Lớp Phật Pháp Căn Bản 42 Thứ Năm, ngày 14/11/2024 Kalama tri ân đh Nguyễn Thị Ngọc Ánh ghi chép. 🌸 Nghiệp báo Thưa đại chúng, như tôi nói rất là nhiều lần, tôi nói rất là nhiều lần đó là chúng ta có ba thứ hành trang đó là cái tiền nghiệp, rồi cái khuynh hướng tâm lý và cái môi trường sống. Tôi nhắc lại, do ba cái này nè, do cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Cho nên chúng ta có mặt ở trong cuộc đời này, trong những cái hình hài này, những thân phận, trong những cái kiếp số khác nhau. Nhiều khi cùng một cha, một mẹ trong một mái nhà đó mà cái cảm nhận, cái khả năng giám thức của mình đối với thế giới nó khác nhau, cùng nhìn một cái lá, cái hoa, con ong, con bướm, cái cảm nhận mình khác nhau. Mỗi thứ trần cảnh nó dìu mình về một cái góc riêng của tâm tưởng không giống nhau, cảm xúc, tâm trạng không giống nhau là do ba thứ là cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Cái tiền nghiệp thì gần như là bó tay rồi, mà nói sửa, chỉnh sửa mình không có can thiệp được. Nhưng mà cái môi trường sống thì như một diễn viên có tiếng đã nói: chúng ta không thể chọn cái nơi sinh, nhưng mà có thể chọn cái nơi sống. Có những thứ mà ta chấp nhận như cái hình hài của mình nó bệnh tật, nó bị khuyết điểm thì mình phải chịu thua, mình chỉ có thể can thiệp ít nhiều, nhưng mà bạn bè để chơi, cái nơi chốn để ở thì hầu như là mình có thể dàn xếp được. Tôi rất cẩn thận khi tôi xài chữ “hầu như”. Bởi vì có những hoàn cảnh mà nó éo le, nó ngặt nghèo, nó lắt léo mà không giúp ích được thì thôi. Chứ còn đa phần là chúng ta giúp ích được, xê dịch được lựa bạn để chơi và lựa chỗ để ở. Đó rất là quan trọng. Bởi vì nó ảnh hưởng đến cảm nhận của mình, nha. Cảm nhận mà cái quan trọng nhất là cái nhận thức của mình. Tôi nói rất là nhiều lần cái tiền nghiệp ở đây nó bao gồm cả ác nghiệp và thiện nghiệp luôn trong tiền kiếp. Ở trong 38 pháp an lành, nó có một cái pháp an lành gọi là katapuññatā tức là phước quá khứ pubbe ca katapuññatā tức là phước lành quá khứ. Nhiều người hiểu lầm chỗ này, rất nhiều người hiểu lầm chỗ này như trong đó dạy rằng xa người ác, gần người lành trong đó là phước lành trong đó nó có cái câu là “phước báo xưa đã có sẳn” thì họ đến họ thắc mắc là mấy cái kia mình tu được nhưng mà tới cái chỗ mà phước báo xưa đã có sẳn thì làm sao mình tu. Kiếp trước mình không có tạo hoặc là mình tạo quá ít thì bây giờ làm sao mà mình chỉnh sửa được. Không thành vấn đề, không thành vấn đề, nếu kiếp xưa mà mình tạo quá ít thì ngay bây giờ này, tận dụng tranh thủ, tận dụng tranh thủ, làm được cái gì thì làm, từ cái bố thí, trì giới, ngồi thiền, phục vụ, cung kính, đều làm được hết, nó không có muộn, nhớ nó không có muộn, mà cái chỗ này phải bắt buộc học giáo lý, chỗ này không thể nào suy diễn được. Bắt buộc phải học giáo lý mới biết chỗ này. Đó là muốn có một cái nhận thức tốt về bản thân, về thế giới, về một cảm nhận tốt, một cái cảm, một cái nhận thức tốt, một cái hiểu biết tốt về Phật pháp thì bắt buôc phải có phước xưa. Nhưng mà nếu mà bây giờ, giả định như phước xưa mình nó quá ít mà chính mình cũng không biết ít hay nhiều. Nhưng mình thấy hình như nó bị thiếu thì bằng cách mình có thể có một cái cách, có giải pháp nào đó tiếp tục vun bồi ngay đời này. Mà tại sao tôi nói là phải học giáo lý, là bởi vì phải học giáo lý mình mới có niềm tin vào cái chuyện đó là cái chuyện phải làm. Chứ còn nếu không mình sẽ mặc cảm là phước tôi ít, trí nhớ tôi kém, sức khỏe tôi yếu, tôi không có ngoại hình, không sức khỏe, không trí nhớ, không tài chánh, mà các vị tưởng tượng thiếu bốn cái này làm sao mà sống nổi trời. Không ngoại hình, không sức khỏe. Đó là vừa xấu, vừa bệnh, vừa nghèo, vừa dốt thì làm sao mà sống, chuyện đó không thành vấn đề, tận lực, tận lực, bởi vì có học giáo lý mình mới biết rằng nghiệp nó có bốn: đó là cái là hiện nghiệp, rồi cận tử nghiệp. - Hiện nghiệp là nghiệp gì ta? Là những cái nghiệp cho quả ngay trong đời này. - Còn cái cận tử nghiệp là cái nghiệp mà lúc cận tử đó. - Còn cái sanh báo nghiệp là cái nghiệp bắt buộc phải cho quả đời kế tiếp. - Còn cái hậu báo nghiệp là từ cái đời thứ hai trở đi. Cái hiện nghiệp là sao? Tức là những cái thiện nghiệp, ác nghiệp mà mình nổ lực, mình ra sức mình làm trong đời này nè, rất có thể nó sẽ cho quả nhãn tiền. Nhãn tiền ở đây có thể là trong vài phút, vài giờ, vài ngày, vài tuần, vài tháng, vài năm, vài thập niên. Trong chú giải nói rất rõ, có trường hợp hiện nghiệp nó là mình tạo cái nghiệp đó thời tuổi trẻ thì mình sẽ gặt cái quả thời trung niên. Tạo nghiệp thời tuổi trẻ gặt cái quả ngay thời tuổi trẻ, như hồi nãy tôi nói đó trong vài ngày, vài tuần, vài tháng, vài năm của tuổi trẻ và có khi nó phải đợi mấy chục năm của tuổi trung niên hoặc là mấy chục năm nữa của tuổi già mình mới gặt. Điều đó có nghĩa là cái hiện nghiệp phải hiểu nghĩa rộng. Còn người mà không học giáo lý thì không biết chỗ này, cứ tưởng là nghiệp phải kiếp trước, kiếp sau. Thật ra nó có kiếp này nè, nhớ. Tôi tuyệt đối tin tưởng, tuyệt đối. Ở trong phong thủy nó có câu là: "Tiên tích đức hậu tầm long”. Trước hết phải ăn ở có đức trước cái đã. Có cái ông thầy phong thủy, ông được người ta mời đi tới coi một cuộc đất để cất nhà. Thì trên đường đi thì ông chủ nhà chở ổng đi bằng xe, mà ổng để ý ổng thấy ông này đi ngang cái vũng nước, thì ổng rà thắng để cho đừng có văng lên người đi đường, mà mọi chuyện nó diễn ra rất là tự nhiên bởi vì ông chủ đất ổng giàu lắm, ổng đâu có mắc mớ gì ổng diễn cho ông này coi chi, ông thầy phong thủy thấy ngẫu nhiên thôi, thấy ông này đi ngang chỗ mà bà cụ bán rau, trái bên lề đường mà heo hắt, trưa nắng chang chang vậy đó, ông ngừng xe xuống, ổng hốt hết nguyên rổ của bà, ổng đổ lên xe của ổng, ổng trả bả tiền, ổng trả dư, thì bả ngại, ông nói: cứ giữ đó đi mai mốt tôi ghé lấy thêm. Rồi từ ngoài đầu đường vô trong nhà ông thầy phong thủy thấy ông này làm rất là nhiều cái chuyện, đang đi mà thấy có cái cây chặn đường, ổng ngừng xe xuống, chẳng những dẹp vô đường mà ổng còn dẹp thẳng thóm để có nơi có chốn mà chạy tiếp. Làm những cái chuyện mà đó một cách tự nhiên mà đầy trách nhiệm. Thì ông thầy phong thủy mới nói câu này: - Tôi chưa vào đến nhà của cậu, tôi chưa thấy cuộc đất của cậu. Nhưng mà trong cái nhận xét của tôi, thì cậu đã có hơn phân nữa cái lợi thế phong thủy rồi. Mà đã nói phong thủy là phải đất đúng không? chưa, tôi chưa thấy đất của cậu, chưa thấy nhà của cậu mà tôi đã thấy cậu hơn phân nửa cái lợi thế phong thủy. Tức là nhà cậu chỉ trừ ra ở cái chỗ là hiểm địa, tuyệt địa, thì để tôi vô tôi coi. Chứ nếu không nhắm ngay chỗ đó thì với cái tâm tánh, với cái đức độ của cậu, có thể hóa giải được, có thể chiêu cảm được rất là nhiều thứ. Từ nãy giờ quý vị chưa biết hôm nay tôi giảng cái gì đúng không? thì tôi đi một vòng tôi muốn nói cái này: Tức là