012345678910111213141516170
 


Lộ trình tâm ngũ môn
← bấm nút để xem chi tiết từng Sát-na.

(thiết kế: Cao xuân Kiên)


← trở ra

Lộ trình tâm thức

Kể cho các vị nghe câu chuyện này, trong A Tỳ Đàm các ngài cho ví dụ. Nghe cho kỹ.

Có một anh đó đang ngủ dưới gốc xoài. Ngủ biểu tượng cho Tâm hữu phần.

Lúc đó có một cơn gió thổi ngang, trái xoài rớt xuống. Ảnh mới nhìn quanh coi cái gì. Ảnh thấy trái xoài, ảnh mới cầm trái xoài lên ảnh ăn. Ảnh ăn xong, 2 tay ảnh còn dính, ảnh liếm, ảnh liếm cho sạch tay rồi ảnh liệng vỏ xoài. Ảnh nằm ngủ trở lại. Nghe kịp không?

Hình ảnh này chính là hình ảnh tâm thức của chúng ta.

Tức là, Hữu phần cứ trôi, hễ có cái gì mà để nghe, hoặc để nhìn thì lúc bấy giờ nó bị vậy nè, nó trở thành tâm Hữu phần vừa qua, để chi? Để nó kết thúc cái dòng chảy này. Cũng là nó, nhưng bấy giờ nó có tên Hữu phần Vừa qua, xuất hiện để cắt đứt dòng chảy này. Rồi nó Rúng động, có nghĩa là nó đang đi êm lành như vậy, nó phải rung lắc, để nó làm việc mà. Rồi Dứt dòng. Bây giờ mới dứt thiệt nè.

Giờ tới Khai ngũ môn, Đây là một loại tâm, không phải là tâm quả, tâm này là tâm technique, nó xuất hiện để nó làm chuyện gì? Nó mở cửa để nó đón âm thanh vào. Khai ngũ môn.

Máy chụp hình, khi mình bấm, màn trập nó vậy nè, xoẹt ra để nó đưa cái hình vô. Gọi là Tiếp thâu.

Quan sát = Có 1 sát-na tâm xuất hiện để coi cảnh đó là cảnh gì. Quan sát là chỉ nhìn.

Đoán định = Xác định là âm thanh gì.

Sau khi xác định đó là âm thanh gì, lúc bấy giờ xuất hiện 7 sát-na gọi là Đổng lực. 7 Sát-na đó có thể là thiện, có thể là ác. Sau 7 sát-na đó, nó bèn trở lại Hữu phần như cũ. Còn nếu cảnh đó là cảnh rõ, cảnh lớn, cảnh mạnh, thì đằng sau số 7 thêm 2 cái nữa (gọi là Na cảnh).

Trích bài giảng ngày 11/11/2022 tại Beatenberg


Kalama tri ân cô Hồ Thị Vui ghi chép

© www.giacnguyen.com