vui. 🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 🍀 Kính mời nghe trực tiếp bài giảng tại đây: https://www.youtube.com/live/4Otnq5ulNKc?si=fHrNscHpJvEYQ0i3 Chúng con xin Cúng dường Đức Thế Tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự hành đạo. Con nguyện sự chia sẻ Giáo Pháp nầy là nhân duyên giúp cho hàng Phật-tử chúng con và gia quyến thoát khỏi sự Khổ Thân, thoát khỏi sự Khổ Tâm, đoạn tận Phiền Não, tránh mọi sự cám dỗ hướng Tâm Đến Giác Ngộ, Giải Thoát Niết Bàn. 🙏🙏🙏 |
![]() Xem thêm: |