muốn có một cái nhận thức tốt, một cái đời sống tốt thì chuyện đầu tiên mình phải có phước. Mà cái phước này có hai nguồn: - Một là cái nguồn xưa, mình gọi là phước củ, tiền nghiệp, tiền nghiệp thiện pháp. Hoặc là nếu đó là cái chuyện phước báo tu hành gọi là Ba la mật. Thì chỉ có cái đó, nó mới giúp cho mình có những nhận thức rất là “kỳ cục”. Tôi xài chữ kỳ cục trong ngoặc kép. Kỳ cục là sao? Mình mới có khả năng thấy ngược dòng đời. Thí dụ như người có huệ căn, họ thấy ra nhiều chuyện rất là kỳ, tự nhiên họ thấy sung sướng, tự nhiên họ thấy sung sướng, thấy hạnh phúc khi mà cho ra, chứ không phải nhận vào. Ah, cái anh Ba la mật ảnh thấy kỳ cục vậy đó, rất là kỳ. Tôi phải xài chữ kỳ. Trong room này có nhiều người nói có gì đâu mà kỳ. Thì một là do họ tào lao, hai là do họ giả dối. Tôi gọi đó là kỳ bởi vì bước ra đời mà xem. Có ai mà khờ đến mức mà thấy cho ra mà nó sướng hơn là nhận vào không? có không? đừng có nói dóc, thiệt, hỏi lòng mình đi, nếu mà quý vị nói là cho ra sướng hơn: thì một là quý vị huệ căn dữ dội, hai là quý vị giả dối. Bởi vì mình thấy ở ngoài đời có ai trao ra không? toàn là nhận thôi, nhận thôi. Rồi có ai mà thấy rằng ở một mình nó sướng hơn ở đám đông không? tám cái pháp đại nhân là thấy như vậy đó. Cái tư duy của Đại nhân là gì? Là thấy trao ra là hạnh phúc hơn nhận vào, thấy ở một mình nó sướng hơn là ở với đám đông, thấy đạm bạc, giản dị có gì sống nấy, nó sung sướng hơn là tiện nghi sung túc. Chỉ có đại nhân mới thấy ngược như vậy thôi. Chứ bây giờ quý vị tự hỏi lòng mình đi, đừng có xạo nha, đóng cửa, tắt đèn, trùm mền hỏi lòng mình đi. Mình thích tiện nghi hay thích nghi. Hỏi lòng mình đi, mình thích có bạn bè quần tụ hay thích lặng lẽ loi một mình trên rừng, thích nói thiệt đi, rồi mình thích nhận vào hay là cho ra, đấy, chỉ có cái anh Ba la mật, anh mà có phước duyên mới thấy cái đó. Chưa, chưa đâu, cái đó mới có cái vỏ thôi. Bây giờ mới vô sâu nè. Khi mà anh có khả năng thấy ngược ở cái chuyện mà cạn cợt thì anh mới thấy ngược ở trong cái chuyện sâu? Chuyện cạn là gì ta? Chuyện cạn là thấy cho ra thấy nó hạnh phúc hơn là nhận vào. Thấy lẻ loi nó sướng hơn là ở hai, ba bốn năm người, đó là thấy ngược mà ngược ở ngoài, bây giờ mới thấy ngược vô sâu nè. Thấy rằng tất cả những gì mà nó làm cho mình vui, mình sướng nó đều là gánh nặng so với những thứ làm cho mình sợ, mình ghét, nghe kỳ không? rất là kỳ. Những thứ mà nó làm cho mình sướng, mình thích chứ, NO. Toàn bộ những gì làm cho mình rơi lệ, đổ máu đều là mấy cái mình thích không. Tôi từng nhìn thấy những bà mẹ trẻ bỏ hết tương lai chỉ vì con. Chứ có ai mà khổ vì kẻ thù không? có không? NO. Kẻ thù là mình đã tránh nó rồi. Người ta khổ vì luống rau, vườn trái, thú nuôi, thú cưng. Ở Thụy sĩ tôi biết có người chỉ vì có mấy cái chậu rau mà không dám đi đâu hết, sợ ở nhà không ai tưới. Có người lỡ nuôi chó, nuôi mèo không dám đi dâu hết, sợ không ai chăm. Có người lỡ có cháu ngoại, cháu nội rồi, Phật pháp dẹp, dẹp qua một bên. Tất cả những cái tổn thất, những cái hư hại, những cái thiệt hại, những cái gồng gánh những cái nặng nề toàn là đến từ những cái mình thích không, mà người ta không có thấy, mà sâu hơn nữa thấy rằng mọi khổ nạn trên đời này nó đến từ cái chuyện mình có thân tâm này. Thấy sâu hơn nữa thấy rằng đời này là biển khổ dầu là đế vương, ông hoàng, bà chúa hễ có mặt là khổ là vì sao? Chính vì mình có mặt nó mới kéo theo đó bao nhiêu thứ, khi mình có mặt trên đời này mình trở thành một cái tấm bia để cho bao thứ nó bắn vào, nó nhắm vào, ngay trong hình hài này nó đã kín đáo, nó đã ẩn dấu cái già, cái bệnh, cái chết trong đó. Bây giờ quý vị trốn kiểu gì? trốn kiểu gì? làm sao thoát được ba cái đó đây, nếu không có chết bất đắc kỳ tử, nếu không có bất đắc kỳ tử, bắt buộc phải già, nếu không có bị tai nạn thì bắt buộc phải bệnh, bệnh nó mới chết chứ, chứ khơi khơi làm sao nó chết. Nếu không bị bất đắc kỳ tử, không bị tai nạn thì bắt buộc phải bệnh rồi mới chết, trọng bệnh nha, phải có một cuộc đảo chánh triệt để nha, phải có, hôn mê, dãy dụa, quằn quại, hôi thối, bất tịnh, nhầy nhụa lầy lụa, tanh tưởi rồi nó mới chịu chết, nếu không chết yểu là nó phải già, phải bệnh, còn cái chết là bắt buộc rồi đó. Cái chết không có nếu, nha, Chánh Đẳng Giác, Phật Tổ Như Lai mà còn phải chết, nói gì mình. Ngài xá Lợi Phất trước Khi tịch bị cái chứng pakkhandikā tức là huyêt lỵ, bị kiết mà đi kiết máu. Ở trong Pali nói là pakkhandikā là cái chứng nó muốn đi liên tục thì đúng là lỵ rồi, mà máu không, tả rõ lắm cái này đem vào thì cái kia đem ra trong đêm cuối, tiền nghiệp mà, đệ nhất Thinh văn, đệ nhất trí tuệ. Trí tuệ phước báo chỉ đứng sau Chánh Đẳng Giác, đấy, phải ra đi kiểu đó, mà dĩ nhiên đối với Ngài chuyện đó không nghĩa lý gì bởi vì nói một cách cụ thể, dễ hiểu, thì Ngài có tứ thiền mà. Đối với người có tứ thiền đối với họ thì ba cái vụ mà đau nhức nó bình thường, họ chỉ trú vô tứ thiền là nó mất tiêu, tứ thiền sắc giới. Rồi, tôi quay trở lại. Tùy thuộc vào cái phước duyên quá khứ mà kiếp này cái khả năng nhận thức của mình tới đâu. Mà tự xét phước duyên kém quá để phải tự tu tạo thêm bất cứ công đức nào chứ đừng có…tôi thù nhất là nghe xong rồi là liên lạc riêng hỏi Sư ơi phước gì. Xin nói rõ, mình thiếu tùm lum hết, đừng có nói thiếu phước gì. Một thằng ăn mày nó thiếu tùm lum mà cứ hỏi Sư ơi chén tô vậy đủ chưa, muỗng, nĩa, dao, kéo, đủ chưa, mùng mền, chăn đệm đủ chưa. You nhớ you là ăn mày, cái gì you quơ được you quơ, nha, đừng có đi hỏi riêng mệt lắm, nha. Cái này mới là cái tâm điểm tôi nói sáng nay. Thiếu Ba la mật anh chỉ nhìn được có một lớp mặt của thế giới của vũ trụ và của bản thân mình thôi. Tôi kể cho các vị nghe chuyện này. Tôi đã kể không biết bao nhiêu lần, tôi kể không biết bao nhiêu lần, bửa nay tôi vẫn kể. - Một, soi gương, cách đây mới có hai, mới một tuần, hai ba hôm tôi giảng bên Houston, tôi có nói chuyện. Khi mình soi gương, mình muốn nhìn mặt…khi mình tập chú mình nhìn mặt gương thì không thấy mặt mình, mà khi mình nhìn mặt mình thì mình sẽ không thấy mặt gương. Cái này nó sâu dữ lắm, cũng cái vấn đề đó mà mình nhìn ở khía cạnh nào. Khi ta tập chú vào cái điểm A thì ta không thấy các điểm còn lại. Nghĩ coi tôi nói các vị móc cái gương ra các vị coi có đúng không? Mình nhìn mặt gương, nình sẽ không thấy mặt mình, khi mình nhìn mặt mình thì không thấy mặt gương. Chỉ có người có huệ căn thì họ mới có khả năng thấy được bản thân, thấy được thế giới, thấy được Tam bảo, thấy được cái tôn dung của Đức Phật theo cái cách mà người thường không có thấy. Nhờ vậy họ thành tựu được một cái niềm tin mà người thường không có mà bây giờ làm sao tôi tả được đây, nó khổ vậy, tả làm sao tả được. Chỉ nói ai mà tự xét mình thấy sao niềm tin mình nó kỳ kỳ là mình xét xem là mình đang nhìn gương hay nhìn mặt. - Một chuyện nữa, chuyện này tôi kể cả 300 ngàn lần, tôi vẫn thích lắm luôn là thằng John và thằng David đi camping, đi cắm trại ở trên sa mạc, cái chỗ đó đông người lắm, chỗ đông người, đêm có gió lớn, đông người, nghĩa là phải nói rõ là sao đông là bởi vì... lát nữa quý vị mới hiểu, cũng có nhiều người, cũng có nhiều người cắm trại, rồi đêm đó cũng có gió lớn nữa, thì hai anh em đêm lạnh mới chun vô cái lều, lều nó có hai: lều nó giống như cái lồng bàn vậy đó, nghĩa là mình bung nó ra cái mình chụp lên cái mình chun vô mình ngủ. Còn có cái lều thứ hai là người ta ràng rịt đồ ghê gớm lắm, ràng rịt. Tôi là tôi dự trù Kalama sau này là cho bà con về, ai thích cái mùa mà OK đó, ai thích tôi cho ngủ lều hết, kỳ tôi đi Pháp, ở làng Mai tôi học được cái tôi thích lắm luôn, cứ xa xa mấy cái gò đất người ta làm mấy cái base sẳn, cái base bằng xi măng, tức là mấy cái sân bằng xi măng, hoặc là mấy cái sàn gỗ để trống mình không biết để làm cái gì nhưng thật ra để dành cho những người đi cắm trại họ dựng lều. Đó, thích lắm, thích lắm, những đêm trăng thì mình chưa dựng liều, lên đó mình ngồi ngó trăng ngồi uống trà cũng sướng, đấy. Thì ở trên chàng David với John đi cắm trại thì nửa đêm thằng John, nó đang ngủ thì thằng David khều nó nè, ê, ê dậy, dậy, thằng kia mở mắt ra thì thằng David hỏi mầy có thấy gì không? - thì thằng John nó đang ngủ nó nói có thấy gì đâu, - thì mày nhìn kỹ coi, - thì thằng John nó nói thì trời đầy sao, - thằng kia nói rồi thì cái gì nữa, - thì mai nắng nhiều, - rồi cái gì nữa? - thì nắng nhiều thì hai thằng mình chắc kiếm cái rừng nào, cái rừng nào gần chun vô chứ mai không có đi lang thang được. - Chứ mày không có thấy gì hả, - không, ngủ đi mệt quá, hỏi cái gì không, - mày nghĩ kỹ mình thiếu cái gì, mình đang như thế nào? - không tao không thấy gì hết, - thì thằng kia nó nói: cái lều mất rồi, cái lều không biết là gió cuốn hay là ai lấy mất rồi. Cái lều kiểu hồi nãy tôi nói, lều lồng bàn. Tức là nó đang ngáy ngủ nó giật mình dậy, nó không có nhớ cái chuyện nó ngủ lều, mà cái lều mất nó cũng không hay, nó chỉ nhìn lên bầu trời đêm thôi. Trong khi hồi nãy thằng David nằm kế bên giật mình dậy, David phát hiện cái chuyện đầu tiên David nó thấy là cái gì? Mất cái lều. Lạ vậy đó, hai người đi chung, nằm chung một lều mà mình xài cái từ trong nhà Phật, cái căn cơ, cái tâm cơ của hai người nó khác nhau, cái anh đầu tiên mở mắt ra thấy mất cái lều, còn anh mở mắt ra nhìn thẳng lên trời mấy vạn trượng trùng khơi, trùng khơi. Mở mắt ra là nhìn lên cái trùng khơi vạn trượng, còn anh mở mắt ra là thấy mất cái lều. Tức là đại khái mình nói theo trong đạo, một anh tầm nhìn chỉ có mét, mét hơn, cái quan tâm của anh xa hơn. Tôi không nói anh nào tốt, anh nào xấu nha. Tôi không chịu trách nhiệm chuyện đó nha. Đừng có đi đồn ổng khen thằng Tèo, khen thằng Tý, NO, NO, không có khen. Tôi chỉ kể quý vị dùng cái đầu của con người hiểu, nha. Cũng cái lều mất, mà mỗi người có cái cảm giác khác nhau. Như một tấm gương nhìn vào có kẻ thấy gương, có kẻ thấy mặt mình. Chỗ này rất là chí lý. Mà ở đâu nó ra, là công phu của đời trước và công phu của đời này, nó thiếu một cái, một phước thôi, nó thiếu một phước thôi quý vị, nó chặn tùm lum hết, tin tôi đi. Thí dụ phước về sức khỏe. Kiếp trước mà hành hạ người khác, đánh đập, sát sinh, kiếp trước là cái kiếp mà không có vun bồi cái duyên lành về sức khỏe. Trong kinh nói: bố thí thuốc men, y phục, chỗ ở, thực phẩm, bố thí vật chất nó là cái điều kiện tốt để mà hỗ trợ cho đời sống vất chất của mình sau này, trong đó có sức khỏe, có sức khỏe do cái tác ý, do cái chủ ý của mình thôi. Tuy mình cúng dường bữa ăn mình chỉ nghĩ rằng họ ăn bữa ăn đó họ sẽ khỏe, bữa ăn đó họ sẽ khỏe. Mình nghèo quá mình chỉ luộc một dĩa rau thôi mình nghĩ: Tăng, Ni, hành giả ăn dĩa rau này được nhuận trường, nghĩ vậy thôi thì mình vừa gieo được cái quả bố thí, mà gieo được cả cái phước của sức khỏe, giàu sang mà có sức khỏe là cái chỗ đó. Quét cái sân cũng nghĩ vậy. Quét cho mọi người có cái tầm nhìn thoải mái, không thấy rác. Quét để trong chùa nó không có mùi, nó không có mầm bệnh. Khi nghĩ như vậy đó là gieo cái mầm sức khỏe, gieo cái mầm sức khỏe mà mình không có ngờ. Rồi mình tắt điện, tắt đèn, cái đèn không có xài đó, tắt bớt để tiết kiệm điện, chư hành giả ngồi trong không có bị chói mắt. Đó là sức khỏe chứ còn gì nữa, đừng để cho người ta bị vấn đề sinh học, phước rất là nhẹ, bị trục trặc về sức khỏe, trục trặc về tài chánh, trục trặc về tinh thần, trục trặc về đức hạnh bản thân, trục trặc về quan hệ xã hội, quan hệ với đại chúng, một tí trục trặc thôi. Biết trục trặc đại chúng không? chỉ cần mình bị một cái phước, mình thiếu một cái phước, phước tín nhiệm, tôi giảng quý vị hiểu phước tín nhiệm là cái gì? Có chuyện gì người ta nghi mình trước, lạ vậy đó, có, có. Có chuyện gì người ta nghi mình trước, chuyện gì bất thiện người ta nghĩ đến mình trước, người ta không có tin, tin ai tin chứ mình người ta không có tin, không có phước tín nhiệm, thiếu cái phước này cũng khó tu lắm, khó lắm luôn, người ta không có cho mình họp đoàn vì người ta nhìn mặt mình người ta thấy gian gian. Thiếu về sức khỏe, thiếu về tài chánh, trời ơi tôi biết rất là nhiều người muốn đi Miến Điện, nhiều lắm luôn, nhưng mà sao? Họ nói họ không có thời gian, rồi họ thấy mình có vẻ hơi ngu ngu, họ mới giải thích thêm, con kẹt tiền, con phải đi làm. Từ cái nghèo nó dẫn tới cái chỗ bận, mà từ cái chỗ bận nó dẫn đến cái chỗ không có thời gian. Mà từ cái nghèo này nó dẫn đến cái gì? chia trí phân tâm, dễ sợ. Chỉ cái tội nghèo thôi, chia trí phân tâm, cái đầu nó đâu có rảnh. Rồi từ cái nghèo nó dẫn đến cái chuyện không có thời gian chứ chưa còn nữa, từ cái nghèo nó dẫn tới cái bệnh là sao? Phải đi làm những cái nghề mà rất là unhealthy đi làm nail, ngửi toàn là mùi chemical. Tôi biết có người quen mà ngửi riết mà nó hư cái lỗ mũi, hư cái khứu giác, chưa kể là mấy cái mầm cancer. Chưa kể là có những cái nghề mà cả ngày ngồi suốt mùa thu, có những cái nghề cả ngày đứng suốt mùa thu. Có người có cái nghề cả ngày trong bếp không, có nghề có ngày đứng ngoài nắng không, có, có, trừ ra đại gia thôi, không hiểu tôi nói gì, chứ bà con phổ thông thì ai lao động phổ thông ai cũng hiểu tôi nói mà. Có cái nghề họ không ở ngoài nắng là không được. Tôi hỏi quý vị nè, bán nước mía, bán nước sâm, bán chuối chiên bên lề đường mà bây giờ quý vị cấm nắng là cấm cái gì hả, cấm nắng là cấm cái gì? Làm gì bán ngoài vĩa hè làm gì có cái vụ trốn nắng. Có, có hên xui, có, nhưng mà có che gì che cũng vẫn là nắng, nắng cho chết, nắng áp mặt, nắng mà rát mặt, có. Cho nên chỉ cái nghèo, nãy giờ tôi nhấn một cái nghèo thôi, tôi chưa kể cái nghiệp khác, nghiệp bệnh. Giàu bằng trời, giỏi bằng trời mà nó bệnh tùm lum ở trong người thì hỏi tu hành cái gì, tu cái gì? Tu cái gì? Sáng làm thuốc một bụm, trưa một bụm, tối một bụm mà xa nhà một chút thì không được. Nghe mệt, nhức đầu, chóng mặt, rồi chưa kể mấy người lâu lâu lọc thận, khám định kỳ liên tục, nó cứ biến chứng, biến chứng, biến chứng không dám xa, có người còn kỵ máy bay. Có người còn rất khó khăn trong ăn uống. Bởi vì chỉ sai một chút thôi, thực đơn mà chỉnh sửa một chút thôi là bệnh, bệnh chết luôn. Mà xa nhà làm gì có cái thực đơn như ý hả, đi thiền viện, đi chùa, đi nhà người lạ, phi trường, khách sạn, làm gì có cái thực đơn như ở nhà. Mấy ngày nay tôi ở nhà một người quen ở bên Arizona. Buổi sáng tôi là khách họ làm cho tôi mấy ly nghệ, mật ong rồi nước ngũ quả, công thức của Thầy Pháp Hòa, rồi bắt tôi phải ăn cái này, uống cái kia, theo công thức, đó, thấy chưa, rồi bây giờ khiên tôi đi chỗ khác làm gì có cái đó, làm gì có. Thí dụ như là mật với nghệ đó, ở đâu có mật, mình đem theo như Kalama, mình đem theo được nhiêu, nhiều lắm, nhiều lắm là đem theo nửa lít, lít thôi, rồi mình ở bển tháng rồi mình cũng kể chuyện, cũng bạn đạo rồi mình cũng cho họ, thí dụ vậy. Rồi nghệ. Ở bên đó Kalama thì OK, nhưng ở những cái chỗ mà thiếu điều kiện, sáng làm gì có nước sôi, nước ấm, cả rừng người đứng xếp hàng chờ lấy nước sôi làm gì tới mình, tới phiên mình cũng đã xế trưa rồi. Có những chỗ mình còn nấu nước được, nấu riêng trong phòng. Có những chỗ không có, cho nên bệnh một cái rồi nó khổ ngàn trùng, những cái từ nãy giờ tôi kể. Tôi muốn nhấn mạnh cái gì? Chuyện một, không có phước xưa, kiếp này nhiều khó khăn. Khó khăn gồm có khó khăn trong sinh hoạt, vật chất sinh học mà còn khó khăn cả đời sống tâm linh. Rồi ngoài cái phước quá khứ, cái môi trường, cái tiền nghiệp, cái khuynh hướng tâm lý rất là quan trọng. Mình nghiêng về cái gì, mình nghĩ nhiều về cái gì? Thì chính cái đó nó có một cái tác động, có một cái ảnh hưởng không nhỏ trên cái sức khỏe sinh học, tâm lý và đạo nghiệp của mình. Khuynh hướng tâm lý quan trọng lắm luôn, quan trọng lắm luôn. Hôm nay tại sao mình lựa ông Thầy A mà không đi theo ông Thầy B. Trong khi mình theo Phật chứ không phải mình theo Thầy. Thầy nào cũng chỉ là tham khảo thôi, ấy vậy mà, ấy vậy mà đi vào chùa, đi vào đạo, xin lỗi nói đừng giận, lỗ tai mình không phải lỗ tai con người. Bởi vì lỗ tai của trâu bò nó mới không phân tích, chỉ có trâu bò nó mới không phân tích. Thí dụ nó nghe dí, tá là nó biết quẹo phải, quẹo trái, đứng hay là đi tiếp. Con ngựa cũng vậy, trâu, bò, heo, ngựa, dê, cừu, nó nghe nó không có phân tích. Nó chỉ hiểu ý nghĩa ngắn nhất, gọn nhất của thông tin đó thôi, của cái tín hiệu đó thôi, nó hiểu thông tin qua tín hiệu, mà đúng ngay một chuyện đó thôi: phải, trái, đứng, đi, tiếp tục, nó biết nhiêu. Mình con người lỗ tai mình nó khác chứ, nghe phân tích, nghe mà có phân tích mà đã dốt mà còn khoái làm triết gia. Biết nghe đâu là tu là vô phân biệt gì tùm lum hết, có hiểu chữ vô phân biệt là gì không? hả? không hiểu mà bắt chước. Cho nên cuối cùng miệng thì nói trên cao, cuối cùng thì sao? cuối cùng thì sao? Lỗ tai như trâu bò vậy, nghe không có phân tích, từ đó mới đi ra cái chuyện thích người này, ghét người kia, theo người này, theo người kia chỉ vì nghe, rồi ghét người này chống người nọ cũng chỉ vì nghe. Mình đâu phải trâu bò, mình đâu phải trâu bò, mình đâu phải trâu bò, cứ xài cái lỗ tai kiểu nhận thức vấn đề qua ý nghĩa tín hiệu, chết chưa? Chết chưa, khuynh hướng tâm lý nó quan trọng vậy. Hồi nãy tôi đang giảng về tiền nghiệp, đúng, bây giờ khuynh hướng tâm lý. Chính khuynh hướng tâm lý nó làm cho mình trâu bò hay là con người chứ đâu phải mang thân người là người, chưa chắc, chưa. Chính cái khuynh hướng tâm lý, bước vào đạo là tin, để chữ tin to đùng trước mặt, chỉ biết tin thôi, cái đầu không có làm việc, cái đầu không có làm việc, cái đầu là con trâu, mà lỗ tai con bò. Theo ai cũng chỉ vì nghe, chống ai cũng chỉ vì nghe, mà tu là theo kinh Phật, theo lời Phật. Coi chỗ nào không hiểu đi tham khảo kinh sách, kiếm thầy bà nào mình tin, hỏi. Nhưng chỉ để tham khảo thôi, câu trả lời của ông đó không phải là số một, tiếp tục tham khảo nữa, tiếp tục và tiếp tục. Không có thờ và cũng không có cuồng dại mà đi chống, còn đằng này chống, mà hễ nó có theo là nó có chống, hễ nó có cái thương bắt buộc có cái ghét, có sướng, có khổ, có buồn có vui, có theo, có chống, cái luật nó như vậy, mà mình trung đạo là gì? Đừng để mình bị kẹt ở phía nào hết, mới là con người, khoan nói đến chuyện thành Phật tử, khoan nói đến chuyện thành Thánh nhân. Làm con người, chỉ có con người mới có khả năng đó, khả năng không lệch phía nào hết, còn con thú thì không. Con thú nó đi có một lề một thôi, một lề một, một chiều, phiến diện cục bộ, chỉ có con thú. Mà khuynh hướng tâm lý của mình là khuynh hướng của con người, con thú hay của mình, tự nhiên mình hiểu cái đó, nha, rất là quan trọng. Cho nên bài kinh Tứ Niệm Xứ nó sờ sờ vậy đó mà có trăm ngàn cách hiểu. Mà nó vui nhất là mình bị cận, không có đi đo mắt, đi mượn kiếng thằng hàng xóm xỏ vô coi chịu nổi không? bị cận, bị loạn, bị viễn mà thấy kiếng kia gọng vàng thích lắm, gọng đồi mồi thích quá. Một chôm, hai mượn, ba xin. Một chôm, hai mượn, ba xin. Nghĩ sao lấy đó gắn vô trong cái mặt của mình, gắn vô, gắn vô để nhìn. Dầu là cận như nhau nhưng mà cái cận của người ta cái độ nó khác, chưa kể mình cận mà kiếng đó kiếng viễn, kiếng đó kiếng loạn. Chưa kể có cái cặp kính nào mà nó giống như hai bên không? Tôi nè, hai con, con phải, con trái cái độ nó khác nhau rồi bây giờ quý vị thấy cái kiếng tôi tốt quý vị chôm hoặc là xin hoặc là mượn, quý vị đeo kiểu gì? Thì cũng tạm tạm được nhưng chút thôi rồi trả lại. Bởi vì nó không có phải là của mình, mà mình phải đeo bằng cái prescription của mình, bằng cái gì ta? Ông bác sĩ nhãn khoa cho mình kết quả mà đo mắt refraction (độ khúc xạ). Mình phải có tờ giấy đó nó mới dám làm kiếng cho mình. Thậm chí kỳ rồi, bên Houston tôi về tôi làm xong, gấp, gấp thì không phải gấp mà quên, tôi quên làm cái đôi extra, cái đôi dự phòng. Khi tôi đi về Florida rồi thì cái người quen mà chở tôi đi, trách tại sao Sư không làm thêm đôi nữa thì tôi thỉnh thoảng tôi cũng hay bị… mình bị đui mà, đui mà ẩu nữa, lâu lâu cái mình ngồi lên kiếng mình, mỗi lần ngồi nó khổ dữ lắm, nó gãy, nhẹ thì nó văng cái tròng ra. Cho nên họ trách tại sao Sư không làm thêm, mai mốt nó phiền, thì tôi mới nói cô cầm cái prescription cô ra ngoài đó cô làm dùm. Tại vì tôi mới đó tôi đi mà. Thì cũng tội nghiệp, bà gọi phone bà nói nó không chịu, họ nói phải đo lại, bởi vì cái tròng mắt kiếng tôi hai tròng, có cái refraction (độ khúc xạ) độ của hai con đúng, nhưng mà phải đo cái mặt của mình lại nó mới làm được chính xác. Cái tai của mình nè thấy vậy chứ không phải dễ. Thì cái đời của cái kẻ mà mang kiếng mượn, kiếng chôm và kiếng xin nó vậy. Tôi biết có mấy người quen, họ sợ đi bác sĩ tốn tiền, họ ra siêu thị nó bán loại kiếng mà kiếng kêu là reading class bán sẳn đó, ở Mỹ có, ở bên Đức, bên Thụy sĩ có, có bán kiếng sẳn. Cái đó gượng lắm, cái đó mang để trên bàn viết đọc chơi chơi cho vui chứ nếu mà cái kiếng mà mang cái tính tác chiến chuyên nghiệp thì không được, phải đi đo, đấy. Phật pháp cũng vậy, cái nhận thức của mình đấy buộc phải của mình, nó vừa vặn với cái cơ địa tâm lý của mình, phải vừa vặn cơ địa, vừa vặn cái tâm cơ của mình. Đằng này không, đi xài đồ kiếng mượn không. Hay quá, nay khen ông đó kiếng đồi mồi, ông kia kiếng gọng vàng, ông nọ kiếng hiệu Chanel, ông nọ kiếng hiệu Vichy, chi vậy? của mình mới quan trọng còn của người ta nó hiệu gì của người ta, chất liệu gì là của người ta, trọng lượng nặng nhẹ là của người ta, nhìn vào nó sang hay không sang là của người ta, nha. Đằng này cứ ăn rồi cứ đi mượn của người ta xài. Tôi nhắc lại lần nữa, cái này quan trọng lắm. Tôi nói các vị có thể thù tôi, nhiều lắm, nhiều người lắm nhưng mà tôi, cái này mới đúng, cái này mới đúng là Bồ tát nè, tức là xả thân hoằng pháp phải không? các vị nghĩ coi nếu mà theo những gì mà tôi nói nãy giờ thì có bao nhiêu phần trăm người Việt hiểu được Phật pháp. Thí dụ tôi trích dẫn câu thôi: trong Kinh Tứ Niệm Xứ cũng có, trong Kinh hơi thở cũng có: - Vị Tỷ kheo đang thở ra biết rằng tôi đang thở ra. Vị tỷ kheo thở ra bằng tâm tham biết rõ tôi đang thở ra bằng tâm tham. - Vị tỷ kheo thở ra, thở vào bằng tâm bất mãn thì biết rằng tôi đang thở ra bằng tâm bất mãn. Ở đâu nó ra cái tôi này? Ở đâu? ở đâu nó ra cái tôi đang thở ra? có, nó có gốc hết, trong Pali: Assasāmīti tôi thở ra, tôi thở vào Passasāmīti tôi thở ra, tôi thở vào đúng không? Pali rõ ràng chia ngôi thứ rõ ràng: tôi, tôi thở ra, tôi thở vào đúng không? thì bấy giờ phải dịch sát chứ, dịch đúng chứ, đúng không? nhưng mà mình quên một chuyện, cái tiếng người ta có chia, có chia ngôi, khổ quá. Cái tiếng người ta có chia. Cho nên mấy vị mà dịch bắt buộc họ phải dịch chia chứ, họ phải dịch là tôi chứ, đấy và mình là kẻ coi sách mình bèn ôm chữ tôi đó, coi chịu nổi không? Trong khi ở đó chỉ có hơi thở thôi chứ không có tôi thở. Sâu hơn một chút nữa không có hơi thở mà chỉ có bốn đại thôi, đôi khi nó cộng với cái ý thức muốn thở. Đôi khi không có ý thức thở, nhưng mà cái cơ thể, cái nhịp điệu sinh học tự nhiên của nó, nó ra đầy, nó ra cạn thì nó phải hít vào đầy. Mà nó đầy rồi, nó bèn có nhu cầu đẩy ra cho cạn, mà đẩy ra cho cạn đến mức nào đó thì nó bèn có nhu cầu hít vào cho đầy, đấy. Cái hơi thở của mình nó là như vậy. Không có đứa nào điều khiển hết. Nhưng mình hiểu tôi đang thở ra, tôi đang thở vào là thấy thua rồi. Nghĩ vậy mà nghĩ mới hay. Còn nhiều chuyện cao siêu nữa. Không có học giáo lý, không biết Pali, không cái gì, tất cả là không gia tài chỉ có cuốn từ điển Hán việt của ông Đào Duy Anh, mà tự điển tiếng Việt, Hán Việt là mình thấy có vấn đề rồi, nó nghèo biết bao nhiêu, một cuốn của cụ Đào Duy Anh, dù cụ giỏi gì giỏi, năm đó cụ mới 32 tuổi. Lúc cụ soạn cái bộ đó mới có 32 tuổi. Tôi không có chê, không có chê bộ đó. Nhưng phải hiểu rằng bộ sách của cụ không phải là tất cả, đúng không? chỉ có cuốn hoặc tiếng Việt, sách từ điển tiếng Việt sẳn đây tôi nói luôn. Tự điển tiếng Việt trong nhà có con, có em, có cháu, quý vị ráng về Việt nam kiếm cho bằng được cái bộ từ điển tiếng Việt của Lê văn Đức, Lê Ngọc Trụ. Chứ còn của Nguyễn Lân xài không có được, của Khoa học xã hội Hà Nội xài không có được. Tin tôi đi, cụ Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, mà không biết bộ đó, cái gì cũng nguyễn Lân. Gia tài cái chìa khóa vạn năng để khai mở vũ trụ chỉ có Đào Duy Anh và Nguyễn Lân, từ đó nó mới dẫn đến cái cớ sự là thấy lõm bỏm trong kinh tiếng Việt có mấy chữ: Thiên thượng, thiên hạ Duy ngã độc tôn Tử sinh cùng kiếp Vô hữu hộ thân Cái câu của Bồ Tát lúc mà đản sinh, Ngài nói. Bắt đầu ngồi bèn diễn dịch: Thiên thượng thiện hạ duy ngã độc tôn: trên trời dưới đất chỉ có cái ngã là số một, hiểu vậy đó. Trong khi chữ ngã, duy ngã đây là ai, là ME, mà họ hiểu chữ ngã này the self, the soul, the self hiểu vậy coi đã không? chứ cái thằng nó đọc tùm lum ra nó biết chữ ngã là cái gì: aggohamasmi lokassa, jeṭṭhohamasmi lokassa, seṭṭhohamasmi lokassa, ayamantimā jāti, natthidāni punabbhavo’ti. - aggohamasmi lokassa: Ta là sếp sòng trong cái vũ trụ này - jeṭṭhohamasmi lokassa: ta là cái thế, là bậc cái thế, bậc quán thế không ai bằng ta - ayamantimā jāti: đây là kiếp cuối cùng - natthidāni punabbhavo’ti: không còn kiếp tái sinh khác Nó êm quá, không, cứ đè cái bản Hán Việt, mà xin lỗi nha, tiếng Hán của mình cũng bằng lá me thôi, chữ ngã mà hiểu do cái kiểu mình thích. Vấn đề là mình không hiểu như nó là mà hiểu như mình thích. Thế là Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Ngã đây hiểu vậy là the self, rồi xong, coi chịu nổi không? Tôi trích dẫn nói tới nói lui cái ví dụ đó rất là nhiều lần. Cứ ngồi thiền là cứ thấy tôi thiền, tôi thiện, tôi bất thiện, tôi tham, tôi sân, tôi thở ra, tôi thở vào, rồi lén lén thấy tôi bữa nay hơn tôi ngày hôm qua, tôi bữa nay thua tôi ngày hôm qua. Rồi nhìn quanh mấy người chung quanh thua tôi, rồi tôi hơn mấy người hôm qua, so mình lúc này, lúc khác rồi chuyển qua so mình với người khác, coi đã không? Thiền, thiền đó. Thiền quán, ở đâu nó ra. Ở đâu nó ra cái đó, tiền nghiệp, huệ căn có vấn đề, hoặc là kiếp này nè, không gặp minh sư thiện hữu để mà trao đổi, học hỏi. Rồi cái thứ ba đó là khuynh hướng tâm lý. Đức Phật ngài dạy: con chó khi mà nó bị cột vô cái chỗ nào đó, nó có cào, cấu, cắn sủa, nó quẩn quanh cái góc cột. Cái người phàm phu mà cái ngã chấp nó nặng quá, bây giờ họ có tu đạo giải thoát đi nữa, thì họ cũng vác cái ngã theo. Kêu họ buông, họ buông nhưng mà tôi buông nó ghê vậy đó chứ. Buông nhưng mà tôi buông. Tôi tu thiền quán, tôi tham, tôi sân, tôi si, tôi giải thoát và để chi? để đạt đến cái niết bàn của tôi. Không nói ra nguyên văn như vậy, nhưng mà ẩn ý nó là như vậy. Nhìn họ mình biết, càng tu nhìn càng thấy ghét. Tôi nói thẳng luôn, bây giờ tôi nghe nói chữ thiền đó, tôi hồn vía lên mây quý vị biết không? Tôi sợ lắm luôn. Tôi làm kalama, mà tôi tiếp xúc tôi sợ lắm rồi. Nó ác không có bằng ai hết, thiền, nó ác kinh hoàng, ác, thiền. Rồi tôi nghe tới hành giả, tôi sợ hơn cái gì nữa. Sợ lắm luôn, nhìn người ta như nhìn chó, nhìn mèo vậy đó. Đi Miến Điện vài khóa về, mặc cái màu hơi màu Pa Auk chút, rồi đi đâu vác Kappiya theo coi đời như chó như heo. Chỉ có mình là vô địch chí tôn, rún vũ trụ là pha lê là ngọc thạch, trong sạch, khả kính là phước điền của nhân thiên. Ớn muốn chết luôn, trong cái thời Phật trời ơi A La Hán, lục thông, bốn trí vô ngại, đầy rừng, đầy núi, đầy rừng, đầy núi vô danh mãn kiếp. Còn mình thì sao? Cứ giỏi ba mớ là cứ nhìn mấy người dốt. Rồi cứ giới luật chút xíu là nhìn mấy người mà thoải mái khinh chê. Rồi ngồi thiền ba mớ nhìn mấy người mà lăng xăng coi thường khinh chê. Bố thí ba mớ thấy mấy người không bố thí khinh chê. Mà tại sao người ta không bố thí: - Một là người ta nghèo. - Hai là nhầm lúc người ta chưa sẳn sàng. - Ba là người ta làm mình không có thấy mà mình đâu có biết cái đó, không. Mình cứ thấy mỗi lần mình làm cái gì là mình nhìn quanh, cái mặt hất lên trời, tưởng vậy là ngon, bố thí kiểu đó, giữ giới kiểu đó, học đạo kiểu đó, ngồi thiền kiểu đó, công đức kiểu đó. Mà ở đâu nó ra cái đó, là do cái tiền nghiệp, cái Ba la mật, cái khuynh hướng tâm lý và cái môi trường sống: - Sống ở đâu? - Thường gặp thầy bà, bạn bè như thế nào, quan trọng lắm luôn. Ví dụ tôi thích lắm câu chuyện. Tôi vẫn ghi nhớ hai câu chuyện, quan trọng lắm: - Khi ta nhìn gương, ta không thấy mặt mình, khi ta nhìn mặt mình thì không thấy mặt gương. - Thứ hai đã là con người thì phải có cái lỗ tai của con người, nghe rồi đó là cái nghe đó là chỉ tiếp nhận thông tin, phải đưa vào bên trong làm việc. Còn con trâu, con bò nó không có đưa. Con trâu, con bò nó chỉ tới đó rồi là nó hiểu cái tín hiệu, ý nghĩa tín hiệu của cái âm thanh đó rồi hết, chứ không có chỗ nào đưa vô sâu phân tích, không có, con trâu, con bò không có. Bây giờ các vị không có tin, các vị kiếm nhà gần có trâu bò, ra nói nó: I Love You coi nó phản ứng ra sao? Coi nó phản ứng ra sao? Mình hét lớn nó giựt mình thôi. Còn mình nói nhỏ thì thôi, coi như không có, thí dụ như vậy, I hate you, nó cũng tỉnh bơ, tỉnh bơ, tỉnh bơ vậy đó. Nó chỉ sợ tiếng động thôi. Màu sắc nó chỉ coi trọng một số màu, chẳng hạn như màu đỏ hay màu trắng, đấy. Còn âm thanh nó phải lớn, cái decibel nó phải cao đủ để cho nó giật mình còn không nữa là lúc mình điều khiển nó thì cái âm thanh vừa đủ nghe để nó nghe lời mà nó nghe lời nó hiểu ý nghĩa tín hiệu thôi, thuần túy tín hiệu chứ không có nghĩa phân tích, không có ý nghĩa luận giải, ý nghĩa biện biệt nó không có. Nó chỉ có ý nghĩa tín hiệu thôi, rồi. Chống, theo, là chỉ có ở con thú thôi, chứ con người, đã là con người không có ai để mình chống, không có ai để mình theo. Đã là con người không có cái gì mà tuyệt đối để mà mình bất mãn, không có gì tuyệt đối để mà mình theo đuổi. Đúng là con người, đúng là con người. Cho nên chúng ta có nhiều cơ hội trong từng khoảnh khắc, nhiều cơ hội để làm thú và làm người, nhiều lắm luôn. Trong một cái status mà tôi đăng trên facebook. Tôi có nói, chỉ trong một cơn đau, một cơn đau kéo dài một phút thôi, chúng ta có thể làm thú hoặc làm người. Làm thú là sao? Con thú nó căm ghét, nó sợ hãi, ai làm cho nó đau. Ai làm cho nó đau, nó căm ghét và sợ hãi, nó chỉ biết tới đó thôi. Nhưng con người thì không. Con người mình, biết rõ cái đau nào là cái đau cần thiết, cái đau nào là cái đau cần phải dứt điểm, không tiếp tục đau. Cái đau nào nên có và cái đau nào nên tránh, mình biết. Thí dụ như cái đau chích thuốc, cái đau thử máu, cái đau thử đường, cái đau thiệt nhưng bắt buộc phải có. Lâu lâu phải đau một lần, nhiều lắm, rồi phải đi làm để kiếm tiền, phơi nắng, dầm mưa, đau chứ sao không đau. Nhưng mình biết nó là cần thiết, đấy. Nhưng có những cái đau mà cái người khác họ gieo cho mình không phải ai làm cho mình đau mình cũng hận như bác sĩ làm cho mình đau, y tá làm cho mình đau, ông thầy mà giúp mình bẻ xương, trật khớp làm cho mình đau. Cái ông mà chỉnh lưng mình ông, orthopedic, chỉnh hình, chỉnh xương cho mình làm cho mình đau nhưng mà mình cảm kích, đấy. Mình phải biết cái đau nào là cái đau nên có và không nên có và ai làm cho mình đau, mục đích của họ là gì? Cái dụng ý, cái chủ tâm của họ là gì? Con thú nó không có cái đó. Con thú là chỉ có đau là đau và tên nào làm cho mình đau chỉ có hoặc là sợ, hoặc là ghét đó thôi. Ngay trong cái cơn đau là đã là: một là mình tô đậm cái chuyện mình là người hay thú. Rồi qua đến cái nghe, cái nhìn cũng vậy, cứ mỗi lần nghe, cứ mỗi lần nhìn mình tự nhủ rằng thông qua cái nghe này, thông qua cái nhìn này mình là người hay thú, là phàm hay là Thánh là người tu hay không tu, ngay trong cái nghe này, cái nhìn này. Có một chuyện rất là lạc đề nhưng tôi không thể không nói. Trong thời gian có 3 tháng, cái chuyện đó không cần thiết làm và cũng không cần thiết kể. Nhưng ngay thời điểm này tôi nghĩ cần, cần. Đó là trong thời gian 3 tháng vừa qua, một cách ngẫu nhiên, một cách tình cờ, một cách không hò hẹn tôi đã biết cái gì tôi giữ lại nên giữ và cái gì tôi nên buông. Đúng là giữ thì không có nên nhưng coi như là tạm thời giữ thì có, tạm thời giữ lại, cái gì phải buông lập tức trong đó gồm có vật chất vô tri và con người hữu tâm có con người, có những cái không cần thiết chứ không đơn giản mình sống bằng tâm thức của loài thú thích thì thích bất chấp mà ghét thì ghét bất chấp. Không mình là con người. Các vị phải biết có những cái quyết định buông bỏ làm cho mình đau, đau lắm luôn, đau lắm, nhưng thấy nó cần thiết, cắt bỏ, cắt bỏ. Mình lớn rồi, có một ngày mình gạt lệ mình chia tay cái thùng đồ chơi của trẻ con. Nó bắt đầu bước vào tuổi lớn, bắt đầu bước vào tuổi lớn, mình lớn rồi mà bắt đầu mình phải đi ra ngoài, để yêu thương được với người dưng, phải làm việc với người dưng chứ không thể ở hoài trong tay mẹ, trong tay dì, trong tay chị, không phải, phải đi, lớn rồi, phải buông, buông để trưởng thành, buông để chuẩn bị tuổi già, buông để chuẩn bị chết, chuẩn bị đi xa. Phải có huệ căn chúng ta mới thấy được cái gì thật sự là quan trọng. Trong Kinh nói rất rõ, trong Kinh Tăng Chi phần hai pháp nói rất rõ. Trên đời có những chúng sinh không có sợ chết: - Một các bậc Lậu tận, lậu tận đây phải hiểu là từ A Na Hàm trở lên. Vì A Na Hàm không còn dục ái và sân cho nên vị này không có sợ chết. - Hạng thứ hai mới ghê do phiền não quá sâu nặng cho nên cũng không sợ chết. Thí dụ như nó đoạn kiến sâu nặng, nghĩ chết rồi là hết. Mình cát bụi trở về với cát bụi có gì đâu phải lo. Không màng tới tương lai, hoặc là cái hạng thứ hai là…nhiều lắm. Nói chung là phiền não sâu nặng. Một là cái tà kiến mắc đoạn kiến, hai là cái ngã mạn vì sĩ diện, vì mặt mũi không sợ chết hoặc vì tham ái sâu nặng không sợ chết. Vì nó thương mến cái người, vật nào quá, đến mức nó coi cái thân nó không ra gì hết, gọi là sân hận sâu nặng, sân hận sâu nặng, giận quá giận không còn kể gì hết gom chung lại là gì là thân kiến. Thân kiến sâu nặng là dĩ nhiên, nhưng sâu nặng ở mức độ nào thì cũng có thể đạt tới cái trình độ không sợ chết nó dám cầm cây gươm nó rạch bụng vì sĩ diện, vì mặt mũi của võ sĩ đạo. Nó dám ôm bom tự sát, nó dám, nó dám tuẫn tiết vì một cái nhãn hiệu chính trị, nó dám tuẫn tình chết theo một cái bóng hình nào đó, tuẫn tình, tuẫn tiết, tuẫn đạo. Cái chữ tuẫn này mình thấy nó không có sợ. Không có sợ nó mới tuẫn được chứ đúng không? không sợ thì mình thấy thời này chết vì cái thiện thì không, không ai dám nhưng mà chết vì ngu nó nhiều lắm, nhiều lắm luôn. Bây giờ nghe tới Phật pháp, do họ bất mãn Tăng Ni có, có. Rồi một phần họ cũng là người thiếu duyên giải thoát, thiếu duyên tu hành cho nên chỉ cần là không có điều kiện tiếp xúc Tăng Ni, không có điều kiện biết Phật pháp là họ dẹp, họ không màng gì hết mà trên thế giới mình biết chỉ có Phật pháp là mới dạy mình quan tâm đên đời này mà kiếp sau một cách triệt để thôi, không có tôn giáo nào ngoài Phật pháp mà dạy kỹ vậy hết. Trong khi mà mình ở một nơi chốn trong một hoàn cảnh sống mà không có Phật pháp mình có một cái kiểu sống rất là bất cần, bất chấp, bất cẩn và biết Phật pháp như biết lơ mơ không được học, chán chùa coi thường Tăng Ni, bất mãn Phật pháp thì tự nhiên quay ra cái là hư luôn. Trường hợp này nhiều lắm luôn, nhiều lắm. Tăng Ni họ có là gì đi nữa họ cũng là cái chỗ tham khảo thôi, mà mình không hiểu cái đó. Ngày xưa cắm đầu theo, bây giờ cắm đầu chống. Giống như ngày xưa nghe người ta nói ông thầy này hay, mát tay, chữa bệnh giỏi cắm đầu theo, bất chấp ba cái thuốc tàn nhang, nước lã gì cũng cắm đầu theo bất kể. Rồi có một ngày khi bất mãn ổng, không tin ổng nữa bèn từ chối tất cả thuốc men, từ chối tất cả thầy thuốc, tất cả bệnh viện trên đời này. Quý vị nghĩ coi có phải cực đoan không? Chuyện đời ngày xưa là theo thầy không lựa đó rồi bây giờ tới hồi bất mãn là từ chối. Bây giờ nghe nói tới bác sĩ là ghét, nghe tới thuốc là ghét, tự về tự chữa các vị nghĩ có kỳ không? Đó là cái cực đoan, nhiều và nhiều lắm. Người ngày nay là bị cái đó nặng lắm luôn. Khi chúng ta không có màng đến cái đời sống tâm linh, không màng đến đời sau kiếp khác thì nó nông cạn nhu vậy đó, nó nông cạn trong tiếng Pali có mấy chữ thuật ngữ Paralokabhayadassāvī là chỉ cho cái người mà biết quan tâm đến đời sau kiếp khác Paralokabhayadassāvī. - dassāvī là thấy quan tâm. - bhaya là cái hiểm nạn, hiểm họa, sợ hãi, cái đáng lo. - Paraloka là đời sau kiếp khác, Paraloka nó có một sự trùng hợp rất là lạ. Đó là paraloka. - Para là sau, là bên kia, là khác, - loka là thế giới, - còn dassā là phương hướng. Mà trong tiếng Mỹ có chữ Paradise là thiên đường, Paradise là thiên đường mà cái chữ này đem qua Pali là phương trời khác, rất là hay, hay lắm luôn, hay lắm luôn. Paradise, chữ Para bên kia đọc là tiếng La tinh, nhưng mà bên đây paraloka là đời sau kiếp khác, có nghĩa là dầu mình có tin hay không tin, mình cũng nhớ rằng cẩn thận không bao giờ thừa. Chuyện đầu tiên, thế giới phải được nhìn thấy như nó là để mình không có khổ nữa, không có tiếp tục khổ vì dính mắc, vì bất mãn nữa. Thứ hai khi mình thấy được mọi sự như nó là thì mình bớt làm ác nghiệp. Thí dụ mình thấy ai cũng sợ khổ nên đừng làm khổ ai, chỉ nhớ câu đó thôi: ai cũng sợ khổ nên đừng làm khổ ai, thì luôn sống như vậy lỡ như có kiếp sau thì sao? Cái chốn về của mình rất là OK. Còn đằng này sống như mình thích chỉ cần bất mãn Tăng Ni là quay về con thú liền. Dẹp Phật pháp qua một bên, dẹp, về sống như mình thích, về sống như mình thích, chứ không chịu nhìn thế giới như nó là. Hai chữ NHƯ khác nhau nhiều lắm. Hai chữ NHƯ này khác nhau nhiều lắm: - Một là sống như mình thích. - Hai là mình nhìn thế giới như nó là thì khi mình nhìn thấy mọi thứ như nó là đó thì mình sẽ không sống như mình thích. Bởi vì cái mình thích có vấn đề, chỉ có con thú nó sống như mình thích thôi. Tôi biết bữa nay tôi thuyết pháp, cái bài giảng này tôi nói rất là nặng, nặng lắm luôn. Các vị nhìn tôi các vị biết tôi không hề giận một gợn giận không có. Bởi vì không thể nói cách khác được. Không thể nói khác được. Có nhiều trường hợp cái lá môn nó phải dập nó mới thấm nước. Chứ lá môn mà nó không có dập thì nó thành ra nước đổ lá môn là thua. Nước đổ đầu vịt là chỉ có nước sôi nó mới thấm, chứ còn mà nước lạnh đổ nó trượt, nó tuột hết, chế nước sôi. Chế nước sôi cái đầu con vịt nó mới giữ nước lại, rồi nước đổ là môn, nước đổ là sen thì chỉ có cách là làm cho cái lá nó dập thì nó giữ nước lại. Đây cũng vậy, có những trường hợp chúng ta phải biết nghe sự thật bằng cái ngôn ngữ hơi khó nghe. Trời ơi nó chửi, nó mắng tôi biết là bao nhiêu. Nhưng mà không, ngày xưa chắc buồn nhưng bây giờ thì không vì tôi biết tôi làm, tôi nói năng như vậy bằng cái tâm tình gì, biết chứ. Biết mình đang vị pháp vong thân, vị pháp vong thân, vừa rồi có một người mấy năm nay thỉnh thoảng sinh nhật của tôi, người ta gửi thiệp điện tử, thiệp miễn phí chúc mừng sinh nhật. Nhưng mà cách đây mấy hôm có người gửi tôi cái thiệp, họ viết bằng AI đẹp lắm, để tôi bốn chữ “vị pháp vong thân” xin tặng Thầy. Tôi ngạc nhiên, tôi nói, tôi làm gì mà cho tôi bốn chữ thấy ghê này, nghe mùi tử khí nặng lắm, tử khí nồng nặc. Thì họ nói Thầy đang ở vào cái thế tử địa, thương lắm, một người một ngựa, đơn đao trực nhập. Thầy đơn đao trực nhập. Thầy đang là Kinh Kha sang Tần. Chỉ buồn là đời Thầy không có thái tử Đan, thương lắm. Cho tới bây giờ tôi không biết đó là nam hay nữ, già hay trẻ, rất đổi tri âm, vô cùng tri kỷ, rất xúc động. Thì bây giờ đơn đao trực nhập đất Tần, đấy, một mình qua bờ sông Dịch tráng sĩ một đi không về, một mình Thầy cân cả thiên hạ thì làm sao mà thầy chết lành được, nó thù Thầy, vì sao vậy? vị pháp vong thân. Mấy cái này mình nói nhẹ không có được. Từ nãy giờ tôi nói không biết bao nhiêu lần, cái lỗ tai của mình các vị thấy không? nó khác lỗ tai con trâu, hình dáng nó khác là bởi vì đó là cái lỗ tai của một cái động vật cao cấp. Cái lỗ mũi của mình cũng vậy. Cái con mắt của mình cũng vậy, không giống cái loài nào hết. Như mình thấy con nai nè, con bò nè, con trâu nè, con hưu nè. Thậm chí con mắt của tê giác của sư tử thấy vậy có điểm giống giống. Chứ con mắt của mình không giống ai hết, vì tụi nó không có lông mày, tụi nó không có chân mày như mình có. Có loài nào có chân mày không? chân mày nằm độc lập. chỉ có mình thôi, cái vành tay, cái thùy châu của mình không giống loài nào hết. Theo tôi biết muôn loài động vật không có loài nào có lỗ tai giống người mình hết. Mũi, miệng không có loài nào giống mình hết là vì sao? Là mình phải thấy, nghe, ngửi, nhìn bằng cái trình độ của con người, nghe mà có phân tích. Còn mấy con kia là nó không có cần chỉ thuần túy sống với ý nghĩa tín hiệu. cho nên lỗ tai tụi nó không có giống mình. Ấy vậy mà có rất là nhiều người mang thân người nhưng mà thích sống bằng cái tâm thú. Có nhiều lắm luôn, cho nó khỏe chứ không có gì hết, cho nó khỏe, rồi họ tưởng vậy là hay, OK thì tùy hỷ, tùy hỷ công đức. Thích thì chiều thôi. Tôi chỉ nhắc chừng là nên có cái nhìn xa một chút, giả định như có kiếp sau, giả định như có kiếp sau, giả định như có các cảnh giới ngoài ra cái cảnh giới nhân gian của mình thì sao? giả định, giả định, một người cẩn thận luôn luôn sống với những giả định, đấy. Khoa học là gì? Khoa học là giả định. Khoa học là thử và sai. Một thế giới không có giả định, một thế giới không có giả thuyết, một thế giới không có thử nghiệm, một thế giới không có chấp nhận sai lầm, không có bảo hiểm, không có thử nghiệm, thì đó là thế giới không có tiến bộ. Một thế giới mông muội, một thế giới hồng hoang, thế giới mọi rợ nha. Một thế giới văn minh là một thế giới liên tục thử và chấp nhận sai. Một thế giới của những xét nghiệm, những thử nghiệm, của những thực nghiệm, của những kinh nghiệm. Xét nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, kinh nghiệm, ống nghiệm. Còn đằng này một thế giới thiếu những cái nghiệm đó. Thì chúng ta tự đồng hóa mình với những động vật cấp thấp. Bài giảng sáng nay tôi muốn nói cái gì. Bài giảng này tiếp nối, tiếp nối bài giảng kỳ trước nói về THIỀN. Chúng sanh trong đời nó khổ dữ lắm luôn mà nó có nhiều cách. Nó có tất cả là bốn, năm cách để trốn khổ: - Cách một nó trốn khổ bằng cách là nó bỏ chạy trốn cái ghét nó đi tìm cái thích, đó là cách một. - Cách hai, nó trốn khổ bằng cách là nó hành thiện, mong đợi quả lành tương lai, đấy. Bố thí, trì giới, phục vụ. - Cách ba, nó quên sạch thế giới để mà gom gọn vũ trụ vào bốn, vào 10 thứ đề mục: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng. Nó tu thiền. Rồi có đứa thì dĩ nhiên rồi, khi mà đạt được mức độ cao nhất của thiền sắc, thì có người hữu duyên thì đi nữa lên tới thiền vô sắc. Còn hễ không đủ duyên thì tiếp tục dừng lại ở cái thiền sắc giới rồi quay trở xuống cõi đạo như cũ. - Chỉ có hạng cuối cùng thấy được cái căn rễ, cái cội rễ rốt ráo của cái khổ của mọi hiện hữu, không muốn tiếp tục tồn tại nữa, không muốn lặp lại cái sự tẻ nhạt, vô vị, vô bổ, vô nghĩa, vô ích nữa, làm công đức gì cũng chỉ nguyện xin cho đừng còn ở đó nữa. Có người làm công đức để cầu quả lành, có người làm công đức để không còn thiện, ác, buồn, vui nữa, đấy. Cái này hơi khó, hơi khó. Mà không có huệ căn thì nghe nó nhức đầu lắm, rất là vô lý, tôi làm phước tôi phải hưởng chứ, đúng không? Tôi làm phước kiếp sau tôi phải giàu, phải đẹp, phải giỏi, phải nổi tiếng. Nhưng mà không, hiểu rốt ráo mới thấy tất cả chỉ là cái chuyện rất là buồn cười. Nổi tiếng là gì? Nổi tiếng là gì? ở trên cao vài kilometres nhìn xuống nó buồn cười lắm. Ở trên cao nhìn xuống thôi, chứ không cần thần thông chỉ cần ngồi máy bay, ở trên nhìn xuống buồn cười, buồn cười mà đau, cười mà đau lắm. Ở trên nhìn xuống vài cây số, thứ nhất là không thấy con người rồi. Khoảng chừng bao bốn cây là không thấy con người, lúc máy bay sắp landing, hoặc nó mới vừa cất cánh vài ba cây, ba bốn cây mình đâu hết thấy mọi người, chỉ thấy lóm đóm nhà như mấy cái dề cơm cháy. Mình tưởng tượng trong cái dề đó chỉ được một cái hột cơm trong cái dề cơm cháy đó là mình phải làm cả đời mới mua được hột cơm đó để làm nhà ở mà trong cái dề cơm cháy đó có biết bao nhiêu mảnh đời trong đó, yêu, thương, hờn, ghen, thù hận, nhung nhớ, tương tư, thề bồi, đủ thứ, phản bội trong cái dề cơm cháy đó bao nhiêu cái tâm tư, tình cảm, tâm trạng, cảm xúc trong đó. Nhưng khi mình xuống tới mình thấy mình xuống đất rồi từ phi trường đi xe về đến nhà mới chun vô cái dề cơm cháy đó, mình thấy mình to lớn, vĩ đại, hoành tráng. Mình là cái gì đó rất là quan trọng, đấy, mà mình vật lộn cả đời với cái quan trọng đó. Chứ còn không cần ghê gớm chỉ cần trên máy bay nhìn xuống thôi, ba bốn cây số nhìn xuống, funny lắm, nó buồn cười lắm, nó bẻ bàng, nó bỉ bạc lắm, đau lắm. Nó chỉ là mấy cái dề cơm cháy thôi. Ba cái gì đó, Phú Mỹ Hưng, rồi Thảo điền, quận 1, rồi quận 4, quận 8, quận 10 là coi như là lúc mình sắp landing nhìn nó buồn cười đó là mấy cái dề cơm cháy thôi chứ không có gì hết, mà trời ơi, nó tuột xuống đất rồi, chỉ cần nghe nói nhà ở Phú Mỹ Hưng một cái là thấy cái người nó sang hẳn ra vậy đó, sang hẳn ra, nghe nói Thảo Điền là nhìn thấy hâm mộ, nghe nói quận 1 là ghen tỵ, đấy, dễ sợ không? mà ở trên nhìn xuống thì làm gì có quận 1, quận 10, quận 3 làm gì có Thào Điền, Phú Mỹ Hưng, quận 7 làm gì có, khiếp lắm luôn, ở dưới ráng chạy cho ra được cái bằng cấp, chứng chỉ, được xã hội công nhận, rồi của tiền, rồi một chút mặt mũi, một chút membership ở một cái tổ chức, một cái hội đoàn nào đó là thích lắm luôn, rồi nhiều khi còn tệ đó là chụp hình rồi gặp gỡ rồi mời một vài người nổi tiếng thì ta thấy sung sướng. Nhưng tất cả chỉ là trò hề bởi vì cái tay mà nổi tiếng chỉ cần nó bị thị phi cái là mình coi nó như rác liền. Đời nó như vậy đó, đời nó như vậy đó. Mới buổi sáng mình xin chữ ký, mong được sờ vạt áo, buổi chiều nó bị thị phi rồi mình muốn kiếm nó mình đạp nó xuống cống luôn, có, có, trường hợp đó có. Hoặc là bây giờ nó đang đứng chụp hình, quay phim, ký tên, mà chỉ cần hước hai cái nó bị stroke nó đổ gục xuống là mình làm sao dám nhào đến ôm, có ai dám ôm cái xác người dưng không? NO, không có. Chỉ cần nó nhào xuống, nó lật ngang, nó lạnh ngắt là mình thấy oải rồi. Dễ lắm quý vị, dễ lắm luôn vậy mà không thấy, OK, thì OK mình, tôi đâu có nói tôi là Thánh, tôi chưa bao giờ tôi nói tôi là Thánh nha. Nhưng mà mấy cái đó nó ám đầy cái đầu tôi, nó ám, tôi ăn tôi cũng biết ngon, đi chơi tôi cũng biết vui, biết đẹp, biết chứ, biết hết, tôi trời ơi lắm, tôi rất là trời ơi. Nhưng mà nhớ, nhớ chừng chừng, một mai qua cơn mê là phải trở về gốc Bồ Đề là chỗ đó, phải về, là không phải làm... Tôi nhắc lại là không phải tu hành gì hết mà là chuẩn bị cái chết. Sợ lắm, sợ lắm, sợ cái chết mà hoảng loạn, thì tùy quý vị, quý vị có thể tin tôi nói, tin tôi thiệt hay giả là tùy nhưng mà tôi xác định có ba chuyện mà tôi biết quý vị cũng sợ. - Đó là sợ nhất là bệnh hoạn quằn quại, đau đớn, giãy dụa sợ lắm. - Cái sợ thứ hai là tuổi già kèm nhèm, yếu đuối, gối mỏi chân dùng phải không? - Cái sợ thứ ba là ra đi ngáp ngáp trong mê sảng, hoảng loạn, tiếc nuối và sợ hãi. Một là hôn mê, hai là tỉnh mà tỉnh cái kiểu mà tỉnh trời ơi đó, tỉnh cà chớn đó, tỉnh để đủ để sợ, để tiếc nuối, ngán lắm, ngán lắm. Coi như bao nhiêu cổ vật rồi tranh ảnh, chuông tượng rồi sách vở, nhà cửa, rồi bao nhiêu mối quan hệ tình cảm, gia đình, xã hội người thân, trời ơi có hai đứa cháu nội kháu khỉnh, tròn ủm mà dễ thương, ú nu, ú nần vậy đó, rồi bây giờ bỏ lại, rồi những cuộc tình dở dang, cuộc hôn nhân đang vào mùa cưới, vào cái mùa màu tím cực đẹp bỏ hết để mà đi, đi về một nơi mù mịt xa mà mình không biết là nó ở đâu và ở đó có phải là hỏa ngục, dầu sôi hay là hoang mạc, hiểm địa hay là hải đảo rừng sâu mình đâu có biết, hay là ống cống, hố xí mình đâu có biết. Nghĩ nó teo chứ sao không teo nha, OK. Chúc các vị một ngày vui. Chỉ mong các vị nhớ một điều đó là tùy thuộc vào cái vốn liếng mình có mà mình cảm nhận thế giới này nó ra sao? Cho nên đừng có cho rằng cái thấy mình là số 1. OK, bye. |
![]() Xem thêm: |